Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 21 - Tiết 81 đến tiết 84

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 21 - Tiết 81 đến tiết 84

Tiết: 81. TỨC CẢNH PÁC BÓ

(HỒ CHÍ MINH)

I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp sọc sinh

- Cảm nhận được niềm thích thú thật sự của Hồ Chí Minh trong những ngày gian khổ ở Pác Bó; qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác, vừa là một chiến sĩ say mê cách mạng, vừa như một khách lâm tuyền ung dung sống hoà nhịp với thiên nhiên.

- Hiểu được giá trị nghệ thuật độc đáo của bài thơ.

II/ Chuẩn bị : GV : Soạn giáo án + ảnh phóng to Bác Hồ làm việc trong hang núi

 ở chiến khu Việt Bắc.

 HS : Soạn kĩ bài.

III/ Tiến trình:

A- Ổn định tổ chức:

B- KTBC : ? Đọc thuộc lòng bài thơ "Khi con tu hú" của Tố Hữu.

 ? TS bài thơ lại được đặt nhan đề như vậy.

C- Bài mới:

 Giới thiệu bài mới: ở lớp 7, các em đã được học 2 bài thơ rất hay của Bác Hồ. Hãy nhớ lại tên, hoàn cảnh sáng tác và thể loại của 2 bài thơ đó?

 Đó là bài Cảnh khuya và Rằm tháng giêng rất nổi tiếng của HCM viết hồi đầu kháng chiến chống Pháp ở Việt Bắc. Hôm nay, chúng ta lại gặp lại người ở suối Lênin, hang Pác Bó(Hà Quảng- Cao Bằng) vào mùa xuân 1941, qua bài thơ tứ tuyệt Đường luật.

 GV giới thiệu vài nét về hoàn cảnh sống , làm việc và tâm hồn của HCM ở Pác Bó.

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 708Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 21 - Tiết 81 đến tiết 84", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Ngày soạn:
Tiết: 81. tức cảnh pác bó
(hồ chí minh)
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp sọc sinh
- Cảm nhận được niềm thích thú thật sự của Hồ Chí Minh trong những ngày gian khổ ở Pác Bó; qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác, vừa là một chiến sĩ say mê cách mạng, vừa như một khách lâm tuyền ung dung sống hoà nhịp với thiên nhiên.
- Hiểu được giá trị nghệ thuật độc đáo của bài thơ.
II/ Chuẩn bị : GV : Soạn giáo án + ảnh phóng to Bác Hồ làm việc trong hang núi 
 ở chiến khu Việt Bắc.
 HS : Soạn kĩ bài.
III/ Tiến trình:
ổn định tổ chức:
KTBC : ? Đọc thuộc lòng bài thơ "Khi con tu hú" của Tố Hữu.
 ? TS bài thơ lại được đặt nhan đề như vậy.
Bài mới:
 Giới thiệu bài mới: ở lớp 7, các em đã được học 2 bài thơ rất hay của Bác Hồ. Hãy nhớ lại tên, hoàn cảnh sáng tác và thể loại của 2 bài thơ đó?
 Đó là bài Cảnh khuya và Rằm tháng giêng rất nổi tiếng của HCM viết hồi đầu kháng chiến chống Pháp ở Việt Bắc. Hôm nay, chúng ta lại gặp lại người ở suối Lênin, hang Pác Bó(Hà Quảng- Cao Bằng) vào mùa xuân 1941, qua bài thơ tứ tuyệt Đường luật.
 GV giới thiệu vài nét về hoàn cảnh sống , làm việc và tâm hồn của HCM ở Pác Bó.
GV nêu yêu cầu đọc: giọng vui pha chút hóm hỉnh, nhẹ nhàng thoải mái nhịp 4/3- 2/2/3.
GV đọc mẫu, sau đó gọi học sinh đọc.
? Dựa vào chú thích, em hãy cho biết hoàn cảnh sống và làm việc của Bác ở hang Pác Bó như thế nào.
? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào.
? Cảm nhận chung của em về giọng điệu bài thơ, về tâm trạng của chủ thể trữ tình ntn.
- HS đọc lại câu thơ.(nhịp4/3)
? Câu thơ nói về việc gì.
? Nhịp thơ như trên gợi cho người đọc thấy nơi ở, nếp sinh hoạt của Bác Hồ ntn.
? Từ nếp sinh hoạt như thế ta thấy tâm trạng của Bác ra sao.
GV: Đó là cách nói vui, thể hiện tinh thần lạc quan của HCM, chứ thực ra hồi đó Người sống trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ, thiếu thốn: hang đá lạnh buốt. Những khi trời mưa to, rắn rết chui cả vào chỗ nằm( Võ Nguyên Giáp)
- HS đọc lại câu thơ.
? Câu thơ này nói về việc gì trong sinh hoạt của Bác ở Pác Bó.
? Thực phẩm bao gồm những gì.
? Ta thấy giọng điệu của Bác thể hiện ở câu thơ này ntn.
GV: Thực ra đời sống vật chất của Bác hồi ấy hết sức đạm bạc thiếu thốn: có thời gian cơ quan chuyển vào vùng núi đá trên khu đồng bào Mán trắng, gạo cũng không có, mọi người phải ăn cháo bẹ hàng tháng
Nhưng Bác luôn vui đùa, vượt lên trên hiện thực, như trong bài Cảnh rừng Việt Bắc
- HS đọc lại câu thơ.
? Câu thơ này tả cái gì.
? Dịch sử Đảng là làm việc gì, mục đích.
? Giải thích từ chông chênh.
(Là từ láy: không vững chắc, dễ nghiêng, đổ 
-> rất tạo hình và gợi cảm, không chỉ miêu tả cái bàn đá mà còn gợi ra ý nghĩa tượng trưng cho thế lực cách mạng nước ta đang trong thời kì khó khăn)
? Hai tiếng mang thanh bằng: chông chênh, tiếp theo 3 tiếng liền mang thanh trắc: dịch sử Đảng đem lại hiệu quả diẽn đạt gì.
? Hình ảnh Bác Hồ ngồi bên bàn đá chông chênh dịch sử Đảng có ý nghĩa ntn.
GV: Hình tượng người chiến sĩ được khắc hoạ chân thực vừa có tầm vóc trong tư thế uy nghi đang dịch sử Đảng CS LX làm tài liệu lãnh đạo cách mạng. Đồng thời đang suy nghĩ tìm cách xoay chuyển lich sử cách mạng Việt Nam.
- HS đọc câu thơ cuối.
? Từ nào có ý nghĩa quan trong nhất của câu thơ và bài thơ. Vì sao?
? Giải thích các ý nghĩa của từ sang.
? Có phải đây là cách nói gượng gạo, cố tình lên gân lên cốt hay là cách nói rất tự nhiên, chân thành mà sâu sắc. Giải thích?
? Cái sang của người cách mạng, cuộc sống cách mạng được thể hiện trong bài thơ ntn.
- Niềm vui lớn nhất của Bác không phải chỉ là thú lâm tuyền như người ẩn sĩ xưa mà là niềm vui của người chiến sĩ yêu nước vĩ đại sau 30 năm xa cách nay được trở về sống giữa lòng đất nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng 
? Tính chất cổ điển và hiện đại của bài thơ được thể hiện ntn.
? NT ấy thể hiện nội dung ntn.
I/ Đọc và tìm hiểu chung.
- Thất ngôn tứ tuyệt.
- Giọng diệu ung dung, thoải mái, thể hiện tam trạng vui, sảng khoái của chủ thể trữ tình.
II/ Phân tích bài thơ.
Câu1: Sáng ra bờ suối, tối vào hang.
- Câu thơ nói về việc ở và nếp sinh hoạt hàng ngày của Bác.
- Nhịp 4/3 tạo câu thơ thành 2 vế sóng đôi tạo cảm giác nhịp nhàng, nền nệp đều đặn:
 sáng ra, tối vào.
-> Tâm trạng thoải amí ung dung hào điệu với nhịp sống núi rừng, với hang với suối.
Câu2: Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
- Nói về chuyện ăn
- Lương tực, thực phẩm luôn đầy đủ : cháo bẹ, rau măng luôn có sẵn.
-> Giọng điệu vui đùa, thể hiện sự bằng lòng với cuộc sống ở Pác Bó.
Câu3: Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng.
- Công việc hàng ngày của Bác: ngồi bên chiếc bàn đá chông chênh để dịch cuốn Lịch sử Đảng cộng sản Liên Xô ra tiếng Việt, làm tài liệu học tập, tuyên truyền cách mạng cho cán bộ chiến sĩ.
-> Toát lên cái khoẻ khoắn, mạnh mẽ, gân guốc.
=> Hình tượng người chiến sĩ cách mạng.
Câu4: Cuộc đời cách mạng thật là sang.
- Sang -> sang trọng, giầu có, cao quý đẹp đẽ ; còn là cảm giác hài lòng, vui thích).
-> Cũng có phần là cách nói khoa trương, khẩu khí, nói cho vui như trong thơ truyền thống. Nhưng niềm vui của Bác là rất thật, chân thành, không hề gượng gạo.
III/ Tổng kết.
1) Nghệ thuật:
- Cổ điển: Thú lâm tuyền, thể htơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, hình ảnh, nhịp điệu
- Hiện đại: Cuộc đời cách mạng, lối sống cách mạng, công việc cách mạng, tinh thần lạc quan cách mạng, ngôn từ giản dị, vui đùa
2) Nội dung: Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó
Củng cố: - GV khái quát lại bài
 - HS đọc diễn cảm bài thơ.
E- Hướng dẫn: Về nhà học thuộc bài thơ + Soạn Ngắm trăng; Đi đường.
IV/ Kinh nghiệm:
Ngày soạn:
Tiết: 82 câu cầu khiến.
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp sọc sinh
- Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cầu khiến. Phân biệt câu cầu khiến với các kiểu câu khác.
- Nắm vững chức năng của câu cầu khiến. Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp.
II/ Chuẩn bị : GV : Soạn giáo án + Bảng phụ
 HS : Đọc trước Sgk
III/ Tiến trình:
ổn định tổ chức:
KTBC : ? Ngoài chức năng để hỏi, câu nghi vấn còn có chức năng gì khác nữa.Cho VD.
Bài mới:
HS đọc ví dụ 1 Sgk.
? Câu nào là câu cầu khiến.
? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cầu khiến.
? Câu cầu khiến trong đoạn trích trên dùng để làm gì.
- HS đọc ví dụ 2.
? Cách đọc câu Mở cửa ! trong (b) có khác với cách đọc câu Mở cửa. trong (a) không.
? Câu Mở cửa ! trong (b) dùng để làm gì, khác với câu Mở cửa trong (a) ở chỗ nào.
? Em hiểu thế nào là câu cầu khiến.
? Đặt 1 câu cầu khiến.
-HS đọc yêu cầu bài tập.
? Đặc điểm hình thức nào ch biết những câu trên là câu cầu khiến.
? Nhận xét về chủ ngữ trong những câu trên.
Thử thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ xem ý nghĩa của các câu trên thay đổi ntn.
? Câu nào là câu cầu khiến. Nhận xét về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa những câu đó.
? So sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu.
I/ Đặc điểm hình thức và chức năng.
1) Ví dụ.
a) VD 1.
- Thôi đừng lo lắng. ( Khuyên bảo)
- Cứ về đi. (Yêu cầu)
- Đi thôi con. (Yêu cầu)
-> Đặc điểm hình thức: Có các từ cầu khiến: đừng, đi, thôi.
b) VD 2.
- Mở cửa ! (Câu cầu khiến) -> phát âm được nhấn mạnh hơn.-> Dùng để đề nghị, ra lệnh
- Mở cửa. (Câu trần thuật) -> Dùng để trả lời câu hỏi.
2) Kết luận: Ghi nhớ Sgk.
II/ Luyện tập.
Bài 1: Dựa vào đặc điểm hình thức của nó :
Có : hãy.
Có : đi.
Có : đừng.
-> Chủ ngữ trong 3 câu trên đều chỉ người đối thoại (hay người tiếp nhận câu nói) hoặc 1 nhóm người trong đó có người đối thoại, nhưng có đặc điểm khác nhau.
- (a) vắng chủ ngữ.
- (b) chủ ngữ là ông giáo, ngôi thứ 2 số ít.
- (c) chúng ta, ngôi thứ nhất số nhiều ( dạng ngôi gộp: có người đối thoại).
* Có thể thêm bớt hoặc thay đổi hình thức chủ ngữ của các câu trên, nhưng ý nghĩa có thay đổi :
-> Con hãy lấy gạo.vương. (Tình cảm hơn)
 -> Hút thuốc đi (ý nghĩa cầu khiến mạnh hơn, câu nói kém lịch sự hơn.
-> Nay các anh đừng làm gì nữa.không. (Lời đề nghị không có người nói)
Bài 2.
a) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.
-> Vắng chủ ngữ.
b) Các em đừng khóc. -> Có C N ngôi 2 số nhiều.
c) Đưa tay cho tôi mau ! Cầm lấy tay tôi này !
-> Không có cầu khiến, chỉ có ngữ điệu cầu khiến, vắng C N.
Bài 3.
Vắng chủ ngữ.
Có chủ ngữ, ngôi thứ 2 số ít. Nhờ có chủ ngữ mà ý cầu khién nhẹ hơn, thể hiện rõ hơn tình cảm của người nói đối với người nghe.
 D- Củng cố: - HS đọc lại ghi nhớ. 
 - GV khái quát lại bài.
 E- Hướng dẫn: Về nhà làm các bài tập 4,5 .
IV/ Kinh nghiệm:
Ngày soạn:
Tiết: 83. thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
I/ Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh biết cách viết bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh.
II/ Chuẩn bị : GV : Soạn giáo án.
 HS : Đọc trước Sgk.
III/ Tiến trình:
A- ổn định tổ chức:
KTBC : ? Em hiểu thế nào là danh lam thắng cảnh. 
 Cho 1 vài ví dụ về danh lam thắng cảnh.
Bài mới:
- HS đọc văn bản Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.
? Bài thuyết minh giới thiệu mấy đối tượng.
? Các đối tượng ấy có quan hệ với nhau ntn.
? Qua bài thuyết minh, em hiểu biết được thêm những kiến thức gì về 2 đối tượng trên.
? Muốn có những kiến thức đó, người viết phải làm gì.
? Bài viết được sắp xếp theo bố cục, thứ tự nào.
? Theo em, bài viết này có thiếu sót gì về bố cục.
- HS đọc ghi nhớ Sgk/34.
- GV khia quát lại .
- Gv cho Hs trình bày những cách sắp xếp bố cục của riêng bản thân.
- HS và GV nhận xét tính hợp lí của từng cách.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
? Nếu muốn giới thiệu theo trình tự hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn từ xa đến gần, từ ngoài vào trong thì sắp xếp thứ tự giới thiệu ntn.ư
- HS đọc yêu cầu bài 3.
? Nếu viết lại bài này theo bố cục 3 phần, em sẽ chọn những tiêu biểu nào để làm nổi bật giá trị lịch sử, văn hoá của di tích, thắng cảnh.
I- Giới thiệu một danh lam thắng cảnh.
- 2 đối tượng: Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.
-> 2 đối tượng có quan hệ gần gũi với nhau, gắn bó với nhau. Đền Ngọc Sơn toạ lạc trên Hồ Hoàn Kiếm.
- Về hồ Hoàn Kiếm: nguồn gốc hình thành, sự tích những tên hồ.
- Về đền Ngọc Sơn: nguồn gốc và sơ lược quá trình xây dựng đền Ngọc Sơn, vị trí và cấu trúc đền.
- Để thuyết minh, giới thiệu 1 danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử cần trang bị những kién thức sâu rộng về địa lí, lịch sử, văn hoá, văn học, nghệ thuật có liên quan đến đối tượng, bởi vậy: 
+ Phải đọc sách báo, tài liệu có liên quan
+ Phải xem tranh ảnh, tham quan
- Bố cục bài viết: 3 đoạn
+ Giới thiệu hồ Hoàn Kiếm (đoạn 1)
+ đền Ngọc Sơn (đoạn 2)
+ Bờ Hồ. (còn lại)
-> Trình tự sắp xếp theo không gian, vị trí từng cảnh vật: hồ- đèn- bờ hồ.
- Bài có bố cục 3 phần nhưng không phải là MB, TB, KB. Nên cần bổ sung MB và KB:
+ MB : giới thiệu bao quát về quần thể danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm- đền Ngọc Sơn.
+ KB : ý nghĩa lịch sử, xã hội, văn hoá của thắng cảnh, bài học về giữ gìn và tôn tạo thắng cảnh.
+ TB : nên sắp xếp lại khoa học hơn, như : vị trí của hồ, diện tích, độ sâu qua các mùa, cầu Thê Húc, tháp Rùa, hồ Gươm, quang cảnh đường phố quanh hồ
+ Nhan đề cũng có thể thay dổi: Quần thể Hồ Gươm.
* Ghi nhớ:
II/Luyện tập:
Bài 1: Lập lại bố cục bài giới thiệu mẫu ở mục trên một cách hợp lí.
Bài 2: Phần bổ sung ở trên.
Bài 3:
- Rùa Hồ Gươm.
- Cỗu Thê Húc.
- Tháp Bút.
- Vấn đề giữ gìn cảnh quan và sự trong sạch hồ Gươm.
Củng cố: - GV khái quát lại bài.
 - HS đọc lại ghi nhớ.
 E- Hướng dẫn: làm bài tập 4 + chuẩn bị Ôn tập văn thuyết minh.
IV/Kinh nghiệm:
Ngày soạn:
Tiết: 84. ÔN TậP Về văn bản thuyết minh 
I/ Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp học sinh ôn lại khái niệm về văn bản thuyết minh và nắm chắc cách làm bài văn thuyết minh.
II/ Chuẩn bị : GV : Soạn giáo án.
 HS : ôn tập.
III/ Tiến trình:
A- ổn định tổ chức:
B-KTBC : Kiểm tra sự chuânt bị của học sinh.
C-Bài mới:
? Thuyết minh là kiểu văn bản ntn.Nhằm mục đích gì trong cuộc sống con người.
? Có các kiểu văn bản thuyết minh nào. Cho mỗi kiểu 1 đề bài minh hoạ
? Để bài thuyết minh được đúng và có nội dung phong phú, người viết phải làm gì. Làm thế nào để tích luỹ tri thức.
? Nêu các phương pháp thuyết minh thường gặp. Cho mỗi phương pháp 1 ví dụ.
? Trong bài thuyết minh có yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự - kể chuyện không. Tỉ lệ và tác dụng của từng yếu tố ntn.
? Một bài thuyết minh có bố cục ntn. Vai trò, vị trí và nội dung của từng phần.
? Yêu cầu chung của lời văn thuyết minh.
- HS đọc các đề bài.
? Hãy nêu cách lập ý và lập dàn bài đối với các đề bài.
- GV gợi ý cho học sinh làm, sau dó kiểm ra cách lập dàn ý của các em.
- HS và GV nhận xét và sửa chữa.
I/Ôn tập lí thuyết.
1) Định nghĩa: TM là kiểu VB thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp cho người đọc tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, ý nghĩacủa các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu giải thích.
2) Các kiểu đề văn thuyết minh.
- Thuyết minh một đồ vật, động vật, thực vật
- hiện tượng TN- XH.
- phương pháp.(cách làm)
- danh lam thắng cảnh.
- thể loại văn học.
- Giới thiệu một danh nhân.
- .phong tục tập quán, lễ hội
3) Các bước dựng văn bản.
- Học tập, nghiên cứu tích luỹ tri thức
- Lập dàn ý, bố cục, chọn VD, số liệu.
- Viết bài, sửa chữa
4) Các phương pháp thuyết minh.
- Nêu định nghĩa, giởi thích.
- Liệt kê, nêu ví dụ.
- Dùng số liệu.
- So sánh đối chiếu.
- Phân loại, phân tích.
5) Vai trò, vị trí, tỉ lệ của các yếu tố.
yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự - kể chuyện không thể thiếu trong VB thuyết minh nhưng chiếm tỉ lệ nhỏ và sử dụng hợp lí để làm nổi bật đối tượng thuyết minh.
6) Bố cục bài thuyết minh.
a) MB : Giới thiệu khái quát về đối tượng.
b) TB : lần lượt giới thiệu từng mặt, từng phần từng vấn đề, đặc điểm của đối tượng. Nếu TM 1 phương pháp thì cần theo 3 bước:
+ Chuẩn bị.
+ Quá trình tiến hành.
+ Kết quả, thành phẩm.
c) KB :ý nghĩa của đối tượng hoặc bài học thực tế, xã hội, văn hoá, lịch sử, nhân sinh
7) Yêu cầu chung của lời văn thuyết minh.
Rõ ràng, chặt chẽ, vừa đủ, đễ hiểu, giản dị và hấp dẫn
II/Luyện tập.
Bài 1:
a) Giới thiệu một đồ dùng học tập hoặc trong sinh hoạt.
*Lập ý:
- Tên đồ dùng, hình dáng, kích thước, màu sắc, cấu tạo, công dụng, những điều cần lưu ý khi sử dụng.
- VD : Thuyết minh cái cặp sách, đồng hồ đeo tay
*Dàn ý chung:
- MB : Khái quát tên đồ dùng và công dụng của nó.
- TB : Hình dáng, chất liệu, kích thước, màu sắc, cấu tạo các bộ phận, cách sử dụng
- KB : Những điều cần lưu ý khi lựa chọn để mua, khi sử dụng, khi gặp sự cố cần sửa chữa
b) Giới thiệu danh lam thắng cảnh- di tích lịch sử ở địa phương.
*Lập ý: Tên danh lam, khái quát vị trí và ý nghĩa đối với quê hương, cấu trúc, quá trình hình thành, xây dựng, tu bổ, đặc điểm nổi bật, phong tục, lễ hội
* Dàn ý chung: 
- MB : Vị trí và ý nghĩa văn hoá, lịch sử, xã hội của danh lam đối với quê hương đất nước
- TB : 
+ Vị trí dịa lí, quá trình hình thành, phát triển, tu tạo trong quá trình lịch sử cho đến nay.
+ Cấu trúc, quy mô từng khối, từng mặt, từng phần.
+ Sơ lược thần tích.
+ Phong tục, lễ hội.
- KB : Thái độ đối với danh lam thắng cảnh.
 D- Củng cố: GV khái quát lại bài
Hướng dẫn : Về nhà ôn tập + Chuẩn bị Viết bài tập làm văn số 5.
IV/Kinh nghiệm:
Ngày...tháng..năm 2007
Ký duyệt
Tạ Văn Thanh

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8 tuan 21(2).doc