Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 25, 26 - Tiết 100, 101: Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn

Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 25, 26 - Tiết 100, 101: Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn

Tuần 25,26 - Tiết 100,101

Ngày soạn

Ngày dạy

HỊCH TƯỚNG SĨ

 Trần Quốc Tuấn

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs

 - Cảm nhận được lòng yêu nứơc bất khuất của Trần Quốc Tuấn, của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xăm thể hiện qua lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược

 - Nắm được đặc điểm cơ bản của thế hịch. Thấy được đặc sắc nghệ thuật văn chính luận của Hịch tướng sĩ

 - Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận có sự kết hợp giữa tư duy logich với tư duy hình tượng, giữa lí lẽ và tình cảm.

 -Giáo dục tích hợp:lòng yêu nước,lòng tự hào về độc lập dân tộc, liên hệ với tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc Bác Hồ.

 -Rèn kĩ năng đọc diễn cảm,phân tích và cảm thụ thể hịch.

II. Chuẩn bị:

- GV: soạn giáo án,tranh minh hoạ ,bảng phụ các đoạn văn cần PT.

- Hs: Học bài chiếu dời đô, soạn Hịch tướng sĩ

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 908Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 25, 26 - Tiết 100, 101: Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25,26 - Tiết 100,101
Ngày soạn 
Ngày dạy
HỊCH TƯỚNG SĨ
 Trần Quốc Tuấn
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs
 - Cảm nhận được lòng yêu nứơc bất khuất của Trần Quốc Tuấn, của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xăm thể hiện qua lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược
 - Nắm được đặc điểm cơ bản của thế hịch. Thấy được đặc sắc nghệ thuật văn chính luận của Hịch tướng sĩ
 - Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận có sự kết hợp giữa tư duy logich với tư duy hình tượng, giữa lí lẽ và tình cảm.
 -Giáo dục tích hợp:lòng yêu nước,lòng tự hào về độc lập dân tộc, liên hệ với tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc Bác Hồ.
 -Rèn kĩ năng đọc diễn cảm,phân tích và cảm thụ thể hịch.
II. Chuẩn bị:
GV: soạn giáo án,tranh minh hoạ ,bảng phụ các đoạn văn cần PT.
Hs: Học bài chiếu dời đô, soạn Hịch tướng sĩ
III. Tổ chức các hoạt động:
 *Hoạt động 1:Tạo tâm thế cho HS vào bài mới(5p)
Ổn định
Kiểm bài cũ:- Nêu đặc điểm của thể chiếu?
 - Nêu nội dung văn bản Chiếu dời đô? Tác dụng của bài chiếu?
 - Sự kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm được thể hiện như thế nào trong bài Chiếu dời đô? Phân tích, dẫn chứng?
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung ghi
 3.Giới thiệu bài:Từ hoàn cảnh ra đời của bài hịch- vào bài
 Trãi qua hàng mấy nghìn năm, dân tộc VN luôn đối phó với bè lũ xâm lăng. Cuộc chiến đấu chống giặc Nguyên là một trong những thử thách quyết liệt nhất trong lịch sử nước nhà. Chính cuộc chiến đấu gian khổ nhưng vẻ vang ấy đã tôi luyện ý thức dân tộc và truyền thống yêu nước của nhân dân ta. Trần Quốc Tuấn, là nhà lí luận quân sự với các tác phẩm: Vạn kiếp tông bi truyền thư, Binh thư yếu lược đồng thời cũng là tác giả của áng văn tuyệt tác Dụ chu tì tương hịch văn (hịch tướng sĩ) 9- 1284
* Hoạt động 2:HS nắm vài nét về TG,TP của bài hịch(10p) 
Dựa vào chú thích * em hãy giới thiệu về Trần Quốc Tuấn. GV nhấn mạnh 3 điểm:
 + Đức cả : có phẩm chất cao đẹp (yêu nước, thương dân quên hiềm khích riêng vì quyền lợi quốc gia, dân tộc, yêu người hiền trọng kẻ sĩ.)
 + Tài cao: tài năng, văn võ song toàn (làm Tiết chế Thống lĩnh các đạo quân, soạn sách Binh gia diệu lý yếu lược)
 + Công huân hiểu hách: có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên- Mông, ba lần tham gia lần 1 (1257 khi còn là tướng trẻ, hai lần sau (1285, 1287) giữ chức Tiết chế và giành thắng lợi huy hoàng.
Từ chú thích sgk hãy cho biết đặc điểm chính của thế hịch?
 (+ Thể văn nghị luận
 + Do vua chúa , tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài
 + Khích lệ tình cảm, tinh thần người nghe, có tính chiến đấu cao.)
 - Bài hịch được viết theo thể văn gì? Em hãy đọc 1 số câu văn biền ngẫu trong bài Hịch tướng sĩ?
 - Bài văn được viết theo (phương thức) kiểu văn bản nào?
 - Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của Hịch tướng sĩ (sgk/80)
*Hoạt động 3:Từ việc PT: NT-ND bài hịch,giúp HS thấy lòng yêu nước ,căm thù giăc sâu sắc của TQT.(75p)
Hướng dẫn đọc: Gọi hs đọc cả bài: chú ý giọng điệu cần thay đổi linh hoạt cho phù hợp với từng đoạn, nhưng nhìn chung giọng điệu cần hùng hồn tha thiết. Đoạn 1: giọng thuyết giảng., Đoạn2 : trữ trình, tự bạch, Đoạn3 : giọng mĩa mai, chế giễu, khích động, Đoạn4 giọng dứt khoát đanh thép. Câu cuối đọc giọng chậm, tâm tình.
 - GV đọc 1 đoạn, gọi hs đọc tiếp,GV nhận xét.
 - Dựa vào chú thích * tìm 4 phần của bài Hịch tướng sĩ?
 + Đ1 : Nêu gương trung thần nghĩa sĩ bỏ mình, hi sing vì chủ, vì nước để tì tướng ngẫm nghĩ khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước
 + Đ2 : Tình hình đất nước hiện tại, lột tả sự ngang ngược và tội ác của kẻ thù đồng thời nói lên lòng căm thù giặc
 + Đ3 : Phân tích phải trái, l2m rõ đúng sai (có thể chia làm 2 đoạn nhỏ:
Nêu mối ân tình giữa chủ tướng, phê phán những biểu hiện sai trái trong hàng ngũ tướng sĩ.
Khẳng định hành động đúng nên làm để tướng sĩ thấy rõ điều hay lẽ phải.
 + Đ4 : Nêu nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu.
Kiểm tra vịệc đọc chú thích của hs. Chú ý các chú thích 17,18,22,23
 Gọi hs quan sát đoạn 1
Mở đầu bài hịch tác giả nêu lên những điều gì?Nhận xét những điều TG vừa nêu?
 (Nêu những gương trong sử sách Trung Quốc, thậm chí nêu cả những tấm gương của tướng lỉnh nhà 
Nguyên. Cách nêu từ xa đến gần, từ xưa đến nay, ngắn gọn và tập trung làm nổi bật tinh thần quên mình vì chủ 
 Gương có những tướng lĩnh cao cấp, có bề tôi gần, có bề tôi xa, có gương đời xưa, có gương rất 
gần.)
 - Tại sao tác giả không nêu gương sứ sánh dân tộc mà lại lấy gương Bắc sử, gương của những người trong hàng ngũ kẻ thù?
 (Các tấm gương ấy đều được dẫn từ sử sách Trung Hoa như một thói quen truyền thống của các nhà nho, nhà văn VN chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hoá Hán, thậm chí đưa cả tấm gương của các tương Mông- Nguyên. Bởi vì tác giả chú ý hướng vào tinh thần, ý chí hi sinh vì vua, vì chủ rất đáng ca ngợi của họ.)
 - Cách nêu gương như thế nhằm mục đích gì?
 (Gợi cho tướng sĩ phải suy nghĩ: gương hi sinh của người thì như vậy, còn ta như thế nào? Khích lệ được nhiều người, cũng có thể lập công danh, lưu trên trang sử sách)
 - Tác giả đã dùng nghệ thuật gì? Đem lại hiệu quả gì cho đoạn văn?
 (liệt kê dẫn chứng+ Thuyết phục người đọc tin tưởng bởi khách quan của các chứng cứ có thật)
 + Bộc lộ tình cảm ngưỡng mộ tôn vinh của người viết đ/v gương sáng trong lịch sử
Quan sát đoạn 2.
 - Đoạn văn trình bày luận điểm gì? (có mấy ý nhỏ)
 (Tố cáo tội ác của giặc và bộc bạch tâm sự của mình)
 - Tìm mỗi đoạn văn trình bày 2 ý trên?
 - Đọc thầm đoạn 2a và nêu cụ thể những tội ác của giặc? 
 Nhận xét cách miêu tả của tác giả? Tác dụng biểu đạt?
 (Lột tả tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù bằng những hành động thực tế và qua một loạt hình ảnh ẩn dụ
 + Hình ảnh (tham lam, tàn bạo, ngang ngược) được ví như “lưỡi cú diều” , “thân dê chó”, “hổ đói”
 nỗi căm giận và lòng khinh bỉ của Hưng Đạo Vương (ẩn dụ)
 + Kẻ thù tham lam: đòi, vét, thu, kẻ thù ngang ngược: đi lại nghênh ngang, uốn lưỡi cú diều, bắt nạt tế phụ sỉ mắng triều đình (động từ)
 + Đặt hình tượng trong thế tương quan “lưỡi cú diều” – “sỉ mắmg triều đình”, “thân dê chó” - “bắt nạt tể phụ” chí nỗi nhục lớn của mọi người khi chủ quyền đất nước bị xâm phạm)
-Nhận xét cách nói,câu văn được sử dụng?Hiệu quả nghệ thuật?
 GV cung cấp thêm tư liệu lịch sử
 + 1277, Sài Xuân đi sứ buộc ta lên tận biên giới đón rước
 + 1281: Sài Xuân sang sứ, cưỡi ngựa đi thẳng và cử (đại diện) Dương Minh, quân sĩ, thiên tướng ngăn lại bị Xuân lấy roi đánh toạc cả đầu. Vua sai thương tướng Thái sư Trần Quang Khải ra đón tiếp, Xuân nằm khểnh không dậy
 So sánh với thực tế sẽ thấy tác dụng của lời hịch như lửa đổ thêm dầu, khơi sâu niềm căm phẫn khích lệ tinh thần yêu nước)
 - Từ việc giúp các tướng sĩ nhận thức rõ mối hiểm hoạ ấy, tác giả đã bày tỏ tâm trạng của mình lúc này ntn? (lo lắng quên ăn, mất ngủ, đau đớn thắt tim, thắt ruột, căm tức khi chưa trả được thù, sẵn sàng hi sinh để trả mối nhục cho đất nước)
 - Đoạn văn viết theo phương thức biểu đạt nào? Nhận xét về giọng điệu, cách phối thanh, cách cấu tạo câu văn này?
 (+ Cả đoạn là một câu văn có 2 ý liên kết chặt chẽ: nỗi đau xót và nỗi căm hờn, nhiều dấu phẩy, nhiều động từ chỉ trạng thái tâm lí và hành động mãnh liệt (quên ăn, vỗ gối, xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu)
 + Nhiều dấu phẩy, ngắt nhịp chẳn, giữa các vế đối nhau từng đôi (biền ngẫu) sử dụng nhiều thanh trắc khiến đoạn văn vừa mạnh mẽ, vừa thống thiết tình cảm truyền đến người đọc nỗi lòng của vị chủ tướng)
Cách cấu tạo ấy có tác dụng gì trong việc diễn tả tâm trạng con người?
(+ Cực tả niềm uất hận trào dâng trong lòng + Khơi gợi sự đồng cảm của người đọc, người nghe) 
Chốt: Nếu cả bài hịch là hình tượng cái tôi trữ tình yêu nước vĩ đại Trần Quốc Tuấn thì đoạn văn “Ta thường vui lòng” là tiêu biểu nhất cho tình cảm cao đẹp ấy. Mỗi chữ, mỗi lời như chảy từ trái tim qua ngòi bút trên trang giấy. câu văn chính luận đã khắc hoạ thật sinh động hình tượng người anh hùing yêu nước, đau xót đến quặn lòng trước tình cảnh đất nước, căm thù giặc đến bầm gan tím ruột, mong rửa nhục đến mất ngủ quên ăn, vì nghĩa lớn mà coi thường xương tan thịt mất.
TIẾT 2
 + Đọc thầmđoạn văn 3, em chú ý nhấn mạnh những từ ngữ nào? Cách sử dụng lặp lại và nhấn mạnh những từ ngữ như thế: thể hiện cấu tạo câu văn như thế nào?
 ( nhấn giọng từ “không có thì ta cho” câu văn có cấu tạo 2 vế sóng đôi diễn tả mối quan hệ gắn bó khắng khít không thể tách rời giữa chủ tướng với các tướng sĩ trên mọi phương diện vật chất và tinh thần)
 - Cách kể những tình cảm, những ân tình của chủ tướng dành cho tì tướng của mình như thế nào để làm gì?
 (Mục đích nhắc nhở tướng sĩ phải nhớ đến ân nghĩa của chủ mà báo đền cho xứng đáng. Dự trên hai mối quan hệ:
 + Quan hệ chủ tướng để khích lệ tinh thần trung quân ái quốc, giọng địêu phân biệt trên dưới rất rõ, đầy ân tình bao dung mà cũng đầy quyền uy
 + Quan hệ cùng cảnh ngộ để khích lệ ân nghĩa thuỷ chung của những người chung hoàn cảnh Kích động ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đ/v lẽ vua tôi cũng như đ/v tình cốt nhục)
Sau khi bày tỏ quan hệ thân tình, tác giả đã phê phán lối sống sai lầm của các tướng sĩ trên những phương diện nào?
 (+ Thái độ bàng quan, vô trách nhiệm, thiếu tự trọng
 + Ham thú vui tầm thường, ăn chơi hưởng lạc)
 - Vạch rõ hậu quả ra sao? (Hậu quả khôn lường, phác hoạ cảnh diệt vong )
Sau khi phê phán nghiêm khắc, tác giả khuyên các tì tướng làm điều gì? Hình dung kết quả ra sao?
 (Chỉ ra thái độ và hành động sống đúng đắn, hợp thời:đó là nêu cao tinh thần cảnh giác, tích cự luyện tập quân sĩ, trau dồi binh thư để sẵn sàng chiến đấu và quýêt thắng quân xâm lược kết quả là viễn cảnh của niềm vui chiến thắng)
 - Phân tích nghệ thuật lập luận đặc sắc trong đoạn văn?Tác dụng? Nhận xét lời phê phán của TG?
 (giọng văn, cách nói, cách dùng thư pháp nghệ thuật, tác dụng)
 + Giọng văn: Khi ôn tồn, khi tha thiết, khi chì chiết, khi văn hỏi, vừa chân tình chỉ bảo, vừa phê phán nghiêm khắc hành động hưởng lạc, thái độ bàng hoang trước vận mệnh đất nước Thờ ơ, nông cạn, vong ân, bội nghĩa, vô trách nhiệm việc làm sai tưởng nhỏ nhặt nhưng hậu quả lại khôn lường
 + Cách nói: có khi thẳng thắn, gần như sỉ mắng, khi mĩa mai chế giễu khơi lòng tự ái, khí khái của nam nhi, co` khi động viên, khích lệ khơi niềm tự hào dân tộc, đối tượng phê phán là phiếm chỉ, không nói rõ vào một ai như lại nói tất cả những ai đang sống như vậy=> biện pháp khích tướng quen thuộc
 + Thủ pháp nghệ thuật so sánh tương phản, dùng điệp từ, điệp ý tăng tiến, lặp cấu trúc câu
So sánh giữa hai viễn cảnh thất bại đầu hàng: dùng từ mang tính chất phủ định “không còn, cũng mất, bị tan, cũng khôn” 
 ( Trái ngược viễn cảnh thê thảm là cảnh huy hoàng
 thắng lợi dùng từ mang tính chất phủ định “mãi mãi vững bền” “đời đời hưởng thụ” không bị mai một, sử sách thơm lưu tác giả rất hiểu qui luật nhận thức)
Cách dùng điệp từ, điệp ý cấu trúc tăng tiến muốn thức tỉnh lương tri của họ không chỉ một lần mà là nhiều lần: nhỏ to, hơn, thiệt, suy xét, cân nhắc Có tác dụng nêu bật đề từ nhạt đến đậm, từ nông đến sâu, cứ từng bước, từng bước, tác giả đưa người đọc thấy rõ đúng sai, nhận ra điều phải trái mà có hướng đi đúng đắn.
 - Câu kết đoạn văn này so với câu kết đoạn văn trên có gì lí thú?
 ( Câu kết đoạn lặp lại giống như câu kết đoạn trên, chỉ thêm vào từ “không” Tự chung đã là lời khẳng định vừa đanh thép vừa xoáy sâu vào tâm trí người nghe như những kết luận hiển nhiên, không thể khác
 Thử đặt mình vào vị trí của một tì tướng, nghe đoạn văn này, em có cảm xúc gì? (xấu hổ)
 Chốt: lí lẻ sắc sảo kết hợp với tình cảm thống thiết thuyết phục cao.
-Mục đích chính của bài hịch là gì? HS đọc thầm đoạn 4.
Đưa ra chủ trương, mệnh lệnh một cách ngắn gọn, tác giả tiếp tục lập luận như thế nào để tì tướng hoàn toàn khâm phục khẩu phục?
 ( + Khẳng định binh pháp đúng đắn “Binh thư yếu lược”
 + Vạch rõ binh giới đúng đắn giữa hai con đường chính – tà
 + Thái độ dứt khoát; hoặc là địch hoặc là ta, không có vị trí chông chênh cho những kẻ bàng quan trước thời cuộc.
 Có thái dộ triệt bỏ những thái độ trù trừ trong hàng ngũ tướng sĩ, động viên những người con thờ ơ, do dự đứng sẵn sàng trước lực luượng quyết chiến, quýêt thắng (động viên tới mức cao nhất ý chí và quyết tâm chiến đấu của mọi người.)
 - Câu kết bài có gì lạ lùng? Đưa vào bài văn nghị luận có thích hợp hay không, vì sao?Cách triển khai lập luận ấy nhằm mục đích gì?
 (câu cuối cùng của bài hịch bỗng trở về với giọng tâm tình, tâm sự bày tỏ gan ruột của vị chủ tướng hết lòng hết sức vì vua vì nước, của người cha hiền hết lòng thương yêu sĩ tốt dưới quyền)
* Hoạt động 4: Tổng kết HS khái quát được NT-ND chủ yếu bài hịch (5p)
 - Như vậy, ta có thể khái quát nghệ thuật lập luận của tác giả đã khích lệ được những điều gì trong lòng tướng sĩ?
 ( + Khích lệ lòng căm thù giặc, nỗi nhục mất nước
 + Khích kệ lòng trung quân ái quốc, lòng ân nghĩa thuỷ chung của người cùng cảnh ngộ
 + Khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước
 + Khích lệ lòng tự trọng, liêm sĩ ở mỗi người khi nhận rõ cái sai, thấy rõ điều đúng)
 - Triển khai lập luận ấy nhằm hướng đến điều chính yếu nhất là gì?
 (Khích lệ lòng yêu nước bất khuất, quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược)
 - Bài hịch sau khi ra đời tạo nên một sức lay động sâu xa, mãnh liệt, được truyền ra rộng rãi, đã làm cho toàn quân, toàn dân nức lòng hăng hái giết giặc. Theo em, nhờ đâu mà có được kết quả tốt đẹp như vậy?
 ( + Lòng yêu nước nồng nàn của vị chủ soái.
 + Nỗi lo toàn đầy thương yêu cho tướng sĩ trong một vận mệnh chung, phúc cùng hưởng, hoạ cùng chia.
 + Phân tích rạch ròi giữa hai con đường phúc và hoạ buộc ta phải chọn lựa và quyết tâm chiến đấu chiến thắng
 + Tính hùng biện đầy sức thuyết phục của tác phẩm
 + Giọng văn đầy cảm xúc, khiến cho lời khuyên răn càng đượm lòng bao duy, nồng hậu, người nghe không cảm thấy mình bị vùi dập mà vẫn được tín nhiệm, mình sẽ thực tỉnh, mình sẽ giỏi giang.
 + Tuy nhiên thân mật không có nghĩa là xa rời nguyên tắc, bỏ qua trách nhiệm nêu những đoạn cuối của bài hịch thậ rắn rỏi, không khoan nhượng, đặt mọi người phải chọn một con đường đúng đắn
 + Người nghe, vì tình, không thể không cảm thông bị thuyết phục)
HS đọc ghi nhớ SGK/61
* Hoạt động 5:HS biết khái quát lược đồ theo yêu cầu(5p) 
 - Triển khai lập luận của bài hịch qua 1 lược đồ kết cấu
 + Khích lệ lòng căm thù giặc, 
nỗi nhục mất nước
+ Khích lệ lòng trung quân Khích lệ 
ái quốc và lòng ân nghĩa thuỷ chung lòng yêu
của người cùng cảnh ngộ nước, + +Khích lệ ý chí lập công danh, bất khuất
xả thân vì nước quyết chiến,
+ Khích lệ lòng tự trọng quýêt thắng kẻ
Liêm sỉ ở mỗi người khi nhận rõ thù xâm lược
sai, thấy rõ điều đúng
I. Đọc-Hiểu chú thích
 1. Tác giả: Trần Quốc Tuấn
(sgk/58)
2. Tác phẩm
 - Thể loại: Hịch
-Hoàn cảnh ra đời:khoảng trước cuộc KC chống Mông Nguyên lần 2(1285)
II. Đọc- hiểu văn bản
Đoạn 1: Nêu gương sử sách:
Liệt kê dẫn chứng
 -> Nêu gương trung thần nghĩa sĩ xưa và nay để khích lệ ý chí lập công danh,xả thân vì nướcgợi lòng tự trọng, niềm tự hào dân tộc.
2. Đoạn 2: Hiện tình đất nước và tâm trạng Trần Quốc Tuấn
 -> Hình ảnh ẩn dụ + động từ mạnh
 câu văn biền ngẫu ,cách nói cương điệu.
->Vạch trần tội ác của giặc;
Bày tỏ tình yêu nước nồng nàng,lòng căm thù giặc sâu sắc,ý chíchiến đấu sẵn sàng hi sinh của vị chủ tướng.
Đoạn 3: Phê phán thái độ, hành động sai trái của các tướng sĩ:
->Điệp ngữ tăng tiến,so sánh tương phản ,câu văn biền ngẫu
So sánh tương phản, điệp từ, điệp ý tăng tiến, lặp cấu trúc câu, lời lẽ vừa chân tình vừa nghiêm khắc 
 ->nhằm thức tỉnh lương tri ,khích lệ lòng tryng quân ái quốc,ân nghĩa thuỷ chumg,ý chí lập công danh xả thân vì nước. 
4. Đoạn 4: Lời kêu gọi:
->Lập luận chặt chẽ
 -> Khích lệ các TS quyết tâm CĐ tiêu diêt giặc.
III.Tổng kết:
* Ghi nhớ: 
 (sgk/61)
III. Luyện tập
 - Lược đồ kết cấu lập luận
* Hoạt động 6: Hướng dẫn học ở nhà
 - Học bài, xem lại cách lập luận của tg
 - Soạn: “Hành động nói.”
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doc100101T25Hich Tuong si.doc