Tuần 19
Tiết 70-71 HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: LÀM THƠ 7 CHỮ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức :
- Những yêu cầu tối thiểu khi làm thơ bảy chữ.
2. Kĩ năng :
- Nhận biết thơ bảy chữ .
- Đặt câu thơ bảy chữ với các yêu cầu đối, nhịp, vần,
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- Bình giảng, thuyết trình.
- Nêu vấn đề.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
Tuần 19 Tiết 70-71 HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: LÀM THƠ 7 CHỮ NS: 24/12/2011 ND: 26/12/2011 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức : - Những yêu cầu tối thiểu khi làm thơ bảy chữ. 2. Kĩ năng : - Nhận biết thơ bảy chữ . - Đặt câu thơ bảy chữ với các yêu cầu đối, nhịp, vần, II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng. 2. Học sinh: - Soạn bài. III. Phương pháp: - Thảo luận nhóm. - Bình giảng, thuyết trình. - Nêu vấn đề. - Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng. IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp:(1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút) Kiểm tra vở hs. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs. Phương pháp: Thuyết trình. Thời gian: 3 phút. Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của hs. Mục tiêu: Giúp hs phân tích được thể thơ bảy chữ. Phương pháp: Thuyết trình. Thời gian: 20 phút. - Muốn làm một bài thơ bảy chữ (4 câu hoặc 8 câu), chúng ta phải xác định được những yếu tố nào ? - Yêu cầu hs phân tích bài 3. + Số tiếng? + Luật bằng trắc? + Đối, niêm? + Vần? Hoạt động 3: Hoạt động trên lớp Mục tiêu: Giúp hs nắm được luật thơ và tập làm được thơ bảy chữ. Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận. Thời gian: 60 phút. - Gọi HS đọc bài thơ “Chiều”và TL câu hỏi: + Chỉ ra vị trí ngắt nhịp, vần và luật bằng trắc? + Nêu rõ vần cũng như mối quan hệ bằng trắc của 2 câu kề nhau? - Gọi HS đọc bài “Tối”và phát hiện chỗ sai luật? - Gọi 1 em HS sửa. Hết tiết 70 chuyển sang tiết 71. - Cho hs làm tiếp bài thơ dở dang. - GV gợi ý: Bài thơ mở đầu kể chuyện thằng Cuội ở cung trăng. Như thế là đề tài bài thơ xoay quanh chuyện thằng Cuội ở cung trăng. Hai câu tiếp theo phải phát triển về đề tài đó theo một hướng nào đó. Muốn thế các em phải biết cả chuyện về chú Cuội như Cuội nói dối, cung trăng có chị Hằng, có cây đa, có con thỏ ngọc, Đáng chú ý hai câu thơ tiếp theo phải theo luật sau: B B T T B B T T T B B T T B (- Cung trăng chỉ toàn đất cùng đá, Hít bụi suốt ngày đã sướng chăng. - Cung trăng hẳn có chị Hằng nhỉ ? Có dạy cho đời bớt Cuội chăng? - Hd hs làm tiếp hai câu của bài b. - GV gợi ý: Về nội dung, hai câu đầu đã vẽ ra cảnh mùa hè, thì hai câu tiếp phải nói tới chuyện mùa hè, chuyện nghỉ hè, chia tay bạn, dặn dò bạn, hẹn hò nhau năm sau Đáng chú ý hai câu thơ tiếp theo phải theo luật sau: T T B B B T T B B T T T B B (Câu tiếp theo có thể là: Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi, Thoảng hương lúa chín gió đồng quê. - Cho HS đọc thơ bảy chữ tự làm ở nhà. - GV nêu ưu điểm, nhược điểm và cách sửa. Hoạt động 4: Củng cố. Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học. Phương pháp: Tái hiện. Thời gian: 6 phút. - Vậy có thể nhận diện thể thơ bảy chữ ntn? Hoạt động 6: Dặn dò. Thời gian: 1 phút - Học bài. - Chuẩn bị Trả bài kiểm tra tổng hợp. 1. Phải xác định được số tiếng và số dòng của bài thơ. 2. Bằng, trắc cho từng tiếng trong bài thơ à 3. Đối, niêm giữa các dòng thơ. 4. Các vần trong bài thơ. 5. Cách ngắt nhịp trong bài thơ. - Đọc và trả lời. - Bài thơ Tối của Đoàn Văn Cừ chép sai hai chỗ: sau “Ngọn đèn mờ” không có dấu phẩy, dấu phẩy gây đọc sai nhịp. Vốn là “ánh xanh lè” chép thành “ánh xanh xanh”, chữ “xanh” sai vần. - Thảo luận và làm. - Làm theo gợi ý của giáo viên. - HS đọc bài làm của mình, các HS khác nhận xét. I. Chuẩn bị ở nhà: II. Hoạt động trên lớp: 1. Nhận diện luật thơ. 2. Tập làm thơ. 4. Rút kinh nghiệm: Tuần 19 Tiết 72 TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I NS: 25/12/2011 ND: 27/12/2011 I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Qua tiết trả bài nhằm giúp HS khắc sâu thêm kiến thức đã học. Từ đó, HS biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại trong quá trình làm bài. - Giáo dục HS biết nhận và khắc phục những tồn tại. II. Chuẩn bị: - Trả bài, sửa lỗi sai. III. Phương pháp: - Bình giảng, thuyết trình. IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định. (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ. (2 phút) Kiểm tra vở hs. 3. Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs. Phương pháp: Thuyết trình. Thời gian: 3 phút. Hoạt động 2: Trả bài và sửa bài. Mục tiêu: Giúp hs sửa bài kiểm tra. Phương pháp: Thuyết trình. Thời gian: 20 phút. - Phát bài và cho hs sửa bài theo đáp án. Hoạt động 3: Nhận xét bài làm. Mục tiêu: Giúp hs biết những điểm đúng sai để lần sau làm tốt hơn. Phương pháp: Thuyết trình. Thời gian: 15 phút. * Ưu điểm: - Đa số HS hiểu bài, làm được bài. * Khuyết điểm: - Một số bài chữ viết, trình bày chưa rõ ràng, chưa sạch đẹp. Hoạt động 4: Củng cố. Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học. Phương pháp: Thuyết trình. Thời gian: 3 phút. - Nhắc lại các lỗi cần tránh. Hoạt động 5: Dặn dò. Thời gian: 1 phút. - Chuẩn bị Nhớ rừng. 4. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: