Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 30 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 30 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu

 Tiết 109, 110. V ăn bản:

ĐI BỘ NGAO DU

(Trích Ê-min hay Về giáo dục)

 - Ru-xô -

 1. Mục tiêu.

 a) Về kiến thức: Hiểu rõ đây là một văn bản mang tính chất nghị luận với cách lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, mang đậm sắc thái cá nhân của nhà văn.

 b) Về kĩ năng: Thấy được Ru-xô là một con người giản dị, quí trọng tự do và yêu mến thiên nhiên.

 c) Về thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu quí sự giản dị, tự do, và yêu mến thiên nhiên.

 2. Chuẩn bị của GV và HS:

 a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu sgk, sgv, Bình giảng văn 8, Thiết kế bài học Ngữ văn theo hướng tích hợp; Nâng cao ngữ văn THCS; soạn giáo án.

 b) Chuẩn bị của HS: Đọc và suy nghĩ trả lời các câu hỏi phần Đọc - Hiểu văn bản (sgk – tr 101,102).

 

doc 21 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 854Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 30 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
NGỮ VĂN – BÀI 27
Kết quả cần đạt
- Hiểu rõ cách lập luận chặt chẽ, sinh động, mang đậm sắc thái cá nhân của nhà văn Pháp Ru-xô trong bài Đi bộ ngao du.
- Hiểu biết về lượt lời và cách dùng lượt lời.
- Thông qua việc luyện tập, nắm chắc hơn cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
Ngày soạn: 19/3/2011
Ngày giảng: 21/3/2011
Dạy lớp: 8B
 Tiết 109, 110. V ăn bản:
ĐI BỘ NGAO DU
(Trích Ê-min hay Về giáo dục)
 - Ru-xô -
 1. Mục tiêu.
 a) Về kiến thức: Hiểu rõ đây là một văn bản mang tính chất nghị luận với cách lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, mang đậm sắc thái cá nhân của nhà văn.
 b) Về kĩ năng: Thấy được Ru-xô là một con người giản dị, quí trọng tự do và yêu mến thiên nhiên.
 c) Về thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu quí sự giản dị, tự do, và yêu mến thiên nhiên.
 2. Chuẩn bị của GV và HS:
 a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu sgk, sgv, Bình giảng văn 8, Thiết kế bài học Ngữ văn theo hướng tích hợp; Nâng cao ngữ văn THCS; soạn giáo án.
 b) Chuẩn bị của HS: Đọc và suy nghĩ trả lời các câu hỏi phần Đọc - Hiểu văn bản (sgk – tr 101,102).
 3. Tiến trình bài dạy:
 * Ổn định tổ chức:
 - Kiểm tra sĩ số lớp 8B: /17 Vắng:
 - Lớp phó học tập báo cáo việc học bài và chuẩn bị bài của các bạn.
 a) Kiểm tra bài cũ: Viết (15 phút)
 * Câu hỏi: Hãy khái quát trình tự lập luận của văn bản Thuế máu bằng sơ đồ và nêu nghệ thuật, nội dung của văn bản? 
 * Đáp án - Biểu điểm:
 - HS khái được quát trình tự lập luận của văn bản Thuế máu bằng sơ đồ .
 (5 điểm) 
THUẾ MÁU
Chiến tranh và người bản xứ
Chế độ lính tính nguyện
Nhữngngười lính bản xứ
Luận điệu của chính quyền
Thái độ của người dân
Thủ đoạn bắt lính
Trong chiến tranh
Trước chiến tranh
kết quả của sự hy sinh
Bệnh binh và vợ con của những tử sĩ người Pháp:
Bộ mặt giả nhân giả nghĩa, bản chất độc ác của thực dân Pháp và số phận bi thảm của những người dân nghèo khổ ở các xứ thuộc địa bị bóc lột “thuế máu”.
 - Nghệ thuật, nội dung của văn bản: Chính quền thực dân đã biến người dân nghèo khổ ở các xứ thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ cho lợi ích của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần sự thực ấy bằng những tư liệu phong phú, xác thực, bằng ngòi bút trào phúng sắc sảo. Đoạn trích Thuế máu có nhiều hình ảnh giàu giá trị biểu cảm, có giọng điệu vừa đanh thép vừa mỉa mai, chua chát. (5 điểm)
 * Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Đối với con người trong cuộc sống đi bộ là một hình thức rèn luyện sức khoẻ, song đi bộ nhiều khi còn mang lại những lợi ích khác cho con người. Để giúp các em hiểu được phần nào ý nghĩa đó, hai tiết học trong chương trình sẽ giới thiệu với các em một đoạn trích trong tác phẩm Ê-min hay Về giáo dục của nhà văn Pháp Ru-xô có tựa đề Đi bộ ngao du.
(GV ghi tên bài dạy)
 b) Dạy nội dung bài mới:
I. Đọc và tìm hiểu chung. (11 phút)
 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
HS: Đọc chú thích ê sgk (tr - 100).
TB: Em hãy giới thiệu sơ lược về tác giả và xuất xứ của đoạn trích?
 - Ru-xô (1712 - 1778) là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động xã hội Pháp.
GV: Về tác giả các em cần lưu ý thêm: Ru-xô mồ côi cha mẹ từ sớm, cha là thợ đồng hồ. Thời thơ ấu, ông chỉ được đi học vài năm (từ 12 đến 14 tuổi) sau đó chuyển sang học nghề thợ chạm, bị chủ xưởng chửi mắng, đánh đập nên bỏ đi tìm cuộc sống tự do, lang thang nhiều nơi, trải qua nhiều nghề để kiếm ăn như làm đầy tớ, làm gia sư, dạy âm nhạc trước khi trở thành nhà triết học, nhà văn nổi tiếng. Ông viết nhiều tác phẩm triết học và văn chương. Luận điểm triết học bao trùm nhiều tác phẩm chính của Ru-xô là sự đối lập giữa con người tự nhiên và con người xã hội.
 - Văn bản “Đi bộ ngao du” trích trong quyển V của tác phẩm “Ê-min hay Về giáo dục” ra đời năm 1762.
GV: Ê-min hay Về giáo dục là một thiên “luận văn - tiểu thuyết” nội dung đề cập đến việc giáo dục một em bé từ khi mới ra đời cho đến khi khôn lớn. Nhà văn tưởng tượng em bé đó tên là Ê-min và thầy giáo – gia sư đảm nhiệm công việc giáo dục là bản thân ông. 
 - Tác phẩm chia làm 5 quyển tương ứng với 5 giai đoạn liên tiếp của quá trình giáo dục:
 + Giai đoạn thứ nhất: Bắt đầu từ khi em bé mới sinh ra đến khoảng 2,3 tuổi: nhiệm vụ giáo dục là làm sao cho cơ thể em được phát triển theo tự nhiên.
 + Giai đoạn thứ hai: Kể từ khi em lên 4, 5 tuổi đến khi 12 tuổi: đây là giai đoạn giáo dục cho Ê-min một số nhận thức bước đầu, song giáo dục nhẹ nhàng, không gò bó.
 + Giai đoạn thứ ba: kéo dài khoảng ba năm, Ê-min được trang bị một số kiến thức khoa học thật hữu ích từ trong thực tiễn sinh động của cuộc đời và thiên nhiên.
 + Giai đoạn thứ tư: từ 16 đến 20 tuổi Ê-min được giáo dục về đạo đức và tôn giáo.
 + Giai đoạn thứ 5: Ê-min trưởng thành.
 2. Đọc:
GV: Nêu yêu cầu đọc: Đọc to, rõ ràng, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện những trải nghiệm của người viết dưới dạng câu chuyện kể về Ê-min, cố gắng thể hiện được những lời văn sinh động của tác giả khi diễn tả cái thú Đi bộ ngao du.
- GV đọc một đoạn. sau đó gọi hs đọc kế tiếp cho đến hết văn bản, gv nhận xét.
TB: Em hiểu Đi bộ ngao du nghĩa là gì?
 - Đi dạo chơi đó đây bằng cách đi bộ.
TB: Cách đặt tên này sát với văn bản chưa? Vì sao?
 - Cách đặt tên này sát với nội dung văn bản, vì khái quát được nội dung: bàn về lợi ích của việc dạo chơi mọi nơi bằng cách đi bộ.
TB: Đoạn trích thuộc kiểu văn bản nào đã học? 
 - Văn bản nghị luận. 
KH: Nêu vấn đề nghị luận trong văn bản?
 - Vấn đề nghị luận: 
TB: Đề tài và tính chất đề tài trong văn bản có gì khác với các văn bản nghị luận đã học?
 - Khác ở tính chất đề tài: sinh hoạt đời thường.
 - Khác ở tính chủ quan của tác giả luôn được nhấn mạnh trong vai “tôi” hoặc “ta”.
Y: Em hãy giải thích từ: ngao du, phu trạm, Pla-tông, tài nguyên, triết gia phòng khách, Đô-băng-tông?
 - HS dựa vào các chú thích 1, 4, 5, 7,15,17 để giải thích.
TB: Để thuyết phục mọi người muốn ngao du thì nên đi bộ. Tác giả đã lập luận bằng mấy luận điểm? Giới hạn và nội dung của từng luận điểm?
 - Văn bản có 3 luận điểm (tương ứng với 3 đoạn).
 + Luận điểm 1: Đi bộ ngao được tự do thưởng ngoạn (từ đầu văn bản đến “để cho đôi bàn chân nghỉ ngơi”)
 + Luận điểm 2: Đi bộ ngao du được làm giàu kiến thức (Đoạn van bản từ “Đi bộ ngao du là đi như Ta-lét” đến “chắc cũng không thể làm tốt hơn”.
 + Luận điểm 3: Đi bộ ngao du được thoải mái tinh thần (Đoạn văn còn lại)
KH: Những luận điểm trên được làm rõ bằng thao tác lập luận chính nào? (giải thích, chứng minh hay phân tích?)
	- Đoạn trích sử dụng thao tác lập luận chứng minh là chủ yếu.
GV. (Chuyển) Để thấy rõ vấn đề mà tác giả đề cập đến trong đoạn trích, chúng ta cùng tìm hiểu văn bản theo 3 luận điểm trên.
 II. Phân tích. 
 1. Đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn. (18 phút)
TB: Để chứng minh cho luận điểm này tác giả đã đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng nào?
 - [] Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tuỳ. Ta quan sát khắp nơi; ta quay sang phải, sang trái; ta xem xét tất cả những gì thấy hay hay; ta dừng lại ở tất cả mọi khía cạnh. [] tôi đi men theo sông[] tôi đi vào dưới bóng cây[] tôi đến tham quan[] tôi xem xét các khoáng sản. Tôi chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm. Tôi chẳng cần chọn những lối đi có sẵn []Bất cứ đâu tôi ưa thích, tôi lưu lại đấy. Hễ lúc nào tôi thấy chán, tôi bỏ đi luôn[] tôi hưởng thụ tất cả sự tự do mà con người có thể hưởng thụ[]
KH: Em có nhận xét gì về lí lẽ, dẫn chứng được đưa ra trong đoạn văn? 
	- Lập luật rất chặt chẽ, luận cứ rất cụ thể và phong phú, linh hoạt.
	- Dẫn chứng, lí lẽ trình bày xen kẽ, tiếp nối, tự nhiên. 
KH, G: Cách nêu lí lẽ, dẫn chứng đó có tác dụng gì? Hãy phân tích để thấy rõ điều đó?
- Tác dụng: Khẳng định đi bộ ngao du đem lại cảm hướng tự do tuyệt đối.
- Theo tác giả, lợi ích đầu tiên của việc đi bộ là người đi được hoàn toàn tự do. Luẩn điểm này được phát triển bằng các luận cứ với những lí lẽ dẫn chứng được xen kẽ nối tiếp tự nhên cụ thể:
+ Muốn đi, muốn dừng, nhiều ít tuỳ ý. (dẫn chứng: quan sát khắp nơi; ta quay sang phải, sang trái, men theo sông[] đi vào dưới bóng cây[] tham quan[] xem xét các khoáng sản)
+ Không phụ thuộc vào con người, phương tiện: chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm.
+ Không phụ thuộc vào đường xá, lối đi: chẳng cần chọn những lối đi có sẵn 
Chỉ phụ thuộc vào bản thân mình, thoải mái hưởng thụ tự do trên đường đi. Đi để giải trí, học hỏi, vận động, làm việc. 
GV. Theo ác giả, đi bộ ngao du thuận theo tự nhiên, tuỳ thích, đói ăn, khát uống, đêm nghỉ, ngày đi, đi để chơi, để học, để rèn luyện. Đó chính là quan niệm giáo dục và phương pháp giáo dục của Ru-xô
GV. Chú ý cách xưng hô của tác giả trong đoạn trích.
KH, G. Tác giả dùng đại từ nhan xưng khi thì “ta” khi thì “tôi”, “em” có dụng ý gì?
 - Tác giả dùng đại từ xưng hô, cách xưng hô trong đoạn văn cũng rất linh hoạt xen kẽ, lúc là “ta” lúc lại là “tôi”. Đây không phải à sự tuỳ tiện, tự do mà là dụng ý của tác giả. Khi xưng “tôi” là khi tác giả muốn nói về kinh nghiệm riêng, mang tính chất cá nhân (là những cảm nhận và cuộc sống từng trải của tác giả). Khi xưng “ta” là khi tác giả đề cập tới những lí luận chung. Lại có khi những trải nghiệm riêng tư của “tôi” được thể hiện dưới dạng kể chuyện về người học trò Ê-min, gọi là “em” 
 - Nhờ sự xen kẽ giữa lí luận trừu tượng và những trải nghiệm cá nhân qua sự thay đổi chủ thể, đoạn văn nghị luận trở nên sinh động, gắn cái riêng với cái chung, lại như một câu chuyện kể gần gũi, thân mật. Giản dị và dẽ hiểu, dễ làm theo.
GV: Đi bộ ngao du là cách con người được giải phóng, được tự do. Từ một khái niệm về phương diện thông thường của sinh hoạt hằng ngày mà người viết đã nâng lên một cái đích cao siêu của tinh thần, tư tưởng. Nó là một tiếng reo thú vị biết bao! Nhà văn giống như người tìm ra chân lí bất ngờ mà không mấy ai quan tâm, để ý. Một chữ “ta” chủ thể, chủ thể của ý thích, chủ thể của hành động, chủ thể của bản thân mình, chẳng phụ thuộc vào ai. Đoạn văn đã diễn tả được cái hứng khởi tràn đầy trong bối cảnh tự do khi con người được “cởi trói” khỏi những ràng buộc với xung quanh. “Cái tôi” của nhà văn lúc này là cả một thế giới tự do, nó được tháo cũi sổ lồng, tha hồ bay nhảy: về ý thích ta “ưa”, ta muốn “nhiều ít thế nào thì tuỳ”. Về hành động cũng tha hồ như thế. Nào “ta quay sang phải mọi khía cạnh”. Câu văn, cả đoạn văn say người chính là ở tư thế tự do mà con người ta có được. Nó là nhận thức, nó cũng bay lượn như một nỗi niềm lần đầu được chắp cánh bởi tự do. Cái duy nhất lúc này mà người viết phụ thuộc là chính bản thân, một bản thân không còn gì vướng cản để tha hồ “hưởng thụ có thể hưởng thụ”. 
KH: Với cách lập luận của mình, tác giả muốn thuyết phục bạn đọc tin vào những lợi ích nào của việc đi bộ ngao du?
 - Thoả mãn nhu cầu hoà hợp với t ... nh bày tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận và cho biết làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận?
 * Đáp án - Biểu điểm:
 - Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc (người nghe). (4 điểm)
 - Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn phải thật sự có cảm xúc trước những điều mình viết (nói) và phải biết diễn tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm. Sự diễn tả cảm xúc cần phải chân thực và không được phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn. (6 điểm)
 * Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Giờ học trước các em đã tìm hiểu vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận và nắm được những yêu cầu cần thiết của việc đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận. Để củng cố kiến thức ấy tiết học hôm nay cô cùng các em Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
 b) Dạy nội dung bài mới.
 I. Chuẩn bị bài ở nhà.
- HS chuẩn bị bài ở nhà theo đề SGK.
- Trả lời nội dung luyện tập ở trên lớp vào vở.
 II. Luyện tập trên lớp.
 * Đề bài: Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh. 
HS: Đọc đề bài.
TB: Trước đề bài này, nếu phải viết một bài văn thì em sẽ lần lượt làm những việc gì?
 - Nếu phải viết một bài văn như thế thì ta phải lần lượt làm những việc sau:
 + Tìm hiểu đề
 + Tìm ý, lập dàn ý (xây dựng các luận điểm theo một trình tự)
 + Viết thành một bài văn hoàn chỉnh.
 + Đọc lại và sửa chữa.
 1. Tìm hiểu đề. (7phút)
TB: Tìm hiểu đề bài? 
- HS trình bày ý kiến tìm hiểu đề
- Kiểu bài: Nghị luận chứng minh.
- Nội dung: Sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch đối với học sinh.
 2. Xây dựng hệ thống luận điểm.
GV: treo bảng phụ ghi hệ thống luận điểm.
KH: Quan sát lại đề bài và cho biết: Bài làm cần làm sáng tỏ vấn đề gì? Cho ai và do đó cần phải làm theo kiểu lập luận nào?
 - Bài làm cần làm sáng tỏ vấn đề: sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch, cho “học sinh” – các bạn trong lớp. Và do đó, cần phải làm theo kiểu lập luận chứng minh.
HS: Đọc các luận điểm nêu trong sgk mục II/1 (tr - 108).
H: Để làm sáng tỏ vấn đề trên, cách sắp xếp các luận điểm theo trình tự đó có hợp lí không? Vì sao? Nên sửa lại như thế nào?
- HS thảo luận nhóm (dãy bàn) thời gian 5 phút sau đó các nhóm cử đại diện lên trình bày.
- Hệ thống luận điểm trong bài phong phú song thiếu mạch lạc.
- Vì: Luận điểm (a) không thể làm luận điểm xuất phát được mà nó chỉ là luận điểm phát triển.
 + Các luận điểm sắp xếp còn lộn xộn, chưa theo hệ thống ích lợi của việc tham quan như thế nào.
 + Nên sửa lại như sau: Các lợi ích cụ thể của việc tham quan.
* Về thể chất: Những chuyến tham quan du lịch giúp ta tăng cường thêm sức khỏe (e).
* Về tình cảm: Tham quan du lịch giúp ta:
 + Tìm thêm nhiều niềm vui cho bản thân.
 + Có thêm tình yêu với thiên nhiên, với quê hương đất nước.
* Về kiến thức: Những chuyến tham quan du lịch giúp ta hiểu: 
+ cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong trường lớp qua những điều mắt thấy tai nghe.
+ Đưa lại nhiều bài học có thể còn chưa có trong sách vở nhà trường
→ Các luận điểm được sắp xếp theo trình tự chưa hợp lí, còn nội dung đã đảm bảo để làm sáng tỏ vấn đề.
TB: Trong bài văn chứng minh yếu tố nào đóng vai trò cốt yếu?
 - Dẫn chứng đóng vai trò cốt yếu trong lập luận chứng minh.
GV: Trong bài văn lập luận chứng minh dẫn chứng có vai trò cốt yếu. Đã không có bằng chứng (dẫn chứng, chứng cứ trong sự thực) thì luận điểm cũng chẳng thể sáng tỏ được. Tuy nhiên, chứng minh không phải là liệt kê dẫn chứng. Bởi xét tới cùng, chứng minh cũng là để làm rõ thật giả, đúng sai; vì thế, người chứng minh buộc phải nêu ra ý kiến, quan điểm của mình, tức là phải nêu ra luận điểm.
 Các luận điểm được nêu ra để chứng minh không chỉ cần xác đáng, đầy đủ mà còn cần được sắp xếp rành mạch, hợp lí, chặt chẽ, để có thể làm cho vấn đề trở nên sáng tỏ.
KH: Vậy theo các em, trước yêu cầu của đề bài này chúng ta cần xây dựng dàn bài như thế nào?
 3. Lập dàn bài. (9 phút)
 a) Mở bài: Nêu lợi ích của việc tham quan, du lịch.
 b) Thân bài: Nêu cụ thể các lợi ích.
 1. Về thể chất, những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta thêm khoẻ mạnh.
 2. Về tình cảm, những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta:
 - Tìm thêm được thật nhiều niềm vui cho bản thân mình.
 - Có thêm tình yêu đối với thiên nhiên, với quê hương đất nước.
 3. Về kiến thức, những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta:
 - Hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong trường lớp qua những điều mắt thấy tai nghe.
 - Đưa lại nhiều bài học có thể còn chưa có trong sách vở của nhà trường.
 c) Kết bài: Khẳng định tác dụng của hoạt động tham quan du lịch.
 4. Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận. (10 phút)
HS: Đọc đoạn văn sgk (tr – 108) 
KH: Hãy phát hiện yếu tố biểu cảm trong đoạn văn? Cảm xúc của tác gỉa là gì?.
- Đoạn văn thể hiện niềm vui sướng hạnh phúc tràn ngập vì được đi bộ, giọng điệu phấn trấn vui tươi, hồ hởi, thể hiện ở từ ngữ biểu cảm.
- Thể hiện các câu cảm thán.
 Biết bao hứng thú vui vẻ, tôi thường thấy mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh, đau khổ >< vui vẻ, khoan khoái hài lòng, ta luôn hân hoan biết bao, sao ngon lành thế, ta thích thú biết bao,ta ngủ ngon biết bao.
TB: Luận điểm của đoạn văn là gì?
- Những chuyến tham quan du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui.
KH: Nếu phải trình bày luận điểm này thành đoạn văn thì ta nên đưa cảm xúc của mình vào bài văn như thế nào? 
- Đưa cảm nghĩ: trước khi đi, trong khi đi tham quan và sau khi về:
- Hồi hộp, náo nức, chờ đợi.
- Ngạc nhiên, thích thú, sung sướng, ngỡ ngàng, cảm động(miễn là cảm xúc phải chân thực)
- Gọi HS đọc đoạn văn SGK – T 109.
TB: Theo em đoạn văn trên đã thể hiện được hết cảm xúc ấy chưa?
 Yếu tố biểu cảmđã được thể hiện khá rõ rangftrong đoạn văn qua các từ ngữ, cách xưng hô.
VD: Chắc các bạn vẫn chưa quên không ai trong chúng ta kìm nổi một tiếng reo.
 Tôi nhớ. Tôi để ý thấy, lặng lẽ, rạng rỡ dần lên, nỗi buồn tan đi, niềm sung sướng ấy.
KH: Cần tăng cường những yếu tố biểu cảm nào, để đoạn văn biểu hiện đúng những cảm xúc chân thật của em? Có nên đưa vào đoạn văn những từ ngữ biểu cảm? (biết bao nhiêu, kì diệu thay, có ai lại, làm sao có được)
- HS trả lời.
- GV: Hoàn toàn có thể đưa thêm vào các từ ngữ đã nêu. Vấn đề là thêm thế nào.
- Yêu cầu HS viết đoạn văn đó trình bày trước lớp.
* Đọc đoạn văn mẫu: 
GV: Đọc đoạn văn mẫu cho HS tham khảo SGV – T 134.
 Không chỉ tăng cường sức mạnh thể chất, những chuyến tham quan du lịch còn đem lại cho ta rất nhiều niềm vui sướng trong tâm hồn. Bạn còn nhớ cả lớp mình cùng đến thăm Vịnh Hạ Long không? Hôm ấy, có ai trong chúng ta lại kìm nổi một tiếng reo, sau khi một chặng đường dài, chợt thấy trải ra trước mắt mình cả một cảnh trời biển, nước non mênh mông, kì thú. Tôi nhớ, hôm trước, bạn Lệ Quyên còn đang âu sầu vì bị cô giáo phê bình. Tôi để ý thấy lúc đầu Lệ quyên vẫn lặng lẽ, nhưng nét mặt của bạn cứ rạng rỡ dần lên trước cảnh nước biếc non xanh. Nỗi buồn kia, diệu kì thay, đã tan đi hẳn, như một phép màu. Làm sao có được niềm vui sướng ấy khi chúng ta suốt năm chỉ quẩn quanh trong căn nhà, nơi góc phố hay trên con đường mòn quen thuộc.
GV: Tìm những gợi ý cho em về việc đưa yếu tố biểu cảm vào trong bài văn nghị luận.
KH: Ta sẽ tập đưa yếu tố biểu cảm vào đoạn văn cụ thể nào? Đoạn văn ấy nằm ở vị trí nào trong bài văn? 
 - Ta có thể đưa yếu tố biểu cảm vào đoạn văn viết về tác dụng của tham quan với thể chất, với tình cảm con người Có thể đưa yếu tố biểu cảm vào đoạn văn kết bài.
KH: Nếu phải trình bày luận điểm: “Những chuyến tham quan du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui” trong đoạn văn ấy em thật sự muốn biểu hiện những tình cảm gì? Em thấy đoạn văn nêu ở điểm 2.b của sgk có biểu hiện thật đúng và đủ những tình cảm ấy của em không?
 - Trong đoạn văn ấy em muốn biểu hiện niềm vui thích, sự ngạc nhiên trước vẻ đẹp của địa điểm tham, du lịch. Tác dụng của cảnh quan với tâm trạng, tình cảm của con người.
 - Đoạn văn nêu trong sgk chưa biểu hiện đủ tình cảm của em.
TB: Làm thế nào để biểu đạt những tình cảm mà em muốn gửi vào đoạn văn đó?
 - Tăng cường them yếu tố biểu cảm vào trong đoạn văn (những từ ngữ biểu cảm).
KH: Cần tăng cường yếu tố biểu cảm như thế nào để đoạn văn biểu hiện đúng những cảm xúc chân thật của em? Có nên đưa vào đoạn văn các từ ngữ biểu cảm không? Nếu đưa vào thì nên đặt vào chỗ nào trong đoạn?
 - Tăng cường yếu tố biểu cảm vào đoạn văn bằng cách đưa các từ ngữ có tính chất biểu cảm như: biết bao nhiêu, kì diệu thay, làm sao có được Nên đưa vào chỗ: nhắc các bạn nhớ lại chuyến tham quan; sự thay đổi của tâm trạng con người trước vẻ đẹp của cảnh quan.
TB: Em có định thay đổi câu văn nào trong đoạn để đoạn văn có thêm sức truyền cảm không? Sửa lại ra sao?
 - Có; sửa lại câu: “Chắc các bạn vẫn chưa quên lần cả lớp đến tham quan vịnh Hạ long”. Thay bằng câu: “Bạn có nhớ cái lần cả lớp chúng mình cùng đến thăm vịnh Hạ Long không?”
GV: Yêu cầu học sinh viết lại đoạn văn rồi trình bày trước lớp. 
 - HS viết xong đoạn văn gv yêu cầu hs tự kiểm ta lại đoạn văn đã viết xem đã thực sự có yếu tố biểu cảm chưa.
 - Tình cảm biểu hiện trong đoạn văn đã chân thành chưa? Hay còn khuôn sáo?
 - Sự diễn đạt tình cảm ấy có rõ ràng, trong sáng hay không?
 4. Đọc đoạn văn và sửa lỗi: (3 phút)
HS: 3 em đọc trước lớp đoạn văn các em đã viết, hs khác nhận xét, bổ sung; gv nhận xét, sửa chữa cho các em.
GV: Đọc cho hs nghe đoạn văn để các em tham khảo.
 - Ví dụ: Không chỉ tăng cường sức mạnh thể chất, những chuyến tham quan du lịch còn đem lại cho ta rất nhiều niềm vui sướng trong tâm hồn. Bạn còn nhớ cái lần cả lớp mình cùng đến thăm vịnh Hạ Long không? Hôm ấy, có ai trong chúng ta lại kìm nổi một tiếng reo, khi sau một chặng đường dài, chợt thấy trải ra trước mắt mình cả một cảnh trời biển, nước non mênh mông, kì thú. Tôi nhớ, hôm trước, bạn Lệ Quyên còn đang âu sầu vì bị cô giáo phê bình. Tôi để ý thấy lúc đầu bạn ấy vẫn lặng lẽ, nhưng nét mặt của bạn cứ rạng rỡ dần lên trước cảnh nước biếc non xanh. Nỗi buồn kia, kì diệu thay đã tan đi hẳn như có một phép màu. Làm sao có được niềm sung sướng ấykhi chúng ta suốt năm chỉ quanh quẩn trong căn nhà, nơi góc phố hay trên con đường mòn quen thuộc?
 c) Củng cố, luyện tập: (3 phút)
 - Gv chỉ ra những ưu nhược điểm của học sinh, những kinh nghiệm rút ra từ việc xây dựng luận điểm và viết đoạn văn trình bày có yếu tố biểu cảm.
 d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2 phút)
 - Xem lại toàn bộ kiến thức lí thuyết; làm bài tập 3 (tr – 109)
 - Ôn lại toàn bộ các văn bản đã học trong học kì II để tiết sau kiểm tra 1 tiết.
=====================

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan30.doc