Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 2 - Trường THCS Trần Quốc Toản

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 2 - Trường THCS Trần Quốc Toản

Tuần 2 :

 Văn bản : CUỘC CHIA TAY

 CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ

 -Khánh Hoài

 Tiết 5+6 : A. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : giúp HS :

 1/ Kiến thức : Thấy được những tình cảm chân thành sâu nặng của hai anh em trong truyện . Cảm nhận được nỗi đau đớn, xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh . Biết thông cảm và chia sẻ với những người bạn ấy .

 2/ Kỹ năng :Đọc, hiểu và cảm thụ văn biểu cảm.

 3/ Thái độ :Thấy được cái hay của truyện chính là cách kể rất chân thành và cảm động .

II.CÁC BƯỚC LÊN LỚP :

1. Ổn định :

2. Kiểm tra bài cũ : Tác dụng của việc tạo liên kết trong văn bản ? Chỉ ra các phương tiện liên kết trong đoạn văn sau : “ Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau . Có thể sẽ xa nhau mãi mãi . Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ . Một giấc mơ thôi .”

3. Bài mới :

* Giới thiệu bài : Trong cuộc sống có những đứa con được sự chăm sóc đùm bọc của cha mẹ . Song bên cạnh đó còn có những đứa con chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh ; thật xót xa đau đớn biết bao nhất là khi phải chia tay với những người thân yêu nhất của mình để bước qua một cuộc sống khác . Để hiểu rõ những hoàn cảnh ngang trái của cuộc đời đã tác đông đến các em như thế nào , hôm nay chúng ta tìm hiểu văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”.

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 881Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 2 - Trường THCS Trần Quốc Toản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18 / 8 / 09
 Tuần 2 : 
 Văn bản : CUỘC CHIA TAY 
 CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ 
 -Khánh Hoài
	 Tiết 5+6 :	 A. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : giúp HS :
 1/ Kiến thức : Thấy được những tình cảm chân thành sâu nặng của hai anh em trong truyện . Cảm nhận được nỗi đau đớn, xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh . Biết thông cảm và chia sẻ với những người bạn ấy .
 2/ Kỹ năng :Đọc, hiểu và cảm thụ văn biểu cảm.
 3/ Thái độ :Thấy được cái hay của truyện chính là cách kể rất chân thành và cảm động .
II.CÁC BƯỚC LÊN LỚP :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Tác dụng của việc tạo liên kết trong văn bản ? Chỉ ra các phương tiện liên kết trong đoạn văn sau : “ Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau . Có thể sẽ xa nhau mãi mãi . Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ . Một giấc mơ thôi .” 
3. Bài mới :
* Giới thiệu bài : Trong cuộc sống có những đứa con được sự chăm sóc đùm bọc của cha mẹ . Song bên cạnh đó còn có những đứa con chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh ; thật xót xa đau đớn biết bao nhất là khi phải chia tay với những người thân yêu nhất của mình để bước qua một cuộc sống khác . Để hiểu rõ những hoàn cảnh ngang trái của cuộc đời đã tác đôïng đến các em như thế nào , hôm nay chúng ta tìm hiểu văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”.
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
GHI BẢNG
* Hoạt động 1 : Đọc và tìm hiểu chung
-Tóm tắt : Hai anh em Thành và Thủy rất thương yêu và gắn bó với nhau . Thế mà gia đình tan vỡ, cha mẹ li hôn và chúng sắp phải chia xa . Tài sản mà chúng đã từng sỡ hữu chơi chung với nhau là các chú đồ chơi, bây giờ cũng phải chia đôi trong nỗi đau đớn xót xa . Rồi trước khi về nhà ngoại, Thủy đã cùng anh đến trường chào cô giáo, chia tay với bạn bè trong niềm cảm xúc dâng trào . Sau đó chúng đã phải đột ngột chia tay khi vừa về tới nhà . Vào những giây phút ấy, anh em chúng vẫn còn nhường nhau những món đồ chơi thân thương, dặn dò nhau những lời nói đầy xúc cảm . Và cuối cùng Thủy đã quyết định để hai con búp bê ở lại với người anh để chúng nó không xa cách nhau như hoàn cảnh của hai anh em mình .
-Đọc các đoạn :
- Cảnh hai anh em chia đồ chơi : 
“Đồ chơi của chúng tôi chẳng nhiều ”à t.23 
 “Tôi cố vui vẻ theo em nhưng nước mắt ứa ra .”à t. 24
- Cảnh Thủy đến trường chia tay cô giáo và các bạn :
 “ Gần trưa chúng tôi mới tới trường học à trước. 24
 “ nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật ” à t. 25
- Cảnh hai anh em chia tay : 
“Cuộc chia tay đột ngột quá.” à hết bài .
* Hoạt động 2 . Tìm hiểu văn bản .
-Truyện viết về ai, về việc gì, ai là nhân vật chính ?
+ Truyện viết về những em bé không may đứng trước sự đỗ vỡ của gia đình, đó là anh em Thủy và Thành phải đau đớn chia tay nhau vì bố mẹ li hôn .
- Truyện được kể theo ngôi thứ mấy ? Việc lựa chọn ngôi kể này có tác dụng gì ?
+ Truyện được kể theo ngôi thứ nhất . Người xưng “tôi” trong truyện là người chứng kiến các sự việc xảy ra, cũng là người cùng chịu nỗi đau như em gái .
+ Cách lựa chọn ngôi kể này giúp tác giả thể hiện được một cách sâu sắc những suy nghĩ , tình cảm của nhân vật .
 +Mặt khác kể theo ngôi thứ nhất này cũng làm tăng thêm tính chân thực của truyện và do vậy, sức thuyết phục cũng cao hơn .
* Câu hỏi thảo luận : Tên truyện - Cuộc chia tay của những con búp bê – có liên quan gì đến ý nghĩa truyện ? ( Những con búp bê gợi cho em những suy nghĩ gì ? Trong truyện chúng có chia tay thật không ? Chúng đã mắc lỗi gì ? Vì sao chúng phải chia tay ?) à Rút ra nhận xét về sự liên quan giữa tên truyện với nội dung truyện .
+ Những con búp bê vốn là đồ chơi của tuổi nhỏ, thường gợi lên thế giới trẻ em với sự ngộ nghĩnh, trong sáng, ngây thơ, vô tội . Những con búp bê cũng như hai anh em Thành và Thủy, trong sáng vô tư, không có tội lỗi gì.. thế mà lại phải chia tay nhau . 
+ Tên truyện đã gợi ra một tình huống buộc người đọc phải theo dõi và góp phần thể hiện được ý đồ tư tưởng mà người viết muốn thể hiện . Ví dụ : Phê phán những bậc cha mẹ thiếu trách nhiệm với con cái ; Ca ngợi tình cảm nhân hậu trong sáng của hai anh em ; Miêu tả và thể hiện nỗi đau xót và tủi hờn của những em bé chẳng may rơi vào hoàn cảnh bất hạnh .
- Hãy tìm các chi tiết trong truyện để thấy hai anh em rất mực gần gũi và thương yêu nhau ?
+Thuỷ mang kim chỉ ra tận sân vận động vá áo cho anh .
+ Chiều nào Thành cũng đón em đi học về , dắt tay nhau vừa đi vừa trò chuyện .
+ Thành nhường hết đồ chơi cho em nhưng Thủy lại thương anh : Không có ai gác đêm cho anh ngủ nên lại nhường cho anh con Vệ sĩ .
-Em có nhận xét gì về tình cảm của hai anh em Thành và Thủy ? (Tiết2)
- Chính vì tình cảm sâu nặng ấy cho nên khi gặp cảnh ngộ phải chia tay chúng đã biểu lộ cảm xúc ra sao ? 
 +Đau đớn, xót xa .
- Đọc “ Đồ chơi của chúng tôigác cho anh” .
- Trong đoạn này, lời nói và hành động của Thủy khi thấy anh chia hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai bên có gì mâu thuẫn ?
+ Mâu thuẫn ở chỗ : một mặt Thuỷ rất giận dữ không muốn chia rẽ hai con búp bê nhưng mặt khác, em lại rất thương anh, không muốn nhận hết hai con . Sợ đêm đêm không có con Vệ Sĩ canh giấc ngủ cho anh, nên em rất bối rối sau khi đã “tru tréo lên giận dữ” .
-Theo em có cách nào để giải quyết mâu thuẫn đó không ?
+ Chỉ có cách là gia đình đoàn tụ thì sẽ không có cuộc chia như thế này .
- Kết thúc truyện , Thủy đã chọn lựa cách giải quyết như thế nào ? Em có suy nghĩ gì về cách giải quyết của em Thuỷ ?
+ Thuỷ đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ ở trên chiếc giường.cho nó ở lại với anh để chúng ở cạnh nhau không bao giờ xa nhau .
+ Cách giải quyết như thế của Thuỷ gợi lên trong lòng người đọc tình thương cảm với em, một em gái giàu lòng vị tha, vừa thương anh, vừa thương cả cũng con búp bê, thà mình chia lìa chứ không để chúng bị chia tay, thà mình chịu thiệt thòi để anh luôn có con Vệ Sĩ gác cho anh ngủ đêm đêm . Chi tiết này khiến người đọc cảm thấy sự chia tay của hai anh em là rất vô lý, không nên có 
+ Gợi cho em sự thương cảm, xúc động vì tình cảm nhân hậu, trong sáng của hai anh em .
-Đọc đoạn văn Cuộc chia tay của Thủy vơi lớp học :
- Chi tiết nào trong cuộc chia tay của Thủy với lớp học làm cô giáo bàng hoàng ? Vì sao cô giáo bàng hoàng ?
+ Chi tiết Thủy sẽ không đi học nữa, ra chợ bán hoa .
+ Cô giáo bàng hoàng vì quá bất ngờ bởi học trò mình không chỉ bất hạnh do gia đình chia ly mà còn bất hạnh vì em không được đến trường .
-Theo em chi tiết nào trong văn bản làm em cảm động ? Giải thích ?
-Đọc đoạn văn : “Tôi dắt em ra khỏi lớp cảnh vậ’t . 
-Vì sao Thành lại có tâm trạng kinh ngạc thấy mọi người đi lại vẫn bình thường, nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật ?
+ Thành ngạc nhiên vì tâm hồn của mình đang nổi dông bão vì một biến đổi đột ngột, đau đớn lớn lao trong cuộc đời như vậy mà mọi cảnh vật vẫn không có gì thay đổi . Đây là một chi tiết khá thực trong việc miêu tả tâm lí nhân vật . Nó làm tăng thêm nỗi buồn sâu thẳm, trạng thái thất vọng bơ vơ lạc lõng của nhân vật . à Chi tiết này làm cho bài văn thêm phần cảm xúc, gợi sự thương cảm sâu sắc trong lòng người đọc .
-Theo em, từ chi tiết trên, văn bản nhật dụng này muốn đề cập đến vấn đề gì ?
+ Quyền lợi của trẻ em là phải được nuôi dạy, được chăm sóc trong tình yêu thương và phải được đến trường .
Tổng kết: Qua câu chuyện này, tác giả muốn gởi đến người đọc điều gì ?
+ Tổ ấm gia đình là vô cùng quí giá và quan trọng . Hãy cố gắng bảøo vệ và gìn giữ, không nên vì bất cứ một lý do gì làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng .
* Hoạt động 3 : Luyện tập :
- Đọc phần đọc thêm trang 27
I.Đọc - Tìm hiểu chung:
Xem sgk trang 27 .
II.Tìm hiểu văn bản :
1) Cuộc chia tay của Thuỷ với anh trai :
-Đau đớn, xót xa khi phải chia ly, phải chia những con búp bê .
- Thành nhường hết đồ chơi cho em .
-Thủy lại không muốn chia rẽ hai con búp bê và cuối cùng nhường tất cả cho anh 
à Tình cảm của hai anh em là trong sáng, cao đẹp, nhân hậu vị tha .
2/ Cuộc chia tay với lớp học 
-Cô giáo tặng em quyển số cùng với cây bút máy vàng. 
- Cả lớp khóc, cô giáo sững sờ, bàng hoàng khi biết Thuỷ sẽ không còn được đi học nữa 
à Cần yêu thương và quan tâm đến quyền lợi của trẻ em, đứng làm tổn hại đến tình cảm tự nhiên trong sáng .
*Ghi nhớ: 
Học Sgk trang 27 .
III.Luyện tập:
4. Củng cố:
 Em nghĩ gì về vai trò của con cái trong việc gìn giữ hạnh phúc gia đình?
5. HDVN:
	* Học bài : Tóm tắt được truyện . Học thuộc phần ghi nhớ .
	* Soạn bài “Bố cục trong văn bản” : Trả lời các câu hỏi trong mục 2, 3 trang 29.
 * Rút kinh nghiệm :
 .
 .
Ngày soạn: 20 / 8 / 09
Tiết 7:	 B. BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : giúp HS :
 1/Kiến thức : Thấy được tầm quan trọng của bố cục trong văn bản , tạo một thói quen lập bố cục trước khi tạo văn bản .
 2/Kỹ năng : Phân biệt được thế nào là bố cục rành mạch hợp lí và thế nào là bố cục không rành mạch hợp lí .
 3/Thái độ :Thây được tầm quan trọng của bố cục khi viết văn.
II.CÁC BƯỚC LÊN LỚP :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra : Chi tiết nào trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”â làm em cảm động nhất ? Qua câu chuyện, em cảm nhận được điều gì ?
3. Bài mới :
* Giới thiệu bài . Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài là một truyện ngắn hay- Bởi nó đề cập đến một vấn đề thật gần gũi với cuộc sống con người ; gợi sự thương cảm, xúc động chân thành cho chúng ta trước tình cảm nhân hậu, trong sáng của hai anh em ; nó như một lời thức tỉnh đối với những bậc cha mẹ . Nó có một bố cục thật chặt chẽ , dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện thật nhẹ nhàng mà sâu sắc . Có thể nói bố cục truyện cũng là một thành công của Khánh Hoài . Vậy làm cách nào để có một bố cục chặt chẽ cho văn bản à Chunùg ta sẽ tìm hiểu bài “Bố cục của văn bản”. 
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
 GHI BẢNG
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu thế nào là bố cục của văn bản 
- Trả lời câu hỏi mục 1a . 
- Em muốn viết một lá đơn xin gia nhập Đội . Hãy cho biết những nội dung trong đơn có cần được sắp xếp theo một trật tự không ? Có thể tuỳ thích muốn ghi nội dung nào trước cũng được không ?
- Cho H chơi trò chơi sắp xếp ý . 
- Sự sắp đặt nội dung các phần trong văn bản theo một trình tự hợp lí gọi là bố cục . Em hãy cho biết : Bố cục của văn bản là gì ?Vì sao khi xây dựng văn bản cần phải quan tâm tới bố cục ?
* Trả lời ở mục ghi nhớ * trang 30 .
Hoạt động 2: Tìm hiểu những yêu cầu về bố cục trong văn bản :
- Đọc câu chuyện 1 trang 29 . 
- Câu chuyện trên đã có bố cục chưa ? Cách kể trên bất hợp lí ở chỗ nào ? ( Nó gồm có mấy đoạn ? Các câu trong đoạn có tập trung vào một ý thống nhất không ?) 
 + Câu chuyện trên so với văn bản kể của sách sgk lớp 6 đã học đều có câu văn kể giống nhau. Tuy nhiên sự sắp đặt các chi tiết, diễn biến sự việc chưa hợp lí à bố cục chưa rành rẽ , thiếu sự rạch ròi .
- Theo em nên sắp xếp lại như thế nào cho hợp lí ?
 + Ếch sống lâu ngày trong giếng . Xung quanh chỉ có những con vật nhỏ bé như cua , ốc , nhái  Mỗi lần ếch kêu , các con vật hoảng sợ . Ếch tưởng mình hơn hết thiên hạ.
 + Mưa , nước dềnh , ếch ra khỏi giếng . Vẫn với thói quen coi trời bằng vung , nó nghênh ngang , nhâng nháo . Cuối cùng nó bị trâu dẫm bẹp .
è Nhờ sắp xếp lại , câu chuyện đã thể hiện được ý nghĩa truyện : phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huyênh hoang , khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình , không chủ quan kiêu ngạo .
 - Từ đó hãy nêu các điều kiện để bố cục được rành mạch, hợp lí . 
 + Nội dung các phần , các đoạn phải thống nhất ; đồng thời giữa chúng phải có sự phân biệt rạch ròi , phải hợp lí .
à Gọi HS đọc ghi nhớ mục 2 trang 30 .
- Tương tự , hãy chỉ ra sự bất hợp lí trong văn bản 2 / 29 .
 + Theo cách kể này thì văn bản không đến nỗi quá lộn xộn, thiếu rành mạch .
 + Nhưng cách kể ấy khiến cho câu chuyện không còn nêu bật được ý nghĩa phê phán và không còn buồn cười nữa ( do mất đi yếu tố bất ngờ ) :à Bố cục phải hợp lí để giúp cho văn bản đạt mức cao nhất mục đích giao tiếp mà người tạo lập đặt ra .
- Hãy nhắc lại nhiệm vụ 3 phần trong văn bản miêu tả và tự sự?
- Cho H điền những nội dung thích hợp vào bảng hệ thống dưới đây .
Nhiệm vụ 
Kiểu VB tự sự
Kiểu VB miêu tả .
Nhiệm vụ của mở bài 
Giới thiệu truyện kể, nhân vật 
Giới thiệu đối tượng được miêu tả .
Nhiệm vụ của thân bài 
Kể chuyện 
Miêu tả chi tiết đối tượng theo thứ tự nhất định .
Nhiệm vụ của kết bài .
Cảm nghĩ về truyện
Phát biểu cảm tưởng về đối tượng miêu tả .
- Qua bảng hệ thống , em thấy một vb thường gồm có mấy phần ? Nhiệmvụ các phần có phân biệt với nhau rõ ràng không ?
- Có bạn cho rằng phần mở bài chỉ là sự tóm tắt, rút gọn của phần thân bài, còn phần kết bài chẳng qua là sự lặp lại một lần nữa của mở bài . Nói như vậy có đúng không ? Vì sao ?
 + Không . Mỗi phần của văn bản có một nhiệm vụ riêng .
- Từ đó giáo viên nhắc lại và nêu nhiệm vụ của từng phần trong từng kiểu văn bản . 
- Đọc phần ghi nhớ Sgk trang 30 .
* Hoạt động 2 : Luyện tập .
 Bài tập 2 : Có thể chia bố cục văn bản trên như sau :
-Mở bài : “Mẹ tôi  khóc nhiều ” Giới thiệu sự bất hạnh của hai anh em Thành Thủy .
-Thân bài : “Đêm qua.đi thôi con” Cảnh chia đồ chơi và cảnh chia tay với lớp học .
-Kết bài : Còn lại . Cuộc chia tay đầy xúc động của hai anh em .
- Lưu ý : Học sinh có thể có cách chia bố cục khác – chú ý sự sáng tạo của học sinh .
 Bài tập 3 / 30 : Nhận xét về bố cục của bản báo cáo :
- Bố cục của báo cáo chưa thật rành mạch và hợp lí . 
+ Các điểm 1-2-3 ở thân bài chỉ mới kể việc học tốt , chưa phải là trình bày kinh nghiệm học tốt . + Điểm 4 lại không phải nói về học tập .
- Có thể sửa lại như sau : Chào mừng Hội nghị à Tự giới thiệu về mình à Báo cáo từng kinh nghiệm học tập à Kết quả học tập à Nguyện vọng muốn được trao đổi, góp ý cho bản báo cáo à Chúc Hội nghị thành công .
I. Thế nào là bố cục văn bản :
* Ghi nhớ:
Học Sgk trang 29
II. Bố cục của một văn bản:
1.Các điều kiện để bố cục được rành mạch và hợp lí: 
2. Bố cục ba phần :
* Ghi nhớ:
Học Sgk trang 30 
III. Luyện tập 
Bài 2:
Bài 3:
4/ Củng cố: Nêu các điều kiện để bố cục rành mạch và hợp lý?
5. HDVN:
* Học bài : Học phần ghi nhớ . Hoàn chỉnh bài 3/ 30 
* Soạn bài : Xem bài “Mạch lạc trong văn bản” . Chuẩn bị câu hỏi thảo luận tổ câu a mục 2 / 31
 * Rút kinh nghiệm :
 .
 .
 ..
Ngày soạn: 22/8 / 09
 Tiết 8:	 C. MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN 
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : giúp HS :
 1/ Kiến thức : - Có những hiểu biết bước đầu về mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết phải làm cho văn bản có mạch lạc, không đứt đoạn hoặc quẩn quanh 
 2/ Kỹ năng :Có thể vận dụng kiên thức đã biết để viết bài văn có mạch lạc về sau.
 3/ Thái độ : thấy được tầm quan trọng của mạch lạc trong văn bản.
 II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra : Thế nào là bố cục trong văn bản ? Nêu các trường hợp để bố cục được rành mạch và hợp lí ?
3. Bài mới : 
* Giới thiệu bài :Trong một văn bản nếu các câu diễn đạt được ý trọn vẹn nhưng chúng không sắp xếp theo thứ tự thì văn bản đó có đảm bảm tính mạch lạc hay không ? Vậy làm thế nào để văn bản có tính mạch lạc đó là nội dung bài học hôm nay .
 TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG 
 GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là mạch lạc trong văn bản
- HS đọc mục 1 
-Hãy xác định mạch lạc trong văn bản có những tính chất gì trong số các tính chất kể dưới đây :
 +Trôi chảy thành dòng, thành mạch ;
 +Tuần tự đi qua khắp các phần, các đoạn trong văn bản ;
 +Thông suốt, liên tục, không đứt đoạn .
 -> Mạch lạc trong văn bản có tất cả những tính chất được nêu trên.
-Em hãy định nghĩa thế nào là mạch lạc trong văn bản ?
+ Mạch lạc trong văn bản là sự nối tiếp các câu, các ý theo một trình tự hợp lý .
Hoạt động 1: Tìm hiểu các điều kiện để một văn bản có tính mạh lạc
-HS đọc mục 2 
- Câu hỏi a) mục 2 trang 31 : Trong văn bản Cuộc chia tay.. em hãy cho biết toàn bộ sự việc trong văn bản xoay quanh sự việc chính nào . Sự chia tay và những con búp bê đóng vai trò gì trong truyện ? Hai anh em Thành và Thủy đóng vai trò gì trong truyện ?
+ Toàn bộ sự việc trong văn bản nói về cuộc chia tay. Cuộc chia tay và những con búp bê đóng vai trò liên kết các sự việc chính trong truyện, xoay quanh chủ đề của truyện . Hai anh em Thành và Thủy đóng vai trò là những nhân vật chính trong truyện .
* Câu hỏi thảo luận b) : Các từ ngữ “chia tay, chia đồ chơi, chia ra, chia đi, chia rẽ, xa nhau”,cứ lặp đi lặp lại trong bài . Một loạt từ ngữ và chi tiết khác biểu thị ý không muốn chia cũng lặp đi lặp lại : anh cho em tất, chẳng muốn chia đôi,.theo em đó có phải là chủ đề liên kết các sự việc trên thành một thể thống nhất không ? Đó có thể xem là mạch lạc trong văn bản không ?
 Sau khi học sinh thảo luận, giáo viên giúp các em thấy được :
+ Văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê thì mạch văn chính là sự chia tay của hai anh em . Hai anh em bị buộc phải chia tay . Nhưng hai con búp bê của các em, tình anh em của các em thì không chia tay.
+ Trong văn bản trên cái mạch văn ấy được thể hiện dần dần . Người tạo văn bản dẫn dắt câu chuyện theo trình tự hợp lí mà bất ngờ, không bị quẩn quanh, đứt đoạn 
-
- Đọc câu c) 2 trang 32 . Cho biết các đoạn văn được nối với nhau theo mối quan hệ nào trong các mối liên hệ sau : Thời gian, không gian, tâm lí, ý nghĩa 
* Giữa các bộ phận ấy liên hệ với nhau về mặt không gian, thời gian, tâm lí, ý nghĩavà mối liên hệ ấy rất hợp lí và tự nhiên .
-Từ những ý trên, theo em, một văn bản có tính mạch lạc phải như thế nào ? 
+ HS Trả lời phần ghi nhớ trang 32 .
* Hoạt động 3: Luyện tập .
Bài tập 1 trang 33 : Tính mạch lạc trong văn bản 2) tr33 là :
+ Ý chủ đạo xuyên suốt đoạn văn là : sắc vàng trù phú đầm ấm của làng quê vào mùa đông, giữa ngàymùa
+ Ý ấy được dẫn dắt theo một dòng chảy : câu đầu giới thiệu bao quát về sắc vàng trong thời gian mùa đông, giữa ngày mùa và không gian là làng quê ; sau đó tác giả nêu lên những biểu hiện của sắc vàng trong thời gian và không gian đó ; hai câu cuối là nhận xét, cảm xúc về màu vàng .
+ Cách dẫn dắt trên là hợp lý, phù hợp với nhận thức của người đọc . Mạch văn thông suốt, bố cục mạch lạc 
I. Định nghĩa mạch lạc trong văn bản .
II. Điều kiện để văn bản có tính mạch lạc :
* Ghi nhớ 
Học Sgk trang 32 .
III.Luyện tập :
Bài 1:
BT Về nhà : 
 Bài 2/ 34.
4/ Củng cố: Nêu các điều kiện để văn bản được mạch lạc?
5.HDVN:	
* Học bài : Học phần ghi nhớ . Làm bài tập 2.	
* Soạn bài : Ca dao - Dân ca .trang 37 
 	+Những câu hát về tình cảm gia đình 
	+Tìm hiểu kĩ chú thích * 1, 2, 4 /35,36 .
	+Trả lời câu hỏi 1 – 6 / 35, 36 .
 * Rút kinh nghiệm :
 ..
 .	

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 8 ngu van 8.doc