Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 25 - Tiết 98 đến 101

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 25 - Tiết 98 đến 101

Tuần: Ngày soạn:

Tiết: 98 – 99 Ngày dạy:

Văn bản: HỊCH T¬ỚNG SĨ

 -Trần Quốc Tuấn-

A. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

 - Cảm nhận đư¬ợc lòng yêu nư¬ớc bất khuất của TQT, của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thể hiện qua lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm l-ược.

 - Nắm đư¬ợc đặc điểm cơ bản của thể hịch, thấy đư¬ợc đặc sắc nghệ thuật văn chính luận của hịch.

 2. Kĩ năng:

 Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận, có sự kết hợp giữa tư¬ duy lôgíc và tư¬ duy hình tư-ợng, giữa lí lẽ và tình cảm.

2. Thái độ:

 T¬ự hào về lịch sử dân tộc qua áng văn nghị luận.

B. Chuẩn bị:

- Tranh, ảnh, tư¬ợng Trần Quốc Tuấn ( nếu có)

- Kiến thức về cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lư¬ợc TK XIII

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 764Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 25 - Tiết 98 đến 101", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:	Ngày soạn:
Tiết: 98 – 99 	Ngày dạy:
Văn bản: HỊCH TỚNG SĨ
 -Trần Quốc Tuấn-
A. Mục tiêu bài học: 
 1. Kiến thức:
 - Cảm nhận được lòng yêu nước bất khuất của TQT, của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thể hiện qua lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.
 - Nắm được đặc điểm cơ bản của thể hịch, thấy được đặc sắc nghệ thuật văn chính luận của hịch.
 2. Kĩ năng:
 Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận, có sự kết hợp giữa tư duy lôgíc và tư duy hình tượng, giữa lí lẽ và tình cảm. 
2. Thái độ:
 Tự hào về lịch sử dân tộc qua áng văn nghị luận.
B. Chuẩn bị:
- Tranh, ảnh, tượng Trần Quốc Tuấn ( nếu có)
- Kiến thức về cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược TK XIII
C. Tiến trình hoạt động dạy và học:
1.Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
H1. Sự kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm đợc thể hiện ntn trong “ Chiếu dời đô ”? Phân tích, dẫn chứng?
H2. Vì sao thành Đại La đợc chọn làm kinh đô của muôn đời?
3. Bài mới :
GV: Nêu những nét chính về tác giả?
HS: trả lời.
GV: Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm?
- Hiểu biết của em về thể hịch?
- Bố cục chung của bài hịch gồm mấy phần?
- Bài hịch này có mấy phần? Nội dung từng phần? Nhận xét gì về bố cục (chặt chẽ, mạch lạc, sáng tạo)
HS: Phần 1: Từ đầu . . . nay còn lưu tiếng tốt. => Nêu gương sáng trong lịch sử.
Phần 2: Tiếp theo . . phỏng có được không=> Phân tích tình hình nhằm khích lệ lòng yêu nước căm thù giặc
Phần 3: Còn lại => Kêu gọi binh sĩ học tập binh thư yếu lược.
GV: Tội ác và sự ngang ngợc của kẻ thù đợc tác giả lột tả như thế nào?
HS: 
- Tham lam tàn bạo : hành động đòi ngọc lụa, hạch sách vàng bạc, vét kiệt của kho
 - Ngang ngược : đi lại ngênh ngang, bắt nạt, tể phụ.
( bằng những hành động thực tế và qua cách diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ ).
GV: Những hình ảnh ẩn dụ “ lỡi cú diều ”, “ thân dê chó ” có ý nghĩa gì? 
HS: Nỗi căm giận, lòng khinh bỉ giặc, chỉ ra nỗi nhục lớn khi chủ quyền bị xâm phạm
(so sánh với thực tế ® tác dụng của lời hịch)
I. Tìm hiểu chung
 1. Tác giả
 - Có phẩm chất cao đẹp
 - Có tài năng văn, võ song toàn
 - Có công lớn trong các cuộc chống Mông – Nguyên
 2. Tác phẩm
 Viết vào khoảng trớc cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ hai (1285)
 3. Bố cục : 
II. Tìm hiểu văn bản.
 1. Tố cáo tội ác của giặc và nỗi lòng của tác giả
 a. Tội ác của giặc
 - Tham lam tàn bạo : hành động đòi ngọc lụa, hạch sách vàng bạc, vét kiệt của kho
 - Ngang ngược : đi lại ngênh ngang, bắt nạt, tể phụ.
 Tiết 99-Văn bản: HỊCH TỚNG SĨ
 ( Tiếp ) -Trần Quốc Tuấn-
H. Tội ác và sự ngang ngợc của kẻ thù đợc tác giả lột tả ntn?
GV: Lòng yêu nước, căm thù giặc của TQT thể hiện qua thái độ, hành động như thế nào? Giọng văn bộc lộ ra sao? 
HS: - Hành động : Quên ăn, mất ngủ, đau đớn
 - Thái độ : uất ức, cơn tức, sẵn sàng hi sinh
( tha thiết, sôi sục, nhịp điệu nhanh, dồn dập, cách đối của văn biền ngẫu)
GV: Mối quan hệ ân tình giữa TQT với tướng sĩ là mối quan hệ trên dưới theo đạo thần chủ hay quan hệ bình đẳng của những người cùng cảnh ngộ? 
HS: Quan hệ chủ tướng ® khích lệ tinh thần trung quân ái quốc; Quan hệ cùng cảnh ngộ ® khích lệ lòng ân nghĩa thuỷ chung của những người chung hoàn cảnh
GV: Sau khi nêu mối ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, TQT phê phán những hành động sai trái của tướng sĩ, đồng thời khẳng định những hành động đúng nên làm là có dụng ý gì? Nhận xét về NT lập luận ở đoạn này?
HS: 
- Phê phán :
 + Thái độ bàng quan ® sự vô trách nhiệm đến táng tận lương tâm.
 + Hành động sai ® hậu quả tai hại khôn lường.
 - Hành động nên làm : nêu cao cảnh giác, luyện tập.
 - Nghệ thuật lập luận : so sánh tương phản.
GV: Em có nhận xét gì về giọng điệu ở phần cuối bài hịch?
HS: Vừa thiết tha, vừa nghiêm túc ® động viên ý chí và quyết tâm chiến đấu.
GV: Hãy nêu một số đặc sắc nghệ thuật đã tạo nên sức thuyết phục người đọc bằng cả nhận thức và tình cảm? Cảm nhận của em về ND bài hịch?
1. Tố cáo tội ác của giặc và nỗi lòng của tác giả
 a. Tội ác của giặc
 b. Nỗi lòng tác giả
 - Hành động : Quên ăn, mất ngủ, đau đớn
 - Thái độ : uất ức, cơn tức, sẵn sàng hi sinh
=> Hình tợng ngời anh hùng yêu nớc bất khuất.
 - Phê phán :
 + Thái độ bàng quan ® sự vô trách nhiệm đến táng tận lương tâm.
 + Hành động sai ® hậu quả tai hại khôn lường.
 - Hành động nên làm : nêu cao cảnh giác, luyện tập.
 - Nghệ thuật lập luận : so sánh tuơng phản.
3. Kêu gọi học tập binh th
 Vừa thiết tha, vừa nghiêm túc ® động viên ý chí và quyết tâm chiến đấu.
III. Tổng kết : Ghi nhớ (SGK)
IV. Luyện tập
4. Củng cố:
 Khái quát lập luận của bài Hịch tướng sĩ!
	Đó là khích lệ nhiều mặt để tập trung vàp một hướng:
	- Khích lệ ý chí lập công, lưu danh sử sách bằng cách nêu gương các trung thần nghĩa sĩ.
	- Khích lệ tinh thần bầy tôi của đạo thần - chủ bằng nêu gương bản thân chủ tướng và gợi lại ân nghĩa của chủ tướng.
	- Khích lệ lòng căm thù, tự tôn, tự hào dân tộc bằng cách nêu ra tình hình đất nước và tội ác của kẻ thù.
	- Khích lệ lòng tự trọng cá nhân, trách nhiệm của người tướng trước tình cảnh đất nước bằng cách phê phán những biểu hiện sai trỏi và chỉ ra những biểu hiện đúng đắn.
	à Tất cả nhằm vào mục đích khích lệ tinh thần trung quân ái quốc, bất khuất, quyết chiến quyết thắng; đánh bạt tư tưởng trù chừ, do dự, thờ ơ, bàng quan để sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu sinh tử với giặc mạnh xâm lược.
 	5. Dặn dò:
 - Đọc lại tác phẩm và nắm bắt nội dung.
 - Chuẩn bị bài Nước Đại Việt ta. 
Tuần:	Ngày soạn:
Tiết: 100 	Ngày dạy:
HÀNH ĐỘNG NÓI
A. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức:
 - Nói cũng là một thứ hành động
 - Số lượng hành động nói khá lớn, nhưng có thể quy lại thành một số kiểu khái quát nhất định.
2. Kĩ năng:
 Có thể sử dụng nhiều kiểu câu đã học để thực hiện cùng một hành động.
 3. Thái độ
 Có ý thức sử dụng câu trong hành động nói:
 B. Chuẩn bị: 
 - Thầy: Soạn giáo án, SGK, SGV
 - Trò : Chuẩn bị bài.
C. Tiến trình hoạt động dạy và học:
 	1.Tổ chức:
 	2. Kiểm tra :
 H. Thế nào là câu phủ định? Chữa BT viết đoạn
 	3. Bài mới :
HS đọc VD
GV: Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích chính là gì? Câu nào thể hiện rõ nhất mục đích ấy? 
HS: Nhằm đuổi Thạch Sanh đi để cướp công ( Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi )
GV: Lí Thông có đạt được mục đích của mình không? Chi tiết nào nói rõ điều đó?
HS: Lí Thông đã đạt được mục đích của mình ( Chàng vội vã từ giã mẹ con Lí Thông, trở về túp lều cũ dưới gốc đa, kiếm củi nuôi thân )
GV: Lí Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện gì?
HS: - Bằng lời nói.
GV: Nếu hiểu hành động là “ việc làm cụ thể của con người nhằm một mục đích nhất định ” thì việc làm của Lí Thông có phải là một hành động không? Vì sao? 
HS: Việc làm của LT là một hành động, vì nó là một việc làm có mục đích.
GV: Qua phân tích VD, em hiểu thế nào là hành động nói?
Bài tập nhanh:
A : Mấy giờ rồi ?
B: Không biết ! (1)
( hoặc Ba giờ !) (2)
Cho biết A thực hiện hành động nói gì ? câu trả lời nào của B giúp A đạt được mục đích của hành động nói ? Thủ giải thích ?
Gợi ý:
A : thực hiện hành động nói.
Câu trả lời (2) của B giúp A đạt được mục đích của hành động nói.
Vì câu trả lời (1) của B không cộng tác với A. câu trả lời (2) của B cộng tác với A.
GV: Cho biết mục đích mỗi câu trong lời nói của Lí Thông ở đoạn trích mục I/sgk ?
HS: Thảo luận theo nhóm
+ Con trăn ấy của vua nuôi đã lâu( trình bày)
+ Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết (đe doạ)
+ Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi( đuổi khéo)
+ Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu (hứa hẹn)
GV: Chỉ ra hành động nói trong đoạn trích và cho biết mục đích của mỗi hành động ?
HS: Thảo luận theo nhóm.
A. lời cái Tý.
Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu ? (hỏi)
U nhất định bán con đấy ư?( hỏi)
U không cho con ở nhà nữa ư ?( hỏi)
Khốn nạn thân con thế này! (cảm thán bộc lộ cảm xúc )
Trời ơi! (cảm thán bộc lộ cảm xúc )
B. lời chị Dậu:
Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài. (báo tin )
GV: Liệt kê các hành động nói đã phân tích .
HS: Thảo luận theo nhóm
- Trình bày, đe doạ, đuổi khéo, hứa hẹn.
- Hỏi, báo tin, bộc lộ cảm xúc.
HS đọc yêu cầu bài tập 1
HS làm việc cá nhân.
Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập 2.
HS khác nhận xét. GV bổ sung.
Bài 2 : Đoạn a:
+ Bác trai đã đỡ rồi chứ ? ( hỏi)
+ Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tĩnh táo như thường(cám ơn)
+ Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mệt mõi lắm ( trình bày )
+ Bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn ( điều khiển)
+ Phải giục anh ấy ăn mau đi ( điều khiển)
+ Chứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có họ đánh trói thì khổ lắm (cảm thán bộc lộ cảm xúc )
+Vâng , cháu cũng đã nghĩ như cụ ( tiếp nhận)
+ Nhưng cháo nguội . . . húp cái đã (trình bày)
+ Nhịn suông . . . còn gì. (cảm thán bộc lộ cảm xúc )
+ Thế thì phải giục . . . vào rồi đấy! ( cầu khiến)
Đoạn b:
+ đây là trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn (nhận định khẳng định)
+ Chúng tôi nguyện đem . . . . Tổ quốc (hứa hẹn)
Đoạn c:
+ Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ !( báo tin)
+ Cụ bán rồi ? ( hỏi)
+ Bán rồi ! (xác nhận)
+ Họ vừa bắt xong ( báo tin )
+ Thế nó cho bắt à ? ( hỏi)
+ Khốn nạn (cảm thán)
+ Ong giáo ời ! (cảm thán)
+ Nó có biết gì đâu! (cảm thán)
+ Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng (tả)
+ tôi cho nó ăn cơm ( kể)
+ Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên (kể)
I. Tìm hiểu bài
1. Hành động nói là gì?
a. Ví dụ:
 - Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm đẩy Thạch Sanh đi để mình hưởng lợi.
 - Lí Thông có đạt được mục đích vì nghe LT nói Thạch Sanh vội vã từ giã mẹ con LT ra đi.
 - Bằng lời nói.
 -Việc làm của LT là một hành động, vì nó là một việc làm có mục đích.
2. Ghi nhớ : SGK
II. Một số kiểu hành động nói thường gặp
 a. Ví dụ : Câu nói của Lí Thông
: Trình bày
: đe doạ
* Đoạn trích
 - Hành động nói của cái Tí
 + Vậy thìở đâu? ® hỏi
 + Khốn nạnthế này, trời ơi! 
® bộc lộ cảm xúc
 - Hành động nói của chị dậu
 Con sẽ ănthôn Đoài ® trình bày (báo tin)
b. Ghi nhớ (SGK)
II. Luyện tập
Bài 1 : 
- Xác định mục đích của TQT viết Hịch
+ Khích lệ tướng sĩ học tập “ Binh thư yếu lược ”
- Xác định mục đích của hành động nói ở một câu :
Ta thờngquân thù : Trình bày và bộc lộ cảm xúc.
Bài 3 :
+ Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau. (điều khiển, ra lệnh)
+ Anh hứa đi. (ra lệnh)
+ Anh xin hứa (hứa)
4. Củng cố:
 -Thế nào là hành động nói? Có những kiểu hành động nói nào thường gặp?
 - Cho ví dụ và phân tích một hành động nói!
 - Gọi HS đọc lại nội dung các phần Ghi nhớ.	
5. Dặn dò:
	- Học bài,Làm bài tập sgk, sbt.
	- Xem lại lí thuyết văn thuyết minh chuẩn bị cho tiết trả bài.
Tuần:	Ngày soạn:
Tiết: 101 	Ngày dạy:
TRẢ BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 5
A. Mục tiêu : 
	Giúp học sinh đánh giá toàn diện kết quả học bài Văn bản thhuyết minh.
B. Chuẩn bị
Giáo viên:	- Chấm bài, sửa lỗi.
	- Thống kê chất lượng.
	- Soạn giáo án.
Học sinh:	- Xem lại kiến thức Văn bản thuyết minh.
	- Tự nhận xét bài làm của mình.
C. Tiến trình hoạt động dạy và học:
 1. Tổ chức : 
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Trả bài.
- GV phát bài cho học sinh.
- GV hướng dẫn học sinh đọc lại bài và xem xét những chổ sữa của GV.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu đề và lập dàn ý. 
- Gọi HS đọc lại đề bài.
 Đề: Giới thiệu về một trò chơi dân gian ?
 - Hướng dẫn HS xác định yêu cầu của đề.
 - Yờu cầu : Làm đủ 3 phần:
1. Nguyên vật liệu.
2. Cách thực hiện.
 3. Yêu cầu thành phẩm 
Hoạt động 3: Nhận xét.
- Ưu điểm:	- Một số em làm bài nắm được thể loại TM, bài viết rất rõ ràng.
	- Trình bày văn bản thuyết minh đúng với bố cục.
- Hạn chế:	- Sai lỗi chính tả quá nhiều.
	- Trình bày bố cục chưa hợp lí.
Hoạt động 4: Sửa lỗi.
- GV dùng bảng thống kê lỗi sai để hướng dẫn HS sửa các lỗi sai trong bài.
- Cho HS tự sửa các lỗi sai của mình.
 Cho trơi-> Trò chơi.
4. Củng cố:
	- Nhắc lại lí thuyết Văn bản thuyết minh.
	- Nhắc nhở HS những điểm lưu ý khi làm bài viết Tập làm văn.
5. Dặn dò :
 - Xem lại lí thuyết và tự viết lại bài.
	- Chuẩn bị bài Nước Đại Việt ta.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 8Tuan 25.doc