Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 22 - Trường THCS Ứng Hoè

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 22 - Trường THCS Ứng Hoè

Tuần 22 - Tiết 85

Văn bản

NGẮM TRĂNG, ĐI ĐƯỜNG

 ( Hồ Chí Minh )

A. Mục tiêu cần đạt:

- Đối với bài Ngắm trăng: Học sinh cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ, dù trong hoàn cảnh tù ngục, Người vẫn mở rộng tâm hồn tìm đến giao hoà với vầng trăng ngoài trời. Thấy được sức hấp dãn nghệ thuật của bài thơ.

- Đối với bài thơ Đi đường: Học sinh hiểu được ý nghĩa tư tưởng của bài thơ: từ việc đi đường gian lao mà nói nên bài học đường đời, đường CM. Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thuật của bài thơ: rất bình dị, tự nhiên mà chặt chẽ, mang ý nghĩa sâu sắc.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: tập thơ ''Nhật kí trong tù''

- Học sinh: sưu tầm những bài thơ trong tập thơ trên, soạn bài.

C. Các hoạt động dạy học:

I. Tổ chức lớp:

II. Kiểm tra bài cũ :

? Đọc thuộc lòng bài thơ ''Tức cảnh Pác Bó''

? Phát biểu cảm nghĩ về Bác Hồ trong bài thơ này.

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 929Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 22 - Trường THCS Ứng Hoè", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 - Tiết 85
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
Văn bản
Ngắm trăng, Đi đường 
 ( Hồ Chí Minh )
A. Mục tiêu cần đạt:
- Đối với bài Ngắm trăng: Học sinh cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ, dù trong hoàn cảnh tù ngục, Người vẫn mở rộng tâm hồn tìm đến giao hoà với vầng trăng ngoài trời. Thấy được sức hấp dãn nghệ thuật của bài thơ.
- Đối với bài thơ Đi đường: Học sinh hiểu được ý nghĩa tư tưởng của bài thơ: từ việc đi đường gian lao mà nói nên bài học đường đời, đường CM. Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thuật của bài thơ: rất bình dị, tự nhiên mà chặt chẽ, mang ý nghĩa sâu sắc.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: tập thơ ''Nhật kí trong tù''
- Học sinh: sưu tầm những bài thơ trong tập thơ trên, soạn bài.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ :
? Đọc thuộc lòng bài thơ ''Tức cảnh Pác Bó''
? Phát biểu cảm nghĩ về Bác Hồ trong bài thơ này.
III. Bài mới: 
- Giới thiệu bàiTháng 8 năm 1942, Hồ chủ tịch từ Pác Bó (Cao Bằng) bí mật sang Trung Quốc hoạt động thì bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam giả qua 30 nhà lao, qua 13 huyện. Trên đường bị giả đi Người đã sáng tác rất nhiều bài thơ. “Ngắm trăng” và “Điđường” là 2 trong số những bài thơ ấy. 
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức trọng tâm
? Tác phẩm trích từ đâu?
? Em biết gì về “Nhât kí trong tù”
- Học sinh đọc 2 bài thơ chính xác và diễn cảm
- H/S so sánh bản nguyên âm và dịch thơ
?Em có nhận xét gì về đề tài trăng trong thơ ca?
?Đọc hai câu đầu
? Từ “vô” được nhắc lại hai lần có ý nghĩa gì?
?Tại sao tác giả lại nói đến hoa mà không phải những thứ khác?
?Em có nhận xét gì về câu thơ thứ hai trong bản dịch thơ?
Em cảm nhận 2 câu thơ đầu như thế nào?
? Tác giả là người ntn?
? Đọc hai câu cuối
? Nhận xét về nghệ thuật của câu thơ
Tác dụng ?
? Em có suy nghĩ gì về hành động của nhà thơ?
? ở câu 4 có những biện pháp nghệ thuật nào.
? Tác dụng.
* Nghệ thuật đối, nhân hoá, trăng như có linh hồn, sinh động
? Trăng và người có mối liên hệ như thế nào?
? Cuộc ngắm trăng này có ý nghĩa ntn? 
?Em có cảm nhận gì về hình ảnh Bác Hồ sau khi học xong bài thơ này?
Nội dung và nghệ thuật chính của bài thơ?
Đọc hai câu đầu
? Em có nhận xét gì về giọng điệu của câut thơ đầu? 
? Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì?
? Em hiểu câu thơ còn có ngụ ý gì.
?Em cảm nhận ntn về câu thơ thứ 3?
I. Giới thiệu chung
- Trích từ “Nhật kí trong tù” được Bác viết khi bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam từ tháng 8.1942 đến tháng 11. 1943
- “Nhật kí trong tù “ kà bức chân dung tinh thần tự hoạ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày ở nhà tù Tưởng Giới Thạch
II. Đọc - hiểu văn bản 
1. Đọc và tìm hiểu chú thích 
2. Bố cục
Hai bài đều được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt=> Kết cấu: Khai – Thừa- Chuyển – Hợp
3. Phân tích
a. Bàt thơ “ Ngắm trăng”
* Nhan đề bài thơ
- Ngắm trăng là chủ đề thường thấy trong thơ ca đậc biệt là thơ Hồ Chí Minh.
*. Hai câu đầu- Hoàn cảnh ngắm trăng
“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà’
-Điệp từ “vô” -> thể hiện hoàn cảnh thiếu thốn
- Ngắm trăng thường phải có hoa và rượu để khơi nguồn cảm hứng. 
- Câu thơ thứ hai dịch chưa sát(nại nhược hà= biết làm sao?)=> Làm mất đi cái xốn xang trong tâm hồn người tù cách mạng
=> Trong tù không có rượu cũng chẳng có hoa nhưng trước cảnh đẹp của thiên nhiên ,con người khó có thể kìm lòng.
=> Tác giả là người có tâm hồn nhạy cảm,tinh tế và một tình yêu cháy bỏng với thiên nhiên tươi đẹp.
* Hai câu cuối – Sự giao hoà giữa thiên nhiên và con người
“ Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
 Nguyệt tòng song khích khán thi gia”
- Nghệ thuật đối: Người và trăng, song sắt nhà tù chắn ở giữa=> phản ánh mối giao hoà đặc biệt giữa thi sĩ lãng mạn và ánh trăng.
- Người đã thả hồn vượt ra ngoài cửa sắt nhà tù tìm đến ngắm trăng sáng giao hoà với vầng trăng tự do đương toả mộng giữa đời đây là cuộc vượt ngục về tinh thần.
- Nghệ thuật:nhân hoá trăng như có linh hồn, trở lên sinh động, gần gũi thân thiết với người.
-Trăng với Bác Hồ gắn bó thân thiết như những người tri kỉ.
- Cuộc ngắm trăng đã làm cho song sắt nhà tù trở nên bất lực vô nghĩa trước những tâm hồn tri âm tri kỉ tìm đến với nhau
=> Bác Hồ không chỉ là một vị lãnh tụ vĩ đại mà còn là thi sĩ có tâm hồn nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên mãnh liệt
* Ghhi nhớ(SGK)
b. Đi đường ( Tẩu lộ)
* Hai câu đầu
Câu 1: Giọng thơ suy ngẫm, rút ra qua từ những trải nghiệm của người tù bị giải đi hết nhà lao này đến nhà lao khác.
Câu 2: 
-Điệp ngữ: “Trùng san”=> hết lớp núi này lại đến ngay lớp núi khác, khó khăn chồng chất liên miên Đường đời, đường CM: gian lao triền miên.
sss
_________________________________________________
Tuần 22 - Tiết 86
 Ngày soạn: 25/01/2010 
 Ngày dạy: 
Tiếng Việt 
câu cảm thán 
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cảm thán. Phân biệt câu cảm thán với các kiểu câu khác.
- Nắm vững chức năng của câu cảm thán. Biết sử dụng câu cảm thán phù hợp với tình huống giao tiếp.
B. Chuẩn bị:
- Học sinh: học bài cũ và chuẩn bị bài
- Giáo viên : Soạn bài, ra đề kiểm tra 15’
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp
II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút
Câu 1.a. Câu nghi vân có những đặc điẻm gì? Cho VD?(5đ)
 b. Đặt 1 câu nghi vấn với mục đích cầu khiến.(3đ)
Câu 2. Câu 2: Câu cầu khiến sau dùng để làm gì?
 '' Ngài cứ biết nghe đi đã.''
A. van xin C. khuyên bảo
B. Yêu cầu D. ra lệnh
Đáp án:i nhớ trong SGK
Câu 1. a. Đối chiếu phần ghi nhớ trong SGK
 b. VD: Làm hộ tớ việc này nhé?
Câu 2. B
III. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức trọng tâm
- Dựa vào kiến thức đã học ở Tiểu học
? Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu cảm thán.
? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cảm thán ? Nêu một số từ tương tự.
* Câu cảm thán có chứa các từ cảm thán.
? Khi đọc các câu cảm thán giọng đọc như thế nào.
? Kết thúc của câu khi viết thường được sử dụng dấu gì.
* Thường kết thúc bằng dấu chấm than
- Giáo viên lưu ý học sinh: cá biệt có trường hợp câu cảm thán kết thúc bằng dấu chấm, dấu lửng.
? Xác định câu sau có phải là câu cảm thán không? Vì sao.
(Giáo viên cung cấp thêm ngữ liệu) 
? Câu cảm thán dùng để làm gì.
* Chức năng: Câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết)
? Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình bày kết quả giải một bài toán có thể dùng câu cảm thán không? Vì sao.
* Pệam vi sử dụng: câu cảm thán xuất hiện trong ngôn ngữ nói hàng ngày, ngôn ngữ văn chương.
? Khái quát đặc điểm hình thức, chức năng.
? Hãy cho biết các câu trong những đoạn trích sau có phải đều là câu cảm thán không? Vì sao.
- Hướng dẫn học sinh thảo luận bài tập2.
? Phân tích tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong những câu sau. Có thể xếp những câu này vào kiểu câu cảm thán được không? Vì sao.
? Đặt câu cảm thán thể hiện cảm xúc.
- Mẫu: Đẹp thay cảnh mặt trời buổi bình minh!
I. Đặc điểm hình thức và chức năng
1. Tìm hiểu ví dụ:
a) Hỡi ôi lão Hạc !
b) Than ôi !
- Các câu trên có chứa các từ cảm thán: Hỡi ơi, than ôi.
- Giọng diễn cảm, buồn (cũng có thể là vui, ngạc nhiên.. tuỳ từng văn cảnh)
- Dấu chấm than
* Chú ý:
- Có biết bao người đã ra trận và mãi mãi không trở về.
+ biết bao = từ chỉ lượng như: nhiều, rất nhiều.
 Không phải là câu cảm thán.Đọc với giọng diễn cảm, người nghe dễ nhầm với câu cảm thán.
+ Khác với: Đẹp biết bao ! (biết bao đứng sau tính từ)
- Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết). Có thể bộc lộ cảm xúc bằng nhiều kiểu câu khác nhưng trong câu cảm thán, cảm xúc của người nói, người viết được biểu thị bằng phương tiện đặc thù: từ ngữ cảm thán.
- Ngôn ngữ trong văn bản hành chính - công vụ; ngôn ngữ trong văn bản khoa học là ngôn ngữ ''duy lí'', ngôn ngữ của tư duy lôgic nên không thích hợp với việc sử dụng những yếu tố ngôn ngữ bộc lộ rõ cảm xúc.
- Câu cảm thán xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương.
2. Ghi nhớ
- Học sinh khái quát.
- Học sinh đọc ghi nhớ trong SGK tr 44
II. Luyện tập 
1. Bài tập 1
- Học sinh làm việc theo nhóm
- Những câu cảm thán: than ôi!; lo thay!; nguy thay!; Hỡi cảnh... ơi!; ''Chao ôi! có biết đau rằng ... thôi''.
Không phải tất cả các câu trong những đoạn trích đều là câu cảm thán, vì chỉ có những câu trên mới có từ ngữ cảm thán (gạch chân)
2. Bài tập 2
- Tất cả các câu đều bộc lộ tình cảm, cảm xúc:
a) Lời than thở của người nhân dân dưới chế độ phong kiến.
b) Lời than thở của người chinh phụ trước nỗi truân chuyên do chiến tranh gây ra.
c) Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cuộc sống (trước CM t8)
d) Sự hối hận của Dế mèn trước cái chết thảm thương, oan ức của Dế choắt.
3. Bài tập 3
Không câu nào là câu cảm thán vì không có hình thức đặc trưng của kiểu câu này.
IV. Củng cố:(3')
? Nhắc lại đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán.
V. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Học thuộc lòng ghi nhớ tr44; tiếp tục ôn tập qua bài tập 4
- Xem trước câu trần thuật.
____________________________________________ 
Tuần 22 - Tiết 87, 88
 Ngày soạn: 25/02/2010 
 Ngày dạy: 
Tập làm văn 
Viết bài tập làm văn số 5
văn thuyết minh 
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giáo viên tổng kiểm tra kiến thức và kĩ năng làm kiểu văn bản thuyết minh.
- Học sinh rèn kĩ năng trình bày văn bản thuyết minh.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: đề, đáp án văn bản thuyết minh.
- Học sinh: ôn tập văn bản thuyết minh.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ :(2') Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
III. Tiến trình bài viết: (85')
1. Đề bài: (8A) Hãy giới thiệu một danh lam, thắng cảnh nổi tiếng của nước ta.
Hoặc (8B): Giới thiệu về thể thơ lục bát.
2. Dàn ý và biểu điểm:
a) Mở bài: - Giới thiệu đối tượng cần được thuyết minh:
+ Một danh lam thắng cảnh: Hà Nội, vịnh Hạ Long, TP Hải Phòng< Huế, Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, ...
+ Thể thơ lục bát
b) Thân bài: 
- Viết các đoạn văn theo một trình tự nhất định làm nổi bật đặc điểm của đối tượng 
thuyết minh.
+ Đối với danh thắng: Bên cạnh các tri thức khách quan có thể đưa thêm yếu tố miêu tả, biểu cảm làm nổi bật đối tượng, cuốn hút được người đọc. Trình tự trong bài văn miêu tả danh thắng là: nêu vị trí, đặc điểm, lịch sử hình thành, xuất xứ tên gọi, văn hoá truyền thống; giá trị vê kinh tế, du lịch văn hoá ...
+ Đối với thể thơ lục bát: Số chữ, số câu, nhịp thơ, cach gieo vần, trường hợp sử dụng
c) Kết bài:
- Đối với danh thắng: có thể là lời đánh giá danh thắng đó.
- ý nghĩa cảu thể thơ, làm thế nào để gìn giữ?
* Biểu điểm:
- Điểm 9-10: Trình bày đúng đặc trưng thể loại, nêu bật đối tượng thuyết minh, bố cục mạch lạc, lời văn diẽn đạt trong sáng, có thể mắc 1-2 lỗi chính tả.
- Điểm 7-8: Đúng thể loại, diẽn đạt rõ ràng, có chỗ còn vụng về, sai một vài lỗi chính tả.
- Điểm 5-6: Có phần lạc sang thể loại khác (miêu tả, biểu cảm, tự sự,...); làm rõ đối tượng thuyết minh, sai cả lỗi chấm câu, chính tả (5-10 lỗi)
- Điểm dưới 5: Bài văn không rõ thể loại thuyết minh, sơ sài, lủng củng, sai quá nhiều lỗi chính tả, dấu câu, ...
IV. Củng cố: Thu bài, rút kinh nghiệm ý thức làm bài 
V. Hướng dẫn về nhà: 
- Ôn tập văn bản thuyết minh: thuyết minh một đồ vật, 1 thể loại văn học; một giống vật nuôi, một danh thắng.
- Chuẩn bị bài ''Chương trình địa phương'' phần tập làm văn 
Tổ chuyên môn
Ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22 van 8.doc