Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 30 - Trường TH Canh Liên

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 30 - Trường TH Canh Liên

Tuần 30- Tiết 117- 118

 Văn bản ÔNG GIUỐC-ĐANH MẶC LỄ PHỤC

 ( Mô-li-e )

I-Mục tiêu cần đạt :

 Giúp HS :

- Qua lớp hài kịch ngắn nhưng rất sinh động , Mô-li-e đã chế giễu tính cách lố lăng của một tay trưởng giả học đòi làm sang và gây được tiếng cười sảng khoái cho khán giả .

- Rèn luyện kỉ năng đọc kịch bản văn học theo kiểu phân vai , tìm hiểu tính cách nhân vật hài kịch qua lời nói , hành động và mâu thuẫn kịch .

II- Chuẩn bị :

1- GV : Đọc văn bản kịch “ Trưởng giả học làm sang “

 N/c sgk , sgv , tài liệu soạn giảng , bảng phụ

2- HS : Tìm hiểu bài , trả lời câu hỏi sgk

III- Tiến trình tiết dạy :

1- Ổn định : (1) Kiểm tra sĩ số , tác phong Hs

2- KTBC (4 )

- Nêu 3 luận điểm trong bài “Đi bộ ngao du “

- Luận cứ nào làm sáng rõ luận điểm 1 ?

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 572Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 30 - Trường TH Canh Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NSoạn : 8-4-2006 
Tuần 30- Tiết 117- 118 
 Văn bản ÔNG GIUỐC-ĐANH MẶC LỄ PHỤC 
 ( Mô-li-e ) 
I-Mục tiêu cần đạt : 
 Giúp HS :
- Qua lớp hài kịch ngắn nhưng rất sinh động , Mô-li-e đã chế giễu tính cách lố lăng của một tay trưởng giả học đòi làm sang và gây được tiếng cười sảng khoái cho khán giả .
- Rèn luyện kỉ năng đọc kịch bản văn học theo kiểu phân vai , tìm hiểu tính cách nhân vật hài kịch qua lời nói , hành động và mâu thuẫn kịch .
II- Chuẩn bị : 
1- GV : Đọc văn bản kịch “ Trưởng giả học làm sang “ 
 N/c sgk , sgv , tài liệu soạn giảng , bảng phụ 
2- HS : Tìm hiểu bài , trả lời câu hỏi sgk 
III- Tiến trình tiết dạy : 
1- Ổn định : (1’) Kiểm tra sĩ số , tác phong Hs 
2- KTBC (4’ )
- Nêu 3 luận điểm trong bài “Đi bộ ngao du “ 
- Luận cứ nào làm sáng rõ luận điểm 1 ? 
3- Bài mới : 
a- Giới thiệu bài : (1’) “ Trưởng giả học làm sang “ là vỡ hài kịch 5 hồi chế giễu Giuốc –Đanh , lão nhà giàu quí tộc giàu sang , dấu dốt nhưng lại tập tễnh học đòi làm quí tộc . Đoạn trích “Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục “ sẽ giúp chúng hiểu rõ về tính cách của Giuốc –Đanh . 
b- Giảng bài mới : 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
KIẾN THỨC 
8’’
10’
7’
15’
20’
15’
5’
*Hđộng 1: Tìm hiểu tác giả , tác phẩm 
-Gọi HS đọc chú thích * 
- Nêu những nét tiêu biểu về Mô-li-e ? 
-GV chốt , nhấn mạnh ý 
-Dựa vào sgk em hãy nêu xuất xứ của đoạn trích ? 
-GV chốt ý 
*Hđộng 2: H/dẫn HS đọc văn bản , tìm hiểu chú thích , bố cục 
- H/dẫn HS đọc văn bản ( hình thức phân vai ) giọng đọc phù hợp –thể hiện kịch tính gây cười . 
-Cho HS đọc lại phần chú thích các từ khó . chú ý phân biệt các từ trưởng giả , tư sản , quí tộc .
- Y/cầu đọc tiếp phần chú thích * nói về văn bản” Giuốc-Đanh mặc lễ phục “ 
- Em hiểu hài kịch là gì ? Nêu rõ đặc điểm của hài kịch ? 
+Hài kịch là kịch vui , kịch cười -> ẩn chứa cái hài nhằm phê phán cái xấu xa , cái lố bịch 
-Cho biết lớp kịch gồm mấy cảnh ? Hãy chỉ rõ những cảnh đó ? 
-Xem xét số lương nhân vật tham gia ở mỗi cảnh và các loại động tác , âm thanh trên sân khấu để chứng minh rằng càng về sau kịch càng sôi động . 
+ Diễn biến của hành động kịch : Hành động kịch diễn ra tại phòng khách nhà ông Giuốc-Đanh , một người ngoài 40 tuổi , thuộc tầng lớp dân thành thị phong lưu . Bác phố may và một tay thợ phụ mang bộ lễ phục đến nhà ông .
Lời chỉ dẫn sân khấu dài :Bốn tay thợ phụ bước vào ..” chia lớp kịch này thành 2 cảnh : cảnh trước gồm những lời thoại của ông Giuốc-Đanh và bác phó may . cảnh sau gòm những lời thoại của ông Giuốc-Đanh và tay thợ phụ .
Cảnh trước trên sân khấu có 4 nhân vật là bác phó may , tay thợ phụ mang bộ lễ phục , ông Giuốc-Đanh và một gia nhân của ông Giuốc-Đanh .Cảnh sau đông hơn , sôi động hơn , có thêm 4 tay thợ phụnữa 
* Hđộng3 : Hướng dẫn đọc-hiểu vbản 
- Yêu cầu HS đọc lại cảnh 1 
-Ông Giuốc-Đanh và bác phó may trò chuyện xoay quanh những sự việc gì ? Sự việc nào là chủ yếu ? 
-Ông Giuốc-Đanh phát hiện ra điều gì trên bộ lễ phục mới may ? Sự phát hiện này chứng tỏ điều gì trong nhận thức của ông ? Nhưng tại sao ông lại dễ dàng thay đổi ý kiến ? 
Qua đây lại chứng tỏ thêm điều gì về tính cách của ông ? 
+Phát hiện hoa may ngược, chứng tỏ ông chưa mất tỉnh táo nhưng ông dễ dàng thay đổi ý kến vì ông tin vào lời của bác phó may ( lí luận rất liều và vớ vẩn ) rằng những nhà quí tộc điều may hoa lộn ngược ..chứng tỏ sự kém hiểu biết nhưng lại thích danh giá , sang trọng của ông . Tính cách học đòi của ông khién ông dễ bị lừa , bị qua mặt 
-Kịch tính , mâu thuẫn gây cười ở đoạn này thể hiện ở chỗ nào ? 
+ Kịch tính thể hiện : Giuốc-Đanh khó tính khe khắt , chủ động của kẻ có tiền , bị động trước sự ma mãnh của tay phó may bạc bẽo . Phó may may hoa ngược trên áo chủ ( có thể vì vụng , dốt hoặc sơ suất hoặc trêu đùa chủ ) , ở thế bị động bị chê trách -> thế chủ động (không phải làm lại , không bị trách , còn làm ông chủ lúng túng ) .Dựa vào khao khát học theo cách sống , cách ăn mặc giới quí tộc . thợ may chỉ nói một câu “ những người quí tộc đều mặc như thế vậy cả “ ,ông Giuốc- Đanh đã hoàn toàn tin tưởng rồi . Tiếng cười bật ra từ đây , trước sự ngớ ngẩn vì hiếu danh và ngu ngốc của Giuốc-Đanh 
-Đến lúc ông Giuốc-Đanh phát hiện phó may ăn bớt vải thì phó may đối phócách nào ? Cách đối phó này có tác dụng gì ? 
+Ông Giuốc-Đanh phát hiện và chỉ trách nhẹ nhàng phó may gạn vải của mình để may áo “ Đành là đẹp  mới phải “ , phó may không thể chối cãi , nhanh chóng đánh trống lảng sang chuyện thử áo . 
Tác dụng : làm ông chủ quên chuyện thợmay ăn vải , thợ mã ăn hồ của mình 
( mặc khác , làm cho chuyện kịch lại phát triển sang sự việc mới ) 
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn 2 
-Tay thợ phụ gọi ông là gì ? Hắn thay đổi cách gọi này mấy lần ? có phải hắn thật lòng kính trọng khách hàng không? 
Thực chất cách xưng hô này ? 
+Bọn thợ phụ gọi như vậy là để tâng bốc ông , để moi tiền vì mỗi lần nghe một tiếng kính cẩn của bọn này là Giuốc-Đanh mê mẩn , sung sướg lắm , sẵn sàng thưởng tiền cho những tiếng tôn nịnh kịp thời ấy .
- Phân tích câu thoại của Giuốc-Đanh “ Của đáng tội , nếu nó tôn ta lên .”đức ông “ đấy nhé -> khao khát được làm quí tộc , quá mãnh liệt . 
Câu nói riêng “Nó như thế là phải chăng , nếu không tađến mất tong cả tiền cả tiền cho nó thôi “ , chứng minh tính cách của Giuốc_Đanh và làm tăng thêm chất hài kịch cho nhân vật và cảnh kịch .
*Hđộng 3: H/dẫn tổng kết 
- Yêu cầu HS nhận xét về nghệ thuật viết hài kịch của Mô-li-e ( chủ yếu là trong xây dựng nhân vật hài kịch Giuốc-Đanh) 
- Yêu cầu HS nhận xét về tính cách của Giuốc-Đanh nó đáng cười ở diểm nào ? 
-Tổng kết chung 
-Đọc 
- Dựa vào sgk để nêu 
 - Lắng nghe 
- Trả lời 
- Lắng nghe 
- Đọc văn bản 
 - Giải thích từ khó 
-Đọc 
-Suy nghĩ và trả lời 
-HS trả lời 
+Diễn biến hành động kịch : Nơi diễn ra , nhân vật tham gia .
+Lớp kịch chia làm hai cảnh : Ông Giuốc-Đanhvà phó may .
Ông Giuốc-Đanh và tay thợ phụ 
+ Nhận xét: cảnh hai sôi động , vui vẻ , náo nhiệt hơn ( nêu lí do ) 
 TIẾT 2 
- Đọc lại cảnh 1 
+ Xoay quanh sự việc đôi bít tết chật , bộ tóc giả , lông đính mũ , bộ lễ phục , niềm quan tâm chủ yếu của ông Giuốc-Đanh 
+HS suy nghĩ và trả lời 
- Lắng nghe 
+Ông Giuốc-Đanh phát hiện và chỉ trách nhẹ nhàng phó may gạn vải của mình để may áo , làm cho chuyện kịch lại phát triển sang sự việc khác 
- HS thảo luận 
-Đại diện trả lời 
+Lắng nghe 
- Đọc 
+Thợ phụgọi Giuốc-Đanh 
ông lớn ->cụ lớn -> đức ông -> tâng bốc ông , để moi tiền 
- HS phân tích 
- Nhận xét về lớp kịch 
+Nghệ thuật 
+ Tính cách của ông Giuốc-Đanh 
I- Giới thiệu : 
1- Tác giả : Mô-li-e (1622-1673) là nhà soạn kịch nổi tiếng của Pháp , t/ giả của những vở hài kịch . 
2-Tác phẩm : 
- “Trưởng giả học làm sang “ vỡ hài kịch 5 hồi . “Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục “ trích ở lớp kịch kết thúc hồi II 
II- Tìm hiểu văn bản 
1-Bố cục : 2 cảnh 
-Ông Giuốc-Đanh và phó may 
-Ông Giuốc-Đanh và tay thợ phụ 
2-Phân tích : 
a-Ông Giuốc-Đânh và phó may : 
- Giuốc-Đanh phát hiện hoa ngược ûtrên bộ lễ phục 
- Phó may bảo quí tộc đều mặc thế 
-Giuốc-Đanh trọng 
-> Giuốc-Đanh là người kém hiểu biết nhưng học đòi thói trưởng giả làm sang . 
b- Ông Giuốc-Đanh và thợ phụ: 
-Thợ phụ : bẩm 
ông lớn ->cụ lớn -> đức ông -> Tăng tiến 
- Giuốc-Đanh sung sướng thưởng tiền . 
-> thích tâng bốc , khát khao học đòi làm quí tộc nên bị lợi dụng 
III- Tổng kết :
- Xây dựng lớp kịch sinh động 
- Khắc hoạ tài tình tính cách lố lăng của một tay trưởng giả học đòi làm sang , gây tiếng sảng khoái cho khán giả .
4- Củng cố và hướng dẫn về nhà : (5’) 
a- Củng cố : 
 Cho HS thảo luận nhóm 
-Vì sao ông Giuốc –Đanh là một nhân vật hài kịch ? Chúng ta cười ông ta ở những điểm nào ? 
b- Hướng dẫn về nhà : 
- Học bài , nắm chắc toàn bộ nội dung bài học ( tác giả , tác phẩm , xuất xứ đoạn trích ) 
- Đọc lại văn bản để nắm diễn biến lớp kịch và các chi tiết trong lớp kịch .
- Chuẩn bị bài : Lựa chọn trật tự từ trong câu ( luyện tập ) 
 + Đọc kĩ các bài tập và trả lời các câu hỏi (sgk) 
IV-Rút kinh nghiệm và bổ sung : 
NSoạn : 11-4-2006
Tuần 30- Tiết 119 LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU 
 (Luyện tập ) 
I-Mục tiêu cần đạt : 
-Vận dụng được kiến thức về trật tự từ trong câu để phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong mộ số câu trích từ các tác phẩm văn học , chủ yếu là những tác phẩm đã học .
-Viết được một đoạn văn ngắn thể hiện khả năng sắp xếp trật tự từ hợp lí 
-Rèn luyện kỉ năng sắp xếp trật tự từ nhằm đạt hiệu quả cao trong giao tiếp .
II-Chuẩn bị : 
1-GV : N/c sgk , sgk – Tài liệu tham khảo – soạn giảng 
2-HS : Ôn lại lí thuyết , làm bài tập sgk 
III- Tiến trình tiết dạy :
1-Ổn định : (1’) Kiểm tra sĩ số , nề nếp HS 
2- KTBC : (5’) 
- Nêu những tác dụng của việc lựa chọn trật trự từ trong câu 
-Trác nghiệm : (bảng phụ ) 
a- Cho câu văn : “ Nhanh như cắt , chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn ( NTTố –Tắt đèn ) 
Cách thay đổi vị trí cụm từ “nhanh như cắt “ nào dưới đây làm biến đổi ý nghĩa cả câu văn trên nhiều nhất ?
A- Chị Dậu nhanh như cắt nắm ngay được gậy của hắn .
B- Chị Dậu nắm nhanh như cắt gậy của hắn 
C-Chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn nhanh như cắt .
D-Nắm ngay được gậy của hắn chị Dậu nhanh như cắt .
b- Vì sao tác giả lại đảo cụm từ “nhanh như cắt “ lên trước cụm chủ- vị 
A-Để ca ngợi sự phản kháng quyết liệt của chị Dậu 
B- Để tô đậm hơn độ nhanh trong hành động nắm được gậy của chị Dậu .
C- Để câu văn có sự hài hoà về ngữ âm 
D- Cả A,B,C, đều sai 
3- Bài mới : 
a- Giới thiệu bài (1’) Ở tiết học trước các em đã nắm được khả năng thay đổi trật tự từ trong câu và hiệu diễn đạt của nó . Hôm nay , chúng ta vận dụng kiến thức ấy vào thực hành bài tập .
b-Giảng bài mới : 
TG
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
 HOẠT ĐỘNG HS 
 KIẾN THỨC 
5’
30’
* Hđộng 1 : ôn kiến thức về trật tự từ trong câu và hiệu quả diễn đạt của nó .
- Nêu một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ trong câu ? 
*Hđộng 2: H/ dẫn luyện tập 
- Cho HS đọc bài tập và nêu yêu cầu bài tập 
- H/dẫn , gợi ý 
- Nhận xét, sửa chữa 
- Qua mỗi bài tập GV có thể chốt lại kiến thức . 
- Bài tập 1 : 
Trật tự các từ và cụm từ in đậm thể hiện mối quan hệ giữa những hành động và trạng thái mà chúng biểu thị như thế nào ? 
2- Vì sao các cụm từ in đậm được đặt ở đầu câu ? 
3- Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong những câu in đậm 
4- Chon câu thích hợp điền vào chỗ trốn trong đoạn văn 
5- Liệt kê các khả năng sắp xếp trật tự trong bộ phận câu , cho biết vì sao tác giả lựa chọn trật tự từ như thế ? 
6- Viết đoạn văn ngắn về đề tài : Lợi ích của đi bộ đối với sức khoẻ 
- Gợi ý cho HS viết 
- Gọi HS trình bày 
GV cho lớp nhận xét , bổ sung 
- HS nắm lại kiến thức về trật tự từ trong câu 
- Đọc đoạn trích 
- Giải thích cách sắp xếp trật tự từ trong câu 
-HS giải thích 
-phân tích tác dụng của việc đảo trật tự từ 
- Đọc 2 câu a,b 
- So sánh sự khác nhau giữa 2 câu 
- Chọn câu thích hợp điền vào đoạn trích .
- Đọc đoạn trích 
- Giải thích sự lựa chọn trật tự từ trong câu in đậm 
- Viết vào vở nháp 
- Trình bày đoạn văn 
- Nhận xét , bổ sung 
I-Ôn kiến thức :
II- Luyện tập : 
1- Giải thích trật tự từ trong câu 
a-Thứ tự các công việc cần phải làm để cổ vũ , động viên và phát huy tinh thần yêu nước của dân tộc 
b-Thứ tự các việc chính , phụ 
2a-“Ở tù “ ->liên kết câu 
b- Lặp “vốn từ vựng “ -> Lkcâu 
c- Lặp “ còn một trâu và một thúng gạo “ -> liên kết câu 
d-Lặp “ trong sự thắng lợi “ lkc 
3a- Đảo trật tự thông thường để n/ mạnh t/ trạng man mác buồn 
b- Đảo trật tự để nhấn mạnh hình ảnh đẹp .
4a- Nhằm nêu tên nhân vật và miêu tả hoạt động nhân vật 
b-Đảo trật tự ở cụm c-v làm bổ ngữ để nhấn mạnh sự ngạo nghễ của nhân vật . 
-Chọn câu b để điền vào chỗ trống là thích hợp 
5 Cách sắp xếp của tác giả là hợp lí vì : 
-Xanh: màu sắc , đặc điểm về hình thức dễ nhìn thấy 
-nhũn nhặn : tính khiêm tốn , phải có thời gian tìm hiểu mới biết được .
- ngay thẳng : phẩm chất tốt đẹp cũng phải có thời gian tìm hiểu 
-thuỷ chung,, can đảm : ph/ chất tốt đẹp , phải có thử thách mới biết đươc . 
6- Viết đoạn văn ( theo đề tài ) 
4- Củng cố và hướng dẫn về nhà : (3’) 
a-Củng cố : Yêu cầu HS nhắc lại một số tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu . 
b- Hướng dẫn về nhà : 
- Ôn lại và nắm vững kiến thức về trật tự từ trong câu 
- Làm các bài tập chưa làm ở lớp . ( Chú ý về nhà viết đoạn văn ngán về đề tài : Lợi ích của đi bộ đối với việc mở rộng hiểu biết thực tế ) 
- Chuẩn bị bài : Luyện tập đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận 
+ Làm dàn bài chi tiết cho đề bài ( mục I) 
+ Trả lời câu hỏi (mục II ) theo trình tự 5 mục nhỏ 
IV- Rút kinh nghiệm và bổ sung : 
........
NSoạn : 11-4-2006
Tuần 30-Tiết 120 LUYỆN TẬP ĐƯA CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ 
 VÀ MIÊU TẢ VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN 
I-Mục tiêu cần đạt : 
 Giúp HS 
- Củng cố chắc hơn những hiểu biết về các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận mà các em đã học trong tiết tập làm văn trước .
- Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào một đoạn , một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi quen thuộc .
-Rèn luyện kỉ năng xác định và hệ thống hoá luận điểm , tìm và chọn các yếu tố tự sự , miêu tả 
II-Chuẩn bị :
1-GV : N/c sgk , sgv soạn giảmg 
2-HS : Tìm hiểu bài theo hướng dẫn của GV 
III-Tiến trình tiết dạy: 
1-Ổn định (1’) Kiểm tra sĩ số , tác phong Hs 
2- KTBC : (5’) Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 
3- Bài mới : 
a-Giới thiệu bài : (1’) Trong bài văn nghị luận cần có yếu tố tự sự và miêu tả . Các yếu tố này giúp cho bài văn nghị luận đạt được mục đích gì ? như thêù nào ? Bài luyện tập hôn nay sẽ giúp các em hiểu rõ ván đề đó .
b- Giảng bài mới :
TG
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
 KIẾN THỨC 
5’
10’
20’
*Hđộng1 : Cho HS nắm lại kiến thức 
-Yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò gì trong bài văn nghị luận ?
-Ta cần chú ý gì khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận ? 
*Hđộng 2: Luyện tập 
-Chép đề bài lên bảng 
- Hướng dẫn HS tìm hiểu đề 
-Xác định và hệ thống hoá luận điểm (dàn ý ) 
- Hãy xác định kiêûu bài và ván đề chủ yếu 
+ Kiểu bài : Nghị luận giải thích 
+ Vấn đề : Trang phục HS và văn hoá chạy đua theo mốt không phải là người HS có văn hoá .
- Em có nhận xét gì về những luận điểm mà sgk nêu để trình bày vấn đề trên ? Theo em , cần xác định hệ thống luận điểm như thế nào là phù hợp với yêu cầu của vấn đề ng/ luận? 
-Bổ sung thêm vào luận điểm( c ) : trang phục cũng thể hiện phong cách của con người . Nêu thêm luận điểm kết luận : các bạn cần thay đổi trang phục cho lành mạnh , đúng đắn 
*Hđộng 3: H/dẫn HS tập đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào một đoạn văn nghị luận . ( trọng tâm ) 
- Thống nhất với HS : tập đưa yếu tố miêu tả trong khi trình bày luận điểm (a) (lưu ý HS miêu tả đóng vai trò minh hoạ ) 
-Gọi một số HS đọc 
- Nhận xét , sửa chữa 
- Cho HS nhận xét việc đưa yếu tố tự sự và miêu tả trong 2 đoạn văn nghị luận (sgk) 
( gợi ý : trong các yếu tố miêu tả đó có yếu tố nào không phù hợp với luận điểm hoặc không thực sự xuất phát từ yêu cầu của việc bàn luận hay không ? 
+ Việc đưa hình ảnh miêu tả 1 bạn suôt ngày dán mắt vào màn hình máy tính để chơi trò điện tử vào đoạn văn (a) là không phù hợp 
- Những yếu tố miêu tả ấy có giúp cho sự nghị luận được rõ ràng , cụ thể , sinh động hơn không ? Em thích (hoặc không thích) hình ảnh miêu tả nào ? 
-Từ việc nhận xét đó , em học tập được những gì và rút ra những kinh nghiệm gì về việc đưa yếu tố miêu tả vào văn nghị luận vào văn nghị luận ? 
-Tiếp tục cho HS luyện tập đưa yếu tố tự sự vào việc trình bày 1 luận điểm của bài văn 
(trình tự như trên ) -> đọc đoạn văn mẫu (b) sgk /126 
+GV tổng kết tiết luyện tập : chỉ ra những ưu điểm mà lớp đạt được , những nhược điểm mà lớp cần chú ý sửa chữa , những kinh nghiệm và hướng phấn đấu mà HS cần noi theo 
- HS trả lời 
- Chép đề bài 
- HS xác định : 
+Kiểu bài 
+Vấn đề nghị luận 
- Nhận xét : L/ điểm (d) không phù hợp 
- Sắp xếp luận điểm : 
a -> c -> e -> b 
- Mỗi HS đều viết 1 đoạn văn nghị luận trong đó phải có 2 – 3 câu miêu tả 
( miêu tả các biểu hiện minh hoạ cho luận điểm ) 
-Đọc đoạn văn – nhận xét góp ý 
- Lắng nghe 
- HS nhận xét 
- HS trả lời : 
+Những yếu tố miêu tả ấy rõ ràng giúp cho sự nghị luận được rõ ràng , cụ thể , sinh động 
+(nêu tự do –nhưng phải phù hợp ) 
- Phát biểu về những kinh nghiệm học tập được : 
(về các mặt , chọn yếu tố miêu tả , diễn đạt điều cần miêu tả , phối hợp miêu tả và nghị luận ) 
- Viết đoạn văn 
- Trình bày đoạn văn trước lớp 
- Nhận xét , góp ý 
- rút kinh nghiệm 
-Lắng nghe 
I-Ôn kiến thức 
II- Luyện tập 
Đề bài : (sgk/ 124) 
“Trang phục và văn hoá “ Hãy lập dàn bài chi tiết , Tập hợp những suy nghĩ , những hình ảnh và những câu chuyện mà em đã tích luỹ được xung quanh vấn đề trang phục thực tế đời sống ở nhà trường và ngoài xã hội . 
I-Tìm hiểu đề , dàn ý : 
-Kiểu bài : Giải thích 
- Vấn đề : Trang phục học sinh và văn hoá 
-Dàn ý : (TB ) 
a-> c -> e -> b 
KL : Các bạn cần thay đổi trang phục cho lành mạnh , đúng đắn 
II- Luyện tập đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào đoạn văn nghị luận 
4- Củng cố và hướng dẫn về nhà : (3’) 
a- Củng cố : Việc đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào đoạn văn nghị luận có tác dụng gì ? 
b- Hướng dẫn về nhà : 
-Tập đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào những luận điểm khác trong bài văn ( gợi ý cụ thể thêm ) 
- Chuẩn bị bài : Chương trình địa (phương phần văn ) 
+ Phân công chủ đề cho cụ thể – HS viết theo chủ đề của tổ mình 
+Cụ thể : Vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt (tổ I, II ) 
 Vấn đề khói thuốc lá (tổ III, IV ) 
+ Yêu cầu : Có điều tra, thống kê số liệu . thể loại : kể 1 câu chuyện , làm thơ ..
IV- Rút kinh nghiệm và bổ sung : 
.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA8(T30).doc