Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 21 - Tiết 81 đến 84

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 21 - Tiết 81 đến 84

 Tiết 81: Đọc - hiểu văn bản Tức cảnh Pác Bó

 (Hồ Chí Minh)

I .Mục tiêu cần đạt:

- Giúp học sinh cảm nhận được niềm vui sảng khoái của Hồ Chí Minh trong những ngày sống và làm việc gian khổ tại Pác Bó qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác vừa là chiến sĩ say mê cách mạng vừa như một khách lâm tuyền ung dung sống hoà nhịp với thiên nhiên .Giá trị nghệ thuật độc đáo của bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật cổ điển nhưng rất mới mẻ hiện đại

 -Rèn kỹ năng đọc diễn cảm ,phân tích thơ tứ tuyệt Đường luật

-Rèn kỹ năng khám phá vẻ đẹp trong cách kết thúc bất ngờ, tạo âm hưởng lạc quan thanh thản độc đáo

-Giáo dục lòng yêu mến thiên nhiên, niềm lạc quan cách mạng

II.Chuẩn bị:

Gv: Nghiên cứu tài liệu ,soạn giáo án

Hs:Soạn bài theo sự hướng dẫn của thầy

 

doc 15 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 723Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 21 - Tiết 81 đến 84", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:	
 Tiết 81: Đọc - hiểu văn bản Tức cảnh Pác Bó 
 (Hồ Chí Minh)
I .Mục tiêu cần đạt: 
- Giúp học sinh cảm nhận được niềm vui sảng khoái của Hồ Chí Minh trong những ngày sống và làm việc gian khổ tại Pác Bó qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác vừa là chiến sĩ say mê cách mạng vừa như một khách lâm tuyền ung dung sống hoà nhịp với thiên nhiên .Giá trị nghệ thuật độc đáo của bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật cổ điển nhưng rất mới mẻ hiện đại 
 -Rèn kỹ năng đọc diễn cảm ,phân tích thơ tứ tuyệt Đường luật 
-Rèn kỹ năng khám phá vẻ đẹp trong cách kết thúc bất ngờ, tạo âm hưởng lạc quan thanh thản độc đáo 
-Giáo dục lòng yêu mến thiên nhiên, niềm lạc quan cách mạng 
II.Chuẩn bị: 
Gv: Nghiên cứu tài liệu ,soạn giáo án 
Hs:Soạn bài theo sự hướng dẫn của thầy 
III.Tiến trình lên lớp: 
1.ổn định tổ chức. 
2. Kiểm tra bài cũ.
? Đọc thuộc lòng bài thơ khi con tu hú và phân tích bài thơ ?
3.Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác giả văn bản.
?: Trình bày hiểu biết của em về tác giả Hồ Chí Minh ?
GV?: Bài thơ được bác viết trong hoàn cảnh nào ?
GV: Tháng 12-1945 Bác trở về nước và làm việc trong hang Pác Bó một núi nhỏ sát biên giới Việt Trung, trong một điều kiện gian khổ 
GV:Nêu yêu cầu đọc 
Giọng điệu thơ thoải mái thể hiện trạng thái lạc quan 
GV?: Từ "bẹ ,dịch sử Đảng" có nghĩa như thế nào ?
GV?:Bài thơ được viết theo thể loại nào?
? Nêu bố cục của bài thơ
GV?: Bài thơ viết theo phương thức biểu đạt nào ?
GV:Làm thơ khi nhân một sự việc ,cảnh tượng nào đó gọi là tức cảnh
* Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết văn bản
GV?: Ba câu thơ đầu cho ta biết điều gì về cuộc sống của Bác ?
? Câu thơ đầu cho ta biết điều gì về nơi ở của Bác?
Bác sống ở trong hang nơi rừng núi 
bên bờ suối 
GV?: Câu thơ còn gợi cho em hiểu gì về thời gian Bác sống và làm việc ở đây ?
Thời gian như lặp lại nhiều lần 
Sáng ra bờ suối -Tối vào hang 
GV: Bác sống ở đây đã thành nếp sống đều đặn
? Em có nhận xét gì về từ ngữ ở câu thơ đầu?
- Câu thơ có hai vế đối nhau
? Phép đối ấy càng làm nổi rõ hơn điều gìvề cuộc sống và tâm hồn của Bác?
- Câu thơ như một thời gian biểu, một lịch trình bác sống nơi rừng sâu hẻo lánh này đã trở thành nếp sống đều đặn. Thể hiện sự sắp xếp tổ chức cuộc sống của Bác nơi đây rất khéo léo, gắn bó với thiên nhiên- Thẻ hiện thái độ ung dung tự tại, hoà hợp với hoàn cảnh.
?Đọc câu thơ thứa hai câu thơ tiếp tục nói về điều gì?- Tiếp tục nói đến chuyện ăn uống sinh hoạt của Bca nơi núi rừng.
? Em có nhận xét gì về thức ăn được nhắc đến ? những thứ đó thường có ở đâu? Là thức ăn như thế nào?
- Thức ăn đều là sản phẩm đơn sơ đạm bạc
ở rừng .
? Từ hai câu thơ đầu em cảm nhận được gì về cuộc sống của Bác nơi đây?
-* Bác sống như một ông tiên, gắn bó nơi hang suối
? Em hiểu gì về cụm từ” Vẫn sẵn sàng”trong câu thơ?
- Bác luôn sẵn sàng chịu đựng moi gian khổ, chấp nhận cuộc sống thiếu thốn để làm cách mạng
- Cháo bẹ, rau măng lúc nào cũng có sẵn.
GV: Cả hai cách hiểu trên đã được tâm hồn thanh cao của bác: Như đùa trước khó khăn gian khổ, coi cuộc sống đạm bạc ấy là rất vừa ý. Có lúc Người đã nói “Vật chất tuy đau khổ
 Không nao núng tinh thần”
* Câu 3 là câu chuyển? Hãy chỉ ra sự chuyển mạch của bài thơ?Câu 3 chuyển từ chuyện ăn ở, sang chuyện công việc
Chuyển từ không khí thiên nhiên sang không khí hoạt động xã hội ( dịch sử Đảng)
? Phương tiện làm việc của Bác ở đây là gì?- Bàn đá chông chênh
? Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ miêu tả của tác giả ?
- Bàn đá( vững chăc)><( từ láy):chông chênh: chơi vơi không vững chắc.
? Từ phương tiện làm việc này em cảm nhận được gì về điều kiện làm việc của Bác?
? Đọc 3 câu đầu ? Ba câu đầu tập trung làm nổi rõ nội dung gì?
- Tập trung làm nổi bật rõ cuộc sống gian lao vất vả của Bác khi làm cách mạng.
* Tâm tư tình cảm ấy của Bác ra sao?
Đọc câu thơ thứ tư? Em hiểu từ “ sang” trong câu thơ có nghĩa là như thế nào?
- Cuộc sống cách mạng vẫn đầy đủ sung túc, lịch sự, sang trọng.
? Em có nhận xét gì ý ở 3 câu thơ đầu với ý của câu thư cuối?
- hai ý đối lập nhau
? Nhận xét cách dùng từ” sang” và sự đối ý trên?
- Chữ “sang” bất ngừ làm mờ đi những gian nan thiếu thốn , thể hiện tinh thần lạc quan,tinh thần tự chủ, tạo lên sự sung túc trang trọng.
* Liên hệ : Tố Hữu đã từng nói: 
“Đời cách mạng từ khi tôi đa hiểu 
 Dấn thân vô là phải tù đầy
Là gươm kề cổ là súng kề vai
Là than sống chỉ coi còn một nửa”
Thực ttế cuộc sống hoạt động cách mạng với cách náo của bác. Câu thơ kết thể hiện điều gì?
* Hoạt động 3: Tổng kết luyện tập.
4. Củng cố:
? Có người nói : Bài thơ kết hợp hài hoà giữa tính cố điển và tình hiện đại, em có đồng ý không? Vì sao? ? Nhận xét về thể thơ?
- ý kiến đúng: Vì : Vì cổ điển bởi : thể hiện thơ đường , có cảnh lâm tuyền, thức ăn đạm bạc như nơi sống của một ông tiên, nhà hiền triết phương Đông
- Hiện đại : Viết bằng chữ quốc ngữ, nóiđến Đảng cộng sản đây là nội dung mới , thể thơ thất ngôn tứ tuyệt có cấu trúc chặt chẽ.
* Nét cổ điển kết hợp với hiện đạilà nghệ thuật độc đáo của bài thơ 
? bài thơ nêu bật nội dung gì?
? Đọc phần ghi nhớ SGk?
* GV: Nguyễn đăng mạnh đã nhận xét : Người không chỉ lạc đạo mà còn hành đạo, không phải là ẩn sĩ mà là chiến sĩ”
? Em biết những câu thơ của Bác nào nói về cảnh rừng Việt Bắc, hãy đọc một trong những câu thơ có nội dung trên?
Cảnh khuya, Cảnh rừng Việt Bắc
5. Dặn dò:
Học thuộc lòng bài thơ
Tập phân tích bài thơ theo kết cấu
- Chuẩn bị bài “ Ngắm trăng”
Nội dung
I.Tìm hiểu chung: 
1.Tác giả: Hồ Chí Minh(1890 – 1969) là danh nhân văn hoá thế giới, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Chiến sỹ cộng sản vĩ đại, nhà c/m tài tình.
2.Tác phẩm :Viết trong những ngày Bác hoạt động cách mạng ở hang Pác Bó Cao Bằng trước Cách mạng tháng tám 
3. Đọc.
4. Tìm hiểu chú thích.
5. Bố cục.
II Tìm hiểu chi tiết:
1.Hoàn cảnh sống và làm việc của Bác Hồ ở Pác Pó.
Bác sống ở hang sâu và làm việc bên bờ suối đã lâu trở thành nếp sinh hoạt 
- Cuộc sống ở nơi rừng sâu ăn ở thiếu thốn, gân khổ.
- Điều kiện làm việc khó khăn gian khổ, gắn bó với thiện nhiên.
2, Tình cảm của Bác.
Trong gian khổ Bác luôn lạc quan yêu đời
III Tổng kết:
1, Nghệ thuật:
- Thể thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng vui đùa hóm hỉnh. Nghệ thuật đối, cách gieo vần đặc sắc.
2, nội dung 
- bài thơ thể hiện cuộc sống gian nan vất vả của bác hồ khi còn hoạt động bí mật ở cao Bằng- thể hiện tinh thần lạc quan , gắn bó với thiên nhiên, là tình yêu thiên nhiên sâu sắc.
IV Luyện tập:
Ngày soạn:
Ngày dạy:	
Tiết 81 Câu cầu khiến
I Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh nắm được khái niệm về câu cầu khiến, chức năng của câu cầu khiến. 
- Rèn kĩ năng nhận biết câu cầu khiến, viết đoạn văn thuyết minh có câu cầu khiến, phân biết kiểu câu cầu khiến với các kiểu câu khác( nhất là câu trần thuật)
- Giáo dục ý thức viết câu đúng mục đích diễn đạt.
II Chuẩn bị: 
1, Thầy : Bảng phụ ghi ví dụ 
2, Trò : Học bài cũ và chuẩn bị bài mới theo sự hướng dẫn của thầy
III Tiến trình lên lớp:
1, ổn định lớp
2, Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là câu nghi vấn? Chức năng của câu nghi vấn?
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
* Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến.
GV: Treo bảng phụ ( bật máy)
? Đọc ví dụ ?
? Đoạn trích có câu nào là câu cầu khiến? Vì sao?
- Thôi đừng lo lắng. cứ về đi.
- Vì có từ “ thôi đừng”, “đi”và có nội dung yêu cầu
? Đọc ví dụ b? Trong đoạn trích có câu nào là câu cầu khiến?Vì sao?
- - Câu : - Đi thôi.
- Vì có từ “ đi” – Thể hiện nội dung yêu cầu.
? Đọc ví dụ2 ?
? Câu “ Mở cửa” trong ví dụ b có khác gì với câu” Mở cửa “ trong ví dụ a không
- - Mở cửa : ở câu b có ý yêu cầu khẩn thiết mở cửa
 ở câu a có ý kể về sự việc.
GV: Những từ “ đưnghf, đi” là những từ cầu khiến
Những câu trên là câu cầu khiến- 
? Em thấy các câu trên kết thúc thường là dấu gì?
- Dấu chấm, dấu chấm than
? khi nào thì dùng dấu chấm?
? Xét về mặt hình thức thì em hiểu thé nào là câu cầu khiến?
? Xét về mặt nội dung , câu cầu khiến dùng để làm gì ? ( chức năng dùng để làm gì?)
? Mỗi trường hợp hãy lấy nmột ví dụ minh hoạ
- Hãy cút đi! (ra lệnh)
- Chớ lười biếng! ( khuyên bảo)
- Anh nên đến sơm! ( Đề nghị)
? Đọc phần ghi nhớ SGK?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn hs luyện tập
? Đọc bài tập?
? Bài tập cho ta những câu gì ? Yêu cầu ta làm gì?
? Vì sao những câu ấy là những câu cầu khiến?
? Đọc câu a? căn cứ vào đâu mà em khẳng định đây là những câu cầu khiến?
- Câu a có từ cầu khiến “ hãy”, có mục đích yêu cầu.
Tương tự câu b?
Câu b có từ cầu khiến “ Đi” , có mục đích mời mọc.
? Đọc câu c?
Câu này là câu cầu khiến ?vì sao?
- Câu c có từ cầu khiến “ đừng” , có mục đích sai khiến.
 ? Nhận xét chủ ngữ của những câu trên 
- Câu a thiếu chủ ngữ
Nếu ta thêm hay bớt chủ ngữ cảu các câu trên thì ý nghĩa của các câu thay đổi như thế nào?
Ví dụ : hút trước đi- ý này không bộc lộ thái độ
 Ông giáo hút trước đi- bộc lộ thái đọ, biểu hiện thái độ tôn trọng ông giáo
GV: bài tập 1:Cần lưu ý khi viết câu cầu khiến nên viết đủ thành phần chủ vị để dễ dàng bộc lộ thái độ cảm xúc 
? Đọc và nêu yêu cầu bài tập?
? Đọc đoạn a?
? Đọc trích có ở tác phẩm nào ?Của ai?Đây là lời nói của ai với ai?
? Câu nào là câu cầu khiến ? Vì sao?
- a - Câu : “ Thôi ,im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.”Câu cầu khiến vì có từ cầu khiến “ Đi” vừa yêu cầu vừa tỏ thái độ mỉa mai chế diễu của Dế mèn với Dế Choắt?
? Đọc phần b? Đoạn trích có ở tác phẩm nào ? Của ai? Có nội dung gì? Câu nào là câu cầu khiến ? Vì sao?
- Câu “ Các em đừng khóc” –Có từ cầu khiến “Đừng”
, có mục đích yêu cầu, khuyên bào , dỗ dành, trìu mến của ông đốc với cac em học sinh. 
* Giống nhau : Đều có từ cầu khiến “ Hãy”
* Khác nhau: Câu a vắng chủ ngữ, có ý cầu khiến nặng nề, ra lệnh.
Câu b có chủ ngữ , có ý cầu khiến nhẹ nhàng , khích lệ, động viên.
? Đọc và nêu yêu cầu bài tập ?
? Dế Choắt nói với Dế mèn( Anh đã nghĩ.. sang)nhằm mục đích gì? –
- Dế Choắt muốn đề đạt nguyện vọng nhờ Dế mèn đào cho một caid ngách để phòng than ( dùng câu càu khiến )
? Nhưng vì sao trong lời đề đạt nguyện vọng này Dế Choắt không dùng những từ cầu khiến rõ hơn như : Anh hãy đào giúp em một cái ngách sang bên nhà anh!
- Đào ngay giúp em một cái ngách!
Vì : Dế Choắt luôn tự coi mình là đàn em của Dế Mèn, cách đặt vấn đề nhờ vả khiệm nhường, kín đáo, mang tính chất thăm dò thái độ của Dế mèn.
-Nội dung cầu khiến được diễn đạt bằng hình thức câu nghi vấn. Cách diễn đạt này phù hợp với vị thế của Dế Choắt để Dế Mèn dễ tiếp nhận hơn.
? Đọc đoạn trích ? Đoạn trích ở đâu ? Của ai ? Có nội dung gì? Bài tập yêu cầu điều gì?
? Giải thích vì sao câu” Đi đi con” , “ Đi thôi con” không thể thay thế cho nhau?
- Vì “ Đi đi con” chỉ yêu cầu người con thực hiện hành động. Còn “ Đi thôi con” yê ...  khiến thường kết thúc bằng dấu chấm.
b, Chức năng: Câu cầu khiến dùng để ra lệnh yêu cầu, đề nghị , khuyên bảo,
Ghi nhớ: /31
II Luyện tập:
Bài tập 1
- Chỉ ra đặc điểm hình thức của những câu cầu khiến trong các trường hợp trên
- Nhận xét chủ ngữ trong các câu trên. thử thêm bớt , hoặc thay đổi chủ ngữ xem ý nghĩa của các câu có thay đổi như thế nào?
Bài tập 2/32
- Chỉ ra câu cầu khiến có trong từng phần trích
Bài tập 3/32
So sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu 
A, Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.
B, Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.
Bài tập 4/32
Bài tập 5/33
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 83: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
I Mục tiêu cần đạt:
- Biết cách viết bài thuyết minh giới thiệu một danh lam thắng cảnh trên cơ sở chuẩn bị kĩ càng, hiểu biết sâu sắc và toàn diện về danh lam thắng cảnh đó, nắm vững bố cục bài thuyết minh đề tài này.
- Rèn kĩ năng nhận biết và xây dựng bố cục văn bản thuyết minh.
- Giáo dục ý thức trau dồi vốn kiến thức tìm hiểu về những danh lam thắng cảnh của đất nước , để thêm tự hào và yêu mến quê hương đất nước tươi đẹp.
II Chuẩn bị:
1, Thầy : Nghiên cứu soạn bài, tìm tài liệu 
2, trò: Chuẩn bị nbài cũ theo sự hướng dẫn của thầy.
III Tiến trình lên lớp
1, ổn định tổ chức.
2, Kiểm tra bài cũ.
? Hãy nêu bố cục thuyết minh về bài thuyết minh một phương pháp? ( cách làm)
3, bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
* Hoạt động 1: Hình thành kiến thức
? Đọc văn bản SHK /33?
? Bài thuyết minh trên giới thiệu mấy đối tượng?
- Đối tượng : +Hồ Hoàn Kiếm
 +Đền Ngọc Sơn
? hai đối tượng này có quan hệ với nhau như thế nào?
- Đây là hai cảnh gần gũi, gắn bó với nhau, đền Ngọc Sơn có ở khu vực hồ Hoàn Kiếm.
? Qua bài viết viết em hiểu được gì về hai đối tượng trên ?
- Hiểu thêm về nguồn gốc, sự hình thành của hồ Hoàn Kiếm
- Về nguồn gốc và sơ lược quá trình xây dựng đền Ngọc Sơn cùng vị trí , cấu trúc của đền.
? Muốn có kiến thức trên để viết bài thì người viết bài phải làm gì?
- Người viết đã từng được tận mắt quan sát về hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn
- Hoặc đọc sách báo, tài liệu lịch sử, địa lívề hai đối tượng này.- Có những điều cần thiết thì ghi chép , hỏi han.
? Đây là ghi nhớ chấm 1? Đọc phần ghi nhớ này?
GV: Đây cũng là yêu cầu chung khi làm bài thuyết minh..
? Ta tìm hiểu thêm văn bản trên 
? Văn bản có mấy đoạn ?Nêu nội dung của từng đoạn?
- Văn bản có 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Giới thiệu hồ Hoàn Kiếm
+Đoạn 2: Giới thiệu đền Ngọc Sơn
+Đoạn 3: Giới thiệu bờ hồ
? Bài viết giới thiệu theo trình tự nào?
- bài viết giới thiệu theo trình tự không gian từng cảnh hồ đến bờ hồ
? So với bố cục chung của bài văn thuyết minh thì bài viết này đã đủ bố cục 3 phần mở bài, thân bài, kết baì chưa ? Vì sao?
Bài viết chưa đủ mở bài .Vì chưa có phần giới thiệu khái quát về đối tượng thuyết minh 
Chưa có kết bài : Chưa có ý nghiac lịch sử xã hội của thắng cảnh , bài học về gìn giữ tôn tạo thắng cảnh.
- bài văn mới có phần thân bài
? Phần thân bài này đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào?
- Sử dụng phương pháp thuyết minh nêu định nghĩa
Ví dụ : Hồ Hoàn Kiếm là một đoạn của dòng cũ sông Hồng
Sử dụng phương pháp phân tích phân loại
Ví dụ: Phân ra từng cảnh: Hồ Hoàn Kiếm
 Đền Ngọc Sơn
? Bài văn đã sử dụng phương thức diễn đạt nào?
- Sử dụng phương thức miêu tả , kèm theo lời bình giải thích, kể
? Giới thiệu đền Ngọc Sơn thì miêu tả tjheo trình tự nào?
- Theo trình từ từ ngoài vào trong
? hãy chỉ ra lời bình giải thích?
Ví dụ :. Thờ thánh Văn Xương( Chủ về văn chương, khao cử)và đức thánh Trần( anh hùng TrầnQuốc Tuấn) do vậy được đổi tên là đền Ngọc Sơn. 
? Em có nhận xét gì về những kiến thức về hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn? 
-Đây là những kiến thức đáng tin cậy.
? Từ việc tìm hiểu bố cục văn bản em thấy bố cục văn bản thuyết minh một danh lam thắng cảnh phải tuân theo bố cục như thế nào?
- Phải tuân theo bố cục của bài văn thuyết minh nói chung: gồm 3 phần
? bài cần phương thức diễn đạt và phương pháp thuyết minh như thế nào?
- Phải sử dụng linh hoạt giữa giới thiệu với miêu tả, bình luận sao cho thích hợp .
- Phải có phương pháp thuyết minh phù hợp 
? bài văn phải có kiến thức về đối tượng như thế nào?- Kiến thức về đối tượng phải chính xác, đáng tin cậy.
- Lời văn cần chính xác, gắn gọn, biểu cảm.
? Đọc phần ghi nhớ?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn hs luyện tập.
4, Củng cố: 
GV: Hệ thống lại bố cục bài văn thuyết minh
Bài văn thuyết minh danh lam thắng căng gồm 3 phần:
A, Mở bài: Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh cần thuyết minh.
B, Thân bài: ( Giới thiệu cụ thểvề danh lam thắng cảnh đó)
+ giới thiệu về nguông gốc hình thành, vị trí, diện tích, tên gọi..
+ Giới thiệu về đặc đỉêm , qúa trình phát triển, truyền thống, phong cảnh đặc sắc.
+ Giới thiệu về giá trịkhinh tế, văn hoá
C, Kết bài: - Khẳng định về vai trò của danh lam thắng cảnh.
- Cảm nghĩ của người viết ( nhận định về giá trị cảu danh lam thắng cảnh)
? nếu viết bài này theo bố cục ba phần như trên, em sẽ chọn những chi tiết tiêu biểu nào để làm nổi bật giá trị lịch sử và văn hoá của di tích lịch sử, thắng cảnh này? 
Học sinh có thể chonh như các chi tiết trên- bài viết
? Nhận xét của một nhà văn nước ngoài: “ Hồ Gươm là chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội” Ta có thể đưa vào phần nào của bài?
- Có thể sử dụng trong phần mở bài để giới thiệu khái quát bài viết viết này
- Có thể sử dụng ở phần kết bài để khẳng định về giá trị cảu thắng cảnh này.
5, hướng dãn về nhà
- Học nắm được cách thuyết minh về một danh làm thắng cảnh
- làm các bài tạp còn lại.
- Chuẩn bị ôn tập văn thuyết minh.
Nội dung
I Giới thiệu về danh lam thắng cảnh 
1, Ví dụ: Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc sơn
II Luyện tập:
1.Bài tập 1/35
? Lập lại bố cục đầy đủ và hợp lí của bài thuyết minh vè đền Ngọc Sơn và hồ Hoàn Kiếm.
? Mở bài cần nêu được những ý gì?
A, mở bài: Giới thiệu về quần thể danh lam thắng cảnh, di tích hồ Hoànkiếm, đền Ngọc Sơn
? Theo em thân bài ta sắp xếp lại như thế nào?
B, Thân bài: Giới thiệu về nguồn gốc hình thành hồ Hoàn Kiếm. vị trím diện tích, độ sâu về các mùa, tên hồ, tháp rùa, loài rùa sống ở hồ
+ Giới thiệu tháp bút, nghiên mực, cầu Thê húc, đền Ngọc Sơnvới quá trình xây dựng.
+ Giới thiệu bao quát quanh bờ hồ và cả khu quần thể
? Kết bài nêu được những gì?
- Khẳng định quầng thể danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền ngọc Sơn có ý nghĩa lịch sử, văn hoá sâu sắc
- là chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng thủ đô Hà nội.
- ý thức gìn giữ tôn tạo nơi đây luôn tươi đẹp và giữ nét đẹp văn hoá dân tộc.
2.Bài tập 2/35
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 84: Ôn tập về văn bản thuyết minh
I Mục tiêu cần đạt:
- Củng cố hệ thống những kiến thức đã học về kiểu bài thuyết minh với các khái niệm , phương pháp, bố cục, lời văn, các khâu chuẩn bị và làm bài thuyết minh.
- Củng cố, rèn luyện, tìm hiểu các kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, bố cục, viết đoạn văn. bài văn thuyết minh.
- Giáo dục ý thức trau dồi vốn sống để làm bài thuyết minh.
II Chuẩn bị :
1, thầy : Hướng dẫn ôn tập
2, trò : Ôn tập theo sự hướng dẫn của thầy
III Tiến trình lên lớp
1, ổn định tổ chức
2, Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong bài
3, bài mới:
Giới thiệu bài 
Hoạt động của thầy và trò
* Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết
? Thế nào là văn bản thuyết minh?
? Văn bản thuyết minh viết ra nhằm mục đích gì trong cuộc sống của con người?
? Tri thức trong văn bản thuyết minhphải đảm bảo yêu cầu gì?
? Lời văn thuyết minh phải đảm bảo yêu cầu gì?
? Có những kiểu văn bản thuyết minh nào?
Mỗi trường hợp cho một ví dụ?
? Nêu các phương pháp thuyết minh thường gặp ?
* Khi viết văn bản thuyết minh cần kết hợp cá yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm phù hợp.
? Các bước xây dựng văn bản thuyết minh là gì?
? Nếu dàn ý của bài văn thuyết minh và yêu càu của từng phần ?
GV: Các ý trong phần thân bài tuỳ theo đối tượng thúyêt minh mỗi dạng có các ý khác nhau.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn hs luyện tập
? khi làm bài văn thuyết minh cần sử dụng các phương thức biểu đạt nào?
? Nêu yêu cầu bài tập 
? mở bài ở dạng bài này cần nêu được những gì?
? Thân bài cần nêu những nội dung gì?
? kết bài nêu được yêu cầu gì?
? Đọc đề văn c? nêu đối tượng cần thuyết minh?
- một văn bản, một thể loại văn học 
? Phần mở bài em sẽ dự định làm như thế nào?
? thân bài nêu được những ý gì?
?Phần kết bài làm ra sao?
? Nêu dàn ý cụ thể của một bài văn thuyết minh về phương pháp( cách làm)
? Nêu dàn ý cụ thể của bài văn thuyết minh một danh lam thắng cảnh
? Bài tập yêu cầu ta làm gì? 
? Để viết được phần mở bài và kết bài cho đề văn trên ta làm như thế nao?
- Trong phần mở bài ta sẽ nê những gì?
? Trong phần kết bài em sẽ làm gì?
GV: Danhd thời gian cho học sinh viết bài sau đó gọi 4-5 em đọc bài của mình 
GV: gọi học sinh nhận xét và sửa
Ví dụ : Bánh chưng xanh là loại bánh mang nét đẹp văn hoá truyền thống, thể hiện nét đẹp đạo đức của dân tộc Việt Nam. Chúng ta vô cùng tự hào và phải có tránh nhiệm gìn giữ, phát huy nét đẹp truyền thống văn hoá đó.
4, Củng cố: 
- GV cho h/s nhắc lại nội dung bài.
5, hướng dẫn về nhà: 
- Nắm chắc dàn ý và các bước tạo văn bản thuyết minh, vận dụng các phương pháp thuyết minh cho phù hợp .
- Chuẩn bị làm bài số 5
Nội dung
I Ôn tập lí thuyết:
1, Định nghĩa
2, Yêu cầu cơ bản về nội dung tri thức.
3, yêu cầu về lời văn
.
4, Các kiêủ văn bản thuyết minh
5, các phương pháp thuyết minh
- Nêu định nghĩa, giải thích
- liệt kê ( hệ thống hoá)
- Nêu ví dụ
- Dùng số liệu
- So sánh điếu chiếu
- phân loại , phân tích
6, Các bước xây dựng văn bản
7, Dàn ý của bài văn thuýêt minh
* Mở bài: Giới thiệu đối tượng TM
* Thân bài: lần lượt giới thiệu từng mặt , từng phần từng khía cạnh của đặc điểm, cách sử dụng , giá trị, tác dụng.
- nếu là giới thiệu một phượng pháp thì cần theo 3 bước : Chuẩn bị 
 + Quá trình tién hành
 +kết quả thành phẩm
 + kết bài: Khẳng định vai trò , vị trí ý nghĩa của đối tượng – Cảm nghĩ về đối tượng.
8, Vai trò các yếu tố
- 
II Luyện tập:
Bài tập 1/35
Lập dàn ý cho đề văn sau
a, Giới thiệu một đồ dùng học tập hoặc một đồ dùng sinh hoạt
- Mở bài: Giới thiệu khái quát tên đồ dùng và công dụng của nó
- thân bài: 
+ giới thiệu về hình dáng, kích thước, chất liệu, màu sắc, cấu tạo, cách sử dụng, khilựa chọn để mua
+ giá trị sử dụng, ý nghĩa sử dụng, tác dụng
- kết bài?
 + khẳng định vị trí, tác dụng
 + cảm nghĩa
B, 
- Mở bài: Giới thiệu klhái quát về thể loại văn học, hoặc văn bản
- Thân bài: giới thiệu về nguồn gốc
 Đặc điểm, số câu, số chữ cách gieo vần..)
 + Giá trị về hình thức:, nội dungcủa văn bản.
kết bài:
 Khẳng định giá trị của văn bản( thẻ loại) tác giả, lồng cảm nghĩ
* bài tập 2
 Viết đoạn văn thuyết minh cho phần mở bài và kết bài của đề văn sau:
“Giới thiệu về bánh chưng ngày tết”

Tài liệu đính kèm:

  • docgaio an van 8 tuan 21.doc