Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 22 - Tiết 85: Tức cảnh Pác Bó

Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 22 - Tiết 85: Tức cảnh Pác Bó

Tuần 22 - Tiết 85

Ngày soạn

Ngày dạy

BÀI 20

TỨC CẢNH PÁC BÓ

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh

 - Cảm nhận được niềm thích thú thật sự của Hồ Chí Minh trong những ngày gian khổ ở Pác Bó; qua đó, thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác, vừa là một chiến sĩ say mê cách mạng, vừa như một khách lâm truyền ung dung sức hoà nhịp với thiên nhiên

 - Hiểu được giá trị đọc đáo của bài thơ

II. Chuẩn bị:

- GV: soạn giáo án, xem lại 2 bài thơ Cảnh khuya và Nguyên tiêu học ở lớp 7

- HS: Soạn bài, xem lại 2 bài thơ để học ở lớp 7

III. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định

2. Kiểm bài cũ

- Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ? Bài thơ thể hiện niềm khao khát gì của tác giả?

- Âm thanh của tiếng chim tu hú mở đầu đoạn 1 và kết thúc đoạn 2 có vai trò gì?

Tâm trang của nhà thơ trong 2 đoạn ấy có được thể hiện bằng một cách không ?Vì sao?

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 658Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 22 - Tiết 85: Tức cảnh Pác Bó", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 - Tiết 85
Ngày soạn 
Ngày dạy
BÀI 20
TỨC CẢNH PÁC BÓ
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
 - Cảm nhận được niềm thích thú thật sự của Hồ Chí Minh trong những ngày gian khổ ở Pác Bó; qua đó, thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác, vừa là một chiến sĩ say mê cách mạng, vừa như một khách lâm truyền ung dung sức hoà nhịp với thiên nhiên
 - Hiểu được giá trị đọc đáo của bài thơ
II. Chuẩn bị: 
- GV: soạn giáo án, xem lại 2 bài thơ Cảnh khuya và Nguyên tiêu học ở lớp 7
- HS: Soạn bài, xem lại 2 bài thơ để học ở lớp 7
III. Tiến trình lên lớp
Ổn định
Kiểm bài cũ
Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ? Bài thơ thể hiện niềm khao khát gì của tác giả?
Âm thanh của tiếng chim tu hú mở đầu đoạn 1 và kết thúc đoạn 2 có vai trò gì?
Tâm trang của nhà thơ trong 2 đoạn ấy có được thể hiện bằng một cách không ?Vì sao?
Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung ghi
HĐ 1: Giới thiệu bài:
- Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
- GV: Bác Hồ vị cha già kính yêu của dân tộc, có một cuộc đời luôn hi sinh vì dân vì nước. Cuộc đời có tâm hồn của Người thật cao cả mà cuộc sống thật giản dị, luôn vượt qua mọi gian khổ, thể hiện được tinh thần lạc quan cách mạng. Chính vì vậy, lúc này dù sống trong gian khổ nhưng Bác rất vui. Bác vui vì được sống ngay trên mảnh đất Tổ quốc, được trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước. Ngoài ra Bác còn là người có lòng yêu thiên nhiên, gần gũi gắn bó với thiên nhiên bằng một tinh thần lạc quan cách mạng mạnh mẽ.
Hđ 2:
- Ở lớp 7 em đã được học 2 bài thơ rất hay của Bác Hồ. Hãy nhớ lại tên và hoàn cảnh sáng tác, thể loại của 2 bài thơ đó? (Cảnh khuya, Rằm tháng giêng)
 Bên cạnh những bài thơ tuyên truyền, kêu gọi, bác có những bài thơ tức cảnh tâm tình đặc sắc.
* Hướng dẫn đọc: chính xác, ngắt đúng nhịp (4/3), giọng điệu thoải mái
GV đọc: Gọi hs đọc lại. Nhận xét
- Bài thơ thuộc thể thơ gì? Nêu bố cục của bài thơ? Tìm vần của bài thơ (Thất ngôn tứ tuyệt – Kha, khưa, chuyên, hợp- hang, sàng, sang
- Kể tên các bài thơ thất ngôn tứ tuyệt mà em đã học? (Sông núi nước Nam, Thiên trường viễn vọng, bánh trôi nước, Xa ngắm thác núi Lư, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng)
Nêu cảm nhận chung của em khi đọc bài thơ? (sảng khoái, nhẹ nhàng)
 GV: Bài thơ tuân thủ khá chặt chẽ quy tắc và theo sát mô hình cấu trúc chung của một bài thơ tứ tuyệt nhưng vẫn toát lên một cái gì đó phóng khoáng, mới mẽ. Đây là bài thơ viết bằng chữ quốc ngữ khác với bài Nguyên tiêu đựơc viết bằng chữ Hán
- Ngoài các từ chú thích trong sgk, các em hãy giải thích từ “chông chênh”, Thuộc loại từ gì? (từ láy tượng hình; có nghĩa không vững chắc, dễ nghiêng đỗ)
Hoạt động 3: Gọi hs đọc bài thơ.
- Đọc lại câu đầu bài thơ. Chú ý ngắt nhịp 4/3
- Câu thơ nói về việc gì? Cấu tạo câu thơ có gì đặc biệt? (Dùng phép đối) chỉ ra cấu tạo đặc biệt đó (Đối vế câu: Sáng ra bờ suối / tối vào hang)
GV: Đối: sáng - tối, suối, hang, ra- vào
 (thời gian) (không gian) (hoạt động)
- Nhịp thơ kết hợp với vế đối gợi cho người đọc thấy nơi ở nếp sinh hoạt của Bác ntn? (Nhịp thơ 4/3 tạo thành 2 vế song đối toát lên cảm giác nhịp nhàng, nề nếp.
- Câu thơ diễn tả sự việc và con người ntn?
+ Diễn tả hoạt động đều đặn, nhịp nhàng của con người.
+ Diễn tả quan hệ gắn bó hoà hợp giữa con người và thiên nhiên Pác Bó
- Hãy cắt nghĩa hành động “ra suối” “vào hang” của người CM HCM
(“ra suối” là ra nơi làm việc, “vào hang” là vào hang Pác Bó nơi sinh hoạt hằng ngày sau buổi làm viêc
- Từ đó, câu thơ giúp chúng ta hiểu gì về cuộc sống của Bác khi ở Pác Bó (câu thơ nói về việc ở và nếp sinh hoạt hằng ngày của Bác. Nhịp thơ 4/3 tạo câu thơ thành 2 vế sóng đôi, toát lên cảm giác nhịp nhàng, nền nếp khá đều đặn: sáng ra, tối vào. Đó là cuộc sống bí mật nhưng vẫn giữ được qui cư, nền nếp, cuộc sống hài hoà, thư thái, tâm trạng thỏai mái ung dung hoà điệu với cuộc sống núi rừng, với hang, với suối
 Người CM làm chủ hoàn cảnh (xem thêm sách ông Đường)
Gọi hs đọc 2 câu.
Câu thơ này nói về việc gì trong sinh hoạt của Bác ở Pác Bó?
- Cháo bẹ, rau măng là những thực phẩm như thế nào?
“Vẫn sẵn sàng” có nghĩa là gì? Em hiểu như thế nào?
- Nếu có ý kiến thay đổi câu thơ thành “Tối vào hang , sáng ra bờ suối (1) hoặc sang tối, ra, vào, suối với hang (2) thì ý nghĩa nội dung và hiệu quả nghệ thuật có gì thay đổi không?
(Nếu thay câu (1) thì không phù hợp với hoàn cảnh hiện tại đầy khó khăn, gian khổ, lấy bí mật là chính. Còn thay câu (2) thì ý thơ có vẻ xô bồ, lộn xộn, hoàn toàn không phù hợp với cách sống của Bác)
- GV gợi ý 2 cách nghĩ:
+ a. Lúc nào cũng có, cũng sẵn, không thiếu
+ b. Tuy hoàn cảnh vật chất thiếu thốn, gian khổ như vậy nhưng tinh thần của Bác lúc nào cũng sẵn sàng chấp nhận, khắc phục và vượt qua.
(Hiểu theo cách (a) vừa hiện thực vừa thấy thấp thoáng nụ cười vui, rất trẻ của Bác. Cách hiểu này bộc lộ tinh thần lạc quan của Bác.
Hiểu theo cách (b) có phần cưng nhắc, lên gân, không hợp với cảm xúc của Bác, Tâm hồn Bác.
Có thể dung hoà cả 2 cách nhưng lại thành ra chung chung)
- Qua câu thơ thứ 2, em hiểu việc ăn uống của Bác ra sao?
(Cách ăn uống kham khổ, đạm bạc, cách nói phản ánh thực tế cuộc sống vì đây là giai đoạn hoạt động bí mật, Bác sống giữa rừng núi nên chỉ có “cháo bẹ rau măng”
 Bắt con ốc khe, chặt nõn chuối ngâu.
* Hai câu thơ đầu giọng điệu êm ái nhẹ nhàng. Điều này phản ánh (tâm hồn) trạng thái tâm hồn như thế nào của người làm thơ?
(Trong gian khổ vẫn thư thái, vui tươi, say mê cuộc sống cách mạng, hoà hợp với thiên nhiên và con người Pác Bó.
- Theo em, xuất phát từ đâu Bác lại có tinh thần lạc quan trong hoàn cảnh gian khổ như vậy?
(Bác là con người yêu thiên nhiên, yêu đất nước)
* Gọi hs đọc câu 3
- Câu thơ nói về mặt nào trong cuộc sống của Bác? (làm việc)
- Giải thích từ “chông chênh”? (không bằng phẳng, không vững vàng)
GV: từ láy miêu tả duy nhất trong bài thơ, rất tạo hình và gợi cảm. Nó không chỉ miêu tả cái bàn đá tự tạo mà còn phần nào gợi ra cái ý nghĩa tượng trưng cho thế lực CM nước ta còn trong thời kì khó khăn)
- “Dịch sử Đảng” là làm việc gì? Mục đích gì?
Trong câu thơ, đối ý, đối thanh được sử dụng như thế nào?
(Đối ý: điều kiện làm việc tạm bợ (bàn đá chông chếnh)// nội dung công việc quan trọng, trang nghiêm (dịch sử Đảng)
Đối thanh: bằng (chông chênh)// thanh trắc (dịch sử Đảng)
Ba “dịch sử đảng” tóat lên cái khoẻ khoắn, mạnh mẽ, gân guốc
(+ Khó khăn vật chất không thể cản trở tinh thần cách mạng
 + trong bất kì hoàn cảnh nào người CM cũng có thể hòa hợp với thiên nhiên
 + Câu thơ vừa mềm mại, vừa khoẻ khoắn)
 - Hình ảnh Bác ngồi bên bàn đá chông chênh “dịch sử Đảng” có ý nghĩa như thế nào?
(Trung tâm bức tranh Pác Bó là hình tượng người chiến sĩ CM được khắc hoạ vừa chân thật sinh động vừa có tầm vóc lớn lao uy nghi giống như bức tượng đài vị lãnh tụ cách mạng ghi lại được cuộc sống của vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước trong thời kì đấu tranh khó khăn)
- Cách dùng từ, vần, thanh ở câu 3 khác câu 1, 2 ntn? Có tác dụng gì?
(Câu 3 là câu chuyển, chuyển ý sang cách làm việc của Bác là không khí hoạt động xã hội. Từ sự mềm mại của câu 1,2 như suối, cháo, rau, măng chuyển sang chất liệu chắc, cứng rắn là bàn đá. Từ thanh bằng chuyển sang thanh trắc
 Ba câu đầu kể về việc sinh hoạt và làm việc của Bác khi ở Pác Bó rất khó khăn, gian khổ nhưng giọng điệu của bác đều vui, hóm hĩnh tâm trạng vui thích, hoà mình với thiên nhiên thú lâm truyền của Bác. Cảm giác vui thích này được thể hiện trong nhiều bài thơ của bác trước và sau CM
(+ Trong chiến khu việt Bắc
 * Nơi Bác ở: sân mây vách gió
 Sáng nghe chim rừng gáy bên nhà
 Đêm trăng một ngọn đèn khêu nhỏ
 “Tiếng súôi trong như tiếng hát xa. (theo chân Bác)
 * Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
 Vượn hót chim kêu suốt cả ngày
 Non xanh nước biếc tha hồ dạo
 Rượu ngọt chè tươi mặc sức say(cảnh rừng Việt Bắc
 Gọi hs đọc câu cuối
Từ nào có ý nghĩa quan trọng nhất của câu thơ? giải thích ý nghĩa của từ “sang”
Cái “sang” của người CM, cuộc sống cách mạng được thể hiện trong bài thơ ntn?
(sang là sang trọng, giàu có, cao quí, đẹp đẽ, đó là cảm giác hài lòng vui thích)
câu thơ cuối cùng là lời tự tự nhận xét, biểu hiện trực tiếp tâm trạng, tình cảm của HCM. cuộc sống ở Pác bó từ ăn , ở, làm việc đều gian khổ, khó khăn, thiếu thốn, nguy hiểm vô cùng nhưng người luôn cảm thấy vui thích, cái nghèo khổ, thiếu thốn biến thành sự giàu có, dư thừa, sang trọng
Những câu thơ có giọng khẩu khí, nói cho vui, phần nào khoa trương nhưng niềm vui thích của Bác Hồ ở đây là rất thật, không chút gương gạo “lên gân” Niềm vui đó toát lên từ toàn bộ bài thơ, từ hình ảnh, từ ngữ đến giọng điệu bài thơ.
- Trong thơ Bác hay nói tới cái sang của người làm cách mạng kể cả khi chịu cảnh tù đày. Em có biết những câu thơ nào như thế? (- Hôm nay xiềng xích thay dây trói
 Mỗi bước leng keng tiếng nhạc rừng
 - Tuy bị tình nghi là gián điệp
 mà như khanh tướng vẻ ung dung)
- Niềm vui trước cái sang của một cuộc sống đầy gian khổ cho ta hiểu thêm vẻ đẹp nào trong cách sống của Bác.
(Lạc quan tin tưởng sự nghiệp CM mà Người theo đuổi)
* Hoạt động 4: Tổng kết
- Em có nhận xét gì về kết cấu bài thơ? (1,2,3 nói về cách ở ăn, làm việc, câu 4 nâng cao ý nghĩa bài thơ ) đó là kết cấu thông thường của bài thất ngôn tứ tuyệt, thường gặp trong thơ Bác
- Bài thơ giúp em hiểu thêm điều gì cao quí ở con người HCM?
(Tâm hồn hoà hợp với thiên nhiên, tinh thần kiên trì và lạc quan CM)
- Theo em thú lâm truyền ở Bác có gì khác với người xưa?
(+ Người xưa vui thích lâm truyền để lánh đời
 + Sống hoà hợp với thiên nhiên để làm CM, Bác không phải là 1 ẩn sĩ mà là một chiến sĩ, thú lâm truyền hoà hợp với niềm vui cách mạng
* Hoạt động 5: luyện tập
- Tính chất cổ điểu và hiện đại của bài thơ được thể hiện ntn? 
Hs dựa vào chú thích (*) trả lời
Hs đọc
Hs nhận xét
Hs trả lời
Hs đọc
Trả lời
Hs đọc
Hs thảo luận
Hs cử đại diện phát biểu
Hs đọc
Hs trả lời theo sgk
Hs đọc
Trả lời
Thảo luận
I. Đọc- tìm hiểu chú thích
1. Tác giả: Nguyễn Ái Quốc 
(1890- 1969)
2. Tác phẩm:
- Thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt
- Viết bằng chữ quốc ngữ
3. Chú thích
 - Chông chênh
II. Đọc- Tìm hiểu văn bản
* Câu 1
- Ngắt nhịp 4/3
Giọng điệu ung dung thoải mái
- Nêu rõ nề nếp sinh hoạt thường ngày với phong thái ung dung hoà điệu với nhịp sống núi rừng
* Câu 2
- giọng điệu đùa vui thoải mái
- ăn uống kham khổ đạm bạc, tinh thần lạc quan
* Câu 3
- Từ láy, vần trắc khoẻ khoắn, rắn rỏi
- điều kiện làm việc gian khổ, công việc lớn lao
 Hình ảnh người chiến sĩ với tư thế lồng lộng, uy nghi
 sống hòa hợp với thiên nhiên với tâm trạng vui thích
 thú lâm truyền
* Câu 4: 
- Nhãn tự tỏa sáng tinh thần toàn bài
- Tinh thần lạc quan
* Ghi nhớ (sgk/30)
III. Luyện tập
- Cổ điểu: thú lâm truyền thể thơ Đường luật hình ảnh, nhịp điệu. giọng điệu, nhãn tự
- Hiện đại: cuộc đời CM, lối sống CM, công việc CM, tinh thần lạc quan CM ngôn từ tự nhiên, giọng thơ chân thành, vui đùa, hóm hỉnh
 * Hoạt động 6: Hướng dẫn học ở nhà 
 - Học bài thơ. Thú lâm truyền của Bác và của Nguyễn Trãi (bài Côn sơn ca có gì giống và khác)
 - Soạn: Câu cầu khiến
IV. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • doc85T22Tuc canh Pac Po.doc