Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 26 - Trường THCS Long Vĩnh

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 26 - Trường THCS Long Vĩnh

 Văn bản:

HỊCH TƯỚNG SĨ

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Bổ sung thêm kiến thức về văn nghị luận trung đại.

 - Thấy được chức năng, yêu cầu nội dung, hình thức của văn bản Hịch tướng sĩ.

 - Cảm nhận được lòng yêu nước tha thiết, tầm nhìn chiến lược của vị chỉ huy quân sự đại tài Trần Quốc Tuấn.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

 1/ Kiến thức:

- Sơ giản về thể hịch.

- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Hịch tướng sĩ.

- Tinh thần yêu nước, ý chí quyết thắng kẻ thù xâm lược của quân dân thời Trần.

- Đặc điểm chính luận ở Hịch tướng sĩ.

 2/ Kĩ năng:

- Đọc – hiểu một văn bnar viết theo thể hịch.

- Nhận biết được không khí thời đại sục sôi thời Trần ở thời điểm dân tộc ta chuẩn bị cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên xâm lược lần thứ hai.

- Phân tích được nghệ thuật lập luận, cách dùng các điển tích, điển cố ttrong văn bản nghị luận trung đại.

 

doc 11 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 517Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 26 - Trường THCS Long Vĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 14/02/2011	 TUẦN 26
ND: 21/02/2011	 	 TIẾT 93-94	 Văn bản:
HỊCH TƯỚNG SĨ
 = a= a = a= a = a = a = a= a =
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Bổ sung thêm kiến thức về văn nghị luận trung đại.
 - Thấy được chức năng, yêu cầu nội dung, hình thức của văn bản Hịch tướng sĩ.
 - Cảm nhận được lòng yêu nước tha thiết, tầm nhìn chiến lược của vị chỉ huy quân sự đại tài Trần Quốc Tuấn.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
- Sơ giản về thể hịch.
- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Hịch tướng sĩ.
- Tinh thần yêu nước, ý chí quyết thắng kẻ thù xâm lược của quân dân thời Trần.
- Đặc điểm chính luận ở Hịch tướng sĩ.
 2/ Kĩ năng: 
Đọc – hiểu một văn bnar viết theo thể hịch.
Nhận biết được không khí thời đại sục sôi thời Trần ở thời điểm dân tộc ta chuẩn bị cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên xâm lược lần thứ hai.
Phân tích được nghệ thuật lập luận, cách dùng các điển tích, điển cố ttrong văn bản nghị luận trung đại.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG LƯU BẢNG
Hoạt động 1: Khởi động
1.ổn định
2.Kiểm tra bài cũ: 
Qua văn bản Chiếu dời đô, em hiểu khát vọng của nhà vua và của dân tộc ta như thế nào?
3. Bài mới: Trần Quốc Tuấn là một trong những danh tướng kiệt xuất của nhân dân Việt Nam và của thế giới thời trung đại. Ông góp công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên ( 1285 và 1288). Là nhà lí luận quân sự đối với tác phẩm Vạn kiếp tông bí truyền, binh thư yếu lược, . . . trong đó có bài hịch lừng danh Dụ chư tì tướng hịch văn ( 9/ 1284) mà chúng ta sẽ được tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
? Hãy giới thiệu đôi nét về tác giả?
? Dựa vào chú thích hãy giới thiệu đôi nét về thể hịch?
? Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết nhằm mục đích gì?
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
I- TÌM HIỂU CHUNG: 
 1/ Tác giả:
 Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (1231? – 1300) là một danh tướng đời Trần có công lao lớn trong ba cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.
 2/ Tác phẩm:
 - Hịch là thể văn chính luận trung đại, có kết cấu chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dùng để khích lệ tình cảm, tinh thần đấu tranh chống kẻ thù.
 - Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết để kêu gọi tướng sĩ học tập Binh thư yếu lược, sẵn sàng đối phó với âm mưu của giặc Mông – Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai (1285).
Hoạt động 3: Đọc - hiểu văn bản
Gọi HS: Đoạn nêu gương sử sách đọc với giọng thuyết giảng. Đoạn tình hình thực tế và nỗi lòng tác giả đọc giọng trữ tình chậm rãi. Đoạn phê phán giọng mỉa mai, chế giễu. Đoạn cuối đọc giọng dứt khoát đanh thép.
- Gọi HS đọc chú thích 17,18,22,23.
? Bài Hịch tướng sĩ có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính của từng đoạn.
? Tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù đước tác giả lột tả như thế nào?
? Đoạn văn tố cáo tội ác của giặc đã gợi được điều gì ở tướng sĩ?
? Lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn thể hiện qua thái độ, hành động như thế nào?
* Mỗi chữ, mỗi lời như chảy trực tiếp từ trái tim qua ngòi bút lên trang giấy. Câu văn chính luận mà đã khắc hoạ thật sinh động hình tượng người anh hùng yêu nước: Đau xót đến quặn lòng trước cảnh tình đất nước, căm thù giặc đến bầm gan, tím ruột, mong rửa nhục đến mất ngủ quên ăn, vì nghĩa lớn mà coi thường xương tan, thịt nát.
? Mối ân tình quan hệ giữa Trần Quốc Tuấn và tướng sĩ dựa trên những mối quan hệ nào là chủ yếu?
? Em hiểu như thế nào về hai mối quan hệ này?
*Nêu mối ân tình giữa mình và chiến sĩ, Trần Quốc Tuấn đã khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với đạo vua tôi cũng như đối với tình cốt nhục.
? Phân tích nghệ thuật lập luận đặc sắc trong đoạn văn phê phán thái độ, hành động sai trái của tướng sĩ và chỉ cho họ thấy thái độ hành động đúng nên theo, cần làm? ( Thảo luận 7 phút).
- Giọng văn.
- Phê phán thái độ, hành đông sai của tướng sĩ.
- Cùng với việc phê phán thái độ, hành đông sai của tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn còn chỉ ra những việc đúng nên làm.Đó là những việc gì?
? Phân tích nghệ thuật lập luận trong đoạn kết?
? Tóm lại Hịch tướng sĩ đã thể hiện tinh thần như thế nào trước nguy cơ đất nước bị nạ xâm lược?
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Đoạn 1: “Từ đầu. . . còn lưu tiếng tốt”: Nêu gương sáng trong lịch sử để khích lệ ý chí gặp công danh.
 - Đoạn 2: “ Huống chi . . . cũng vui lòng”: Lột tả sự ngang ngược và tội ác của kẻ thù đồng thời nói lên lòng căm thù giặc.
- Đoạn 3: “ Các ngươi . . . Không muốn vui vẻ phỏng có được không?”: Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai. 
Đoạn 3 có thể chia làm hai đoạn nhỏ:
 + “ Các ngươi . . . muốn vui vẻ phỏng có được không?”: Nêu mối ân tình giữa chủ và tướng, phê phán những sai trái trong hàng ngủ tướng sĩ.
 + “ Nay ta. . . không muốn vui vẻ phỏng có được không?”: Khẳng định hành động đúng nên làm để tướng sĩ thấy rõ điều hay lẽ phải.
- Đoạn 4: Đoạn còn lại: Nêu nhiệm vụ cấp bách nhằm khích lệ tinh thần chiến đấu.
Được lột tả bằng những hành động thực tế và qua cách diễn đạt bằng những hình ảnh ẩn dụ.
- Kẻ thù tham lam, tàn bạo: Đòi ngọc lụa, hạch sách bạc vàng, vét kiệt của kho có hạn, hung hãn như hổ đói.
- Kẻ thù ngang ngược: Đi lại nghêng ngang ngoài đường, bắt nạt tể phụ.
- Những hình ảnh ẩn dụ: “lưỡi cú diều”, “thân dê có”
àTrần Quốc Tuấn đã chỉ rõ mối nhục lớn của mọi người khi chủ quyền đất nước bị xâm phạm. So sánh với thực tế của Sài Xuân đi Sứ sang nước ta thì tác dụng của lời hịch như đổ thêm dầu vào lửa đang hừng hực cháy trong lòng các chiến sĩ.
Lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn thể hiện cụ thể: Quên ăn, mất ngủ, đau đớn đến thắt tim, thắt ruột; thể hiện qua thái độ: uất ức, căm tức khi chưa trả được thù, sẵn sàng hi sinh để rửa mối nhục cho đất nước. Bao nhiêu tâm huyết, bất lực của Trần Quốc Tuấn dồn vào đoạn: “ Ta thường tới bữa quên ăn . . . ta cũng vui lòng”.
à Dựa trên hai mối quan hệ: Quan hệ chủ tướng và quan hệ cùng cảnh ngộ.
+ Quan hệ chủ tướng để khích lệ tinh thần trung quân ái quốc còn quan hệ cùng cảnh ngộ để khích lệ lòng ân nghĩa, thuỷ chung của những người chung hoàn cảnh “ lúc xông pha trận mạc thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười”.
- Giọng văn: Vừa là lời của vị chủ soái nói với tướng sĩ dưới quyền vừa là lời của người cùng cảnh ngộ chính vì vậy cách nói có khi nghiêm khắc mang tính chất sĩ mắng răn đe, có khi lại chân thành, tình cảm mang tính chất bày tỏ thiệt hơn.
- Chân tình chỉ bảo từ những việc làm sai tưởng như nhỏ nhăt: vui chọi gà, cờ bạc, ham săn bắn, thích rượu ngon, mê tiếng hát, . . .mà hậu quả thì vô cùng tai hại: thái ấp, bổng lộc không còn; gia quyến, vợ con khốn cùng, tan nát; xã tắc, tổ tông bị giày xéo; thanh danh bị ô nhục; chủ và tướng, riêng và chung, . . . tất cả đều “đau xót biết chừng nao”. Có khi nói thẳng gần như sĩ mắng: “không biết lo”, “không biết thẹn”, “không biết tức”, “không biết căm”.Có khi dùng cách nói mỉa mai, chế giễu: “cựa gà trống không thể. . .” “mẹo cờ bạc không thể” “chén rượu ngon không thể” “tiếng hát hay không thể”.
-Tác giả so sánh hai viễn cảnh: đầu hàng thất bại thì mất tất cả bằng những từ mang ý nghĩa phủ định như “không còn” “cũng mất”, “bị tan”, “cũng khốn” còn viễn cảnh chiến đấu thắng lợi thì được cả chung và riêng bằng những từ mang ý nghĩa khẳng định: “mãi mãi vững bền”, “đời đời hưởng thụ”, “không bị mai một”, “Sử sách lưu thơm”.
- Để giành thế áp đảo cho tinh thần quyết chiến quyết thắng, phần cuối bài hịch một lần nữa Trần Quốc Tuấn vạch rõ ranh giới giữa hai con đường chính và tà để thuyết phục tướng sĩ. Tác giả biểu lộ một thái độ dứt khoác: hoặc là địch hoặc là ta, không có vị trí chông chênh cho những kẻ bàng quan trước thời cuộc nhằm động viên tất cả mọi người hãy đứng hẳn sang lực lượng quyết chiến quyết thắng
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
II- TÌM HIỂU VĂN BẢN :
 1/ Nội dung:
 - Để kêu gọi, khích lệ tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm, Hịch tướng sĩ từng bước tác động đến tướng sĩ suy nghĩ về:
 + Tinh thần trung quân ái quốc: gương những trung thần nghĩa sĩ trong sử sách Trung Quốc, kêu gọi tướng sĩ nhà Trần suy nghĩ về nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân đối với chủ tướng, cũng là đối với đất nước.
 + Tình thế đất nước: thái độ ngang ngược của giặc, âm mưu xâm lược của chúng đã bộc lộ rõ. Trong khi đó tướng sĩ nhà Trần vẫn bàng quan, không lo lắng cho hiểm họa xâm lăng đe dọa đất nước,
 + Hành động mà các tướng sĩ phải làm: cảnh giác trước âm mưu xâm lược, tăng cường luyện tập binh thư yếu lược, sẵn sàng chiến đấu chống kẻ thù.
 2) Nghệ thuật:
 - Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén. Luận điểm rõ ràng, luận cứ chính xác.
 - Sử dụng phép lập luận linh hoạt (so sánh, bát bỏ,), chặt chẽ (từ hiện tượng đến quan niệm, nhận thức; tập trung vào một hướng từ nhiều phương diện).
 - Sử dụng lời văn thể hiện tình cảm yêu nước mãnh liệt, chân thành, gây xúc động trong người đọc.
 c) Ý nghĩa văn bản:
 Hịch tướng sĩ nêu lên vấn đề nhận thức và hành động trước nguy cơ đất nước bị xâm lược.
4/ Hướng dẫn tự học:
- Đọc kĩ chú thích.
- Đọc kĩ văn bản và học thuộc lòng một vài đoạn văn biểu cảm trong Hịch tướng sĩ;
- Tìm hiểu thêm tác giả Trần Quốc Tuấn và cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên của nhân dân ta thời Trần.
- Soạn bài: Xem và chuẩn bị trước phần Tiếng việt: Hành động nói.
 + Đọc và phân tích phần Ngữ liệu trang 62 - 63 SGK.
 + Nghiên cứu trả lời các câu hỏi 1,2,3 trang 63-64 - 65 SGK.
NS: 17 /02/2011	TUẦN 26
ND: 24 /02/2011	TIẾT 95
HÀNH ĐỘNG NÓI
= a= a = a = a= a=
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Nắm được khái niệm hành động nói.
 - Một số kiểu hành động nói.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
Khái niệm hành động nói
Các kiểu hành động nói thường gặp.
 2/ Kĩ năng: 
Xác định được hành động nói trong các văn bản đã học và trong giao tiếp.
Tạo lập được hành động nói phù hợp với mục đích giao tiếp.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
	HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG LƯU BẢNG
Hoạt động 1: Khởi động
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ:
 - Kể tên các kiểu câu chia theo mục đích nói?
 - Giữa câu cảm thán, câu cầu khiến, câu nghi vấn và câu trần thuật có sự khác nhau như thế nào?
 - Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của học sinh.
3/ Bài mới:
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
Gv: Treo bảng phụ.
? Gọi HS đọc đoạn trích ghi trên bảng phụ và trả lời câu hỏi. 
? Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích chính là gì? Câu nào thể hiện rõ mục đích ấy?
? Lí Thông có đạt được mục đích của mình không? Chi tiết nào nói lên điều đó?
? Lí Thông đã thực hiện được mục đích của mình bằng phương tiện gì?
? Nếu hiểu hành động là” việc làm cụ thể của con người nhằm một mục đích nhất định” thì việc làm của Lí Thông có phải một hành động không? Vì sao?
* Qua phân tích, hãy cho biết hành động nói là gì?
- Hãy đọc ghi nhớ SGK trang 62.
* Trong đoạn trích ở mục I, ngoài câu đã phân tích, mỗi câu còn lại trong lời nói của Lí Thông đều nhằm một mục đích nhất định. Những mục đích ấy là gì?
* Đọc đoạn trích mục II. 2 trang 63 SGK.
? Chỉ ra hành động nói trong đoạn trích và cho biết mục đích của mỗi hành động?
? Liệt kê các kiểu hành động nói mà em đã biết qua phân tích hai đoạn trích ở mục I và mục II.
* Gọi HS đọc ghi nhớ trang 63.
HS đọc nội dung bảng phụ theo yêu cầu.
- Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích: đẩy Thạch Sanh đi để mình hưởng lợi. Câu thể hiện rõ ý đồ của Lí Thông nhất là câu: Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi.
- Có đạt được mục đích. Vì nghi Lí Thông nói, Thạch Sanh vội vả từ giã mẹ con Lí Thông ra đi.
- Lí Thông đã thực hiện được mục đích của mình bằng phương tiện lời nói.
Việc làm của Lí Thông là một hành động vì nó là một việc làm có mục đích.
HS thực hiện theo yêu cầu giáo viên.
Mỗi câu trong lời nói của Lí Thông đều đều có một mục đích riêng: Câu1 dùng để trình bày, câu 2 đe doạ, câu 3 khuyên, câu 4 hứa hẹn.
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Lời cái Tí – để hỏi hoặc bộc lộ cảm xúc.
- Lời chi Dậu – tuyên bố hoặc báo tin.
HS liệt kê các hành động nói vừa tìm hiểu.
HS đọc ghi nhớ trang 63 SGK.
I- HÀNH ĐỘNG NÓI LÀ GÌ? 
 Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
II- MỘT SỐ KIỂU HÀNH ĐỘNG NÓI THƯỜNG GẶP:
Người ta dựa theo mục đích của hành động nói mà đặt tên cho nó. Những kiểu hành động nói thường gặp là hỏi, trình bày(báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán,), điều khiển(cầu khiến, đe doạ, thách thức,), hứa hen, bộc lộ cảm xúc.
Hoạt động 3: Luyện tập
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1 trang 63 SGK.
? Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ nhằm mục đích gì? Hãy xác định mục đích của hành động nói thể hiện ở một câu trong bài Hịch và vai trò của câu ấy đối với việc thực hiện mục đích chung.
? Cho HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 2 trang 63-64 SGK.
? Chỉ ra hành động nói và mục đích của mỗi hành động nói trong những đoạn trích trên.
( Thảo luận nhóm- thời gian thảo luận 5 phút)
Bài tập 3: Cho HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 3 trang 65 SGK. 
 ? Đoạn trích có 3 câu chứa từ “hứa”. Hãy xác định kiểu hành động nói được thực hiện trong mỗi câu ấy?
HS đọc bài tập 1 theo yêu cầu.
Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ nhằm mục đích khích lệ tướng sĩ học Binh thư yếu lược do ông soạn ra và khích lệ lòng yêu nước của các tướng sĩ. Câu thể hiện mục đích của hành động nói: Nếu các ngươi biết chuyên luyện tập sách này, theo lời dạy bảo của ta thì mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta tức là kẻ nghịch thù.
HS đọc bài tập 2 theo yêu cầu của GV.
Các nhóm trình bày:
a) Bác trai à hỏi.
cảm ơn thường à cảm ơn.
Nhưng xem mệt lắm à trình bày
Này  trốn à cầu khiến.
Chứ cứ khổ à bộc lộ cảm xúc.
Người ốmhồn à bộc lộ cảm xúc.
Vâng cụ à tiếp nhận.
Nhưng  đã à trình bày.
Nhịn  gì à bộc lộ cảm xúc.
 Thế thì  đấy! à cầu khiến.
b) Đây là lớn à nhận định, khẳng định.
Chúng tôi  tổ quốc! à hứa hẹn.
c) Cậu vang ạ! à báo tin.
Cụ bán rồi? à hỏi
Bán rồi! à xác nhận, thừa nhận.
Họ vừa bắt xong? à báo tin.
Thế nó cho bắt à? à hỏi.
 Khốn nạn à cảm thán.
Ông giáo ơi! à cảm thán.
Nó có biết gì đâu! à cảm thán.
Nó thấy  mừng à tả.
Tôi cho nó ăn cơm. à kể
Nó lên à kể.
HS đọc bài tập 3 theo yêu cầu của GV.
- Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau à ra lệnh.
- Anh hứa đi à ra lệnh.
- Anh xin hứa à hứa.
III- LUYỆN TẬP:
 1/ Bài tập 1:
Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ nhằm mục đích khích lệ tướng sĩ học Binh thư yếu lược do ông soạn ra và khích lệ lòng yêu nước của các tướng sĩ. Câu thể hiện mục đích của hành động nói: Nếu các ngươi biết chuyên luyện tập sách này, theo lời dạy bảo của ta thì mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta tức là kẻ nghịch thù.
 2/ Bài tập 2:
 a) Bác trai à hỏi.
cảm ơn thường à cảm ơn.
Nhưng xem mệt lắm à trình bày
Này  trốn à cầu khiến.
Chứ cứ khổ à bộc lộ cảm xúc.
Người ốmhồn à bộc lộ cảm xúc.
Vâng cụ à tiếp nhận.
Nhưng  đã à trình bày.
Nhịn  gì à bộc lộ cảm xúc.
 Thế thì  đấy! à cầu khiến.
b) Đây là lớn à nhận định, khẳng định.
Chúng tôi  tổ quốc! à hứa hẹn.
c) Cậu vang ạ! à báo tin.
Cụ bán rồi? à hỏi
Bán rồi! à xác nhận, thừa nhận.
Họ vừa bắt xong? à báo tin.
Thế nó cho bắt à? à hỏi.
Khốn nạn à cảm thán.
Ông giáo ơi! à cảm thán.
3/ Bài tập 3:
- Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau à ra lệnh.
- Anh hứa đi à ra lệnh.
- Anh xin hứa à hứa.
4/ Hướng dẫn tự học:
- Về nhà học bài, xem lại các bài tập trên.
- Phân biệt hành động nói và từ chỉ hành động. Cho ví dụ.
- Soạn bài: Xem lại các bài học về văn thuyết minh đã học, lập lại dàn bài cho đề bài viết số 5 để chuẩn bị cho tiết trả bài viết tập làm văn số 5.
NS: 18/02/2011	 TUẦN 26
ND: 24/02/2011	 	 TIẾT 96
	 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 -
Văn thuyết minh 
= a= a = a = a= a=a= a=a= a=
I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp học sinh:
- Nhận rõ ưu- khuyết điểm trong bài viết của mình về nội dung và hình thức trình bày. Qua đó củng cố thêm một bước về thể loại văn thuyết minh.
 - Rèn kĩ năng hình thành dàn ý thuyết minh, sử dụng kết hợp các thể văn miêu tả, tự sự, biểu cảm và nghị luận một cách hợp lí.
II – CHUẨN BỊ: 
 1/ Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa bài viết số 5 có nhận xét đánh giá chung về ưu- khuyết điểm.
 2/ Học sinh: Lập dàn bài trước ở nhà, tự nhận thức về ưu- khuyết điểm qua bài viết của mình.
 III–TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
 1/ Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số.
 2/ Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của học sinh.
 3/ Bài mới: Chép đề lên bảng.
Đề: Hãy thuyết minh về con lợn.
	Đáp án: 
	 * Hình thức:
	- Trình bày sạch đẹp, rõ ràng, đúng chính tả, đúng kiểu bài thuyết minh. (1 điểm)
	- Bố cục hợp lí, diễn đạt và liên kết đoạn tốt. ( 1 điểm)
	 * Nội dung: 
	- Mở bài: Giới thiệu chung về con lợn. ( 1,5 điểm)
	- Thân bài: 
	 + Hình dáng con lợn.
	 Ÿ Độ lớn, màu da, màu lông, . . . ( 1 điểm)
	 Ÿ Các bộ phận: Đầu, tai, mắt, thân, . . . ( 1 điểm)
	 Ÿ Các giống lợn: Lợn ỉ, lợn móng cái, lợn cỏ, . . . ( 1 điểm)
 + Đặc điểm: 
	 Ÿ Ăn thức ăn gì? ( 1 điểm)
	 Ÿ Các biểu hiện của đặc điểm giống loài. . . . ( 1 điểm)
	- Kết bài: Những lợi ích mà con lợn đem lại cho đời sống con người. ( 1,5 điểm)
 4/ Nhận xét, đánh giá:
BẢNG THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG BÀI VIẾT SỐ 5
LỚP
TỔNG SỐ HS
GIỎI(9-10)
KHÁ(7-8)
T. BÌNH(5-6)
YẾU(3-4)
KÉM(0-1-2)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8/1
8/2
8/3
TỔNGCỘNG
	4.1 Ưu điểm:
	4.2 Khuyết điểm:
	4. 3 Biện pháp khắc phục:
 5/ Tự học có hướng dẫn:
 - Về nhà xem lại các kiến thức đã học nhằm khắc sâu thêm tri thức về văn thuyết minh.
 - Soạn bài: Văn bản Nước Đại Việt ta trang 66,67,68,69 SGK.
+ Đọc văn bản trang 66-67.
+ Tìm hiểu trước các chú thích trang 67-68 SGK. Cần nắm vững thể Cáo để so sánh với thể chiếu và Hịch có sự khác biệt như thế nào?
+ Chuẩn bị trước các câu hỏi trang phần đọc hiểu văn bản trang 69 SGK.
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
..........................................................
..........................................................
..........................................................
..........................................................
..........................................................
.......................................................... ..........................................................
..........................................................
4.1 Ưu điểm:
	 - Mức độ đạt yêu cầu, có học bài.
	 - Có vận dụng kiến thức đã học vào bài thuyết minh.
	 - Nghiêm túc trong quá trình làm bài, không vi phạm quy chế thi kiểm tra.
	 - Đa số trình bày sạch đẹp, rõ ràng.
	 - Tất cả đều hoàn thành bài viết không bỏ dở giữa chừng.
	 - Đa số viết đúng kiểu bài thuyết minh, làm được bố cục ba phần.
	4.2 Khuyết điểm:
	 - Số lượng bài làm chưa đạt yêu cầu chiếm tỉ lệ khá cao: chiếm 46,1 % dưới mức 5 điểm.
	 - Nhiều em đọc đề không kĩ nên còn viết lạc đề.
 - Nhiều em chưa vận dụng tốt phần kiến thức đã học cho việc vận dung vào bài tập thực hành không lập dàn bài trước khi viết bài, chưa nêu bật đặc điểm các giống lợn trong nước.
	 - Một số bài bố cục trình bày chưa hợp lí, chưa rõ ràng.
	 - Chữ viết một số bài còn cẩu thả, một số bài viết còn bôi xoá nhiều.
	 - Nhiều em còn lãng phí thời gian, không tận dung hết 90 phút làm bài.
	4. 3 Biện pháp khắc phục:
 - Từ bài kiểm tra viết lần này rút kinh nghiệm cho các bài viết số 6, số 7 và bài thi HKII đạt kết quả cao hơn.
	 - Phát uy tối đa những ưu điểm của bài thi lần này.
 - Cần khắc phục ngay các khuyết điểm trên không để lặp lại trongcác bài viết lần sau.	 - Cần cố gắng hết sức mình để phấn đấu vươn lên như: 
+ Học bài và soạn bài cho tốt ở nhà.
+ Vào lớp tích cực phát biểu xây dựng bài, những gì chưa hiểu nên hỏi ngay.
 + Khi làm bài phải bình tỉnh, tự tin và tận dung tối đa thời gian làm bài không nên ra sớm.
+ Trước khi làm bài nên đọc kĩ đề , tránh lạc đề.
+ Làm bài xong cần đọc lại và sửa chữa kịp thời nhất là chính tả, câu cú, ngữ pháp tính mạch lạc, liên kết trong bài viết,
+ Đặc biệt chú ý trước khi làm Tập làm văn nên vận dụng tối đa các bước làm bài nhất là nên lập dàn bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 26(1).doc