Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 23 - Tiết 89: Đi đường

Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 23 - Tiết 89: Đi đường

Tuần 23 - Tiết 89

Ngày soạn

Ngày dạy

ĐI ĐƯỜNG

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs

 - Hiểu đựơc ý nghĩa tư tưởng của bài thơ, từ việc đi đường gian lao mà nói lên bài học đường đời, đường cách mạng

 - Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thuật của bài thơ rất bình dị, tự nhiên mà chặt chẽ, mang ý nghĩa sâu sắc.

II. Chuẩn bị

 - GV: soạn giáo án

 - Hs: Soạn bài theo câu hỏi

III. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định

2. Kiểm bài sọan

3. Tổ chức các hoạt động

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1601Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 23 - Tiết 89: Đi đường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 - Tiết 89
Ngày soạn 
Ngày dạy
ĐI ĐƯỜNG
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs
 - Hiểu đựơc ý nghĩa tư tưởng của bài thơ, từ việc đi đường gian lao mà nói lên bài học đường đời, đường cách mạng
 - Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thuật của bài thơ rất bình dị, tự nhiên mà chặt chẽ, mang ý nghĩa sâu sắc.
II. Chuẩn bị
 - GV: soạn giáo án
 - Hs: Soạn bài theo câu hỏi
III. Tiến trình lên lớp
Ổn định
Kiểm bài sọan
Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung ghi
* Hoạt động 1: Khởi động
 Cụôc đời của Bác là những bài học vô giá. Có những điều rất đơn giản trong cuộc sống nhưng phải trải qua mới rút ra được nhưng bài bài học sâu xa. Bài thơ “Đi đường” của Bác cũng giúp cho chúng ta hiểu đựơc một bài học lớn về đường đời, về quyết tâm
* Hoạt động 2:
 - GV hướng dẫn đọc cả phiên âm chữ Hán lẫn bản dịch nghĩa
 Chú ý + Bản phiên âm, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt nhịp 4/3 nhấn mạnh điệp từ tẩu lộ, trùng san
 + Bản dịch thơ: nhịp 2/4, 2/4/2/2/4, 4/2/2
 Nhận xét về bài thơ dịch dưới sự hướng dẫn của GV:
 + Nguyên tắv thể thất ngôn, bài dịch thơ lục bát làm giảm cái chắc chắn, chặt chẽ, gân guốc
 + Nguyên tắc có điệp ngữ ở câu 1.2.3. bản dịch mất điệp ngữ ở câu 1
 + Trùng sau núi cao chưa sát
 Nhìn chung bài dịch khá tốt, giữ được ý sát với nguyên tắc
 - GV giới thiệu hoàn cảnh ra đời trong thời kì Bác bị bắt giam từ tháng 8 năm 1942 đến 1943 ở Trung Quốc. Người đã bị giải đi hết nhà lao này đến nhà lao khác khắp 12 huyện Quảng Tây qua gần 30 nhà lao
* Hoạt động 3:
 - Câu khai đề mỡ ra vấn đề gì? (nỗi giản lao của người đi đường) Nhờ đâu biết được điều đó? (rút ra từ thực tế)
 - Nếu câu đầu nói về nỗi gian truân của người đi đường thì câu thứ 2 là nâng cao làm sáng tỏ ý câu đầu. Đi đường gian lao ntn?
 ( Con đường núi non hiểm trỏ, hết dãy núi này thì tiếp ngay dãy núi khác và vô tận nỗi gian lao của người đi đường là liên tiếp vượt khó khăn khổ ải, chồng chất)
 - Câu thơ sử dụng nghệ thuật gì? (điệp ngữ + phụ từ “lại” gợi lên cái cảm giác về sự vô cùng, vô tận)
 - Đứng trước gian lao chồng chất ấy tâm trạng của người đi đường nth?. Em hãy đọc 2 câu còn lại
 - Câu 3 (chuyển) trong bài thơ Đường có vị trí quan trọng và ý câu này thường vút lên, làm chuyển cả bài. Vậy câu thơ này có ý nghĩa ntn? (nếu 2 câu trên núi non trùng điệp, gian khổ chất chồng thì đến câu này tất cả đều bị vượt. Núi dẫu cao đến đâu cũng có lúc phải hết. Người đi đường có chí ắt sẽ lên đến đỉnh núi cao chót vót của rặng núi trùng diệp đó. Câu chuyển này khép lại ý thơ của 2 câu trước để chuẩn bị cho tư tưởng chủ đạo bài thơ hiện ra ở câu hợp)
 - Nhận xét tư thế của người đi đường khi đã lên đến đỉnh núi cao chót vót của dãy núi trùng điệp ấy thể hiện qua câu kết.
 ( Câu thơ gợi lên hình ảnh hào hùng của người đi đường. kết thúc cả một chặng đường dài gian khổ (mà còn) trở thành người đứng trên đỉnh núi cao vời vợi cho chiến thắng, hoàn toàn làm chủ các đỉnh cao. Con người trở thành chủ thể trong bức tranh thiên nhiên với tư thế làm chủ hoàn cảnh. Đó là niềm vui sướng đặc biệt, bất ngờ, là phần thưởng quí báo dành cho người đi đường đứng sau bao nhiêu gian lao vất vả
 - Nhận xét điệp từ “trùng sau” được sử dụng liên tiếp theo kiểu gì? Giống như cách điệp trong câu thơ nào của tác giả nào đã học. Tác dụng của nghệ thuật của lối điệp đó?
 (lói điệp vòng tròn bắc cầu giống như điệp từ thấy, ngàn dâu trong bài Sau phút chia ly của Đoàn Thị Điểm dịch chinh phụ ngâm, điệp ngữ chưa ngủ trong bài
 Cảnh khuya của HCM. Cách điệp này làm cho ý thơ mạnh thơ nối liền tạo cảm giác liên miên, không hết, kéo dài mãi của cảnh vật, của tâm trạng
 - Vậy ở đây tg muốn khái quát qui luật gì, mở ra tâm trạng ntn của chủ thể trữ tình?
 (Lúc khó khăn nhất, hiểm nghèo, gian truân, vất vả nhất thì cũng chính là lúc đích đến đang chờ. Cành gần thắng lợi, càng nhiều gian nan. Đó là qui luật của việc đi đường. Câu thơ thứ 3 khép lại những chặn đường tẩu lộ nan của người tù đến thời điểm mở ra một chặng đường mới, một vị thến mới khac 1hẳn.
 - Đọc bài thơ :Đi đường” theo em bài thơ này có mấy lớp nghĩa. Hãy phân tích.
 (Nghĩa đen: Nói về việc đi đường đầy gian lao thử thách nhưng bền lòng sẽ đạt được kết quả sẽ vượt qua.
 Nghĩa bóng: Đường đời, đường CM đầy chông gai gian khó, mà chỉ quyết tâm sẽ vượt qua tất cả để đi đến thắng lợi)
 - Qua việc bình thường đơn giản nhưng bài thơ đã thể hiện tình chất giáo dục rất sâu sắc, thâm trầm, kín đáo. Em hiểu thế nào về ý nghĩa sâu sắc của bài thơ?
 ( Con đường CM thật là lâu dài, gian khổ nhưng nếu kiên trì bền chí để vượt qua gian nan thử thách thì nhất định sẽ thắng lợi rực rỡ. Bài thơ bộc lộ niềm tin của Bác vào cuộc đấu tranh CM tuy lâu dài gian khó nhưng nếu biết kiên trì bền bỉ vượt qua thì cuiối cùng cũng sẽ thành công.
 Bài thơ không phải là loại thơ tức cảnh hay tự sự mà thiên về suy nghĩ triết lý. Chỉ bằng những lời lẽ giản dị, bình thường tự nhiên nhưng thật thấm thía, đầy sức thuyết phục có tac 1dụng cổ vũ tinh thần con người trong cuộc sống trả với khó khăn thử thách trên đường đời để vươn tới mục đích cao đẹp. Ý nghĩa của bài thơ là sự trải nghiệm qua chính cuộc đời của Bác
* Hoạt động 4: Luyện tập
 - Đọc diễn cảm bài thơ
 - Tìm một số bài thơ có ý nghĩa giáo dục khác hoặc bài thơ trên đường
Hs trả lời
Hs thảo luận
I. Đọc- Tìm hiểu chú thích
1. Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt
 2. Hoàn cảnh ra đời
II. Đọc- Tìm hiểu văn bản
4. Câu 1, 2
- Điệp ngữ, phụ từ “lại”
- Nỗi gian lao chồng chất của người đi đường
III. Luyện tập
 - Đọc bài thơ
 - Một số bài thơ có ý nghĩa giáo dục: Nghe tiếng giã gạo, Đi đường, Giữa đường đáp thuyền đi Ung Ninh
* Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà
 - Học thuộc bài thơ, xem bài giảng, siêu tầm thơ trên đường đi
 - Sọan “Câu cảm thán”, Học bài “Cầu cầu khiến”

Tài liệu đính kèm:

  • doc89T23Di duong.doc