Giáo án Ngữ văn 8 tuần 28 - Trường THCS Phúc Sơn

Giáo án Ngữ văn 8 tuần 28 - Trường THCS Phúc Sơn

Tiết 109

 Văn bản

 ĐI BỘ NGAO DU

 (Trích Ê- min hay Về giáo dục)

 Ru -Xô

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Mục đích, ý nghĩa của việc đi bộ theo quan điểm của tác giả.

- Cách lập luận chặt chẽ, sinh động, tự nhiên của nhà văn.

- Lối viết nhẹ nhàng có sức thuyết phục khi bàn về lưọi ích, hứng thú của việc đi bộ ngao du

2. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu văn bản chính luận nước ngoài.

- Tìm hiểu, phân tích các l/điểm, l/cứ, cách trình bày v/đề trong một bài văn NL cụ thể.

3. Thái độ:

- HS yêu thích đi bộ ngao du, yêu thích cuộc sống, yêu tự do.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

 - GV: SGK, SGV, tài liệu " Hướng dẫn đọc hiểu - Ngữ văn 8"

 - HS: Đọc và tìm hiểu văn bản

 

doc 11 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 945Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tuần 28 - Trường THCS Phúc Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 03/ 2012
Ngày giảng :
8A : ...
8B : .........
Tiết 109
 Văn bản
 Đi bộ ngao du
 (Trích Ê- min hay Về giáo dục) 
 Ru -Xô
I. Mục tiêu
1. Kiến thức :
- Mục đích, ý nghĩa của việc đi bộ theo quan điểm của tác giả.
- Cách lập luận chặt chẽ, sinh động, tự nhiên của nhà văn.
- Lối viết nhẹ nhàng có sức thuyết phục khi bàn về lưọi ích, hứng thú của việc đi bộ ngao du
2. Kĩ năng :
- Đọc - hiểu văn bản chính luận nước ngoài. 
- Tìm hiểu, phân tích các l/điểm, l/cứ, cách trình bày v/đề trong một bài văn NL cụ thể.
3. Thái độ :
- HS yêu thích đi bộ ngao du, yêu thích cuộc sống, yêu tự do.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
	- GV: SGK, SGV, tài liệu " Hướng dẫn đọc hiểu - Ngữ văn 8"
	- HS: Đọc và tìm hiểu văn bản
III. Tiến trình dạy học
1.ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra ('):
 Em cảm nhận được điều gì sau khi tìm hiểu văn bản "Thuế máu'của Nguyễn ái Quốc? 
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Hướng dẫn đọc văn bản và tìm hiểu chú thích (')
- GV hướng dẫn đọc
- GV đọc mẫu
- HS đọc văn bản
- Nhận xét
- Nêu những nét chính về tác giả và đoạn trích?
(HS trả lời - GVnhận xét -> khái quát)
HĐ2. Tìm hiểu chung về văn bản )
- Bài viết theo phương thức biểu đạt nào?
( Nghị luận)
- Vấn đề nghị luận được triển khai thành mấy luận điểm chính?
( Ba luận điểm chính)
- HS thảo luận: Chỉ rõ các luận điểm của bài.
- Đại diện nhóm trình bày 
- Nhận xét - GV kết luận:
( Luận điểm 1: Đi bộ ngao du thì hoàn toàn được tự do, tuỳ theo ý thích không bị lệ thuộc vào ai
Luận điểm 2: Đi bộ ngao du thì sẽ có dịp trau dồi vốn tri thức của ta
Luận điểm 3: Đi bộ ngao du có tác dụng tốt đến sức khoẻ)
- HS theo dõi đoạn 1
- Để làm rõ luận điểm 1, tác giả dùng lí lẽ cụ thể nào để chứng minh?
( Lúc nào đi thì đi, thích dừng lúc nào thì dừng hoạt động, quan sát, xem xét...)
- HS theo dõi đoạn 2
- Những lí lẽ nào làm sáng tỏ luận điểm 2?
( Trau dồi kiến thức nông nghiệp, khí hậu, tự nhiên học...)
- HS theo dõi đoạn 3
- Lí lẽ cụ thể mà tác giả đưa ra trong đoạn 3?
(- Về sức khoẻ: ăn ngon, ngủ khoẻ
 - Về tinh thần: Vui vẻ, khoan khoái, hài lòng...)
- Từ ba luận điểm ấy, em hãy thử đề xuất một nhan đề khác phù hợp hơn
( Lợi ích của đi bộ ngao du)
HĐ3. Tìm hiểu trật tự sắp xếp ba luận điểm chính. (10')
- Theo em, trật tự sắp xếp ba luận điểm có hợp lí không? Vì sao?
(HS lựa chọn và giải thích hợp lí)
GV: Đối với Ru - xô, mục đích tự do là quan trọng hàng đầu. Ông luôn khao khát tự do. Ông cảm thấy tự do quý giá như thế nào khi còn nhỏ tuổi bị chủ xưởng chửi mắng, đánh đập rồi lại phải đi ở để kiếm ăn. Suốt đời ông đấu tranh cho tự do, chống lại chế độ phong kiến 
->Trình bày luận điểm đi bộ ngao du thì hoàn toàn được tự do tự do trước.
 Ru - xô, ngày nhỏ hầu như không được học hành, ông rất khao khát kiến thức, cả đời ông phải nỗ lực tự học-> luận điểm trau dồi tri thức được xếp thứ hai sau tự do. 
I. Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích
II. Tìm hiểu văn bản
1. Ba luận điểm chính
- Luận điểm 1: Đi bộ ngao du thì hoàn toàn được tự do, tuỳ theo ý thích không bị lệ thuộc vào ai 
- Luận điểm 2: Đi bộ ngao du thì sẽ có dịp trau dồi vốn tri thức của ta
- Luận điểm 3: Đi bộ ngao du có tác dụng tốt đến sức khoẻ
Dùng lí lẽ cụ thể để chứng minh :
Lúc nào đi thì đi, thích dừng lúc nào thì dừng hoạt động, quan sát, xem xét...
 Trau dồi kiến thức nông nghiệp, khí hậu, tự nhiên học...
- Về sức khoẻ: ăn ngon, ngủ khoẻ
 - Về tinh thần: Vui vẻ, khoan khoái, hài lòng...
= >Lợi ích của đi bộ ngao du
2. Trật tự sắp xếp các luận điểm. 
Trật tự sắp xếp ba luận điểm hợp lí vì :
Đối với Ru - xô, mục đích tự do là quan trọng hàng đầu. Ông luôn khao khát tự do.
->Trình bày luận điểm đi bộ ngao du thì hoàn toàn được tự do, tự do trước.
-> luận điểm trau dồi tri thức được xếp thứ hai sau tự do.
4. Củng cố ()
	- Ba luận điểm chính của văn bản?
5. Hướng dẫn học ở nhà (')
	- Đọc bài 
	- Học bài, nắm chắc nội dung vừa học
	- Chuẩn bị phần tiếp theo (Câu hỏi 3,4)
Ngày soạn : 03/ 2012
Ngày giảng :
8A : ...
8B : .........
 Tiết 110
Đi bộ ngao du
( Tiếp theo)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức :
- Mục đích, ý nghĩa của việc đi bộ theo quan điểm của tác giả.
- Cách lập luận chặt chẽ, sinh động, tự nhiên của nhà văn.
- Lối viết nhẹ nhàng có sức thuyết phục khi bàn về lưọi ích, hứng thú của việc đi bộ ngao du
2. Kĩ năng :
- Đọc - hiểu văn bản chính luận nước ngoài. 
- Tìm hiểu, phân tích các l/điểm, l/cứ, cách trình bày v/đề trong một bài văn NL cụ thể.
3. Thái độ :
- HS yêu thích đi bộ ngao du, yêu thích cuộc sống, yêu tự do.
II. Chuẩn bị của GV và HS
	- GV: SGK, SGV, tài liệu " Hướng dẫn đọc hiểu - Ngữ văn 8"
	- HS: Đọc và tìm hiểu văn bản
III. Tiến trình dạy học
1.ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra ('):
 Trình bày ba luận điểm chính của văn bản "Đi bộ ngao du"
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Tìm hiểu sự sinh động của bài văn
- HS đọc văn bản
- GV khái quát nội dung đã học ở tiết 1
-Em có nhận xét gì về cách dùng đại từ nhân xưng của tác giả?
( Có khi xưng "tôi", khi xưng "ta")
- Khi nào tác giả xưng "tôi", khi nào xưng "ta"?
( Dùng "ta" khi lí luận chung, xưng "tôi" khi nói về những cảm nhận và cuộc sống từng trải của riêng ông)
GV: Cũng có chỗ những trải nghiệm của cái "tôi" riêng tư ấy được thể hiện dưới dạng kể chuyện về Ê-min, người học trò của ông, tuy rằng Ê-min chỉ là người học trò do ông tưởng tượng ra
- Tác dụng của sự đan xen đó?
(Nhờ sự xen kẽ giữa lí luận trừu tượng 
( gắn với ta) và những trải nghiệm của cá nhân tác giả (gắn với tôi) mà bài văn nghị luận không khô khan mà trở nên rất sinh động)
HĐ2. Hướng dẫn tìm hiểu bóng dáng nhà văn qua bài văn.
- HS thảo luận: Qua bài văn, em hiểu gì về con người, tình cảm của Ru- xô? Dẫn chứng?
- Đại diện nhóm trình bày - nhận xét
- Qua bài, em hiểu thêm những lợi ích nào của đi bộ?
( + Thoả mãn nhu cầu thưởng ngoạn tự do
 + Mở rộng tầm hiểu biết cuộc sống
 + Nhân lên niềm vui sống cho con người)
- Với em, tác dụng nào của đi bộ ngao du có ý nghĩa lớn hơn cả?
(HS liên hệ)
- Theo em, điều gì làm nên sức hấp dẫn của bài văn?
( + Chứng cứ lấy từ kinh nghiệm cá nhân
 + Đan xen các yếu tố tự sự và biểu cảm khi lập luận.
 +Câu văn tự do, phóng túng
 + Giọng điệu tươi vui, nhẹ nhàng)
- HS đọc ghi nhớ
II. tìm hiểu văn bản (tiếp)
3. Bài văn nghị luận sinh động
Dùng "ta" khi lí luận chung, xưng "tôi" khi nói về những cảm nhận và cuộc sống từng trải của riêng ông
-> Bài văn trở nên sinh động
4. Hình ảnh nhà văn
- Ru- xô, một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu mến thiên nhiên.
 + Thoả mãn nhu cầu thưởng ngoạn tự do
 + Mở rộng tầm hiểu biết cuộc sống
 + Nhân lên niềm vui sống cho con người)
* Ghi nhớ (SGK)
4. Củng cố
- Khái quát nội dung 2 tiết học
Kiểm tra 15 phút
Phần 1. trắc nghiệm khách quan (3điểm)
* Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng trong các câu 1,2
Câu 1. Đoạn trích "Thuế máu" nằm ở chương thứ mấy của "Bản án chế độ thực dân Pháp"?
	A. Chương I
	B. Chương II
C. Chương III
D. chương IV
Câu 2. Tác giả của "Đi bộ ngao du" là nhà văn nước nào?
	A. Anh
	B. Pháp
C. Mĩ
D. Tây ban Nha
Câu 3. Nối cột bên trái (Tên tác giả) với cột bên phải ( tên văn bản) cho đúng
Tác phẩm
Tác giả
Nước Đại Việt ta
Trần Quốc Tuấn
Nguyễn Trãi
Thuế máu
Nguyễn ái Quốc
Bàn luận về phép học
La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp
Đi bộ ngao du
Ru- xô
Phần II. Trắc nghiệm tự luận (7 điểm)
Câu 1. Em hiểu "Đi bộ ngao du" nghĩa là gì?
Câu 2. Nêu các luận điểm chính của văn bản "Đi bộ ngao du"
Đáp án- biểu điểm
Phần 1. Trắc nghiệm khách quan (3điểm)
	Câu 1: đáp án A
	Câu2: đáp án B
	Câu 3
Tác phẩm
Tác giả
Nước Đại Việt ta
Trần Quốc Tuấn
Nguyễn Trãi
Thuế máu
Nguyễn ái Quốc
Bàn luận về phép học
La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp
Đi bộ ngao du
Ru- xô
Phần II. Trắc nghiệm tự luận (7 điểm)
	Câu 1. (1 điểm)
	HS giải thích được đi bộ ngao du là đi dạo chơi đây đó bằng cách đi bộ 
	Câu 2. (6 điểm)
	HS nêu được ba luận điểm chính: 
	- Luận điểm 1: Đi bộ ngao du thì hoàn toàn được tự do, tuỳ theo ý thích không bị lệ thuộc vào ai. 
	- Luận điểm 2: Đi bộ ngao du thì sẽ có dịp trau dồi vốn tri thức của ta.
	- Luận điểm 3: Đi bộ ngao du có tác dụng tốt đến sức khoẻ.
4. Hướng dẫn học ở nhà
	- Học bài
	- Chuẩn bị bài: Hội thoại (tiếp theo)
* Yêu cầu: + Đọc đoạn văn trang 92,93
	 + Đọc đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" (Ngữ văn 8 kì I- T.28)
 - Nhận xét rút kinh nghiệm giờ học
Ngày soạn : 03/ 2012
Ngày giảng :
8A : ...
8B : .........
Tiết 111
Hội thoại
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức :	
- Khái niệm lượt lời.
- Việc lựa chọn lượt lời góp phần thể hiện thái độ và phép lịch sự trong giáo tiếp.
2. Kĩ năng :
- Xác định được các lượt lời trong các cuộc thoại.
- S/d đứng lượt lời trong giao tiếp.
 3. Thái độ :
- Giáo dục HS thái độ lễ phép trong giao tiếp,giao tiếp phù hợp với tình huống giao tiếp, đảm bảo sự tế nhị, lịch sự. 
II. Chuẩn bị của GV và HS:
	- GV: SGK, SGV
	- HS: chuẩn bị bài, chuẩn bị SGK học kì I
III. Tiến trình bài dạy
1.ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra ('):
 Khi tham gia hội thoại ta cần lưu ý điều gì?
3 .Bài mới
* Giới thiệu bài: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Tìm hiểu khái niệm lượt lời (’)
- HS đọc ví dụ – SGK – T.91,92
- Trong đoạn thoại đó, người cô nói mấy lần?
( Người cô: 6 lần)
- Bé Hồng nói mấy lần?
( Bé Hồng: 2 lần)
- Bao nhiêu lần lẽ ra bé Hồng đợc nói nhưng lại im lặng?
(2 lần)
GV: Mỗi lần người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời.
- Vậy sự im lặng của Hồng có được coi là một lượt lời không?
- Sự im lặng của Hồng thể hiện thái độ của Hồng với những lời nói của bà cô như thế nào?
( Bất bình trớc những lời của người cô)
- Bất bình trước những lời người cô, tại sao Hồng không ngắt lời cô?
( Giữ thái độ lễ phép)
- Qua tìm hiểu, em hãy cho biết trong hội thoại khi nào được gọi là một lượt lời?
- Để giữ lịch sự, tôn trọng người đối thoại ta cần làm gì?
( HS trả lời – GV khái quát) 
- HS đọc ghi nhớ
HĐ2. Luyện tập ()
- HS đọc yêu cầu bài tập 1
- HS đọc đoạn trích 
Bảng phụ tách lời thoại của các nhân vật
Chị Dậu
................................
.................................
Cai lệ
................................
.................................
Người nhà lí trưởng
................................
.................................
Anh Dậu
................................
.................................
- Trong cuộc thoại, nhân vật nào có lượt lời nhiều nhất? nhân vật nào có lợt lời ít nhất?
( Nhiều lượt lời: Chị Dậu, Cai lệ
 ít lượt lời: Anh Dậu, người nhà lí trởng)
- Qua những lời thoại của các nhân vật, em nhận ra nét tính cách nào của mỗi nhân vật?
- HS đọc yêu cầu bài tập 2
- HS đọc đoạn trích bài tập 2
- HS thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét, kết luận
- HS đọc yêu cầu bài tập 4
- HS thảo luận
- Đại diện trình bày - nhận xét
I. I.ượt lời trong hội thoại
* Ví dụ (SGK)
- Người cô: 6 lần
- Bé Hồng: 2 lần nói
 2 lần im lặng
-> Lượt lời
* Ghi nhớ (SGK)
II. Luyện tập
Bài tập 1(T.102)
Tính cách của các nhân vật:
+ Chị Dậu: Là người biết mình, biết người, có bản lĩnh, sẵn sàng nhẫn nhịn nhưng cũng sẵn sàng kháng cự
+ Anh Dậu: cam chịu
+ Cai lệ: Hống hách, không có tình người
Bài tập 2 (T.103)
a. 
Cái Tí
Chị Dậu
- Nói nhiều
- Nói ít
- Nói ít
- Nói nhiều
b. Miêu tả diễn biến cuộc thoại phù hợp với tâm lí nhân vật.
c.Sự hiếu thảo của cái Tí làm cho chị Dậu càng đau lòng vì bán đứa con hiếu thảo-> Tô đậm nỗi bất hạnh dáng xuống đầu cái Tí.
Bài tập 4 (T.107)
- Im lặng để giữ bí mật, để thể hiện sự tôn trọng người khác, để đảm bảo sự tế nhị trong giao tiếp... -> im lặng là vàng
- Im lặng trước sai trái, bất công...
-> im lặng là hèn nhát.
4. Củng cố (’)
	- Thế nào là lượt lời?
	- Sử dụng lượt lời như thế nào cho phù hợp với tình huống giao tiếp?
5. Hướng dẫn học ở nhà (
	- Học bài
	- Làm bài tập 3 (T.107)
	- Chuẩn bị bài: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận
 - Nhận xét rút kinh nghiệm giờ học
Ngày soạn : 03/ 2012
Ngày giảng :
8A : ...
8B : .........
Tiết 112
Luyện tập : đưa yếu tố biểu cảm 
 vào bài văn nghị luận
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức :	
- Hệ thống kiến thức về VNL
- Cách đưa y/tố biểu cảm vào bài văn NL
2. Kĩ năng :
- Xác định c/xúc và biết cách diễn đạt c/xúc đó trong bài văn NL.
 3. Thái độ :
- ý thức tự giác, xây dựng tình cảm trong các chuyến tham quan.
II. Chuẩn bị của thầy và trò: 
	- GV: SGK, SGV
	- HS: Lập dàn bài các luận điểm, luận cứ cho đề bài (SGK - T. 82)
III. Tiến trình bài dạy
1.ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra 
Kiểm tra việc chuẩn bị của HS
3. Bài mới 
* Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Tìm hiểu đề, xây dựng sắp xếp hệ thống luận điểm (15')
- HS đọc đề bài
- Đề bài yêu cầu làm sáng tỏ vấn đề gì?
- Cần phải làm theo kiểu lập luận nào?
- HS đọc hệ thống luận điểm (SGK- T. 108)
- Để làm sáng tỏ vấn đề trên, thì sắp xếp các luận điểm như vậy có hợp lí không? Vì sao?
(Chưa hợp lí - Thiếu mạch lạc, lộn xộn)
- HS thảo luận: Sửa lại và sắp xếp các luận điểm theo một hệ thống hợp lí
- Đại diện trình bày
- Nhận xét - Kết luận 
HĐ2. Hướng dẫn HS tập đưa yếu tố biểu cảm vào trong bài văn nghị luận (20')
- HS đọc đoạn văn a
- Hãy xác định các yếu tố biểu cảm trong đoạn văn.
( Niềm vui sướng tràn ngập vì được đi bộ...)
- Cảm xúc của tác giả là gì? Cảm xúc ấy được biểu hiện như thế nào?
(Cảm xúc tràn ngập, phấn chấn, vui tươi, hồ hởi.. đươc biểu hiện qua các từ ngữ biểu cảm, câu cảm thán)
- Nếu phải trình bày luận điểm Những chuyến tham quan du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui thì luận điểm ấy gợi cho em cảm xúc gì?
(Hồi hộp, náo nức, chờ đợi, sung sướng...)
- HS đọc yêu cầu và luận điểm b
- Tìm các yếu tố biểu cảm trong đoạn văn
- Theo em, đoạn nghị luận này đã thể hiện hết cảm xúc ấy chưa?
( Yếu tố biểu cảm được thể hiện khá rõ qua các từ ngữ và cách xưng hô)
- Làm thế nào để biểu đạt những tình cảm em muốn gửi vào đoạn văn đó? 
- HS viết lại đoạn văn, đưa các yếu tố biểu cảm vào trong đoạn văn
- HS trình bày trước lớp
- Nhận xét
- GV giới thiệu đoạn văn tham khảo (SGV- T.134)
I . Đề bài
Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh.
1. Tìm hiểu đề
2. Sắp xếp hệ thống luận điểm
Những chuyến tham quan du lịch sẽ giúp ích cho con người rất nhiều
* Về hiểu biết
- Cụ thể hơn, sâu sắc hơn, sinh động hơn những điều đã học ở trường lớp
- Đem lại nhiều bài học kinh nghiệm mà không tìm thấy trong sách vở.
* Về tinh thần
- Tìm niềm vui mới cho bản thân
- Thêm yêu quê hương đất nước
* Về sức khoẻ
- Giúp ta khoẻ mạnh, có sức chịu đựng bền bỉ
3. Xác định yếu tố biểu cảm và đưa yếu tố biểu cảm vào trong bài văn nghị luận
a. Niềm vui sướng tràn ngập vì được đi bộ... 
b. Cảm xúc: hồi hộp, náo nức, chờ đợi, sung sướng...
4. Củng cố (
	- Những ưu điểm HS đạt được trong tiết học, những nhược điểm cần khắc phục, sửa chữa, rút kinh nghiệm khi đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận
5. Hướng dẫn học ở nhà 
	- Xem lại phần đã làm trên lớp
	- Làm bài tập: Tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn theo đề bài "Chứng minh rằng nhiều bài thơ em đã học như Cảnh khuya của Hồ Chí Minh, Khi con tu hú của Tố Hữu, Quê hương của Tế Hanh..đều biểu hiện rõ tình cảm thiết tha của nhà thơ đối với thiên nhiên, đất nước.
	- Ôn tập phần văn chuẩn bị cho giờ sau kiểm tra 1 tiết ( Phần văn)
 - Nhận xét rút kinh nghiệm giờ học

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 28.doc