Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 22 - Trường THCS Quang Trung

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 22 - Trường THCS Quang Trung

Tiếng Việt: CÂU NGHI VẤN (tiếp theo)

I. Mục tiêu cần đạt.

Giúp học sinh nắm được:

1. Kiến thức:

Các câu nghi vấn dùng với các chức năng khác ngoài chức năng chính.

2. Kĩ năng:

Vận dụng kiến thức đã học về câu nghi vấn để đọc- hiểu và tạo lập văn bản.

II. Chuẩn bị.

- Soạn bài

- Phương tiện: sgk, bảng phụ

- Phương pháp: phân tích ngôn ngữ, gợi mở, thảo luận nhóm .

III. Lên lớp

1) Ổnđịnh tổ chức:

2) Kiểm tra bài cũ:

- Thế nào là câu nghi vấn?Cho ví dụ?

- Làm bài tập 4 ?

3) Bài mới.

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 666Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 22 - Trường THCS Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 Tiết 79 
Ngày soạn: 15/ 01/ 2011
Ngày dạy: 18/ 01/ 2011 
Tiếng Việt: CÂU NGHI VẤN (tiếp theo)
I. Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh nắm được: 
1. Kiến thức: 
Các câu nghi vấn dùng với các chức năng khác ngoài chức năng chính.
2. Kĩ năng: 
Vận dụng kiến thức đã học về câu nghi vấn để đọc- hiểu và tạo lập văn bản.
II. Chuẩn bị.
- Soạn bài
- Phương tiện: sgk, bảng phụ
- Phương pháp: phân tích ngôn ngữ, gợi mở, thảo luận nhóm .
III. Lên lớp
1) Ổnđịnh tổ chức:
2) Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là câu nghi vấn?Cho ví dụ?
- Làm bài tập 4 ?
3) Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Phần ghi bảng
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những chức năng khác của câu nghi vấn.
GV treo bảng phụ ghi ví dụ
Gọi HS đọc ví dụ SGK 
? Xác định những câu nghi vấn trong các ví dụ trên ? 
? Những câu nghi vấn trên được dùng để làm gì ?
? Nhận xét gì về dấu kết thúc các câu nghi vấn trên ?
-Kết thúc bằng dấu chấm hỏi
-Kết thúc bằng dấu chấm than.
( HS thảo luận nhóm )
? Qua phân tích ví dụ hãy cho biết: 
? Ngoài chức năng dùng để hỏi , câu nghi vấn còn có chức năng nào khác nữa ?
? Chú ý gì về cách kết thúc các câu nghi vấn ?
? Đọc ghi nhớ SGK ?
? Cho ví dụ về câu nghi vấn dùng để cầu khiến ?
Cậu có thể cho mình mượn cây bút được không ? 
Ai lại làm thế ? ( Phủ định )
Sao cậu không giúp mình ? ( Cảm xúc- trách móc )
 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
? Đọc và nêu yêu cầu bài tập 1 ?
Thảo luận nhóm
? Đọc và nêu yêu cầu bài tập 3?
? HS đặt câu ?
Gv nhận xét, sửa chữa.
Gv hướng dẫn học sinh làm các bài tập còn lại ở nhà. 
I. Những chức năng khác của câu nghi vấn
1/ Ví dụ :
a/ Những người muôn năm cũ
 Hồn ở đâu bây giờ ?
=> Biểu lộ tình cảm, cảm xúc: 
b/ Mày định nói cho cha mày nghe đấy à ?
=> Hỏi nhằm mục đích đe dọa.
c/ Có biết không ?...Lính đâu ? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy ? Không còn phép tắc gì à ?
=> Hỏi nhằm mục đích đe dọa.
d/ Một người hằng ngày ..của văn chương hay sao ?
=> Hỏi 
e/ Con gái tôi vẽ đây ư ? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi đồ ấy !
=> Bộc lộ cảm xúc.
2/ Kết luận : Ghi nhớ SGK
II/ Luyện tập
Bài 1:
a.Con người đáng kínhcó ăn ư ? (.Cảm xúc: ngạc nhiên )
b.Tất cả trừ câu: Than ôi. (Phủ định, bộc lộ cảm xúc )
Bài 3 : Đặt câu nghi vấn dùng để hỏi:
Cậu có thể kể cho mình nghe bộ phim “ Gió làng Kình được không?”
Lão Hạc ơi ! Sao đời lão khốn cùng đến thế ?
4 . Củng cố 
GV hệ thống bài.
5. Dặn dò 
 Học bài, làm các bài tập còn lại và chuẩn bị bài mới “ Thuyết minh về một phương pháp”. 
--------------------------------------------------------------------
Tuần 22 Tiết 80
Ngày soạn: 15/ 01/ 2011
Ngày dạy: 21/ 01/ 2011
Tập làm văn: THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP ( CÁCH LÀM)
I. Mục tiêu cần đạt.	
Giúp HS nắm được:
1. Kiến thức:
- Sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh
- Đặc điểm , cách làm bài văn thuyết minh
- Mục đích, yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn thuyết minh về một phương pháp 
( cách làm)
2. Kĩ năng
- Quan sát đối tượng cần thuyết minh: một phương pháp ( cách làm)
- Tạo lập được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu: biết viết một bài văn thuyết minh về một cách thức, phương pháp, cách làm có độ dài 300 chữ. 
II. Chuẩn bị.
Soạn bài
Phương tiện: sgk
Phương pháp: gợi mở, thảo luận nhóm
III. Lên lớp 
1) Ổnđịnh tổ chức:
2) Kiểm tra bài cũ:
 ? Khi viết đoạn văn thuyết minh cần trình bày như thế nào? Viết đoạn văn mở bài cho đề văn “ Giới thiệu về trường em” ? 
3/ Bài mới :
Hoạt động thầy và trò
Phần ghi bảng
Hoạt động 1:
? Đọc ví dụ a, b SGK ?
? ChØ ra néi dung thuyÕt minh cña tõng v¨n b¶n ?
-Nguyên liệu
-Cách làm
-Yêu cầu thành phẩm.
? §Ó thuyÕt minh cho c¸ch lµm, c¸ch nÊu ... ng­êi viÕt ®· ®­a ra nh÷ng môc nµo ? Thø tù? V× sao l¹i nh­ thÕ ?
- Vì muốn làm một cái gì thì phải có nguyên liệu, có cách làm , có yêu cầu thành phẩm.
? Yêu cầu thành phẩm là gì ?
- Sản phẩm làm ra, chất lượng sản phẩm.
? Nội dung nào của văn bản giúp ta có thể làm được đồ chơi hoặc nấu được canh rau ngót với thịt ?
- Cách làm
? Nhận xét gì về cách trình bày cách làm trong hai văn bản này ? Có thể đảo lại các ý được không ?
- Trình bày rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu.
- Không thể đảo lại các ý vì bước nào làm trước thì trình bày trước.
? Khi thuyết minh về cách làm ta phải chú ý gì ?
- Phải nắm chắc kiến thức về cách làm.
- Thuyết minh cụ thể theo trình tự cái gì làm trước nói trước.
? Em có nhận xét gì về lời văn trong hai đoạn văn thuyết minh trên? 
- Lời văn ngắn gọn, rõ ràng.
? Nêu cách thuyết minh một phương pháp ?
? Đọc ghi nhớ SGK ?
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh luyện tập. 
? Đọc và nêu yêu cầu bài tập ?
HS thảo luận nhóm .
Trình bày trước lớp.
Gv nhận xét, bổ sung.
I/ Giới thiệu một phương pháp ( cách làm )
1/ Ví dụ : 
a/ Cách làm đồ chơi “Em bé đá bóng” bằng quả khô
b/ Cách nấu canh rau ngót với thịt.
- Nguyªn liÖu
- C¸ch lµm
- Yªu cÇu thµnh phÈm
-> ThuyÕt minh c¸ch lµm là quan trọng nhất. 
=> Lời văn ngắn gọn, rõ ràng
2/ Kết luận :
Ghi nhớ SGK
II/ Luyện tập
Bài 1 : Thuyết minh một trò chơi
MB : Giới thiệu khái quát trò chơi.
TB :+ Số người chơi, dụng cụ chơi.
 + Cách chơi ( thế nào thì thắng, thua, phạm luật ).
 + Yêu cầu đối với trò chơi ( vui vẻ, nhiệt tình )
- KB : Tác dụng, ấn tượng về trò chơi.
4. Củng cố
GV hệ thống bài
5. Dặn dò
 - Học bài , học thuộc ghi nhớ sgk
 - Soạn bài “ Tức cảnh Pác Bó”
-----------------------------------------------------------------
Tuần 22 Tiết 81
Ngày soạn: 15/ 01// 2011
Ngày dạy: 21/ 01/ 2011
Văn bản: TỨC CẢNH PẮC BÓ
	 (Hồ Chí Minh) 
I. Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS nắm được : 
1. Kiến thức : 
- Một đặc điểm của thơ Hồ Chí Minh : sử dụng thể loại thơ tứ tuyệt để thể hiện tinh thần hiện đại của người chiến sĩ cách mạng.
- Cuộc sống vật chất và tinh thần của HCM trong những năm tháng hoạt động cách mạng đầy khó khăn, gian khổ qua một bài thơ được sáng tác trong những ngày tháng cách mạng chưa thành công. 
2. Kĩ năng
- Đọc, hiểu thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
II. Chuẩn bị.
Soạn bài 
Phương tiện : sgk, tranh chân dung tác giả 
Phương pháp : giảng bình, gợi mở
III. Lên lớp.
1) Ổnđịnh tổ chức
2) Kiểm tra bài cũ
? Đọc thuộc lòng bài thơ «  Khi con tú hú » và phân tích tâm trạng của người tù trong bài thơ ? 
3) Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Phần ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc, hiểu văn bản. 
Giáo viên gọi h/s đọc phần chú thích sgk.
? Nêu vài nét về tác giả, tác phẩm ?
? Đọc bài thơ ?
? Em hiểu như thế nào về nhan đề bài thơ?
? Bài thơ sáng tác theo thể thơ nào? 
? Hãy kể tên một số bài thơ cùng thể loại mà em học ?
? Phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ ? Đâu là phương thức chủ yếu ?
-Tự sự kết hợp biểu cảm.
- Biểu cảm là chính.
? Bài thơ có thể được chia thành mấy phần ? Nội dung từng phần ?
- Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ( 3 câu đầu )
- Cảm nghĩ của Bác ( Câu 4 )
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh phân tích
? Câu thơ mở đầu cho ta hiểu gì về cuộc sống của Bác ?
? Em hiểu như thế nào về hành động ra suối, tối vào hang của người cách mạng Hồ Chí Minh ?
? Câu thơ sử dụng nghệ thuật gì ?
? Nghệ thuật đối có sức diễn tả sự việc và con người như thế nào ?
? Câu thơ thứ hai cho ta hiểu gì về cuộc sống sinh hoạt của Bác ?
? Em hiểu như thế nào về cụm từ vẫn sẵn sàng ?
Sẵn sàng chấp nhận khó khăn
Rau măng sẵn sàng
Tinh thần cách mạng sẵn sàng
? Nhận xét gì về cuộc sống sinh hoạt của Bác ở đây ?
? Thái độ tâm trạng của Bác ra sao ?
? Sống đạm bạc giữa núi rừng là cách sống của lớp người nào trong xã hội ?
Các hiền triết xưa
? Bác khác các hiền triết xưa ở điểm nào ?
Bác đến đây không phải là để thưởng thức mà để hoạt động cách mạng. Cái khổ, cái đạm bạc của Bác là có thực.
? Đọc câu thơ 3 và cho biết nội dung của nó ?
? Có ý kiến cho rằng đây là câu thơ chuyển tiếp của bài có đúng không ? Em hãy chỉ ra ý chuyển tiếp của bài ?
Hoạt động tự nhiên -> hoạt động xã hội
? Bác hoạt động xã hội trong điều kiện như thế nào ?
? Qua 3 câu thơ đầu con người cách mạng hiện lên như thế nào trong hình dung của em ?
? Đọc câu thơ 4 ?
? Em hiểu như thế nào về câu thơ này ?
? Nếu viết cuộc đời cách mạng thật gian nan thì có gì sai không ?
? Chữ sang ở đây được hiểu như thế nào? .Nó có ý nghĩa gì ?
GV bình: : c¸i “sang” cña B¸c, cña ng­êi c¸ch m¹ng kh«ng ph¶i lµ ë ®iÒu kiÖn ¨n, ë, sinh ho¹t mµ chÝnh lµ tri thøc c¸ch m¹ng ®Ó gi¶i phãng cho ®Êt n­íc
- Không phải là sự sang trọng về vật chất, mà là sự thoải mái về tinh thần , vui vẻ khi được sống giữa thiên nhiên
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết.
? Người ta nói bài thơ vừa mang nét cổ điển vừa mang nét hiện đại. Em hãy chứng minh ?
? Nêu nét nội dung và nghệ thuật chính của bài thơ ?
I. Đọc hiểu - văn bản:
Tác giả- tác phẩm
- Tháng 2- 1941 Bác trở về nước trực tiếp lãnh đaọ phong trào cách mạng trong nước , Người sống ở hang Pác bó trong điều kiện hết sức gian khổ.
2/ Đọc – chú thích – bố cục
3/ Phân tích
a. Ba câu đầu:
Nơi ở : hang
Nơi làm việc : bờ suối
Thời gian làm việc : sáng ra- tối vào
=>Phép đối :Nếp sinh hoạt đều đặn, phong thái ung dung
- Ăn : cháo bẹ, rau măng
 Vẫn sẵn sàng
=>Đạm bạc, kham khổ nhưng vẫn lạc quan cách mạng. 
- Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
=> Hoạt động xã hội, gian nan, vất vả.
b. Câu cuối:
- Cuộc đời cách mạng thật là sang 
=> Phong thái ung dung, tự tại , đầy niềm lạc quan cách mạng, luôn vượt lên trên nghèo khó để sống thoải mái, tự do.
II/ Tổng kết: Ghi nhớ (sgk) 
4. Củng cố 
Gv khái quát nội dung bài học
5 Dặn dò
- Học thuộc lòng bài thơ , nắm được nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ.
-----------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 22.doc