Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 22 - Trường THCS Thạnh Hải

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 22 - Trường THCS Thạnh Hải

 Tuần 22. Tiết 79 .

 I. Mục tiêu cần đạt .

1. Kiến thức:

- Hiểu rõ tác dụng, đặc điểm của câu nghi vấn .

- Ngoài chức năng hỏi, câu nghi vấn còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng sử dụng câu nghi vấn trong khi viết văn bản .

3. Thái độ :

- Biết sử dụng phù hợp với tình huống giao tiếp .

- Biết so sánh câu nghi vấn với các kiểu câu khác .

II. Chuẩn bị.

1. Giáo viên : Sgk, sgv, thiết kế dạy học Ngữ văn 8, bảng phụ .

2. Học sinh : Đọc, chuẩn bị bài theo định hướng câu hỏi sgk .

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học .

 

doc 26 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 526Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 22 - Trường THCS Thạnh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:..	 
Ngày dạy:.
 Tuần 22. Tiết 79 .
Câu nghi vấn
( tiếp theo )
 I. Mục tiêu cần đạt .
1. Kiến thức:
- Hiểu rõ tác dụng, đặc điểm của câu nghi vấn .
- Ngoài chức năng hỏi, câu nghi vấn còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
2. Kĩõ năng:
- Rèn kĩ năng sử dụng câu nghi vấn trong khi viết văn bản .
3. Thái độ :
- Biết sử dụng phù hợp với tình huống giao tiếp .
- Biết so sánh câu nghi vấn với các kiểu câu khác .
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên : Sgk, sgv, thiết kế dạy học Ngữ văn 8, bảng phụ .
2. Học sinh : Đọc, chuẩn bị bài theo định hướng câu hỏi sgk .
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Khởi động .(4’)
* Mục tiêu :
- Tạo hứng thú, tâm thế tìm hiểu bài mới.
- Kiểm tra kiến thức đã học.
1. Ổn định tổ chức .
2. Kiểm tra bài cũ.
2.1 Thế nào là câu ghi vấn ? Nêu các dấu hiệu để nhận biết câu nghi vấn ?
2.2 Đặt câu nghi vấn với từ nghi vấn “sao”
3. Giới thiệu bài .
Ở tiết trước chúng ta đã đi vào tìm hiểu về đặc điểm, chức năng của câu nghi vấn. Và trong giao tiếp các em có thể gặp rất nhiều câu văn có hình thức giống như một câu nghi vấn, nhưng thực tế nó lại không phải là một câu nghi vấn đích thực  vì sao ? Chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chức năng khác của câu nghi vấn . (15’ )
* Mục tiêu ;
Hiểu rõ tác dụng, đặc điểm của câu nghi vấn . Ngoài chức năng hỏi, câu nghi vấn còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
1. Lệnh học sinh đọc các ví dụ SGK.
2. Trong những ví dụ trên, câu nào là câu nghi vấn ?
3. Những câu nghi vấn trên dùng với mục đích gì ?
4. Cho thêm ví dụ, treo bảng phụ .
 a. Anh có thể xem giúp em mấy giờ rồi được không ?
b. Không chờ em thì chờ ai nữa ?
c. Sao lại có một buổi chiều đẹp như thế được nhỉ ? 
d.Ai lại bỏ về giữa chừng bao giờ ?
e. Mày muốn ăn đòn hả ?
g. Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên 
5. Yêu cầu học sinh cho ví dụ .
6. Có phải bao giờ câu nghi vấn cũng được kết thúc bằng dấu chấm hỏi không ? Tại sao ? 
7. Từ việc phân tích những ví dụ trên em hãy cho biết những chức năng khác của câu nghi vấn ?
8. Câu nghi vấn được kết thúc bằng những loại dấu câu nào?
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh thực hành đạt các yêu cầu bài tập . (24’)
* Mục tiêu :
Xác đinh được câu nghi vấn, tác dung của nó. Đặt câu có nội dung nghi vấn.
9. Lệnh học sinh đọc, xác định yêu cầu bài tập 1.
10. Hãy xác định những câu nghi vấn trong các đoạn văn trên ? 
- Cho biết chúng dùng với mục đích gì ?
- Đặc điểm hình thức nào giúp ta nhận ra chúng là câu ghi vấn ?
Nhận xét , sửa chữa .
11. Lệnh học sinh đọc, xác định yêu cầu bài tập 2.
- Tìm những câu nghi vấn có trong ví dụ trên ?
- Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn ?
- Những câu nghi vấn đó được dùng để làm gì ?
- Trong những câu nghi vấn trên, câu nào có thể thay thế được bằng một câu không phải là câu nghi vấn mà có ý nghĩa tương đương ?
12. Lệnh học sinh đọc và thực hiện theo yêu cầu bài tập 3 .
Sửa chữa, nhận xét .
13.Lệnh học sinh đọc, thực hiện theo yêu cầu bài tập 4 .
Hoạt động 4 : Hướng dẫn công việc ở nhà . (2’) 
* Mục tiêu:
Giúp học sinh có tâm thế, cách chuẩn bị bài ở nhà.
Chuẩn bị phần học : “ Thuyết minh về một phương pháp ( cách làm )” 
+ Đọc các ngữ liệu, rút ra kết cấu của bài thuyết minh về cách làm .
+ Tìm, sưu tầm giới thiệu các món ăn quen thuộc .
Thực hiện theo yêu cầu.
Nghe.
Đọc ví dụ .
Xác định .
Xác định mục đích dùng của câu nghi vấn .
Lên bảng xác định .
a. Cầu khiến .
b. Khẳng định .
c. Cảm thán .
d. Phủ định .
e. Đe dọa .
g. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Cho ví dụ .
+ Anh có thể ngồi luiø vào một tí được không ? ( Cầu khiến )
+ Nó không lấy thì ai lấy ? ( Khẳng định )
+ Ai lại làm thế ? (Phủ định )
Nhận xét .
Không phải tất cả các câu nghi vấn đều kết thúc bằng dấu chấm hỏi .
Trình bày .
Trình bày .
Đọc, xác định yêu cầu bài tập .
- Dựa vào các từ nghi vấn và dấu chấm hỏi ở cuối câu.
Đọc, xác định, thực hiện theo yêu cầu .
- Cụ không phải lo xa quá như thế .
- Không nên nhịn đói mà để tiền lại cho con .
- Aên hết thì lúc chết không có tiền để mà lo liệu .
- Giao đàn bò cho thằng bé không ra người không ra ngợm ấy chăn dắt thì chẳng yên tâm chút nào .
- Cũng như con người, thảo mộc tự nhiên luôn có tình mẫu tử .
Đặt câu , sửa chữa .
Nhận xét, bổ sung .
Nghe .
Ghi nhớ ( Sgk / tr 11 ) .
III. Những chức năng khác.
1. Tìm hiểu ví dụ .
a. Những người muôn năm cũ 
 Hồn ở đâu bây giờ ? 
-> Bộc lộ tình cảm, cảm xúc ( hoài niệm, nuối tiếc )
b. Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?
-> Đe dọa
c. Có biết không ? Lính đâu ? Sao bây dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy ? Không còn phép tắc gì nữa à ? 
-> Đe doạ.
d. Một người  hay sao?
-> Hàm ý khẳng định
e. Con gái tôi về đấy ư ? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy !
-> Cảm thán, bộc lộ cảm xúc ( sự ngạc nhiên ) .
=> Dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
2. Ghi nhớ .
- Trong nhiều trường hợp, câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc và không yêu cầu người đối thoại trả lời .
- Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng
III. Luyện tập.
1. Xác định câu nghi vấn và tác dụng .
a. Con người .. ăn ư ?
-> Bộc lộ cảm xúc, thái độ sự ngạc nhiên.
b. Nào đâu  còn đâu ? ( Trừ câu “ Than ôi !” )
-> Phủ định, bộc lộ tình cảm, cảm xúc, thái độ bất bình .
c. Sao ta  nhẹ nhàng rơi ?
-> Cầu khiến, bộc lộ tình cảm, cảm xúc .
d. Ôi  bóng bay ?
-> Phủ định, bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
 2. Xác định câu nghi vấn, đặc điểm hình thức, thay thế câu có ý nghĩa tương đương .
a. 
* Câu nghi vấn :
- Sao cụ lo xa quá ? 
- Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại ?
- Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?”
* Hình thức : kết thúc bằng dấu chấm hỏi, các từ nghi vấn ( sao, vì)
* Tác dụng ý nhĩa phủ định
b. 
* Câu nghi vấn :
Cả đàn bò  làm sao?
* Hình thức : kết thúc bằng dấu chấm hỏi, cụm từ nghi vấn ( làm sao).
* Tác dụng : bộc lộ sự băn khoăn, ngần ngại.
c. 
* Câu nghi vấn : 
Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử ?
* Hình thức : Có dấu chấm hỏi và đại từ phiếm chỉ .
* Tác dụng : Có ý nghĩa khẳng định .
d.
* Câu nghi vấn : 
- Thằng bé kia, mày có việc gì ? 
- Sao lại đến đây mà khóc ?
* Hình thức : Dấu chấm hỏi và các từ nghi vấn ( gì , sao ) 
* Tác dụng : để hỏi .
* Những câu dùng để hỏi không thể thay thế bằng những câu tương đương .
3. Đặt hai câu nghi vấn không dùng để hỏi .
a. Bạn có thể kể cho mình nghe nội dung của bộ phim “Cánh đồng hoang” , “ vợ chồng A Phủ” được không .
- Lão Hạc ơi ! Sao đời lão khốn cùng đến thế ?
- Sao cuộc đời chị Dậu khốn khổ đến thế ?
4.
Trong nhiều trường hợp giao tiếp những câu như vậy thường dùng để chào hỏi, người nghe không nhất thiết phải trả lời mà có thể đáp lại bằng một câu chào khác ( có thể cũng là câu nghi vấn )
Đây là nghi thức giao tiếp của những người có quan hệ thân mật . 
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm . 
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...................................................................................................................... ... nguồn ) trong hoàn cảnh vô cùng thiếu thốn, gian khổ. Mặc dù vậy, Bác vẫn rất vui. Người làm việc say sưa, miệt mài. Thi thoảng, lúc nghỉ ngơi, Người lại làm thơ. Bên cạnh những bài thơ, bài ca tuyên truyền, kêu gọi đồng bào là một số bài thơ tức cảnh tâm tình rất đặc sắc .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu cảm thụ giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản . (19’)
* Mục tiêu :
- Cảm nhận cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác Hồ trong những ngày ở Pác Bó. Thấy được niềm vui của con người cách mạng, niềm vui được hòa hợp với thiên nhiên trong cuộc sống gian khổ. Vẻ đẹp thơ tứ tuyệt, lời thơ bình dị xúc cảm hồn nhiên mà sâu sắc, sự kết hợp hài hòa miêu tả với biểu cảm.
5. Hướng dẫn cách đọc.
 - Giọng vui đùa, hóm hỉnh.
- Nhịp thơ : 4/3; 2/2/3 .
6. Nêu cảm nhận chung của em về bài thơ ?
7. Theo em, bài thơ có kết cấu như thế nào ? 
Có nhiều cách chia kết cấu bài thơ; bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật có kết cấu 4 câu:khai, thừa, chuyển, hợp. Có thể chia phần I:2 câu đầu , phần II:2 câu cuối. Nhưng ở đây chia theo ý bài thơ
8. Câu thơ nào miêu tả cụ thể nơi Bác sống và hoạt động hàng ngày của Bác ?
9. Em có nhận xét gì về nơi ở của Bác ?
10. Cấu trúc câu thơ có gì đặc biệt ? 
11. Tác dụng của phép đối ra sao ?
12. Nêu cách ngắt nhịp của câu thơ. Cách ngắt nhịp đó tạo âm điệu gì ?
13. Câu 2 cho em biết điều gì ?
14. Bác kể về nơi ăn ở của mình với một thái độ ra sao ?
Giữa chốn núi rừng có suối, có hang, vượn hót chim kêu, non xanh, nước biếc. Cầu gì có ấy, thật là thích thú.
15.Thực tế thì cảnh sống ở hang Pác Bó như thế nào?
Bình : Những câu thơ thể hiện khẩu khí bước trên cả cái nghèo. Biến thiếu thốn thành niềm vui.
Bữa ăn của Bác đơn sơ, giản dị nhưng chứa chang tình cảm, bởi đó là những thứ do thiên nhiên ban tặng, con người cung cấp, hưỡng thụ cháo bẹ rau măng nhưng Bác cảm thấy vui, niềm vui của người cách mạng luôn biết gắn bó, hoà hợp với thiên nhiên đất nước, nhân dân lao động nghèo khổ của mình. Hai câu thơ làm ta gợi nhớ mạch cảm xúc trong bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc” của Bác, cũng diễn tả niềm vui thích, sảng khoái đặc biệt của Người: 
Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay 
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày 
Khách đến thì mời ngô nếp nướng 
Săn về lại chén thịt rừng quay 
Non xanh nước biếc tha hồ dạo 
Rượu ngọt chè tươi mặc sức say 
16.Trong bài thơ tứ tuyệt, câu 3 thường có vị trí quan trọng, làm nổi bật hình ảnh trung tâm nhân vật trữ tình của bài thơ .
 Em có cảm nhận như thế nào về câu thơ này ?
Hình ảnh người chiến sĩ, vị lãnh tụ cách mạng được đặc tả bằng những nét đậm khỏe, đầy ấn tượng. “ Chông chênh” là từ láy miêu tả duy nhất trong bài thơ rất tạo hình và gợi cảm. Nó không chỉ miêu tả cái bàn đá tự tạo mà còn phần nào gợi ra cái ý nghĩa tượng trưng cho thế lực cách mạng nước ta còn đang trong thời kì trứng nước , thời kì khó khăn. Ba từ “ dịch sử Đảng” toàn thanh trắc, toát lên cái khỏe khoắn, mạnh mẽ, gân guốc .
17. Hình ảnh Bác ngồi bên bàn đá chông chênh dịch sử Đảng có ý nghĩa như thế nào ? 
Chuyển ý: Câu thơ thứ nhất nói về việc ăn, câu thơ thứ 2 nói về việc ở, câu thơ thứ ba nói về việc làm. Cả ba câu thơ đều thực tả cảnh sinh hoạt của Bác. Vậy ở câu thơ thứ tư cho ta hiểu thêm được điều gì ở Bác?
18. Lệnh học sinh đọc câu thơ thứ tư .
19.Tại sao hoàn cảnh làm việc thiếu thốn như thế mà Bác cho là sang ? Em hiểu thế nào về ý nghĩa của từ “sang”?
Đêm mơ nước ngày thấy hình của nước”, niềm vui vô hạn của người chiến sĩ yêu nước vĩ đại, sau 30 năm xa nước nay được trở về sống giữa lòng đất nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng để cứu nước cứu dân : 
Ba mươi năm ấy chân không mỏi 
Mà đến bây giờ mới tới nơi 
Lúc đến bây giờ mới tới nơi lúc này Người rất vui vì tin chắc rằng thời cơ giải phóng dân tộc đang tới gần, điều mà Bác chiến đấu suốt đời để đạt tới đang trở thành hiện thực. So với niềm vui lớn lao đó thì những gian khổ trong sinh hoạt có nghĩa lí gì, thậm chí tất cả những hang tối, cháo bẹ, rau măng, bàn đá chông chênh kia không phải là gian khổ mà đều trở thành sang trọng vì đó là cuộc đời cách mạng .
 Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tổng kết khái quát những vấn đề vừa cảm nhận .(4’) 
* Mục tiêu :
Khái quát những nét nghệ thuật đặc sắc, nội dung tác phẩm.
20. Qua phân tích bài thơ em hãy nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ ?
21. Bài thơ giúp em hiểu thêm điều gì cao quí ở Bác?
22. Lệnh học sinh đọc ghi nhớ.
Hoạt động 5 : Hướng dẫn học sinh thực hành . (10’)
* Mục tiêu :
So sánh rút ra điểm giống và khác nhau về thú lâm tuyền ở bác và Nguyễn Trãi.
23.Hãy cho biết thú lâm tuyền ở Nguyễn Trãi và ở Bác Hồ có gì giống và khác nhau ?
Nhận xét , sửa chữa .
24. Tính chất cổ điển và hiện đại của bài thơ được thể hiện như thế nào ? 
Hoạt động 6 : Hướng dẫn công việc ở nhà .(2’)
* Mục tiêu:
Giúp học sinh có tâm thế, cách chuẩn bị bài ở nhà.
Chuẩn bị phần học : “ Câu cầu khiến” theo định hướng câu hỏi sgk .
Tìm ví dụ minh họa cho nội dung bài học .
Thực hiện theo yêu cầu .
Nghe .
Nhắc lại tiểu sử Hồ Chí Minh .
Xác định .
Xác định .
Giải thích .
- Bẹ: ngô
- Sử Đảng: đây là Lịch sử Đảng Cộng Sản Liên Xô,được Bác dịch vắn tắt để làm tài liệu học tập cho cán bộ khi đó.
- Chông chênh: không chắc chắn, không bằng phẳng dễ nghiêng, đổ
Quan sát .
Nghe.
Nghe, đọc.
Trình bày.
Bài thơ toát lên niềm vui sảng khoái, giọng điệu thoải mái, pha chút tươi vui.
Trình bày .
- Hai phần :
+ Phần 1 : 3 câu đầu -> Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở hang Pác Bó.
+ Phần 2: câu 4 -> Suy nghĩ của Bác.
Xác định .
Nhận xét .
Xác định .
Phép đối .
Trình bày .
Phép đối làm cho câu thơ nhịp nhàng cho thấy nếp sinh hoạt hàng ngày của Bác.
Nhận xét .
Trình bày .
Trình bày.
Vừa hiện thực, vừa thấp thoáng nụ cười .
Trình bày .
Hoàn cảnh sinh hoạt của Bác hết sức gian khổ: ngủ trong hang, chỉ ăn cháo, rau.
Nghe .
Nhận xét .
- Chông chênh: từ láy gợi hình
- Dịch sử Đảng: ba thanh trắc liên tiếp tạo sự khoẻ mạnh, mạnh mẽ, gân guốc.
- Nơi làm việc khó khăn, gian khổ làm nổi bật hình ảnh người chiến sĩ cách mạng mang tầm vóc lớn lao, uy nghi như một tượng đài .
Nghe .
Trình bày .
Đọc câu thơ thứ tư .
Trình bày .
- Cái “sang” của cuộc đời cách mạng -> Thể hiện niềm vui vô hạn của người chiến sĩ yêu nước vĩ đại, vui vì Người tin chắc rằng cách mạng sẽ thắng lợi.
- Từ “sang” -> Nhãn tự của bài thơ: là sang trọng, giàu có về mặt tinh thần, vui với thiên nhiên.
Nghe.
Trình bày .
Trình bày .
Đọc ghi nhớ .
Thảo luận theo bàn . Trình bày, nhận xét, bổ sung, sửa chữa .
Trình bày .
- Cổ điển : Thú lâm tuyền, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật .
- Hiện dại : Cuộc đời cách mạng, lối sống cách mạng, tinh thần lạc quan cách mạng; ngôn từ giản dị tự nhiên, giọng thơ chân thành, dung dị, vui đùa, hóm hỉnh .
Nghe .
2.1 c.
2.2 Bài thơ thể hiện nỗi nhớ da diết đồng quê, lòng uất hận bị giam cầm và khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày .
I. Giới thiệu .
1. Tác giả.
Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, một nhà chính trị tài ba, một nhà văn thơ lớn, một danh nhân văn hóa thế giới.
2. Tác phẩm.
Bài thơ được viết vào tháng 2 / 1941 tại hang Pác Bó, lúc Bác mới từ nước ngoài trở về Việt Nam hoạt động.
- Thể thơ : Thất ngôn tứ tuyệt 
II. Đọc - hiểu văn bản .
1. Đọc văn bản .
2. Tìm hiểu văn bản .
a. Cảnh sống và làm việc của Bác .
* “Sáng ra bờ suối tối vào hang”
- Nơi ở : suối, hang
- Sáng ra, tối vào
- Câu thơ 7 chữ đối vế, đối từ 
- Tạo sự nhịp nhàng, cân đối 
-> Nề nếp làm việc hàng ngày của Bác .
* “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”
- Bữa ăn : cháo bẹ, rau măng -> Đạm bạc, giản dị .
* “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”
- Suy tư , tìm cách xoay chuyển cách mạng Việt Nam bước vào một cao trào đấu tranh mới giành độc lập, tự do cho đất nước .
* “ Cuộc đời cách mạng thật là sang”
Nhìn nhận về cuộc sống , cuộc đời cách mạng dù gian khổ thiếu thốn , nguy hiểm nhưng vẫn cảm thấy vui thích, giàu có, sang trọng .
III.Tổng kết .
1. Nghệ thuật.
- Lời thơ giản dị, dễ hiểu
- Giọng thơ tự nhiên, nhẹ nhàng.
2. Nội dung.
- Tình cảm vui tươi, phấn chấn.
- Phong thái ung dung.
- Tinh thần lạc quan .
- Bác sống và làm việc hoà hợp với thiên nhiên là niềm vui.
IV. Luyện tập. 
- Thú “Lâm tuyền” cũng như thú “điền viên” là một tình cảm thanh cao, là một nét đẹp truyền thống từ xưa, nhưng thú “lâm tuyền” của người xưa khác với Bác Hồ ở chổ: các hiền giả, triết nhân gặp thời thế nhiễu nhương lánh đời, gạt bỏ công danh, tìm nơi sống ẩn dật. Còn ở Bác Hồ, một người chiến sĩ cách mạng vĩ đại trong hoàn cảnh đầy khó khăn gian khổ, gánh vát trên vai trọng trách lớn lao đối với đất nước, dân tộc, nhưng Bác vẫn cảm thấy thoải mái vui thích, hoà nhịp với điệu sống nơi núi rừng như một ẩn sĩ, một khách “lâm tuyền” thật sự.
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm .
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
š¯›

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 22(3).doc