Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 26, 27

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 26, 27

Tiết 93, 94: Văn bản HỊCH TƯỚNG SĨ

 - Trần Quốc Tuấn -

I. Mục tiêu cần đạt

Giúp HS:

- Cảm nhận được lòng yêu nước bất khuất của TQT, của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thể hiện qua lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.

- Nắm được đặc điểm cơ bản của thể hịch, thấy được đặc sắc NT văn chính luận của hịch.

- Biết vận dụng bài học để viết văn NL, có sự kết hợp giữa tư duy lôgíc và tư duy hình tượng, giữa lí lẽ và tình cảm.

II. Chuẩn bị

 - Giáo viên : soạn giáo án, sưu tầm tư liệu: Tranh, ảnh, tượng Trần Quốc Tuấn, kiến thức về cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược TK XIII

 - Học sinh: Soạn bài

III. Tiến trình dạy học

1. Kiểm tra bài cũ: Vì sao thành Đại La được chọn làm kinh đô?

2. Bài mới:

TQT là một trong những danh tướng kiệt xuất của nhân dân VN và của thế giới trung đại. Ông góp công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông- NGuyên. Là nhà lí luận quân sự với các tác phẩm Vạn kiếp tông bí truyền thư, Binh thư yếu lược.

 

doc 22 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 791Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 26, 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Ngày soạn:././2011
Ngày dạy: ././2011
Tiết 93, 94: Văn bản Hịch tướng sĩ
 - Trần Quốc Tuấn - 
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS: 
- Cảm nhận được lòng yêu nước bất khuất của TQT, của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thể hiện qua lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.
- Nắm được đặc điểm cơ bản của thể hịch, thấy được đặc sắc NT văn chính luận của hịch.
- Biết vận dụng bài học để viết văn NL, có sự kết hợp giữa tư duy lôgíc và tư duy hình tượng, giữa lí lẽ và tình cảm. 
II. Chuẩn bị
 - Giáo viên : soạn giáo án, sưu tầm tư liệu: Tranh, ảnh, tượng Trần Quốc Tuấn, kiến thức về cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược TK XIII 
 - Học sinh: Soạn bài
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Vì sao thành Đại La được chọn làm kinh đô? 
2. Bài mới: 
TQT là một trong những danh tướng kiệt xuất của nhân dân VN và của thế giới trung đại. Ông góp công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông- NGuyên. Là nhà lí luận quân sự với các tác phẩm Vạn kiếp tông bí truyền thư, Binh thư yếu lược...
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Nêu những nét chính về tác giả?
Trình bày hiểu biết của em về tác phẩm?
Em biết gì về thể hịch?
- Là thể văn nghị luận đời xưa, thường được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào nào đó dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đánh giặc
- Theo Biên niên lịch sử cổ trung đại VN thì bài này được công bố vào tháng 9 năm 1284, tại cuộc duyệt binh ở Đông Thăng Long. Trong ba cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên thời Trần thì cuộc kháng chiến lần thứ hai là gay go nhất. Giặc cậy thế mạnh ngang tàng hống hách. Ta sôi sục quyết tâm chiến đấu. Nhưng trong hàng ngũ tướng sĩ cũng có người dao động, có tư tưởng cầu hoà. Để cuộc chiến đấu giành thắng lợi điều quan trọng là phải đánh bại tư tưởng dao động. Vì vậy TQT viết bài hịch này.
- Ngôn ngữ không nặng nề, khoa trương mà gần gũi, thân tình. Điều này phù hợp với đối tượng và mục đích của bài hịch. Đối tượng là ta nói với ta, còn mục đích là đánh bại tư tưởng bàng quan, cầu an hưởng lạc, thờ ơ trước vận mệnh của đất nước.
HS quan sát SGK
Bố cục chung của bài hịch gồm mấy phần?
Thông thường bài hịch kêu gọi đánh gặc có bốn phần chính:
+ Phần 1: Nêu vấn đề
+ Phần 2: Thường nêu truyền thống vẻ vang trong sử sách để gây lòng tin tưởng
+ Phần ba: Thường nhận định tình hình để gây lòng căm thù giặc và phân tích để làm rõ đúng sai
+ Phần kết thúc: đề ra chủ truơng cụ thể và kêu gọi đấu tranh
Em có nhận xét gì về bố cục của bài hịch này?
Kết cấu của bài hịch cơ bản giống kết cấu chung của thể hịch nhưng có sự thay đổi linh hoạt. Tác giả không nêu phần đặt vấn đề riêng vì toàn bộ bài hịch là nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
Giọng điệu cần thay đổi linh hoạt cho phù hợp với từng đoạn. Giọng điệu chung cần hùng hồn, tha thiết
Tác giả mở đầu bài hịch bằng cách nào? 
Mở bài như vậy có ý nghĩa gì?
Tất cả họ đều có chung một lòng trung nghĩa. TQT nêu ra như vậy để muốn nói rằng: Họ đều là những tì tướng như các ngươi, họ làm được tại sao các ngươi không thế?
Cách nêu dẫn chứng từ xa đến gần, từ xưa đến nay nhằm làm nổi bật tinh thần quên mình vì chủ. Điều quen thuộc là các tấm gương ấy đều được dẫn từ sử sách TQ như một thói quen truyền thống của các nhà nho, nhà văn VN chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hoá Hán.
Điều đáng lưu ý là tác giả đưa ra những tấm gương của các tướng Mông- Nguyên đang là kẻ thù của đất nước. Đó chính là một hạn chế của tác giả.
Tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù được tác giả lột tả ntn?
Em có nhận xét gì về những hành động của chúng?
Để lột tả điều đó tác giả sử dụng BPNT gì?
- Những hình ảnh ẩn dụ “ lưỡi cú diều ”, “ thân dê chó ” dùng để chỉ sứ Nguyên 
-> có ý nghĩa gì diễn tả nỗi căm giận, lòng khinh bỉ giặc, chỉ ra nỗi nhục lớn khi chủ quyền đất nước bị xâm phạm
Có thể so sánh với thực tế lịch sử: 
+ Năm 1277, Sài Xuân đi xứ, buộc ta lên tận biên giới đón rước
+ Năm 1281, Sài Xuân lại sang xứ, cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dương Minh, quân sĩ Thiên Trường ngăn lại, bị Xuân lấy roi đánh toặc cả đầu, vua sai Thượng tướng Trần Quang Khải ra đón tiếp, Xuân nằm khểnh không dậy. So với thực tế ấy sẽ thấy tác dụng của lời hịch như đổ thêm dầu vào lửa.
Trước thực tế đó TQT có những hành động, thái độ ntn?
Những hành động, thái độ đó nói lên điều gì?
Em có nhận xét gì về kết cấu câu văn trong đoạn văn trên?
Mỗi chữ, mỗi lời như chảy trực tiếp từ trái tim qua ngòi bút lên trang giấy. Câu văn chính luận mà khắc hoạ sinh động hình tượng người anh hùng yêu nước: đau xót đến quặn lòng trước tình cảnh đất nước, căm thù giặc đến bầm gan tím ruột, mong rửa nhục đến quên ăn, quên ngủ, vì nghĩa lớn mà coi thường xương tan, thịt nát
Chú ý vào đoạn văn: Các ngươi...Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không
Mối ân tình giữa chủ và tướng sĩ dựa trên những MQH nào?
Đưa ra những MQH đó nhằm mục đích gì?
 QH chủ tướng đ khích lệ tinh thần trung quân ái quốc; QH cùng cảnh ngộ đ khích lệ lòng ân nghĩa thuỷ chung của những người chung hoàn cảnh
- Sau khi nêu mối ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, TQT phê phán những hành động sai trái của tướng sĩ
TQT đã chỉ ra những gì chưa tốt ở các tướng sĩ?
NHư việc chọi gà, mê tiếng hát...
Tác giả phân tích hậu quả của lối sống này ntn?
Qua đó tác giả bộc lộ thái độ ntn?
Sau đó tác giả khẳng định những hành động đúng nên làm là gì? có dụng ý gì?
Nên nhoé câu: “đặt mồi lửa...”
Lợi ích của những việc làm này là gì?
Theo em trong hai ĐV trên tác giả thuyết phục người nghe bằng lối lập luận nào?
Phần kết bài TQT đưa ra nội dung gì?
 Em có nhận xét gì về giọng điệu ở phần cuối bài hịch?
- Hãy nêu một số đặc sắc NT đã tạo nên sắc thuyết phục người đọc bằng cả nhận thức và tình cảm?
- Cảm nhận của em về ND bài hịch?
Trả lời các câu hỏi trong SGK tr.61
I. Giới thiêu chung
1. Tác giả - Tác phẩm
 * Tác giả: (1231- 1300), tước Hưng Đạo Vương
- Là một danh tướng kiệt xuất của DT
- Có công lớn trong các cuộc chống Mông – Nguyên
* Tác phẩm
- Thuộc thể hịch(thể văn nghị luận trung đại)
- Viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ hai (1285)
- Viết chủ yếu bằng văn biền ngẫu(từng cặp câu cân xứng nhau)
2. Chú thích
3. Bố cục: 
- Phần 1: Từ đầu...lưu tiếng tốt 
-> Nêu gương trung thần dám xả thân lập công, ghi danh sử sách.
- Phần 2: tiếp...ta cũng vui lòng
-> Tố cáo tội ác của giặc, bộc lộ tâm trạng của tác giả
- Phần 3: Tiếp... có được không
-> phân tích những mặt lợi của việc đánh giặc cứu nước
- Phần 4: còn lại
-> Nêu nhiệm vụ cấp bách, khích kệ tinh thần chiến đấu.
II.Tìm hiểu văn bản
1. Đọc
2. Tìm hiểu văn bản
a. Nêu gương sáng trong lịch sử
- Nêu những tấm gương trung thần trong sử sách TQ hi sinh vì chủ, vì nước
 -> Nhằm thức tỉnh và khích lệ ý chí lập công danh, hy sinh vì nước của nghĩa sĩ
b.Tố cáo tội ác của giặc và nỗi lòng của tác giả
* Tội ác của giặc
- Đi lại ngênh ngang
- Uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình
- Đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ
- Đòi ngọc lụa, thu bạc vàng 
- > Bằng những hành động thực tế và qua hình ảnh ẩn dụ tác giả đã lột tả sự ngang ngược, tham lam tàn bạo của giặc
* Nỗi lòng tác giả
- Tới bữa quên ăn- Nửa đêm vỗ gối
- Ruột đua như cắt- Nước mắt đầm đìa
- Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da - nuốt gan uống máu quân thù
- Trăm thân phơi ngoài nội cỏ- nghìn xác này gói trong da ngựa cũng vui lòng
-> Sử dụng câu văn biền ngẫu để thể hiện 
nỗi uất ức, căm tức khi chưa trả được thù, sẵn sàng hi sinh để rửa sạch mối nhục cho đất nước.
=> Tấm gương yêu nước bất khuất.
c. Mối ân tình giữa chủ và tướng và thái độ của chut tướng trước những việc làm của tướng sĩ
* Mối ân tình giữa chủ và tướng
- Mối quan hệ trên- dưới(giữa chủ tướng– tì tướng, các thuộc tướng của mình ) 
- Mối quan hệ bình đẳng của những người cùng cảnh ngộ 
-> Khích lệ ý thức trách nhiệm đối với ậo vua tôi và với tình cốt nhục.
* Phê phán những biểu hiện sai trái của tướng sĩ:
+ Không biết nhục, không biết lo cho chủ, cho nước 
+ Ham những thú vui tầm thường 
+ Quên danh dự và bổn phận
+ Cầu an hưởng lạc
- > hậu quả là mất hết sinh lực và tâm trí đánh giặc, dẫn đến cảnh nước mất nhà tan
=> Tác giả phê phán dứt khoát, rạch ròi lối sống cá nhân, hưởng lạc của tướng sĩ
* Khuyên bảo tướng sĩ
- Phải biết lo xa
- Tăng cường tập võ nghệ
- > Chống được giặc ngoại xâm, bảo vệ được gia đình, đất nuớc
- Nghệ thuật lập luận : điệp ngữ, liệt kê, so sánh tương phản, câu văn biền ngẫu
d. Nêu nhiệm vụ cấp bách- khích lệ tinh thần chiến đấu
- Vạch rõ ranh giới giữa hai con đường chính và tà, sống và chết
-> thái độ dứt khoát, giọng điệu tâm tình nhằm động viên tới mức cao nhất ý chí và quyết tâm chiến đấu của mọi người
III. Tổng kết và luyện tập : Ghi nhớ (SGK)
1. Tổng kết(ghi nhớ SGK)
2. Luyện tập
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà
1. Củng cố:
 - Nắm được những nét chính về ấac giả và tác phẩm
 - Nắm được nội dung hai phần đầu tiên của VB
2. Huớng dẫn về nhà:
 - Hoàn thiện phần bài soạn “Hịch tướng sĩ”
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
...
...
...
*******************
Ngày soạn:././2011
Ngày dạy: ././2011
Tiết 95 : Hành động nói 
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS: 
- Nói cũng là một thứ hành động
- Số lượng hành động nói khá lớn, nhưng có thể quy lại thành một số kiểu khái quát nhất định.
- Có thể sử dụng nhiều kiểu câu đã học để thực hiện cùng một hành động.
II. Chuẩn bị
 - Giáo viên : soạn giáo án, BP
 - Học sinh: Xem trước bài ở nhà
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là câu phủ định? Lấy hai VD minh hoạ.
2. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích chính là gì? Câu nào thể hiện rõ nhất mục đích ấy? 
- Lí Thông có đạt được mục đích của mình không? Chi tiết nào nói rõ điều đó?
- Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm đẩy Thạch Sanh đi để mình hưởng lợi.
- Lí Thông đã đạt được mục đích vì nghe LT nói Thạch Sanh tin ngay
-Việc làm của LT là một hành động, vì nó là một việc làm có mục đích.
Lí Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện gì?
- Bằng lời nói.
Vậy thế nào là hành động nói?
- Nếu hiểu hành động là “ việc làm cụ thể của con người nhằm một mục đích nhất định ” thì việc làm của Lí Thông có phải là một hành động không? Vì sao? 
Là một hành động vì đó là việc làm co mục đích
HS đọc kỹ câu nói của LT và đánh số.
- Chỉ ra các hành động nói trong đoạn trích và cho biết mục đích của mỗi hành động?
Chỉ ra các hành động nói trong đoạn trích và cho biết mục đích của mỗi hành động?
Có mấy kiểu hành động nói? Đó là những kiểu nào? 
Cá nhân HS làm việc
HS độc lập suy nghĩ và trình bày
I. Hành động nói là gì?
1.Ví dụ
Lí Thông đã thực hiện được mục đích của mình bằng lời nói
-> H ... 1. Củng cố:
 - Nắm được cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của NT và những đặc sắc NT của bài
2. Huớng dẫn về nhà:
 - Học thuộc phần ghi nhớ
 - Chuẩn bị bài: Hành động nói (tiếp) 
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
...
...
...
*******************
Ngày soạn:././2011
Ngày dạy: ././2011
Tiết 98: Hành động nói (tiếp theo)
I. Mục tiêu cần đạt	 
Giúp HS :
- Có thể sử dụng nhiều kiểu câu đã học để thực hiện cùng một hành động nói
- Rèn kỹ năng làm các dạng BT (SGK)
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Soạn giáo án, bảng phụ
 - Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Hành động nói là gì? Có mấy kiểu hành động nói?
- Chữa BTVN (SGK)
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
 HS đọc VD (SGK) - điền bảng phụ
Xác định các kiểu câu và hành động nói của các câu trong đoạn văn trên?
 Thế nào là cách dùng trực tiếp?
Thế nào là cách dùng gián tiếp?
Có mấy cách thực hiện hành động nói?
Cá nhân HS làm việc
HS độc lập suy nghĩ và trình bày trước lớp
I. Cách thực hiện hành động nói
1. Ví dụ
- Câu 1, 2, 3: hành động nói trình bày -> thực hiện bằng kiểu câu trần thuật
=> cách dùng trực tiếp
- Câu 4, 5: Hành động nói điều khiển -> Câu trần thuật
=> cách dùng gián tiếp
2. Kết luận
* Có hai cách thực hiện hành động nói:
- Dùng trực tiếp : kiểu câu phù hợp với hành động
- Dùng gián tiếp : kiểu câu được dùng không đúng với chức năng vốn có của nó.
II. Luyện tập
Bài 1: Tìm câu nghi vấn – mục đích?
* Câu nghi vấn ở đoạn đầu: Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có? 
(Câu nghi vấn thực hiện hành động phủ định)
-> tạo tâm thế cho tướng sĩ chuẩn bị nghe những lời lí lẽ của tác giả.
* Câu nghi vấn ở đoạn giữa: “Lúc bấy giờ dẫu các người muốn vui vẻ phỏng có được không?”
(Câu nghi vấn thực hiện hành động phủ định)
-> thuyết phục, động viên, khích lệ.
* Câu nghi vấn ở đoạn cuối: Vì sao vậy?
(Câu nghi vấn thực hiện hành động gây sự chú ý)
-> khẳng định chỉ con đường là chiến đấu đến cùng để bảo vệ bờ cõi.
Bài 2 
 Tất cả các câu trần thuật đều thực hiện hành động cầu khiến, kêu gọi.
đ Cách dùng gián tiếp tạo sự đồng cảm sâu sắc. Nó khiến cho những nguyện vọng của lãnh tụ trở thành nguyện vọng tha thiết của mỗi người.
Bài 3 
 Câu có mục đích cầu khiến?
Dế Choắt :
- Songdám nói
- Anh đã nghĩsang
Dế Mèn :
- Được, chú mình  ra nào
- Thôi, im lại điệu ấy đi.
* Nhận xét :
- Dế Choắt yếu đuối nên cầu khiến nhã nhặn, mềm mỏng, khiêm tốn.
- Dế Mèn ỷ thế kẻ mạnh nên giọng điệu ngạo mạn, hách dịch.
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà
1. Củng cố:
 - Nắm được các cách thực hiện hành động nói
2. Huớng dẫn về nhà:
 - Học thuộc phần ghi nhớ
 - BTVN: 4,5 tr.72
 - Chuẩn bị bài: Ôn tập luận điểm
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
...
...
...
*******************
Ngày soạn:././2011
Ngày dạy: ././2011
Tiết 99 : Ôn tập về luận điểm 
I. Mục tiêu cần đạt	 
Giúp HS : 
- Nắm vững hơn nữa khái niệm luận điểm, tránh được những sự hiểu lầm mà các em thường mắc phải (lẫn lộn luận điểm với vấn đề cần nghị luận hoặc coi luận điểm là một bộ phận của vấn đề nghị luận)
- Thấy rõ hơn mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghị luận và giữa các luận diểm với nhau trong một bài văn NL.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Soạn giáo án, bảng phụ
 - Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: 
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Nhắc lại về luận điểm?(Lựa chọn đáp án đúng trong các câu trả lời a, b, c)
Luận điểm có những đặc điểm gì?
Bài “ Tinh thần yêu nước” có những luận điểm nào? 
Xác định LĐ như vậy có đúng không? Vì sao? 
Chưa đúng vì đó chưa phải là tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết nêu ra trong bài. 
Vấn đề được đặt ra trong bài “ Tinh thần yêu nước” là gì?
Nếu HCM chỉ đưa ra luận điểm “ Đồng bào ta ngày nay nồng nàn”thì có thể làm sáng tỏ vấn đề được không?
Trong “Chiếu dời đô”, nếu Lí Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm “Các triều đại..kinh đô ” thì mục đích của nhà vua khi ban chiếu có đạt được không? Tại sao?
 Từ sự tìm hiểu, em rút ra được những KL gì về mối quan hệ giữa luận điểm và vấn đề cần giải quyết trong bài văn NL?
 Vậy luận điểm có QH chặt chẽ với vấn đề nghị luận. LĐ thể hiện, giải quyết từng khía cạnh của vấn đề.
HS quan sát hệ thống luận điểm (1), (2) và trả lời câu hỏi
 Em sẽ chọn hệ thống luận điểm nào?
 Từ sự tìm hiểu trên, em rút ra được kết luận gì về luận điểm và mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn NL? 
Có tíh hệ thống: LĐ rước làm cơ sở cho luận điểm sau, LĐ sau kế thừa và phát triền LĐ trước
HS làm bài độc lập
HS thảo luận nhóm
I. Khái niệm luận điểm
1. Khái niệm và đặc điểm
- Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết nêu ra nhằm giải quyết vấn đề một cách hợp lý, chính xác.
- Luận điểm gồm :
+ Luận điểm chính
+ Luận điểm phụ
- Luận điểm phải chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu cần giải quyết
2. Thực hành nhận diện và phân tích luận điểm
a. Bài “Tinh thần yêu nước” 
- LĐ chính (xuất phát): Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
- LĐ phụ:
+ Tinh thần yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm.
 + Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến hiện tại.
- LĐ chính (dùng làm kết luận): Nhiệm vụ của Đảng là phải làm cho tinh thần yêu nước của ND được phát huy mạnh mẽ trong mọi công việc kháng chiến.
b. Bài “ Chiếu dời đô ”
- LĐ xuất phát : Dời đô là việc làm trọng đại của các vua chúa, thuận theo ý trời và hợp với lòng dân, nhằm mưu toan nghiệp lớn
- LĐ phụ:
+Nhà Đinh, lê không dời đô nên triều đại ngắn ngủi, muôn vật không thích nghi
+ Xét về mọi mặt thành Đại La xứng đáng là kinh đô của muôn đời 
- LĐ chính(dùng làm kết luận): quyết định dời đô về thành Đại La 
II. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận
1. Ví dụ
 * VD 1: Bài “Tinh thần yêu nước”
- Vấn đề chính: Truyền thống yêu nước của NDVN trong lịch sử dựng nước và giữ nước
- Luận điểm “ Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn ” thì không đủ làm rõ vấn đề
* VD 2: Bài “Chiếu dời đô ”
 - Luận điểm “ Các triều đại..kinh đô ” không đủ để làm sáng tỏ vấn đề.
2. Kết luận
- LĐ phải phù hợp với yêu cầu cần giải quyết.
- LĐ phải đủ đẻ làm sáng tỏ VĐ
III. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận
1. Ví dụ
Đề bài: Hãy trình bày rõ vì sao chúng ta cần phải đổi mới phương pháp học tập.
- Lựa chọn hệ thống (1) đ giải quyết được vấn đề.
2. Kết luận
- LĐ phải có hệ thống. mạch lạc, không trùng lặp
- Có LĐ chính(cái đích của VĐ, kết luận của bài,) LĐ phụ
 IV. Luyện tập
Bài 1
- Cả hai luận điểm SGK nêu đều chưa được
- LĐ của ĐV là: Nguyễn Trãi là tinh hoa của đất nước, DT và thời đại lúc bấy giờ.
Bài 2 
Để giải thích VĐ “GD là chia khoá của tương lai” (Hiểu theo nghĩa: GD góp phần mở ra tương lai cho loài người trên trái đất) cần chọn và bổ sung các luận điểm sau:
- GD là yếu tố quyết định việc điều chỉnh tốc độ
 - GD trang bị kiến thức và nhân cách, trí tuệ và tâm hồn.
- Do đó GD là chìa khoá cho sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai
- GD là chìa khoá cho sự phát triển chính trị và tiến bộ XH sau này
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà
1. Củng cố:
 - Nắm được khái niệm và đặc điểm của LĐ, mối MQH giữa LĐ với các yếu tố khác
2. Huớng dẫn về nhà:
 - Học thuộc phần ghi nhớ
 - Chuẩn bị bài: Viết ĐV trình bày luận điểm
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
...
...
...
*******************
Ngày soạn:././2011
Ngày dạy: ././2011
Tiết 100 : Viết đoạn văn trình bày luận điểm 
I. Mục tiêu cần đạt	 
Giúp HS : 
- Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc trình bày luận điểm trong bài văn NL
- Biết cách viết đoạn văn trình bày một luận điểm theo cách diễn dịch hoặc quy nạp.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Soạn giáo án.
 - Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: 
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
HS đọc VD
Các ĐV NL thường có c âu chủ đề. Câu chủ đề có nhiệm vụ thông báo luận điểm của ĐV một cách rõ ràng, chính xác. 
Xác định câu chủ đề (câu nêu luận điểm) trong mỗi đoạn? ĐV trên được trình bày theo cách nào? 
- Nhờ câu CĐ, ta dễ dàng nhận thấy LĐ của ĐV a: Thành Đại La là chốn hội tụ của bốn phương, là kinh đô bậc nhất...
- Nêu các yếu tố thuận lợi về nhiều mặt của thành Đại La trước để quy nạp thành câu chủ đề.
Nêu câu chủ đề trước sau đó nêu DC để chứng minh cho LĐ của câu chủ đề và cuối đoạn có câu tổng kết để nhấn mạnh LĐ trong câu chủ đề.
ĐV NL thường được trình bày theo những cáh nào?
- Diễn dịch, quy nạp
HS đọc VD
Nhắc lại khái niệm lập luận?
Là việc sáp xếp các LĐ và luận cứ thành một hệ thống có sức thuyết phục, nhằm làm sáng tỏ vấn đề.
Tìm luận điểm và cách lập luận trong đoạn văn?
Trong đoạn, những cụm từ “chuyện chó con, giọng chó má”
-> Bản chất thú vật của bọn địa chủ hiện ra thành những hình ảnh rõ ràng, lí thú
Cách lập luận này có tác dụng gì? 
GV sử dụng câu hỏi c trong SGK
Nếu đảo ngược các ý thì luận điểm không sáng tỏ
Khi trình bày luận điểm trong đoạn văn cần chú ý điều gì?
HS làm bài độc lập-> trình bày trước lớp
Thảo luận nhóm
LC sau biểu hiện một mức độ tinh tế cao hơn so với LC trước đ độc giả thấy hứng thú.
HS làm bài độc lập-> trình bày trước lớp
I. Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận
1. Ví dụ
* VD 1
 a.
- Câu chủ đề: “Thật làmuôn đời”, nằm ở cuối đoạn
đ Đoạn văn quy nạp 
b.
- Câu chủ đề: “Đồng bàongày trước”, đứng ở đầu đoạn
đ Đoạn diễn dịch 
* VD 2
- Luận điểm(câu chủ đề): “Cho thằng nhà giàunó ra”
-> nằm ở cuối đoạn
- Cách lập luận: dùng phép tương phản:
+ Đặt chó bên người, đặt cảnh xem chó, quý chó, vồ vập mua chó bên cạnh giọng chó má với người bán chó
-> làm rõ bản chất chó đểu của giai cấp địa chủ
=> lập luận chặt chẽ, hợp lí
2. Kết luận(Ghi nhớ (SGK)
II. Luyện tập
Bài 1
 Diễn đạt ý thành luậnđiểm:
a. Cần tránh lối viết dài dòng khiến người đọc khó hiểu
b. Nguyên Hồng thích truyền nghề cho bạn trẻ
Bài 2
- Lụân điểm: Tế Hanh là một người tinh lắm
- Luận cứ:
+ Tế Hanh đã ghi được đôi nét thần tình về cảnh sinh hoạt ở chốn quê hương
+ Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũicảnh vật
- Cách sắp xếp LC: Theo trình tự tăng tiến
Bài 4
 Các luận cứ của LĐ được sắp xếp:
- Văn GT được viết ra nhằm làm cho người đọc hiểu
- GT càng khó hiểu thì người viết càng khó đạt được mục đích
- Ngược lại, GT càng dễ hiểu thì người đọc càng dễ bình hội, dễ nhớ, dễ làm theo.
- Vì thế, văn GT phải được viết sao cho dễ hiểu.
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà
1. Củng cố:
 - Nắm được các cách trình bày LĐ
2. Huớng dẫn về nhà:
 - Học thuộc phần ghi nhớ
 - BTVN: bài 3 tr. 82
 - Chuẩn bị bài: Bàn luận về phép học
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
...
...
...
*******************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 26 - 27.doc