Giáo án Ngữ văn 8 tuần 21 - Trường THCS Phúc Sơn

Giáo án Ngữ văn 8 tuần 21 - Trường THCS Phúc Sơn

TỨC CẢNH PÁC BÓ

( Hồ Chí Minh)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Một đặc điểm của thơ HCM: s/d thể loại thơ tứ tuyệt để thể hiện tinh thần hiện đại của người c/sĩ CM.

- C/sống v/c và tinh thần của HCM trong những năm tháng hoạt động CM đầy khó khăn, gian khổ qua một bài thơ đước s/tác trong những ngày tháng CM chưa thành công.

2. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu thơ tứ tuyệt của HCM

- Phân tích những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

3. Thái độ:

 - Tình yêu thiên nhiên

 Cảm phục và càng kính yêu Bác

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 609Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tuần 21 - Trường THCS Phúc Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 02 /2012
Ngày giảng :
8A : ...
8B : .........
Tiết 81
 Văn bản:
Tức cảnh pác bó
( Hồ Chí Minh)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức :
- Một đặc điểm của thơ HCM : s/d thể loại thơ tứ tuyệt để thể hiện tinh thần hiện đại của người c/sĩ CM.
- C/sống v/c và tinh thần của HCM trong những năm tháng hoạt động CM đầy khó khăn, gian khổ qua một bài thơ đước s/tác trong những ngày tháng CM chưa thành công.
2. Kĩ năng :
- Đọc – hiểu thơ tứ tuyệt của HCM
- Phân tích những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3. Thái độ :
 - Tình yêu thiên nhiên
 Cảm phục và càng kính yêu Bác 
II. Chuẩn bị của GV và HS
	- GV: 
	- HS: đọc và soạn bài
III. Tiến trình bài dạy
 1.ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ (): 
 Đọc thuộc lòng bài thơ "Khi con tu hú" ( Tố Hữu) và nêu nội dung chính của bài thơ?
 3. Bài mới: 
*Giới thiệu bài mới (
 Giới thiệu khái quát về thời gian Bác sống và làm việc tại Pác Bó -> Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1.Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích ()
- GV hướng dẫn đọc: Mạch lạc, giọng thoải mái, tâm trạng sảng khoái
- GV đọc mẫu
- HS đọc bài.
- Nhận xét
- HS đọc phần chú thích *
- Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
( Tháng 2.1941, sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài, Bác Hồ trở về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Trong thời gian này người sống và làm việc hết sức gian khổ ở hang Pác Bó. )
- Trong bài thơ tác giả đã sử dụng từ địa phương nào? Giải nghĩa?
HĐ2. Tìm hiểu chung 
- Bài thơ thuộc thể thơ gì? 
( Thất ngôn tứ tuyệt)
- Kể một số bài thơ cùng thể thơ này mà em đã học?
( HS kể tên một số bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đã học)
- Em nhận xét gì về giọng điệu chung của bài thơ? 
(Vui vẻ, sảng khoái, nhịp nhàng, hóm hỉnh)
HĐ3. Tìm hiểu về "Thú lâm tuyền" của Bác 
(10')
- Đọc hai câu thơ đầu. Tác giả muốn nói điều gì qua hai câu thơ đó?
( Nói về việc nếp sinh hoạt, việc ăn, ở của Bác)
- Cấu tạo hai câu thơ có gì đặc biệt?
( Dùng phép đối: Sáng ra bờ suối 
 tối vào hang.)
Tác dụng của hình ảnh đối đó?
( Diễn tả hoạt động đều đặn, nhịp nhàng của con người)
- Câu thơ thứ hai nói về điều gì? 
( Cuộc sống của Bác ở Pác Bó)
- Em có nhận xét gì về cuộc sống vật chất của Bác ở Pac Bó?
( Cuộc sống vật chất rất thanh đạm)
- Thái độ của Bác như thế nào trước cuộc sống đó?
( Bác giới thiệu thực phẩm ở đây dư thừa với 
thái độ vui đùa)
- Qua hai câu thơ em có cảm nhận gì về tâm hồn của Bác?
- Em hiểu thú lâm tuyền là gì?
( niềm vui thú được sống với thiên nhiên)
HĐ4. Tìm hiểu về cái "sang" của cuộc đời cách mạng ()
- HS đọc hai câu thơ cuối
- Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, cách gieo vần trong hai câu thơ? Tác dụng?
( Từ láy, "chông chenh" -> tạo hình gợi cảm "Dịch sử Đảng" -> Vần trắc liên tiếp tạo sự khoẻ khoắn, gân guốc)
- Trung tâm của bức tranh là ai?
( Bác- Người chiến sĩ cách mạng)
- Em có nhận xét gì về hình ảnh người chiến sĩ cách mạng?
- Từ "sang" trong bà thơ có tác dụng gì cho toàn bài?
(- Từ "sang" ở cuối bài đã kết tinh toả sáng cho toàn bài 
-> Chữ thần, nhãn từ)
- Em hiểu cái "sang" trong bài thơ này như thế nào?
( + Giàu có về mặt tinh thần của những người cách mạng lấy lí tưởng cứu nước làm lẽ sống
 + Sự giàu có của một tâm hồn luôn hoà hợp với thiên nhiên...)
- Niềm vui trước cái "sang" của một cuộc sống gian khổ cho em hiểu thêm vẻ đẹp nào trong cách sống của Bác?
( Lạc quan trước cuộc sống gian khổ )
- Hãy đọc một số câu thơ nói tới phẩm chất này của Bác?
 ( "Hôm nay xiềng xích thay dây trói
 Mỗi bước chân đi, tiếng nhạc rung"
"Tuy bị tình nghi là gián điệp
 Mà như khanh tướng vẻ ung dung")
- Nội dung chính của bài thơ là gì?
- Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ?
- HS đọc phần ghi nhớ
I. Đọc và tìm hiểu chú thích
 1.Đọc văn bản:
 SGK
2. Hiểu chú thích:
 SGK
II. Tìm hiểu văn bản
 A.Tìn hiểu chung:
 - Thể loại : Thất ngôn tứ tuyệt
 - Bố cục: 2 phần
 B- Phân tích chi tiết
1. Thú " lâm tuyền" của Bác 
 Sáng ra bờ suối 
 tối vào hang
- Diễn tả hoạt động đều đặn, nhịp nhàng của con người
- Cuộc sống vật chất rất thanh đạm, lối sống ung dung, hài hoà, thư thái của người luôn làm chủ hoàn cảnh
-> Cuộc sống hoà hợp với thiên nhiên, coi đó là niềm vui lớn nhất.
2. Cái "sang" của cuộc đời cách mạng.
Từ láy, "chông chênh" -> tạo hình gợi cảm "Dịch sử Đảng" -> Vần trắc liên tiếp tạo sự khoẻ khoắn, gân guốc)
- Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng được khắc hoạ chân thực và sinh động có tầm vóc lớn lao, tư thế uy nghi, lồng lộng.
* Ghi nhớ (SGK T. 30)
4. Củng cố ( 
	- Đọc diễn cảm bài thơ và nhắc lại những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
5. Hướng dẫn học ở nhà (
	- Học thuộc lòng bài thơ + ghi nhớ
	- Chuẩn bị bài: Câu cầu khiến
 - Nhận xét rút kinh nghiệm giờ học.
Ngày soạn : 02 /2012
Ngày giảng :
8A : ...
8B : .........
Tiết 82 
Câu cầu khiến
I. Mục tiêu
1. Kiến thức :	
- Đặc điểm hình thức câu cầu khiến.
- Chức năng của câu cầu khiến.
2. Kĩ năng :
- Nhận biết câu cầu khiến trong văn bản.
- S/d câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
3. Thái độ : 
- Tự hào về sự phong phỳ của TV
- Giữ gỡn sự trong sỏng của TV 
II. Chuẩn bị của GV và HS
	- GV: SGK, SGV
	- HS: bài cũ, đọc trước bài
III. Tiến trình bài dạy
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ: (5'): Nêu các chức năng khác của câu nghi vấn?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài ( 1'): GV lấy ví dụ - HS xác định kiểu câu - bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Hướng dẫn timg hiểu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến (
- HS đọc ví dụ ( bảng phụ )
- Trong đoạn trích, câu nào là câu cầu khiến? 
- Đặc điểm hình thức nào cho biết cho biết đó là câu cầu khiến?
( Từ cầu khiến)
- Những câu cầu khiến đó dùng để làm gì?
- Yêu cầu HS đọc lại các câu cầu khiến trong ví dụ cho đúng ngữ điệu
- HS đọc ví dụ 2
- Xác định câu cầu khiến
- Cách đọc câu "mở cửa" trong (b) có khác với cách đọc câu "mở cửa" trong (a) không? 
(Câu ( a) đọc nhẹ nhàng bình thường
 Câu (b) đọc nhấn mạnh)
- Mục đích của việc dùng câu "mở cửa" trong a và b? 
- Qua ví dụ trên , khi đọc các câu cầu khiến phải đọc như thế nào?
- Em hãy nhắc lại đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến? 
- HS đọc ghi nhớ
HĐ2. Luyện tập 
- HS đọc bài tập 1 
- Đặc điểm hình thức của câu cầu khiến?
- Nhận xét về CN, thêm, bớt và thay đổi CN và nhận xét.
- HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập 2
- xác định câu cầu khiến. Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa câu cầu khiến giữa những câu đó
- HS đọc yeu cầu bài tập 3
- So sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu cầu khiến 
I. Đặc điểm hình thức và chức năng
* Ví dụ 1: (SGK T. 30)
a. - Thôi đừng lo lắng.->khuyên bảo
 - Cứ về đi. -> yêu cầu
b. Đi thôi con -> yêu cầu
* Ví dụ 2 (SGK T. 30 - 31)
a. Mở cửa: dùng để trả lời
b. Mở cửa: dùng để ra lệnh
* Ghi nhớ ( SGK )
II. Luyện tập 
Bài tập1:
- Đặc điểm hình thức nhận diện câu cầu khiến: các từ "hãy", "đi", " đừng"
- Thêm chủ ngữ cho câu:
a. Con hãy lấy gạo mà làm bánh lễ tiên vương -> ý nghĩa không thay đổi
b. Hút trước đi. -> ý nghĩa cầu khiến mạnh hơn, kém lịch sự hơn
c. Nay các anh đừng làm gì nữa... ->
thay đổi ý nghĩa cơ bản của câu 
( trong số người tiếp nhận không có người nói)
Bài tập 2.
a. "thôi im cái điệu mưa dầm sùi sụt đi"
-> Từ cầu khiến "đi" - câu vắng chủ ngữ 
b. "Các em đừng khóc" -> từ cầu khiến "đừng" có chủ ngữ thứ hai số nhiều
c. "Đưa tay cho tôi mau, -> không có từ ngữ cầu khiến, chỉ có từ ngữ điệu cầu khiến, vắng chủ ngữ.
Bài tập 3. 
- Câu a: vắng chủ ngữ 
- Câu b: có chủ ngữ -> ý cầu khiến nhẹ nhàng hơn, thể hiện rõ hơn tình cảm của người nói với người nghe. 
 4. Hướng dẫn đọc ở nhà: 
	- HS học phần ghi nhớ- làm bài tập 4,5 (T. 32)
	- HS chuẩn bị bài: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
 - Nhận xét rút kinh nghiệm giờ học.
Ngày soạn : 02 /2012
Ngày giảng :
8A : ...
8B : .........
Tiết 83
 Thuyết minh 
 về một danh lam thắng cảnh
I. Mục tiêu
1. Kiến thức :	
- Sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong VBTM.
- Đặc điểm, cách làm bài văn TM về danh lam thắng cảnh.
- Mục đích, y/cầu, cách quan sát và cách làm bài văn giới thiêu danh lam thắng cảnh
2. Kĩ năng :
- Quan sát danh lam thắng cảnh
- Đọc tài liệu, tra cứu, thu thập, ghi chép những chi thức khách quan về đối tượng để s/d trong bài văn TM về danh lam thắng cảnh
 - Tạo lập được một VBTM theo y/cầu : biết viết một bài văn TM về 1 cách thức, phương pháp, cách làm có độ dài 300 chữ.
3. Thái độ: tìm hiểu về những danh lam thắng cảnh ở địa phương
II. Chuẩn bị của GV và HS
	- GV: 
	- HS: đọc trước bài
III. Tiến trình bài dạy
1.ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ): Khi giới thiệu về một phương pháp ( cách làm ) cần phải đảm bảo yêu cầu gì?
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: (') Em hiểu thế nào là danh lam thắng cảnh? Cho ví dụ? Muốn giới thiệu cho người khác hiểu rõ về một danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước, em phải làm như thế nào -> bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Tìm hiểu về bài văn giới thiệu về một danh lam thắng cảnh 
- HS đọc văn bản: Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn
- Văn bản cung cấp cho em kiến thức gì?
( Kiến thức về hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn)
- Đọc văn bản em hiểu gì về hồ Hoàn Kiếm?
(Nguồn gốc hình thành, sự tích tên gọi của hồ)
- Em hiểu gì về đền Ngọc Sơn?
(Nguồn gốc và sơ lược quá trình xây dựng đền, vị trí và cấu trúc đền)
- Để viết được bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, người viết cần phải có kiến thức gì?
(Lịch sử, địa lí, văn hoá, văn học)
- Làm thế nào để có kiến thức về các danh lam thắng cảnh?
 (Đọc sách, tra cứu, hỏi han...)
- Bố cục bài văn thuyết minh gồm mấy phần?
(Ba phần: mở bài, thân bài, kết bài)
- Bài văn thuyết minh trên thiếu phần nào ?
(Phần mở bài)
- Nội dung của bài còn thiếu sót gì?
( Thiếu yếu tố miêu tả ; vị trí, độ rộng, vị trí của tháp rùa đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, quang cảnh xung quanh, cây cối, màu nước xanh...)
- Những thiếu sót đó ảnh hưởng đến bài văn như thê nào?
( Nội dung bài viết còn khô khan)
- Yêu cầu khi viết bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh?
-> HS đọc ghi nhớ
HĐ2.Hướng dẫn luyện tập 
- HS nêu yêu cầu bài tập 1.
- Lập lại bố cục giới thiệu hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn một cách hợp lí
- HS thảo luận nhóm, trình bày- nhận xét 
- GV kết luận bằng bảng phụ
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập 2
- Sắp xếp thứ tự giới thiệu
- Yêu cầu HS làm bài 
- HS trình bày 
- Nhận xét 
I.Giới thiệu một danh lam thắng cảnh
* Văn bản: Hồ Hoàn kiếm và đền Ngọc Sơn
 +Văn bản cung cấp kiến thức về hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn
 - Nguồn gốc hình thành, sự tích tên gọi của hồ
 - Nguồn gốc và sơ lược quá trình xây dựng đền, vị trí và cấu trúc đền
- Lịch sử, địa lí, văn hoá, văn học
- Để có kiến thức về các danh lam thắng cảnh đọc sách, tra cứu, hỏi han
 +Bố cục bài văn thuyết minh gồm : Ba phần: mở bài, thân bài, kết bài
Nội dung của bài còn thiếu yếu tố miêu tả ; vị trí, độ rộng, vị trí của tháp rùa đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, quang cảnh xung quanh, cây cối, màu nước xanh...)
Những thiếu sót đó ảnh hưởng đến bài văn làm cho nội dung bài viết còn khô khan
* Ghi nhớ (SGK T. 34)
II. Luyện tập
Bài tập 1. 
* Mở bài: Giới thiệu chung về hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn
* Thân bài:
- Giới thiệu về hồ Hoàn Kiếm
 + Nguồn gốc tên gọi
 + Vị trí
 + Cấu trúc
- Giới thiệu về đền Ngọc Sơn
+ Vị trí
+ Độ rộng
+ Mặt hồ
+ Xung quanh hồ ( cây cối, cảnh vật xung quanh )
* Kết bài: Cảm nghĩ của em về vị trí của danh lam thắng cảnh đối với Hà Nội ( nói riêng) và với người Việt nam ( nói chung)
Bài tập 2. 
- Vị trí địa lí -> toàn cảnh từ xa -> các bộ phận -> mô tả từng phần từ ngoài vào trong -> giá trị lịch sử -> vị trí của danh lam thắng cảnh đối với đời sống của người Hà Nội và nhân dân cả nước
4. Hướng dẫn học ở nhà 
	- Xem lại các bài đã học về văn thuyết minh
	- Trả lời các câu hổi trong bài: Ôn tập về văn bản thuyết minh
	- Tìm hiểu để thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở địa phương em. 
 - Nhận xét rút kinh nghiệm giờ học.
Ngày soạn : 02 /2012
Ngày giảng :
8A : ...
8B : .........
Tiết 84 Ôn tập 
 về văn bản thuyết minh
I Mục tiêu
1. Kiến thức :	
- Khái niệm về VBTM.
- Các phương pháp TM.
- Y/cầu cơ bản khi làm văn TM.
- Sự phong phú, đa dạng về đối tượng cần giới thiệu trong VBTM.
2. Kĩ năng :
- Khái quát, hệ thống những kiến thức đã học.
- Đọc - hiểu y/cầu đề bài văn TM
- Quan sát đối tượng cần TM.
- Lập dàn ý, viết đoạn văn và bài văn TM.
3. Thái độ :
- Nghiêm túc học tập 
II. Chuẩn bị của GV và HS
	- GV: Bảng phụ
	- HS: ôn tập theo câu hỏi SGK
III. Tiến trình bài dạy
	1.ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ (GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
	3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:(1')
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Ôn tập về văn thuyết minh 
- Văn bản thuyết minh có vai trò tác dụng như thế nào trong đời sống?
( Cung cấp kiến thức về các hiện tượng và các hiện tượng trong thiên nhiên và xã hội)
- Tính chất của văn bản thuyết minh?
( Tính tri thức, khách quan, thực dụng, là loại văn bản có khả năng cung cấp tri thức xác thực, hưu ích cho con người)
- Nó khác với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm như thế nào?
( HS so sánh đặc điểm, tính chất để rút ra nhận xét)
- Muốn làm tốt văn bản thuyết minh cần phải chuẩn bị những gì?
( Nghiên cứu, tìm hiểu sự vật, hiện tượngcần thuyết minh, đặc trưng của chúng) 
- Bài văn thuyết minh phải làm nổi bật điều gì?
( Đặc điểm cơ bản của đối tượng thuyết minh)
-Có những phương pháp thuyết minh nào thường được sử dụng?
( Nêu định nghĩa, liệt kê, nêu nội dung, dùng số liệu, so sánh, đối chiếu, phân tích phân loại)
HĐ2. Hướng dẫn luyện tập 
- HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập 
- HS thảo luận nhóm
a. Giới thiệu một đồ dùng ( nhóm 1-2)
b. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ( nhóm 3-4)
c. Giới thiệu một tác phẩm, một văn bản, một thể loại. ( nhóm 5-6)
- Đại diện nhóm trình bày- Nhận xét
- HS đọc bài tập 2
- HS viết đoạn văn
- HS trình bày bài viết
- GV uốn nắn, sửa chữa những sai sót trong đoạn văn về nội dung và hình thức 
I. Ôn tập lí thuyết
1. Vai trò và tác dụng của văn bản thuyết minh:
2.Tính chất của văn bản thuyết minh
3. Yêu cầu đối với một bài văn thuyết minh
4. Các phương pháp thuyết minh
II. Luyện tập
Bài tập1:
a. Giới thiệu đồ dùng
* Mở bài: giới thiệu về đồ dùng
* Thân bài:
- Trình bày cấu tạo
- Thuyết minh về các bộ phận ( theo thứ tự)
* Kết bài: Vị trí, vai trò của đồ dùng trong cuộc sống
c. Giới thiệu một văn bản, một thể loại:
* Mở bài: nêu định nghĩa chung về văn bản hoặc thể loại
* Thân bài: nêu đặc điểm 
- Cấu tạo
- Quy luật
- Gieo vần (thể thơ...)
* Kết bài: Nêu cảm nhận chung về vấn đề thuyết minh
Bài tập 2. 
- Viết đoạn văn thuyết minh 
4. Hướng dẫn học ở nhà 
	- Ôn tập về văn thuyết minh
	- Làm bài tập 2 (T. 36)
	- Đọc và soạn bài: "Ngắm trăng"
 - Nhận xét rút kinh nghiệm giờ học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 21.doc