Tuần 23 NGẮM TRĂNG, ĐI ĐƯỜNG
TPPCT: 85,* -HCM -
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1.Kiến thức:
-Nâng cao năng lực đọc –hiểu một tác phẩm thơ (chữ Hán)tiêu biểu của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh.
-Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên,tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái của Bác trong hoàn cảnh tù ngục,trong hoàn cảnh thử thách trên đường đi(ung dung,tự tại,chủ động trước mọi hoàn cảnh).
-Hiểu được ý nghĩa khái quát mang tính triết lý của hình tượng con đường và con người vượt qua những chặng đường gian khổ ( từ việc đi đường gian lao mà nói lên bài học đường đời, đường cách mạng.)
-Sự khác nhau giữa văn bản chữ Hán và bản dịch thơ.
-Thấy được sức hấp dẫn nghệ thuật của bài thơ chữ Hán
2.Kĩ năng:
-Đọc diễn cảm bản dịch.
-Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài
Tuần 23 NGẮM TRĂNG, ĐI ĐƯỜNG TPPCT: 85,* -HCM - I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1.Kiến thức: -Nâng cao năng lực đọc –hiểu một tác phẩm thơ (chữ Hán)tiêu biểu của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh. -Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên,tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái của Bác trong hoàn cảnh tù ngục,trong hoàn cảnh thử thách trên đường đi(ung dung,tự tại,chủ động trước mọi hoàn cảnh). -Hiểu được ý nghĩa khái quát mang tính triết lý của hình tượng con đường và con người vượt qua những chặng đường gian khổ ( từ việc đi đường gian lao mà nói lên bài học đường đời, đường cách mạng.) -Sự khác nhau giữa văn bản chữ Hán và bản dịch thơ. -Thấy được sức hấp dẫn nghệ thuật của bài thơ chữ Hán 2.Kĩ năng: -Đọc diễn cảm bản dịch. -Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài 3.Thái độ: - Biết trân trọng, yêu quý,học tập Bác. II. CHUẨN BỊ - GV: Bài soạn.Tài liệu tham khảo, bảng phụ - HS: Chuẩn bị bài soạn III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó” và nêu ý nghĩa của bài thơ? 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung -GV : Hai bài thơ được viết theo thể thơ gì?Hoàn cảnh ra đời? -HS: trả lời. -GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý. -Gv hướng dẫn hs đọc,giọ hs đọc,nhận xét. -Hs đọc bài Ngắm trăng -Gv :Bác đã ngắm trăng trong một hoàn cảnh như thế nào? -HS: trả lời. -GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý. -GV hỏi: Trước cảnh trăng đẹp mà không có rượu, hoa thì tâm trạng của thi nhân như thế nào? -HS: trả lời.Gv nhận xét, bổ sung, chốt ý. -GV hỏi: Vậy em hiểu thêm được điều gì về Bác ? -HS: trả lời.Gv nhận xét, bổ sung, chốt ý,tích hợp giáo dục hs bảo vệ môi trường thiênnhiên -GV hỏi: Mối quan hệ giữa thi nhân và trăng được thể hiện như thế nào? -HS: trả lời. -GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý. -GV hỏi: Nghệ thuật thể hiện 2 câu thơ cuối có gì đặc biệt ? -HS: trả lời. -GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý. -GV hỏi: Hai câu thơ cuối cho em cảm nhận về tinh thần cách mạng của Bác như thế nào? -HS: trả lời. -GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý -Hs đọc bài Đi đường -GV : Hãy so sánh bản phiên âm chữ Hán, phần dịch nghiã và dịch thơ ở 2 câu đầu? -HS: trả lời. -GV: Nhận xét, bổ sung. -GV : Bài thơ phan ánh hiện thực gì? -HS: trả lời. -GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý -GV :ý nghĩa triết lý của bài thơ là gì? -HS: trả lời. -GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý -GV hỏi: Nêu nội dung,đặc sắc nghệ thuật và ý nghĩa của bài thơ? -HS:tổng kết. -GV: củng cố kiến thức,liên hệ giáo dục hs. GV cho HS so sánh điểm giống nhau của 2 bài thơ I. Tìm hiểu chung 1-Tác phẩm - Thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật viết bằng chữ Hán -In trong tập Nhật ký trong tù 2- Đọc, tìm hiểu từ khó : II. Tìm hiểu chi tiết: A-Bài thơ:Ngắm trăng 1. Hoàn cảnh ngắm trăng: +Trong nhà tù +Không rượu,không hoa để thưởng lãm,khơi gợi nguồn thi hứng à Rất đặc biệt 2-Thực trạng,tình cảm của Bác - Xốn xang, bối rối ,xao động trước cảnh trăng đẹp ->Bác là rất yêu thiên nhiên và có tâm hồn rung động mãnh liệt trước cảnh trăng đẹp. 3-Mối giao hoà đặc biệt giữa người tù thi sĩ với vầng trăng: - Nghệ thuật đối rất đặc sắc : + Người ở trong nhà giam thả tâm hồn vượt qua song cửa nhà tù hướng đến ngắm trăng,đến cái đẹp của thiên nhiên + Trăng ở bầu trời tự do soi qua song cửa nhà tù ( làm rung động tâm hồn nhà thơ)ngắm nhà thơ +Trăng được nhân hoá, người tù được hoá thân thành thi sĩ. à Bác có sức mạnh tinh thần to lớn:tinh thân thép vượt lên hoàn cảnh tàn bạo của ngục tù.Đây là cuộc vượt ngục về tư tưởng của người tù cách mạng Hồ Chí Minh 3-ý nghĩa: -Bài Ngắm trăng thể hiện sự tôn vinh cái đẹp của tự nhiên,của tâm hồn con người bất chấp mọi hoàn cảnh ngục tù B-Bài “Đi đường “ 1-Hình ảnh của hiện thực : -Con đường đầy gian khổ mà Tưởng Giới Thạch đầy ải người tù -Người tù phải vượt qua chập chùng đường núi - Muôn trùng nước non trong tầm mắt con người khi lên đến đỉnh núi 2-Ý nghĩa triết lý: +Con đường cách mạng nhiều thử thách chông gai nhưng chắc chắn sẽ có kết quả tôt đẹp(đường đời cũng vậy.) +Người cách mạng phải rèn luyện ý chí kiên định,phẩm chất kiên cường. III. Tổng kết 1.Nội dung : 2, Nghệ thuật : -Sự khác nhau giữa văn bản chữ Hán và bản dịch thơ.Tác dụng nhất định của bản dịch thơ -Kết cấu chặt chẽ,lời thơ tự nhiên,bình dị,gợi hình ảnh và giàu cảm xúc. -Bài Đi đường viết về việc đi đường gian lao từ đó nêu lên triết lý về bài học đường đời,đường cách mạng:vượt qua gian lao sẽ tới thắng lợi vẻ vang. IV. Luyện tập -So sánh điểm giống nhau của 2 bài thơ 4 :Củng cố-dặn dò -Nắm vững kiến thức.Đọc thêm Nhật ký trong tù của Bác - Chuẩn bị bài mới: Câu cảm thán Tuần 23 TPPCT: 86-87 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về văn bản thuyết minh ( kiểu bài thuyết minh một giống vật nuôi ) 2.Kĩ năng: -Tạo lập một văn bản thuyết minh cụ thể đảm bảo các yêu cầu : Đúng kiểu loại,tìm hiểu đề,tìm ý,xây dựng bố cục,vận dụng phương pháp thuyết minh,diễn đạt,trình bày,sử dụng hợp lý các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, bình luận 3. Thái độ: Nghiêm túc, tự giác, tích cực làm bài. II. CHUẨN BỊ: * Thầy: Đề bài và đáp án. * Trò: Đọc SGK và ôn tập . III. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP. 1. Tổ chức:ktss 2. Kiểm tra:kt sự chuẩn bị của hs. 3. Bài mới I. Đề bài:Hãy thuyết minh về giống vật nuôi mà em thích . II. Yêu cầu , thang điểm. A.Yêu cầu : * Dàn ý chung : 1. Mở bài : Giới thiệu vật nuôi mà em thích .Khái quát đặc điểm chung của vật nuôi ấy 2. Thân bài - Hình dáng chung về con vật - Các giống vật nuôi - Cách chăm sóc, cách phòng dịch - Nêu giá trị kinh tế của con vật .... 3. Kết bài :Vai trò của con vật đối với đời sống hiện nay . *Lưu ý :- Làm đúng thể loại văn thuyết minh ,không lạc sang miêu tả, biểu cảm - Trình bày bố cục rõ ràng và mạch lạc - Ngôn từ chính xác dễ hiểu ,ngăn gon đủ ý, sinh động * Phương pháp : Bố cục mạch lạc, rõ ràng, đúng kiểu bài thuyết minh. B. Thang điểm : - Điểm 9-10 : Đầy đủ nội dung, có sáng tạo, linh hoạt. Hành văn trôi chảy, rõ ràng, mạch lạc, đúng phương pháp. Tỏ ra có năng khiếu văn chương. Trình bày sạch đẹp, sai không quá 3 lỗi chính tả( lỗi câu). - Điểm 7-8: Đáp ứng được những yêu cầu trên. Còn hạn chế một chút trong cách trình bày. Sai không quá 5 lỗi chính tả ( lỗi câu). - Điểm 5-6: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu trên. Còn hạn chế một chút trong cách trình bày. Còn chưa sáng tạo. Sai không quá 5 lỗi chính tả ( lỗi câu). - Điểm 0-4: Các trường hợp còn lại.( Căn cứ vào bài cụ thể để cho điểm). Tuần 23 TPPCT:85,* ,86-87 Ngày 6/02/2012 Châu Thanh Gương 4. Củng cố -dặn dò Gv: Nhắc lại các cách trình bày đoạn văn? Chuẩn bị bài tiếp theo.
Tài liệu đính kèm: