Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 23 - GV: Nguyễn Văn Hà

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 23 - GV: Nguyễn Văn Hà

Tiết 89 NGẮM TRĂNG – ĐI ĐƯỜNG

* Hồ Chí Minh

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:

 - Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ, dù trong hoàn cảnh tù ngục, Người vẫn mở rộng tâm hồn tìm đến giao hòa với vầng trăng ngoài trời.

 -Thấy được sức hấp dẫn nghệ thuật của bài thơ.

 -Hiểu được ý nghĩa tư tưởng của bài thơ Đi đường : Từ việc đi đường gian lao mà nói lên bài học đường đời, đường cách mạng.

 -Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thuật của bài thơ: Rất bình dị, tự nhiên mà chặt chẽ, mang ý nghĩa sâu sắc.

B. CHUẨN BỊ:

 - GV: Soạn bài, SGK, SGV, đọc Nhật kí trong tù và tài liệu liên quan.

 - HS: Đọc kĩ 2 bài thơ, trả lời câu hỏi Đọc – hiểu văn bản.

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 874Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 23 - GV: Nguyễn Văn Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 23 – BÀI 21
 Tiết 89: Ngắm trăng – Đi đường
 Tiết 90: Câu cảm thán
 Tiết 91-92: Bài viết TLV số 5
 ( Văn thuyết minh )
Ngày soạn 5 / 2 /2009
Tiết 89 NGẮM TRĂNG – ĐI ĐƯỜNG
* Hồ Chí Minh 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: 
 - Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ, dù trong hoàn cảnh tù ngục, Người vẫn mở rộng tâm hồn tìm đến giao hòa với vầng trăng ngoài trời.
 -Thấy được sức hấp dẫn nghệ thuật của bài thơ. 
 -Hiểu được ý nghĩa tư tưởng của bài thơ Đi đường : Từ việc đi đường gian lao mà nói lên bài học đường đời, đường cách mạng.
 -Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thuật của bài thơ: Rất bình dị, tự nhiên mà chặt chẽ, mang ý nghĩa sâu sắc.
B. CHUẨN BỊ:
 - GV: Soạn bài, SGK, SGV, đọc Nhật kí trong tù và tài liệu liên quan. 
 - HS: Đọc kĩ 2 bài thơ, trả lời câu hỏi Đọc – hiểu văn bản.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định
 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc bài thơ Tức cảnh Pác Bó.
 - Giọng điệu bài thơ ntn?
 - Qua bài thơ, em thấy thú lâm tuyền của Bác Hồ và Nguyễn Trãi có gì giống và khác nhau ? 
 3. Bài mới:
 a/ Giới thiệu bài: Mùa thu năm 1942, từ cao Bằng, Bác Hồ sang Trung quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng VN. Đến huyện Túc Vinh tỉnh Quảng Tây, Bác bị nhà cầm quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam rồi bị giải tới, giải lui gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh quảng tây, bị đày ải hơn một năm trời. trong thời gian đó, Người viết tập Nhật kí bằng thơ chữ Hán: Ngục trung nhật kí gồm 133 bài. Tập thơ thể hiện tình yêu nước, yêu thiên nhiên và tấm lòng nhân đạo sâu sắc. Hai bài Thơ Ngắm trăng và Đi đường nằm trong tập thơ này. ( Giới thiệu tập thơ với HS)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NDHĐCHÍNH
A. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc 2 bài thơ và tìm hiểu chú thích.
-Hướng dẫn HS so sánh bản chữ Hán và bản dịch thơ -So sánh:+ nại nhược hà với khó hững hờ.
+Phép đối ở 3 câu 3 – 4 bài Ngắm trăng ntn?
B. Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu 2 bài thơ.
-Hai bài thơ thuộc thể thơ gì?
1. Bài Ngắm trăng.
-Đọc bài Ngắm trăng và cho biết hoàn cảnh ngắm trăng của nhà thơ? 
-
-Vì sao Bác lại nói đến cảnh Trong tù không rượu cũng không hoa?
-Qua 2 câu thơ đầu, em thấy Bác Hồ có tâm trạng ntn trước cảnh trăng đẹpdù đang bị giam trong tù?
-Trong hai câu cuối của nguyên tác chữ Hán, sự sắp xếp các từ nhân (và thi gia), song, nguyệt, (và minh nguyệt) có gì đáng chú ý?
-Giảng rõ về phép đăng đối ở 2 câu 3-4 và đối trong từng câu.
-Phép nhân hóa ở đây có tác dụng gì?
-Có ý kiến cho rằng đây là một cuộc vượt ngục về tinh thần của Bác, em có đồng ý với nhận định này không? Nêu lí do? 
-Em có biết câu thơ nào có ý tương tự không?
-Qua bài thơ, em hiểu thêm được gì về Bác Hồ ? 
2.Bài Đi đường:
-Gọi HS đọc cả 3 phần của bài thơ.
-Nhận xét giữa phiên âm và bản dịch? 
-Tìm hiểu kết cấu bài thơ?
-Điệp ngữ trùng san ở phần phiên âm cho thấy việc đi đường ra sao? Khiến giọng thơ ntn?
-GV dẫn thêm bài thơ Mới đến nhà lao Thiên Bảo. 
-Phân tích hai lớp nghĩa của hai câu thơ 1-2? Đường ở đây được hiểu là gì?
-Điệp ngữ liên hoàn ở câu 2 và câu 3 làm cho mạch thơ và ý thơ trở nên ntn? 
-Đọc câu thơ cuối và cho biết niềm vui sướng của người đứng trên cao ngắm cảnh?
-Theo em, đây có phải là bài thơ kể chuyện kết hợp tả cảnh không? Vì sao?
-Qua việc đi đường, nhà thơ muốn gởi gắm suy nghĩ gì về con đường cách mạng? 
I. Đọc các bảng phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ.
-Quan sát phần giải nghĩa từ Hán Việt.
-So sánh: +Nại nhược hà: tâm trạng xốn xang, bối rối. 
 +Khó hững hờ: Tâm trạng bình 
thản, không rung cảm mạnh mẽ. 
 +Hai câu 3-4 đối rất chỉnh.
II. Đọc hiểu 2 bài thơ:
*Bài Ngắm trăng:
-Ngắm trăng trong tù.
-Thảo luận: Thi nhân xưa thường có thú vừa thưởng nguyệt vừa uống rượu xem hoa. Đó là một thú vui hết sức tao nhã.
-Tâm trạng xốn xang, bối rối trước cảnh đêm trăng đẹp à tâm hồn nghệ sĩ.
-Thảo luận:Cả 2 câu đều có song sắt nhà tù ở giữa.Nhưng Người đã tìm đến giao hòa với vầng trăng tự do.Còn trăng như người bạn tri kỉ của người tù, hướng đến nhà tù để chia sẻ.
-Phép nhân hóa làm cho vầng trăng trở nên gần gũi, như người bạn tri âm của người tù.
-Đây là một cuộc vượt ngục về tinh thần của người tù HCM bởi nhà tù không giam giữ được tâm hồn của Bác. Tâm hồn nghệ sĩ cảu Bác vẫn cảm nhận được vẻ đẹp đến nao lòng của đêm trăng dù chấn song sắt nhà tù đã giam hãm Bác.
-Thân thể ở trong lao
 Tinh thần ở ngoài lao.
-Bác Hồ có tâm hồn nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, có sức mạnh tinh thần lớn lao. Không hoàn cảnh nào làm thay đổi được phong thái ung dung, luôn vượt lên hoàn cảnh, làm chủ hoàn cảnh của Bác. 
2.Bài Đi đường:
-Đọc cả 3 phần của bài thơ.
-Thơ tứ tuyệt – lục bát.
-Bài thơ có hai lớp nghĩa.
-Điệp ngữ trùng san cho thấy việc đi đường đầy khó khăn, gian khổ và làm cho giọng thơ trở nên sâu lắng, đầy suy ngẫm. 
-Đi hết lớp núi này đến lớp núi khácà Khó khăn chồng chất, gian lao triền miên. Đường cách mạng lắm giao lao, nguy hiểm.
-Đọc 2 câu 2và 3.
-Mạch thơ kéo dài tạo cảm giác liên miên, kéo dàià khó khăn bất tận.
-Tha hồ thưởng thức vẻ đẹp của cảnh núi non hùng vĩ với tư thế chiến thắng gian lao, làm chủ cả một vùng trời đất của Tổ quốc.
-Thảo luận:
 +Bài thơ không thuộc loại thơ tức cảnh, tự sự mà chủ yếu thiên về suy nghĩ, triết lí.
-Con đường cách mạng lắm gian truân, hiểm nguy nhưng khi vượt qua những thử thách, gian lao ấy, thắng lợi sẽ vô cùng to lớn.
I. Đọc và tìm hiểu chú thích:
1. Tác giả: Hồ Chí Minh.
2. Tác phẩm: Trích Nhật kí trong tù ( 133 bài thơ chữ Hán -1942-1943)
II. Tìm hiểu hai bài thơ:
1. Ngắm trăng:
-Thể thơ TNTT
-Phép nhân hóa, cấu trúc đăng đối (hai câu 3-4).
-Tình yêu trăng, yêu thiên nhiên đến mê say và phong thái ung dung của người nghệ sĩ- chiến sĩ Hồ Chí Minh ngay cả khi ở trong tù. 
2. Đi đường:
-Thể thơ TNTT.
-Dịch thơ Lục bát.
-Bài thơ có hai lớp nghĩa, phép điệp ngữ.
-Qua việc đi đường, nhà thơ muốn gởi gắm suy nghĩ về con đường cách mạng lắm gian truân, thử thách và đầy hiểm nguy nhưng khi vượt qua những thử thách, gian lao ấy, thắng lợi sẽ vô cùng to lớn.
3. Hoạt động 3:
 4. Củng cố: Đọc bài đọc thêm ở SGK.
 5. Dặn : Học thuộc 2 bài thơ.
 - Tìm đọc Nhật kí trong tù.
 - Soạn bài Chiếu dời đô.
Ngày soạn: 5 / 2 /09 TUẦN 22
Tiết 90 CÂU CẢM THÁN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: 
 - Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cảm thán. Biết phân biệt câu cảm thán với các kiểu câu khác.
 - Nắm vững chức năng của câu cảm thán. Biết sử dụng câu cảm thán phù hợp với tình huống giao tiếp.
B. CHUẨN BỊ:
 - GV: Soạn bài, SGK, SGV, bảng phụ. 
 - HS: Đọc trước bài học, bảng con.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định
 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu cầu khiến ? –Cho ví dụ.
 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NDHĐ CHÍNH
A. Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán.
-Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu cảm thán?
-Đặc điểm hình thức nào cho ta biết đó là câu cảm thán?
-Câu cảm thán dùng để
làm gì?
-Khi viết đơn, biên bản hay trình bày kết quả của một bài toán...,có thể dùng câu cảm thán không? Vì sao?
1.Tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán.
-Đọc 2 ví dụ.
-Câu cảm thán:
 +Hỡi ơi lão Hạc !
 +Than ôi !
-HS xác định đặc điểm hình thức.
-Câu cảm thán dùng để bộc lộ cảm xúc.
-Các văn bản đó là văn bản hành chính, văn bản khoa học nên không phù hợp với ngôn ngữ bộc lộ cảm xúc. 
I. Bài học: 
 1.Đặc điểm hình thức :
-Từ ngữ cảm thán.
-Dấu chấm than.
 2. Chức năng: Bộc lộ trực tiếp cảm xúc.
B. Hoạt động 2: Luyện tập.
 * BT 1: Không. Vì chỉ có những câu có từ cảm thán mới là câu cảm thán.
 * BT 2: Tất cả các câu đều là những câu bộc lộ cảm xúc, tình cảm.
 a/ Lời than thở của người nông dân dưới chế độ phong kiến.
 b/ Lời than thở của người chinh phụ trước nỗi truân chuyên do chiến tranh gây ra.
 c/ Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cuộc sống ( trước CM tháng Tám.)
 d/ Sự ân hận của Dế Mèn trước cái chết thảm thương của Dế Choắt.
 Nhưng đây không phải là câu cảm thán vì không có hình thức đặc trưng của kiểu câu này.
 * BT 3: HS tự làm.
 * BT 4: HS lập bảng về đặc điểm hình thúc và chức năng của câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và đặt mỗi loại một câu trên bảng con. 
GV chọn 5 bài và chấm ngay.
**Dặn: Ôn lại 3 kiểu câu đã học và xem trước bài Câu trần thuật.
Ngày soạn: 11 / 2 / 09 TUẦN 23
Tiết 91-92 BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 5
 ( Văn thuyết minh )
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
 - Giúp học sinh củng cố lí thuyết đã học về cách làm bài thuyết minh một danh lam thắng cảnh hay thuyết minh về một phương pháp (cách làm).
 - Qua bài viết, kiểm tra toàn diện các kiến thức đã học về loại bài này.
B. CHUẨN BỊ :
 - GV : Hướng dẫn HS lập dàn bài các đề tham khảo ở SGK và ôn lại phương pháp làm bài văn thuyết minh.
 - HS : Chuẩn bị dàn ý, ôn bài văn thuyết minh.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 1. Ổn định
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 3. Bài mới : 
* Đề và tìm hiểu đề:
 HS chọn một trong hai đề sau:
 Đề 1 : Giới thiệu về một loài hoa mai) A. Tìm hiểu đề :
 - Thể loại : Văn thuyết minh
 - Đối tượng: Hoa mai
B Phương pháp thuyết minh : Vận dụng 6 phương pháp đã học về phương pháp thuyết minh
C. Hình thức : Bố cục ba phần rõ ràng. Chữ viết sạch đẹp, ít mắc lỗi chính tả, lỗi câu, lỗi diễn đạt.
 4. Biểu điểm :
 Điểm 9-10 : Bài làm đạt đầy đủ các yêu cầu trên
 Điểm 7-8 : Nắm được phương pháp làm bài văn thuyết minh mộtloài hoa. Văn viết mạch lạc, ít mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả.
 Điểm 5-6 : Bài làm trung bình, thuyết minh chưa đầy đủ theo yêu cầu, diễn đạt còn lủng củng, còn mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả.
 Điểm 3-4 : Chưa nắm vững phương pháp. Thuyết minh còn sơ sài, diễn đạt còn nhiều hạn chế.
 Điểm 1-2 : Sai phương pháp, không hiểu đề, diễn đạt còn kém
4. HS làm bài.
5. Thu bài.
* Dặn: Xem bài chương trình Tập làm văn địa phương. Mỗi tổ tìm một bài giới thiệu về một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Miền Trung để trình bày trước lớp vào tuần 23.

Tài liệu đính kèm:

  • doc23.doc