Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 20 - Trường TH Canh Liên

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 20 - Trường TH Canh Liên

 Tuần 20 – Tiết 77 Văn bản QUÊ HƯƠNG

 Tế Hanh

I- Mục tiêu cần đạt :

 Giúp HS :

 -Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng , giàu sức sống của một làng quê miền biển được miêu tả trong bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả .

 -Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ .

 - Giáo dục HS lòng yêu quê hương , đất nước

II- Chuẩn bị :

 1- GV : N/cứu sgk , sgv , Tài liệu tham khảo – soạn giảng

 2- HS : Đọc văn bản , chú thích và trả lời câu hỏi sgk

 III- Tiến trình tiết dạy :

 1- Ổn định : (1) Kiểm tra sĩ số , tác phong HS

 2- KTBC : (5) Đọc thuộc một đoạn thơ trong bài thơ “Nhớ rừng “ của Thế Lữ .

 Phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật , nội dung chủ yếu của đoạn thơ .

 3- Bài mới :

 a- Giới thiệu bài : (1) Quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn , quê hương mỗi người chỉ một vì thế ai cũng có một tình yêu quê hương da diết . Bài thơ “ Quê hương “ để lại cho dòng thơ quê hương đất nước một bức tranh đẹp vừa in đậm phong vị riêng của một làng quê miền biển Trung Bộ , vừa mang theo bóng dáng của mọi làng chài Việt Nam ,

 

doc 13 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 570Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 20 - Trường TH Canh Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 NSoạn : 20-1-2006 
 Tuần 20 – Tiết 77 Văn bản QUÊ HƯƠNG 
 Tế Hanh 
I- Mục tiêu cần đạt :
 Giúp HS :
 -Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng , giàu sức sống của một làng quê miền biển được miêu tả trong bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả . 
 -Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ .
 - Giáo dục HS lòng yêu quê hương , đất nước 
II- Chuẩn bị : 
 1- GV : N/cứu sgk , sgv , Tài liệu tham khảo – soạn giảng 
 2- HS : Đọc văn bản , chú thích và trả lời câu hỏi sgk 
 III- Tiến trình tiết dạy : 
 1- Ổn định : (1’) Kiểm tra sĩ số , tác phong HS 
 2- KTBC : (5’) Đọc thuộc một đoạn thơ trong bài thơ “Nhớ rừng “ của Thế Lữ . 
 Phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật , nội dung chủ yếu của đoạn thơ .
 3- Bài mới : 
 a- Giới thiệu bài : (1’) Quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn , quê hương mỗi người chỉ một vì thế ai cũng có một tình yêu quê hương da diết . Bài thơ “ Quê hương “ để lại cho dòng thơ quê hương đất nước một bức tranh đẹp vừa in đậm phong vị riêng của một làng quê miền biển Trung Bộ , vừa mang theo bóng dáng của mọi làng chài Việt Nam ,
b- Giảng bài mới : 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THÚC
4’
5’
20’
5’
* H động 1: 
- Gọi một HS đọc chú thích * 
- Nêu những nét chính về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của Tế Hanh .
 Cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Quê hương “ 
+ Nhấn mạnh , bổ sung thêm “Quê hương “ được viết lúc nhà thơ 18 tuổi , đang là học trò sống xa quê (QN- Huế) Bài thơ được viết trong cảm xúc nhớ nhà , nhớ quê hương với một tấm lòng trong trẻo , thuần hậu . 
*Hđộng 2 : 
- H/dẫn HS đọc bài thơ . Giọng nhẹ nhàng trong trẻo , chú ý nhịp phổ biến trong bài 3-2-3/3-5 
- Đọc mẫu 
-Gọi HS đọc lại 
- Cho HS giải thích 1 số từ ngữ khó (ngoài sgk ) “phăng mái chèo “ , “nghề chài lưới “ 
- Hãy chỉ ra bố cục bài thơ .
( 2 đoạn b.c là đặc sắc nhất của bài thơ ) 
*Hđộng 3: 
- Nhà thơ đã giới thiệu chung về làng biển quê hương của mình như thế nào? 
+Lời giới thiệu chung rất là bình dị, tự nhiên , nêu rõ nghề nghiệp truyền thống của làng : Làng đánh cá , vị trí của làng sống chung với nước , nước bao vây , đi thuyền nửa ngày xuôi sông thì ra biển .
- Nhà thơ tả cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá như thế nào ? 
 Trong cảnh ấy có những h/ảnh nào làm em chú ý hơn cả ? Vì sao ? 
+Tổûng hợp : Bốn câu thơ vừa là phong cảnh thiên nhiên tươi sáng vừa là bức tranh linh động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống . 
- H/dẫn HS cảm nhận vẻ đẹp mang ý nghĩa biểu tượng của h/ảnh cánh buồm 
+Giảng : H/ảnh cánh buồm được miêu tả rất đẹp , 1 vẻ đẹp lãng mạn với sự so sánh độc đáo , bất ngờ “ cánh buồm ..hồn làng “ -> cánh buồm trắng căng gió biển khơi quen thuộc bỗng trở nên lớn lao , thiêng liêng và rất thơ mộmg tác giả nhận ra đó chính là biểu tượng của linh hồn làng chài .
-Không khí bến cá khi thuyền đánh cá từ biển trở về được tái hiện như thế nào ? Vì sao câu thơ thứ 3 của đoạn thơ lại được đặt trong dấu ngoặc kép? 
+ Cảnh dân làng đón thuyền cá trở về một bức tranh lao động náo nhiệt , ăm ắp niềm vui và sự sống , đông vui , từ những chiếc ghe đầy cá , từ những con cá tuơi ngon ,” thân bạc trắng “ 
+Câu thơ thứ 3 để trích nguyên văn lời cảm tạ trời yên biển lặng cho dân chài trơ về an toàn , cho thuyền ra khơi thắng lợi 
-H/ảnh dân chài và con thuyền ở đây được miêu tả như thế nào ? 
+ H/ảnh dân chài làn da” ngăm rám nắng” là tả thực , làm nổi bật một nét riêng của màu da dân biển . Câu tiếp theo “Cả thân hình ..xa xăm “ là sáng tạo nước da ngăm nhuộm nắng , gió và những chuyến đi xa , thân hình vạm vỡ , thấm đậm vị mặn mòi , nồng toả vị xa xăm của biển cả .
+H/ảnh con thuyền “nằm im trên bến “ sau chuyến đi dài được hình dung như con người đang mệt mỏi nhưng say xưa hài lòng sau những tháng ngày lao động miệt mài , gian khổ trên biển xa . con thuyền không chỉ mệt mỏi , say sưa trong khi nghỉ ngơi mà như còn nghe được chất muối mặn của biển thấm dần trong thớ vỏ , trong thân gỗ của mình . Con thuyền đã được người nhân hoá bằng nhân vật có linh hồn .
- Gọi HS đọc 4 câu thơ cuối 
- Tình cảm của nhà thơ với quê hương được thể hiện trong hoàn cảnh nào ? Nỗi nhớ ấy có điều gì đặc biệt ? 
- Qua cách tả và bộc lộ nỗi nhớ quê hương , ta hiểu tác giả có t/cảm như thế nào đối với làng chài quê hương của t/g? 
Hđộng 4 : 
- Nêu cảm nhận sâu sắc của em sau khi học bài thơ 
 (gợi ý: nghệ thuật , Bức tranh quê hương 
tình cảm của tác giả đối với quê hương ) 
- Tôûng kết chung
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ sgk 
- Đọc chú thích * 
- Dựa vào sgk trình bày năm sinh , mất – vị trí của Tế Hanh trong thơ mới – chủ đề chính trong thơ Tế Hanh – Tác phẩm chính 
- Lắng nghe
- Ghi những nét chính 
- Lắng nghe 
- Lắng nghe 
-1-2HS đọc bài thơ ( đọc nối tiếp ) 
-Giải thích từ khó 
- Bố cục 
+2 câu đầu : G/thiệu chung về làng quê 
+ 6 câu tiếp Cảnh thuyền ra khơi đánh cá trong buổi sớm mai hồng 
+ 8 câu tiếp : Thuyền cá trở về biển 
+4 câu cuối : Nôn nao nỗi nhớ làng , nhớ biển quê hương . 
- Đọc 8 câu thơ đầu 
+Giới thiệu chung về làng quê bình dị , tự nhiên 
+Đó là những câu thơ đẹp , mở ra cảnh tượng bầu trời cao rộng , trong trẻo , nhuộm nắng hồng bình minh , nổi bật h/ảnh đoàn thuyền băng mình ra khơi “ khi trời trong ..trường giang “ 
+H/ảnh so sánh (con tuấn mã ) và một loạt từ ngữ băng , phăng, vượt diễn tả thật ấn tượng khí thế băng tới dũng mãnh của con thuyền ra khơi .
- Phân tích hình ảnh cánh buồm miêu tả rất đẹp , một vẻ đẹp lãng mạn . 
-HS đọc 8 câu thơ tiếptheo 
+Cảnh dân làng đón thuyền cá về là một bức tranh lao động náo nhiệt , ăm ắp niềm vui .
+HS nêu những chi tiết h/ảnh hình ảnh dân chài và h/ảnh con thuyền 
-HS lắng nghe 
-HS đọc 4 câu thơ cuối 
+H/ảnh xa quê..
+Nhớ tất cả những gì đặc trưng nhất của quê hương ..kết đọng trong mùi vị đặc trưng của làng chài 
+Thương yêu , gắn bó sâu nặng với quê hương 
- HS tổng kết lại nghệ thuật và nội dung bài thơ .
( theo gợi ý của GV ) 
-Đọc ghi nhớ sgk 
I- Giới thiệu tác giả , tác phẩm : 
1- Tác giả : Tế Hanh ,sinh (1921) , quê ở một vùng ven biển tỉnh Quảng Ngãi 
-Là nhà thơ có mặt trong phong trào thơ mới và tiếp tục sáng tác bền bĩ sau CM 
2-Tác phẩm :
- Quê hương lànguồn cảm hứng lớn trong suốt đời thơ T Hanh , mà bài “Quê hương” là sự mở đầu 
Bài thơ rút từ tập Nghẹn ngào.(1939) ,sau in lại trong tập Hoa niên (1945) 
II-Tìm hiểu văn bản 
1-Đọc , tìm bố cục 
2- Phân tích :
a-Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá : 
- Cảnh ra khơi đánh cá :
+Trời trong, gió nhẹ , sớm mai hồng -> không gian bát ngát , rực rỡ của buổi bình minh . 
+ Chiếc thuyền hăng như con tuấn mã 
phăng mái chèo , vượt trường giang 
-> vẻ dũng mãnh của con thuyền 
+Cánh buồm ..mảnh hồn làng 
 Rướn thân ..gópgió 
-> so sánh , nhân hoá .Cánh buồm là biểu tượng của làng chài quê hương .
b- Cảnh thuyền cá về bến : 
-ồn ào trên bến đỗ 
tấp nập đón ghe vềà
“nhờ ơn trời .” 
-> rộn ràng, thoảmãn 
trong niềm vui được mùa 
-dân chài ..làn da ngăm 
-cả thân hình nồng thở vị xa xăm 
->vẻ đẹp khoẻ khắn , đầy sức sống .
-Chiếc thuyền im ..
Nghe chất muối 
+Nhân hoá -> con thuyền cũng là một thành viên của làng chài quê hương .
c- Nỗi nhớ làng quê biển :
-Nay xa cách ..
Nhớ ..
-> Thương yêu , gắn bó sâu nặng với quê hương . 
3-Tổng kết :
(ghi nhớ sgk ) 
4-Củng cố và hướng dẫn về nhà : (5’) 
a- Củng cố :
- Đọc diễn cảm bài thơ . 
 - Vì sao nói Tế Hanh là nhà thơ quê hương , sông nước . Em còn biết nhà thơ còn có bài thơ nào nói về quê hương nữa . 
 - Trắc nghiệm (bảng phụ ) 
 Nhận định nào dưới đây nói đúng nhất tình cảm của Tế Hanh đối với cảnh vật , cuộc sống và con người của quê hương ông ? 
 A- Nhớ về quê hương với những kiư niệm buồn bã và đau xót , thương cảm .
 B- Yêu thương, trân trọng , tự hào và gắn bó sâu sắc với cảnh vật , cuộc sống và con người của quê hương 
 C-Gắn bó và bảo vệ cảnh vật , cuộc sống và con người của quê hương ông .
 D- Cả a,b,c,đều sai . 
b- Hướng dẫn về nhà : 
 - Học thuộc bài thơ .
- Học nội dung bài phân tích và nội dung phần ghi nhớ 
- Hiểu được tình cảm quê hương của Tế Hanh thể hiện trong bài thơ .
 - Sưư tầm , chép lại một số câu thơ , đoạn thơ về tình cảm quê hương của các tác giả mà em yêu 
 thích . 
 -Chuẩn bị bài :” Khi con tu hú “ (Tố Hữu ) 
 +Đọc kĩ văn bản , chú thích , đặc biệt là chú thích * 
 +Trả lời câu hỏi sgk 
 IV- Rút kinh nghiêm và bổ sung :
.
.
.
.
NSoạn : 22-1-2006 
Tuần 20 – Tiết 78 Văn bản KHI CON TU HÚ 
 Tố Hữu 
I-Mục tiêu cần đạt : 
 Giúp HS cảm nhận được lòng yêu sự sống , niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ CM trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục được thể hiện bằng nhữnghình ảnh gợi cảm và thể thơ lục bát giản dị mà tha thiết 
 II-Chuẩn bị : 
1- GV : N/cứu sgk và sgv , soạn giáo án , bảng phụ 
2- HS : Tìm hiểu bài và trả lời câu hỏi sgk 
III- Tiến trình tiết dạy :
1- Ổn định : (1’) Kiểm tra sĩ số và nề nếp HS 
2- KTBC : (5’) 
- Đọc thuộc lòng bài thơ “ Quê hương của Tế Hanh .
- Hình ảnh nào trong bài thơ gây cho em ấn tượng và xuc động nhất ? vì sao ? 
( gợi ý :
 A- Cánh buồm trắng gương to như mảnh hồn làng 
 B- Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã 
 C- Cả thân hình nồng thở vị xa xăm 
 D- Con thuyền nằm im nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ ) 
3- Bài mới : 
a- Giới thiệu bài : (1’) Tháng 7 /1938 , Tố Hữu viết bài Từ ấy ,đánh dấu mốc thời gian có ý nghĩa lớn lao trong cuộc đời nhà thơ khi đến v ... ÂU NGHI VẤN (Tiếp theo ) 
I-Mục tiêu cần đạt : 
 Giúp HS :
- Hiểu rõ câu nghi vấn không chỉ dùng để hỏi mà còn dùng để cầu khiến , khẳng định , phủ định , đe doạ , bộc lộ tình cảm , cảm xúc ..
- Biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với tình huống giao tiếp .
II- Chuẩn bị :
1- GV : tham khảo sgk , sgv - soạn giáo án 
2- HS : Tìm hiểu bài theo hướng dẫn của GV 
III- Tiến trình tiết dạy : 
1-Ổn định : (1’) Kiểm tra sĩ số , nề nếp HS 
2-KTBC : (5’) 
- Cho biết đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn ?
- Đặt câu nghi vấn và cho biết đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn ? 
3- Bài mới :
a- Giới thiệu bài : (1’) Ở bài học trước , câu nghi vấn có chức năng chính là dùng để hỏi , nhưng câu nghi vấn không chỉ dùng để hỏi mà nó còn có những chức năng khác nữa , điều đó thể hện ở bài học : Câu nghi vấn (tt) . 
b- Giảng bài mới :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
20’
15’
Hđộng 1 : H/d HS tìm hiểunhững chức năng khác của câu nghi vấn 
- Cho HS đọc các đoạn trích (sgk) 
- Xét những đoạn trích và trả lời câu hỏi 
-Trong những đoạn trích trên câu nào là câu nghi vấn ? 
- Câu nghi vấn trong những đoạn trích trên có dùng để hỏi không ? Nếu không dùng để hỏi thì dùng để làm gì ? 
- Nhận xét về dấu kết thúc câu nghi vấn trên ,(có phải bao giờ cũng là dấu chấm hỏi không? ) 
- Những câu nghi vấn đưới đây có chức năng gì ? 
a- Anh có thể ngồi lùi vào một tí được không ? 
b- Nó không lấy thì ai lấy ? 
c-Ai lại làm thế ? 
d-Mày muốn ăn đoàn hả ? 
e-Sao anh không về chơi thôn Vĩ ? 
- Qua tìm hiểu ví dụ , em cho biết câu nghi vấn ngoài chức năng dùng để hỏi thì câu nghi vấn còn có chức năng khác nào ? 
+GV tổng kết chung 
- Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ sgk 
Hđộng 2: H/dẫn làm bài tập 
1-Đọc đoạn trích , cho biết trong những đoạn trích , câu nào là câu nghi vấn ? Những câu nghi vấn đó được dùng để làm gì ? 
2-Xét những đoạn trích , câu nào là câu nghi vấn ? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn ? 
Những câu nghi vấn đó dùng để làm gì? 
-Trong những câu nghi vấn đó , câu nào có thể thay thế được bằng một câu không phải là câu nghi ván mà có ý nghĩa tương đương ? Hãy viết những câu có ý nghĩa tương đương đó . 
3-Đặt 2 câu nghi vấn không dùng để hỏi mà để : Bộc lộ tình cảm , cảm xúc trước số phận của một nhân vật văn học . 
-Đọc các đoạn trích và trả lời câu hỏi 
+a”Những người bây giờ? 
+b”Mày định nói ..đấy à ? “
+c “ Có biết không ? “; “Lính đâu ? “; Sao bay dám như vậy ?” ; “Không còn phép tắc gì à ? “ 
+d cả đoạn trích là một câu nghi vấn .
+e “con gái tôi vẽ đây ư ? “ 
“Chả lẽ lại đúng là nó , cái con.Mèo hay lục lọi ấy ! “ 
-HS chọn 1 trong những chức năng sau để xác định chức năng cho từng câu :
Cầu khiến ;, khẳng định ; phủ định ; đe doạ ; bộc lộ tình cảm ; cảm xúc .
+cầu khiến 
+khẳng định 
+phu ûđịnh 
+đe doạ 
+bộc lộ tình cảm , cảm xúc 
+HS suy nghĩ trả lời 
- Đọc ghi nhớ sgk 
- Đọc bài tập , nêu yêu cầu 
- Cá nhân thực hiện 
- Nhận xét , bổ sung 
+Nêu đặc điểm hình thức cho biết đó là câu nghi vấn 
+Câu nghi vấn dùng để làm gì ? 
-HS Đọc những đoạn trích và dựa vào đặc điểm hình thức để nhận biết câu nghi vấn 
-HS đặt câu nghi vấn không dùng để hỏi 
VD: (Lão Hạc ơi ! ) Sao đời lão khốn cùng đến thế ? 
II-Những chức khác của câu nghi vấn :
-Không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến , khẳng định , phủ định , đe doạ , bộc lộ tình cảm , cảm xúc ..không y/cầu người đối thoại trả lời .
- Câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng 
II-Luyện tập : 
1-Xác định câu ng/vấn:
a-“Con người đáng kính ấy .B Tư để có ăn ư ?” 
b- Trong cả khổ thơ chỉ riêng “than ôi” không phải là câu nghi vấn ) 
c”Sao ta không ngầm nhẹ nhàng rơi ? “ 
d-“Ôi nếu thế thì còn đâu là quả bóng bay ? “ 
+Những câu nghi vấn được dùng để :
a- Bộc lộ t/cảm c/xúc
b-phủ định : Bộc lộ t/c, c/xúc 
c-cầu khiến ; bộc lộ t/cảm , cảm xúc 
d-phủ định ; bộc lộ t/cảm ,cảm xúc .
2-Xác định câu nghi vấn và đặc điểm hình thức của nó :
a-“Sao cụ lo xa quá thế ?” ; “Tội gì bây giờ nhịn đói mà tièn để lại ? “ ; “ăn mãi ..chết lấy gì mà lo liệu ? “ (phủ định ) 
b-“Cả đàn bò chăn dắt làm sao ? “ (bộc lộ boăn khoăn , ngần ngại ) 
c-“Ai dám bảo không có tình mẫu tử ? “ (khẳng định ) 
d- “Thằng bé việc gì ? “ ; “Sao lại đến đây mà khóc ? “ (hỏi) 
- Những câu có ý nghĩa tương đương với a,b, 
a-“Cụ không phải lo xa quá như thế “ ; “Không nên nhị đói mà để tiền lại .” 
b-“Không biết chắc là thằng bé có chăn dắt được đàn bò hay không 
3- Đặt câu nghi vấn không dùng để hỏi :
4- Củng cố và hướng dẫn về nhà : (4’ ) 
a- Củng cố : 
- Đọc lại ghi nhớ (sgk) 
- Viết doạn văn ngắn có dùng câu nghi vấn không dùng để hỏi .
b- Hướng dẫn về nhà : 
 - Học nội dung bài , làm các bài tập còn lại (sgk) 
- Chuẩn bị bài : Thuyết minh về một phương pháp 
+ Đọc kĩ bài tập và trả lời câu hỏi sgk 
+ Tìm hiểu nội dung bài tập 
IV- Rút kinh nghiệm và bổ sung : 
NSoạn : 4 – 2 – 2006 
Tuần 20 Tiết 80 THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP 
I-Mục tiêu cần đạt : (Cách làm )
 Giúp HS biết cách thuyết minh về một phương pháp , cách làm .
Vận dụng kiến thức vào thực hành bài tập .
II-Chuẩn bị : 
1-GV : N/cứu sgk , sgv Tài liệu tham khảo – Soạn giảng 
2- HS : Tìm hiểu bài , trả lời câu hỏi sgk 
III- Tiến trình tiết dạy : 
1-Ổn định : (1’) Kiểm tra sĩ số , tác phong HS 
2- KTBC : (5’) (kết hợp kiểm tra vở soạn ) 
Trắc nghiệm : (bảng phụ ) 
a- Ý nào nói đúng nhất khái niệm về đoạn văn trong văn bản ? 
A- Là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản 
B- Bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng , kết thúc bằng dáu chấm xuống dòng .
C- Thường biểu đạt một ý hoàn chỉnh 
D- Gồm cả A,B,C 
b- Hãy sắp xếp các câu văn dưới đây theo thứ tự hợp lí để hình thành một đoạn văn g/thiệu động chính Phong Nha theo trìnhtự tham quan từ ngoài vào trong .
1- Đôïng chính Phong Nha gồm 14 buồng , nối với nhau bỡi một hành lang dài hơn 1500m cùng nhiều hành lang phj dài vài trăm mét .
2-Từ buồng thứ 4 trở đi vòm hang đã cao tới 25- 40 m 
3- Ở các buồng ngoài , trần hơi thấp , chỉ cách mặt nước độ 10 mét 
4- Đến buồng thứ 14 ,có thể theo các hành lang hẹp để đến các hang to ở sâu phía trong , nơi mới chỉ có một vài đoàn thám hiểm vói đầy đủ các thiết bị cá thuyết bị (máy móc , đèn , quần áo , thuốc men ..) cần thiết đặt chân đến . (Đáp án : 1-3-2-4 ) 
3-Bài mới : 
a- Giới thiệu bài : (1’) Ở tiết trước , các em đã luyện tập cách thuyết minh môït thez thơ , thể loại văn học , một đồ dùng , công cụ. Bài này học cách thuyết minh một phương pháp , một cách làm . 
b- Giảng bài mới : 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
20’
15’
HĐ 1: Đọc bài mẫu và nhận xét cách làm bài 
*Bước 1: 
- Cho HS đọc bài (a) 
- Bài có những mục nào ? 
- Cho HS đọc bài (b) 
-Bài này có những mục nào ? 
- Hai bài có những mục nào chung ? vì sao như thế ? 
+ Có 3 mục đều giống nhau . Vì muốn làm một cái gì thì phải có nguyên vật liệu , có cách làm và có y/cầu thành phẩm ( tức là sản phẩm làm ra , tức là chất lượng ) 
*Bước 2 : TM cách làm ( phần quan trọng ) 
- Cách làm được trình bày theo thứ tự nào ? 
+K/định : Cái nào làm trước , cái nào làm sau theo một thứ tự nhất định thì mới có kết quả mong muốn 
- Cho một HS đọc phần ghi nhớ 
- Chú ý : Trong 2 vấn đề trên lời văn gọn , xúc tích , vừa đủ 
HĐ2 : H/dẫn luyện tập 
*Bước 1 : Nêu đề bài , TM một trò chơi thông dụng của trẻ em .
*Bước 2 : Cách làm bài 
- Mở bài làm gì ? 
- Thân bài có các mục nào ? 
- Kết bài nêu ý gì ? 
- Gợi ý : Chơi ăn quan , năm mười v.v..
* Chốt lại y/cầu đối với HS khi cần thuyết minh một phương pháp , một cách làm thì phải làm gì , bắt đầu từ đâu , kết thúc ở đâu ? 
-Đọc bài (a) 
+mục 1 : nguyên vâït liệu 
 mục 2 :cách làm 
 mục 3 : y/cầu thành phẩm 
- Đọc bài (b) 
+mục 1 : nguyên liệu 
 mục 2 : Cách làm 
 mục 3 : y/cầu thành phẩm 
+ HS suy nghĩ trả lời (thảo luận ) đại diện trả lời .
+ Cách làm được trình bày theo thứ tự trước sau nhất định ..
(dựa vào văn bản trình bày cụ thể ) 
- Đọc ghi nhớ 
- 3 phần ( MB. TB , KB ) 
- Nêu yêu cầu của mỗi phần 
+Ít nhất có 3 HS trìng bày( 3 trò chơi khác nhau ) 
( Dựa vào hoạt động chung này HS thuyết minh cụ thể trò chơi ) 
I- Giới thiệu một phương pháp , cách làm : 
- Khi giới thiệu một phương pháp (cách làm ) nào , người viết phải tìm hiểu , nắm chắc phương pháp ( cách làm ) đó .
- Khi thuyết minh cần trình bày rõ điều kiện , cách thức , trình tự ..làm ra sản phẩm và y/cầu chất lượng đối với sản phẩm đó .
- Lời văn cần ngắn gọn , rõ ràng . 
II- Luyện tập :
Đề : Thuyết minh một trò chơi thông dụng của trẻ em : 
+MB: Giới thiệu khái quát trò chơi 
+TB : Có các mục 
a- Số người chơi , dụng cụ chơi .
b- Cách chơi ( luật chơi ) thế nào thì thắng , thế nào thì thua , thế nào thì phạm luật 
c- Yêu cầu đối với trò chơi 
+KB : Ý nghĩa của trò chơi .
4- Củng cố và hướng dẫn về nhà : (5’) 
a- Củng cố : Trắc nghiệm : (bảng phụ ) 
Hãy sắp xếp các dòng dưới đây theo thứ tự hợp lí để tạo thành dàn ý phần thân bài của bài thuyết minh về một phương pháp ( 1 thí nghiệm ) 
Cách làm 
Yêu cầu thành phẩm 
Điều kiện (Đ/án C-A-B ) 
b- Hướng dẫn về nhà : 
- Học nội dung bài ( thuộc phần ghi nhớ ) 
- Làm bài tập 2 
- Chuẩn bị bài : Tức cảnh Pác Pó (Hồ Chí Minh ) 
+ Đọc kĩ văn bản , chú thích 
+ Trả lời câu hỏi sgk 
IV- Rút kinh nghiệm và bổ sung : 
.
.
.
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA8(T20).doc