Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 20 - Tiết 77, 78: Nhớ rừng (Thế Lữ)

Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 20 - Tiết 77, 78: Nhớ rừng (Thế Lữ)

Tuần 20 - Tiết 77, 78

Ngày soạn :

Ngày dạy: .

BÀI 18

NHỚ RỪNG

 ( Thế Lữ )

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:

 1.Kiến thức:

 - Sơ giản về phong trào Thơ mới .

 - Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do.

 - Hình tượng nghệ thuật độc đáo , có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ rừng.

 2. Kỹ năng:

 - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.

 - Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.

 - Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

 3. Thái độ:

 - Trân trọng niềm khao khát cuộc sống tự do của nh/v trữ tình trong bài thơ.

 - Quý trọng cuộc sống, sống có ý nghĩa.

 4. Kỹ năng sống:

 Giao tiếp, duy nghĩ sáng` tạo và tự quản bản thân.

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 511Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 20 - Tiết 77, 78: Nhớ rừng (Thế Lữ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 - Tiết 77, 78
Ngày soạn :
Ngày dạy:..
BÀI 18
NHỚ RỪNG
 ( Thế Lữ )
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:
 1.Kiến thức:
 - Sơ giản về phong trào Thơ mới .
 - Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do.
 - Hình tượng nghệ thuật độc đáo , có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ rừng.
 2. Kỹ năng:
 - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
 - Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.
 - Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
 3. Thái độ:
 - Trân trọng niềm khao khát cuộc sống tự do của nh/v trữ tình trong bài thơ.
 - Quý trọng cuộc sống, sống có ý nghĩa.
 4. Kỹ năng sống:
 Giao tiếp, duy nghĩ sáng` tạo và tự quản bản thân.
II. Chuẩn bị:
GV: soạn giáo án
HS: học bài Hai chữ nước nhà, soạn bài
III. Tiến trình lên lớp
Ổn định
Kiểm bài cũ:
Đọc đoạn thơ “Hai chữ nước nhà”
Cho biết tâm trạng và cảnh ngộ của người cha trong đoạn trích? Qua đó em hiểu gì về Trần Tuấn Khải
Tổ chức hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi
 Hoạt động 1: Khởi động( 3ph)
 MT: tạo tâm thế cho HS
 Từ những năm 1930, VHVN có một chuyển biến mới là sự xuất hiện của phong trào thơ mới. Thơ mới là cách nói để phân biệt với thơ ca trung đại. Thơ mới tạo nên nguồn thơ ca phát triển mạnh mẽ. Thời kì này có nhiều nhà thơ tên tuổi ra đời góp phần làm nên chiến thắng cho thơ mới. Trong đó có sự đóng góp của Thế Lữ qua bài thơ hay như bài “Nhớ rừng”
 Hoạt động 2: H/d mục I( 12ph)
 MT: H/ d HS tìm hiểu t/g và t/p
 - GV chốt lại vài nét cơ bản cần nhớ;
 + góp phần đổi mới thơ ca và đem lại chiến thắng cho TM
có công đầu trong việc xây dựng trong ngành kịch nói
 Thế Lữ: nói láy của Thứ Lễ, còn có nghĩa là ngưới khách của thế gian
- Hướng dẫn đọc: đọc chính xác, giọng điệu phù hợp với cảm xúc của mỗi câu mỗi đoạn, gv đọc 1 lần gọi 2 hs đọc lại , gv nhận xét cho điểm
- Đọc bài thơ em có nhận xét gì về số tiếng trong mỗi câu, số câu trong mỗi đoạn? (số câu mỗi đoạn không đều, mỗi câu có 8 tiếng, 1 câu 10 tiếng
- Em hãy nhận xét vần trong bài thơ.
 (2 câu liền nhau có vần với nhau vần bằng, vần trắc thay đổi đều đặn)
 Sự sáng tạo của thơ mới trên cơ sở kế thừa thơ 8 chữ hay hát nói truyền thống.
 Lúc đầu “thơ mới” dùng để gọi tên một thể thơ: thơ tự do, sau chủ yếu dùng để gọi một phong trào thơ có tính chất lãng mạn tiểu tư sản bộc phát năm 1932 gắn liền với tên tuổi của Thế Lữ, Lưu Trọng Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính Thơ mới ra đời, phát triển mạnh mẽ và bế tắc trong vòng 15 năm (1945)
- Kiểm tra việc đọc chú thích. GV hỏi 1 số từ, hs trả lời. Lưu ý từ Hán Việt và từ cổ.
 Hoạt động 3: H/d mục II(55 ph)
 MT: H/d HS tìm hiểu giá trị n/d và ngh/th của bài thơ
 - Bài thơ được tác giả ngắt thành 5 đoạn. hãy cho biết nội dung mỗi đoạn
 + Đoạn 1: (8 câu) Tình cảm con hổ trong vườn Bách thú
 + Đoạn 2: (12 câu) Nỗi nhớ về quá khứ
 + Đoạn 3: (10 câu) Nỗi nhớ về quá khứ
 + Đoạn 4: (9 câu) Nỗi chán ngán trước thực tại
 + Đoạn 5: (8 câu) Khát vọng tự do
GV nhấn mạnh: bài thơ có 2 cảnh tượng tương phản, Đó là cảnh vườn Bách thú nơi con hổ bị giam cầm (đoạn 1,4) và cảnh núi rừng hùng vĩ nơi con hổ tung hoành hống hách những ngày xưa “đoạn 2,5). Cảnh trên là thực tại, cảnh dưới là mộng tưởng, là dĩ dãng Phân tích theo hướng này
- Đọc bài thơ, em hiểu chủ thể trữ tình của bài thơ như thế nào? (Bài thơ là tâm trạng, nỗi lòng của con hổ ở vườn bách thú, tâm trạng của con hổ cũng chính là tâm trạng, tâm sự của tác giả gởi gấm trong đó. Ta phân tích bài thơ cũng chính là phân tích tâm trạng con hổ
- Theo em tâm trạng con hổ được phát triển như thế nào trong kết cấu bài thơ. (Từ hiện thực bị giam cầm đến những hồi tưởng về cuộc sống phóng khoáng, tự do nơi rừng thẳm, sau đó trở lại với hiện thực một lần nữa và kết thúc bằng giấc mộng ngàn. Sự đan xen giữa thực và mơ, giữa hiện đại và quá khứ tạo điều kiện để bộc lộ đầy đủ tâm trạng và khát vọng của con hổ
Đọc khổ 1 của bài thơ
- Đọc đoạn mở đầu bài thơ, em cảm nhận được điều gì?
 (Hoàn cảnh và tâm trạng của con hổ) 
- Theo em câu thơ nào thể hiện điều ấy? Đặc biệt, ta chú ý đến những từ ngữ nào? Giải thích ý nghĩa để hiểu rõ tâm trạng? (Một tâm trạng căm hờn, uất ức của một kẻ sa cơ, thất thế. Nỗi căm hờn như đúc thành một khối cứng rắn, nguyên vẹn để rồi hổ ta luôn muốn gậm nhắm, nghiền nát.)
- Câu thơ đầu tác giả sử dụng thanh âm có gì đặc biệt ? Điều ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung? (Thanh trắc. Góp phần diễn tả đậm nét, thêm cái dằn vặt căm hờn của con hổ và cũng thật trái ngược với cách sử dụng thanh ở câu 2)
- Câu thơ 2 hầu hết là thanh bằng và kết hợp với tư thế “nằm dài trong ngày tháng dần qua” khiến ta nhận rõ tâm tư của con hổ lúc này ra sao?
(dù bị giam cầm trong củi sắt, tức là bị tước đi cái tư thế oai hùng của mình nhưng đó chỉ là cái dáng vè bề ngoài thôi vì trong cái sa cơ thất thế ấy nội tâm con hổ vẫn hoạt động, vẫn miên man suy tưởng)
- Vị chúa tể sơn lâm nghĩ gì? Nhận xét thái độ của hổ đối với mọi người. mọi vật?
(Coi khinh , xem thường những con người tạm thời chiến thắng nó, coi thường cả những con gấu, con báo cũng bị giam)
- Vì sau hổ lại có thái độ ngạo mạn, dằn vặt như thế?
(vì hổ không cam tâm chấp nhận cảnh ngộ tủi nhục của mình: vẫn xưng hô ở ngôi thứ nhất “ta”, đầy kiêu hãnh, cái nhìn bề trên, xem thường con người)
 Cũi sắt tuy giam được thể xác con hổ nhưng không giam cầm được tinh thần của nó. 
Gọi hs đọc khổ 4
- Cảnh vườn bách thú hiện lên dưới cái nhìn của con hổ lúc này được thể hiện bằng những chi tiết nào? Đó là cảnh tượng ntn? (đáng chán, đáng khinh, đáng ghét, đơn điệu, nhàm tẻ giả dối).
- Em có nhận xét gì giọng thơ ở khổ thơ này?
- Nhận xét cách ngắt nhịp trong đoạn thơ? Có tác dụng gì? (cách ngắt nhịp gấp cùng những từ có sắc thái chế giễu (len dưới nách, học đòi bắt chước) đã giúp đoạn thơ toát lên được nội dung gì ? ( sự bực dọc, chán ghét cao độ của con hổ trước thực tại ).
TIẾT 2
Gọi hs đọc đoạn 2
- Cảnh tượng nào đã hiện về đầu tiên trong nỗi nhớ của con hổ? Cảnh đó được gợi tả qua những chi tiết nào? Nhận xét về cảnh tượng đó?
( Cảnh núi rừng được tả qua các chi tiết: bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi cảnh hùng vĩ, hoang xơ, dữ dội, đầy bí mật)
- Em hãy nhận xét cách dùng từ trong lời thơ này?
(Điệp từ “với”, động từ mạnh (hét gào) gợi tả sức sống mãnh liệt của núi rừng bí ẩn)
- Vì sao cảnh thiên nhiên hùng vĩ ấy được hổ nhớ lại trước nhất? (vì đó là cõi tung hống hách của vị chúa tể sơn lâm, nơi giống hùm thiêng ngự trị)
- Giữa cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ ấy, vị chúa tể sơn lâm xuất hiện ntn?
(Giữa tiếng gào thét của thiên nhiên, chúa tể sơn lâm xuất hiện với bước chân dõng dạc, đường hoàng, thân như sóng cuộn, mắt thần khi đã quắc mọi vật đều êm hơi. Đoạn thơ như một đoạn phim cận cảnh quay chi tiết, thu hút sự chú ý
- Có gì đặc sắc trong từ ngữ và nhịp điệu của lời thơ miêu tả?
(+ Từ láy gợi tả; dõng dạc, nhịp nhàng, âm thầm
 + Động từ miêu tả động tác chuẩn xác của chân thật, mắt: bước, lượn, quắc) miêu tả sinh động, gợi cảm
 + Nhịp ngắn, thay đổi.
- Từ đó hình ảnh vị chúa tể của muôn loài được khắc hoạ mang vẻ đẹp như thế nào? (oai phong lẫm liệt)
GV: Chỉ một đoạn thơ thôi cũng giúp người đọc hiểu rõ cái giang san kì vĩ, cái quá khứ oai hùng của vị chúa tể sơn lâm. Thế nhưng với trí tưởng tượng phong phú, từ chi tiết đời thực của loài mảnh thú, nhà thơ tiên phong trong trào lưu “thơ mới’ đã tiếp tục dựng lên bước chân dung tâm hồn của vị chúa tể qua đoạn 3
Gọi hs đọc đoạn 3
- Bức chân dung tâm hồn của vị chúa tể được tác giả vẻ lên qua mấy cảnh chính? Cảnh nào?
(Bốn cảnh thật sống động. Một bức tranh tứ bình đã diễn tả chính xác vẻ đẹp vừa uy nghi, dũng mảnh vừa mềm mại, uyển chuyển của chúa tể sơn lâm
+ Cảnh đêm vàng- con hổ say mồi đầy lãng mạng
+ Những ngày mưa- con hổ trong dáng dấp đế vương
+ Bình minh- thiên nhiên vun đắp cho chúa tể sơn lâm
+ Những chiều- hình ảnh dữ dội, tàn bạo của vị chúa tể
 Bức tranh mới lạ, đầy màu sắc, rực rỡ, huy hoàng, sôi động, hùng vĩ đầy bí ẩn. Con hổ với tư thế lẫm liệt kiêu hung đầy uy lực
- Đại từ “ta” lập lại trong các lời thơ trên có ý nghĩa gì?
(Thể hiện khí phách ngang tàng, làm chủ. Tạo nhạc điệu rắm rỏi, hùng tráng)
- Em nhận xét nét đặc sắc về nghệ thuật được thể hiện trong đoạn thơ?
(lời thơ trãi dài, dồn dập với một loạt câu hỏi tu từ và điệp ngữ “ nào đâu’ “đâu những”, nhũng câu hỏi vang lên nối tiếp như những niềm tiếp nuối không nguôi làm sống dậy cả một khoảng trời thơ mộng, hùng tráng , hoàn toàn tự do của con hổ giữa chốn sơn lâm. tất cả những giấc mơ huy hoàng ấy khép lại trong tiếng than u uất.
- Câu cảm thán cuối đoạn thơ giúp em hiểu thêm nỗi lòng của con hổ lúc này ra sao? (lời than có sức lay động và ngân vang nỗi tiếc nuối cùng niềm khao khát sống tự do, tung hoành thật mãnh liệt)
GV: Sau những phút hồi tưởng huy hoàng, con hổ trở về thực tại
Gọi hs đọc đoạn 5
- Giấc mơ ngàn của con hổ hướng về một không gian như thế nào? (oai linh, hùng vĩ, thênh thang). Đó là không gian trong mộng: nơi ta không còn được thấy bao giờ)
- Đoạn thơ mở đầu và kết thúc bằng kiểu câu gì?
Có ý nghĩa gì?(câu cảm thán. Bộc lộ trực tiếp nỗi tiếc nhớ cuộc sống tự do mảnh liệt)
- Từ đó ta thấy “giấc mộng ngàn” của con hổ là giấc mộng ntn? (Giấc mộng to lớn, mãnh liệt nhưng đau xót, bất lực) Đó là nỗi đau bi kịch
- Nỗi đau từ giấc mộng ngàn “ đã phản ảnh khát vọng mãnh liệt nào của con hổ?(Khát vọng, giải phóng, khát vọng tự do).
- Theo em tâm sự ấy có gì gần gũi với tâm sự của người dân VN đương thời? (Tâm sự của con hổ cũng chính là tâm sự của tác giả của cả một thế hệ. Bài thơ đã nói giùm họ nỗi bất hoà sâu sắc đối với thực tại đau khổ vì thân phận nô lệ, khơi sâu niềm khao khát tự do mãnh lịêt, niềm tự hào mãnh liệt của dân tộc. Lời con hổ cũng chính là tiếng lòng sâu kín của họ Nhớ rừng có thể coi là 1 áng thơ lãng mạn yêu nước.
Hướng dẫn tổng kết
- Bài thơ “Nhớ rừng” lúc bấy giờ vừa được đăng báo lập tức được truyền bá rộng rãi góp phần đáng kể để tạo uy tín cho thơ mới. Theo em bài thơ có nét gì đặc sắc về nghệ thuật và nội dung?
(+ Đổi mới về hình thức nghệ thuật, kết cấu tự do, sáng tạo, bài thơ tràn đầy yếu tố lãng mạn, mạch thơ sôi nổi, cuồn cuộn cứ tuôn trào dưới ngòi bút của nhà thơ
 Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình, rực rỡ đầy gợi cảm
Ngôn ngữ giàu nhạc điệu
+ Nhà thơ đã độc đáo ở cách chọn đề tài, có một biểu tượng thích hợp và đẹp đẽ thể hiện chủ đề bài thơ
 nhanh chóng được tiếp nhận rộng rãi, có sức đồng cảm thật mạnh mẽ
- Nhà phê bình Hoài Thanh có nhận xét về bài thơ “Ta tưởng cưỡng được”. Em hiểu ntn về ý kiến đó? Qua bài thơ hãy chứng minh.
( Bài thơ đầy nhạc tính, âm điệu dồi dào, cách ngắt nhịp linh hoạt. Gịong thơ khi thì u uất bực dọc, dằn vặt, lúc say sưa, tha thiết hùng tráng, song tất cả đều nhất quán, liền mạch, tràn đầy cảm xúc (tính biểu cảm của thể loại trữ tình)
Hoạt động 4: 
- Gọi hs đọc diễn cảm
- Đoạn 2, 3 xuất hiện những câu thơ thật mới lạ. Em thích nhất câu thơ nào? Vì sao?
I. Đọc, tìm hiểu chú thích
1. Tác giả: Thế Lữ
 (1907 – 1909 (sgk/ 56)
2. Tác phẩm: thể loại thơ mới
(sgk/6)
II. Đọc, tìm hiểu văn bản
 1. Đoạn thơ 1 và 4:Tâm trạng của con hổ ở vườn Bách thú
 à Từ ngữ gợi cảm, sử dụng thanh bằng trắc phù hợp
 à Căm giận, chán chường trong lúc bị sa cơ, thất thế
Kiêu hãnh, không chấp nhận hiện thực tủi nhục
à Giọng giễu nhại chán chường, nhịp dồn dập, liệt kê
Thái độ ngao ngán chán ghét cao độ cảnh vườn bách thú
2. Đoạn thơ 2 và3: con hổ thời quá khứ:
à Từ ngữ gợi tả
à Bức chân dung đẹp đẽ oai hùng của vị chúa tể sơn lâm
à Lời thơ dồn dập, câu hỏi tu từ, câu cảm thán
à Cuộc sống oai hùng , thơ mộng, tự do. Nỗi tiếc nối sâu xa
 3. Khổ thơ cuối:
à Câu cảm thán
à Khát vọng mãnh liệt về cuộc sống tự do, oai hùng, phóng khoáng
III.Tổng kết:
 -Bút pháp lãng mạn kết hợp nhiều biện pháp ngh/th; xây dựng hình tượng ng/th có nhiều tầng ý nghĩa; giọng thơ biến hoá.
 - Mượn lòi con hổ trong vướn bách thú, t/g kín đáo bộc lộ tình cảm yêu nước, niềm khát khao tự do thoát khỏi kiếp đời nô lệ.
 IV. Luyện tập:
Đọc diễn cảm.
 - Lý giải thích những câu thơ nào
Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà
Học thuộc bài thơ, bài giảng.
Soạn bài: Câu nghi vấn
IV. Rút kinh nghiệm:
..

Tài liệu đính kèm:

  • doc7778T20Nho rung.doc