Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 18 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 18 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu

Tiết 67. Tiếng Việt.

TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

1. Mục tiêu bài dạy. Giúp học sinh:

 a) về kiến thức: Nhận thức được vững hơn những kiến thức về từ vựng ngữ pháp đã học.

 b) Về kỹ năng: Thấy được những ưu nhược điểm trong bài làm của mình, để từ đó có hướng khắc phục cũng như bổ sung những gì còn thiếu hụt.

 c) Về thái độ: Giáo dục học sinh có thái độ nghiêm túc trong việc sửa chữa các lỗi sai sót trong bài kiểm tra.

2. Chuẩn bị của GV và HS.

 - GV: Chấm bài chính xác, khách quan; soạn giáo án.

 - HS: Ôn lại các kiến thức tiếng Việt trong phần ôn tập.

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 537Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 18 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Kết quả cần đạt
 - Nhận thức được vững hơn những kiến thức về từ vựng, ngữ pháp đã học trong tiết trả bài kiểm tra Tiếng Việt.
 - Biết cách làm thơ bảy chữ với những yêu cầu tối thiểu: đặt câu thơ bảy chữ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần.
Ngày soạn: 11/12/2010
Ngày dạy: 13/12/2010
Dạy lớp: 8B
Tiết 67. Tiếng Việt.
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
1. Mục tiêu bài dạy. Giúp học sinh:
 a) về kiến thức: Nhận thức được vững hơn những kiến thức về từ vựng ngữ pháp đã học.
 b) Về kỹ năng: Thấy được những ưu nhược điểm trong bài làm của mình, để từ đó có hướng khắc phục cũng như bổ sung những gì còn thiếu hụt.
 c) Về thái độ: Giáo dục học sinh có thái độ nghiêm túc trong việc sửa chữa các lỗi sai sót trong bài kiểm tra.
2. Chuẩn bị của GV và HS.
	- GV: Chấm bài chính xác, khách quan; soạn giáo án.
 - HS: Ôn lại các kiến thức tiếng Việt trong phần ôn tập.
3. Tiến trình bài dạy.
 * Ổn định tổ chức:
 -Kiểm ta sĩ số lớp 8B: /17
 - Lớp phó học tập báo cáo việc học bài của các bạn.
 a) Kiểm tra bài cũ: GV kết hợp khi lên lớp.
 * Đặt vấn đề vào bài mới. (1 phút) Các em đã được làm bài kiểm tra tiếng Việt, cô đã chấm và tiết học hôm nay cô trả bài để các em nhận biết được bài làm của mình có những ưu, nhược điểm gì để từ đó có hướng khắc phục, bổ sung.
(GV ghi tên bài dạy)
 b) Dạy nội dung bài mới.
GV: Đọc yêu cầu của đề bài.
	1. Đề bài.
Phần I - Trắc nghiệm. ( 3 điểm )
	Khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 5):
Câu 1: (0,5 điểm ) Một từ được coi là có nghĩa rộng khi nào ?
	A. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
	B. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
	C. Khi nghĩa của từ ngữ đó gần giống với nghĩa của một số từ ngữ khác.
	D. Khi nghĩa của từ ngữ đó trái ngược với nghĩa của một số từ ngữ khác.
Câu 2: (0,5 điểm) Các từ ngữ in đậm trong câu văn sau thuộc trường từ vựng nào ?
	“ Vì tôi biết rõ nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý reo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá phải bỏ con cái đi tha hương, cầu thực.”
	A. Cảm xúc của con người;	B. Suy nghĩ của con người;
	C. Thái độ của con người;	D. Hoạt động của con người.
Câu 3: (0,25 điểm) Trong các từ sau, từ nào không phải là từ tượng hình ?
A. Lom khom.
B. Xộc xệch.
C. Xồng xộc.
D. Xao xác.
Câu 4: (0,25 điểm) Trong những từ in đậm ở các câu sau từ nào không phải là trợ từ ?
	A. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
	B. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trông lớp.
	C. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế.
	D. Xe kia rồi! Lại cả ông toàn quyền đây rồi.
Câu 5: (0,5 điểm) Câu thơ sau đây sử dụng biện pháp tu từ gì? 
Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta
(Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)
A. Nói quá.
B. Nói giảm, nói tránh.
C. Ẩn dụ.
D. Hoán dụ.
Câu 6: (1 điểm) Ghi tên mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép vào dưới những câu ghép sau:
	A. Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi.
	B. Tuy tuổi cao, sức yếu nhưng Bác Hồ vẫn quyết tâm lên đường đi chiến dịch.
	C. Kết cục anh chàng “ hầu cận ông lý ” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc, lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
	D. Người ta đánh mình thì không sao, mình đánh người ta thì phải tù, phải tội.
	Phần II - Tự luận. (7 điểm)
	Câu 7: (3 điểm) Xác định câu ghép trong ví dụ sau, chỉ rõ mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu:
	“Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm Nay tôi đi học”.
	Câu 8: (4 điểm) Viết một đoạn văn ngắn về đề tài học tập (từ 6 đến 8 câu), trong đó có sử dụng câu ghép và dấu câu đã học. (Gạch chân dưới câu ghép và liệt kê các dấu câu được sử dụng trong đoạn văn đó) 
	2. Đáp án - Biểu điểm:
Phần I - Trắc nghiệm. (3 điểm)
Câu
Đáp án
Nội dung câu trả lời
Điểm
1
B
Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
05 điểm
2
C
Thái độ của con người
0,5 điểm
3
D
Xao xác
0, 25 điểm
4
C
Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế.
0, 25 điểm
5
B
Nói giảm, nói tránh.
0, 5 điểm
	Câu 6: (1 điểm – Mỗi câu trả lời đúng: 0,25 điểm)
 Câu A: Điều kiện - hệ quả
	 Câu B: Tương phản - đối lập
	 Câu C: Giải thích.
	 Câu D: Tương phản. 
	Phần II - Tự luận: ( 7 điểm )
Câu 7: ( 3 điểm ):
	- Câu ghép: Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm Nay tôi đi học”. (1 điểm)	 
	- Câu ghép có hai kiểu quan hệ ý nghĩa: nguyên nhân - giải thích: (1 điểm )
 + Vế (1) và vế (2) có quan hệ nguyên nhân: sự việc ở vế (2) biểu thị nguyên nhân của sự việc nêu ở vế (1). (0,5 điểm)
 + Vế (2) và vế (3) có quan hệ giải thích: sự việc nêu ở vế (3) giải thích cho sự việc nêu ở vế (2). (0,5 điểm)
Câu 8: (4 điểm )
	* Yêu cầu cần đạt: 
	- Về hình thức: ( 1điểm ) 
	+ Viết được đoạn văn theo yêu cầu (6 đến 8 câu).
+ Đảm bảo bố cục của một đoạn văn: mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn.
	+ Sử dụng câu ghép và ít nhất 4 dấu câu đã học.
	- Về nội dung: Đoạn văn hướng về chủ đề học tập (3 điểm )
 	3. Nhận xét chung. 10’
GV: Nhận xét:
	* Ưu điểm:
 - Nhìn chung, đa số các em đều có ý thức ôn tập, nắm bắt những kiến thức cơ bản về Từ vựng cũng như Ngữ pháp; hiểu đề và làm đúng theo yêu cầu đề bài đã cho; một số bài làm sạch sẽ, trình bày tương đối đẹp.
 - Phần trắc nghiệm hầu như các em xác định đúng các phương án đề yêu cầu.
 - Phần tự luận phần đông các em làm bài tương đối tốt.
	* Nhược điểm:
	- Có em còn lười học, trắc nghiệm còn sai; bài làm chưa hoàn chỉnh (phần tự luận chưa làm): Minh
	 - Còn nhiều một số bài làm cẩu thả, còn mắc lỗi chính tả; diễn đạt chưa thoát ý.
	- Một số còn lười suy nghĩ, bài tự luận (câu 2 làm kiểu chống đối); diễn đạt lủng củng; sử dụng dấu câu và viết hoa tuỳ tiện: Tuấn, Luyện, Lèo Linh, Hạnh.
	- Một số bài viết đoạn văn chưa đảm bảo yêu cầu.
	4. Chữa lỗi sai cơ bản:
GV. Ghi một số lỗi cơ bản:
	a) Học tập dúp trúng ta trong đời sống và nhân loại
, con người.
	b) Học tập sẽ dúp trúng ta có việc làm và có ích cho xã hội và hiểu biết được mở mang tầm mắt.
?Kh. Theo em những câu trên mắc lỗi gì?
HS: Lỗi chính tả, diễn đạt và đặt dấu câu chưa đúng.
HS: Xác định, GV gạch chân lỗi.
?Kh: Chữa lại cho đúng.
Chữa: 
	a) Học tập giúp chúng ta tiếp cận với tri thức của nhân loại từ đó biết tích luỹ tri thức ứng dụng vào trong đời sống.
	b) Học tập trang bị cho chúng ta những kiến thức cơ bản, đó chính là hành trang vững vàng để sau này góp phần xây dựng đất nước,....
* HS: (đổi bài cho nhau, nhận xét bài của bạn, chỉ ra lỗi sai và chữa)
	5. Đọc bài mẫu, trả bài, gọi điểm:
 Giỏi: ....... 
 Khá:........ 
Tb:.......... 
 Yếu:......... 
 c) Củng cố và luyện tập:
	Nhắc lại những yêu cầu cơ bản khi viết bài văn thuyết minh.
 d) Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhà: (1’)
 - Xem lại bài và sửa những lỗi mà bài mình mắc phải.
 - Chuẩn bị bài: Hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ.
==============================
Tiết 68, 69. KIỂM TRA HỌC KỲ I
(Theo lịch - đề của Phòng Giáo dục TP)
Ngày soạn: 06/12/2010
Ngày dạy: 09/12/2010
Dạy lớp: 8B
Tiết 70,71.
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: LÀM THƠ BẢY CHỮ
1. Mục tiêu. Giúp học sinh:
 a) Về kiến thức: Biết cách làm thơ bảy chữ với những yêu cầu tối thiểu: đặt câu thơ bảy chữ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần.
 b) Về nội dung: Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo vui vẻ.
 c) Về thái độ: Giáo dục tinh thần sáng tạo cho học sinh.
2. Chuẩn bị của GV và HS.
 - GV: Nghiên cứu sgk, sgv; sách ngữ văn 7 – tập I, soạn giáo án, bảng phụ.
 - HS: Học sinh chuẩn bị bài mới theo câu hỏi sgk (tr – 164,165)
3. Tiến trình bài dạy.
 * Ổn định tổ chức:
 - Kiểm tra sĩ số lớp 8B:/17
 - Lớp phó học tập báo cáo việc chuẩn bị bài của các bạn.
 a) Kiểm tra bài cũ: 
	(Kết hợp trong tiết học
 * Đặt vấn đề vào bài mới. (1 phút) Trong chương trình ngữ văn lớp 7, lớp 8 các em đã được học một số bài thơ làm theo thể thất ngôn như: thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt Trong tiết học hôm nay cô cùng các em tham gia hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ, để giúp các em bước đầu nắm được hình thức thơ bảy chữ, biết nhận ra câu thơ bảy chữ sai vần, sai nhịp và tập làm những bài thơ bảy chữ hợp với yêu cầu về số chữ, ngắt nhịp và vần. 
 (GV ghi tên bài dạy)
 b) Dạy nội dung bài mới:
I. Nhận diện thể thơ bảy chữ. (29 phút)
 1. Bài tập:
 a. Bài Chiều của Đoàn Văn Cừ:
GV: Chép bài thơ lên bảng. 
Chiều hôm thằng bé cưỡi trâu về,
 B B B T T B B
Nó ngẩng đầu lên hớn hở nghe.
 T T B B T T B
Tiếng sáo diều cao vòi vọi rót,
 T T B B B T T
Vòm trời xanh vắt ánh pha lê.
B T B T T B B
HS: Đọc bài thơ.
?TB: Quan sát bài thơ và cho biết bài có mấy câu? Mỗi câu thơ có mấy chữ?
HS: Bài có 4 câu, mỗi câu có bảy chữ.
 - Số câu: bốn; mỗi câu có bảy chữ.
?TB: Chỉ ra những chữ có chức năng gieo vần trong bài thơ? Và nêu vị trí của những chữ đó?
 - Chữ: về, nghe, lê; nằm ở vị trí cuối cùng của dòng thơ (chữ thứ 7 của câu).
?TB: Em có nhận xét gì về cách gieo vần trong bài thơ Chiều?
 - Bài thơ có ba vần gieo ở chữ thứ bảy của câu 1,2,4; gieo vần bằng và là vần chính (hoàn toàn khớp: về, nghe, lê).
 - Gieo vần bằng ở tiếng cuối câu 1, 2, 4.
?TB: Đọc lại bài thơ và xác định nhịp thơ trong từng câu?
 - Ngắt nhịp 4/3 ở các câu 1,2,4; câu 3 ngắt nhịp 3/4.
 - Nhịp 4/3
?TB: Xác định luật bằng trắc của các câu thơ kề nhau trong bài?
 - Luật bằng trắc: + Các tiếng 2 ,4 ,6 trong câu 1 và 2; câu 3 và 4 đối nhau.
 + Các tiếng 2, 4, 6 trong câu 2 và 3 niêm với nhau.
?KH: Nêu nhận xét về luật bằng trắc của bài thơ Chiều?
 - Bài thơ gieo vần bằng, luật bằng.
GV: Muốn xác định luật bằng hay trắc của bài thơ thất ngôn ta căn cứ vào tiếng thứ 2 của dòng thơ.
 b. Bài thơ Tối của Đoàn Văn Cừ:
GV: Chép bài thơ Tối lên bảng.
Trong túp lều tranh cánh liếp che,
Ngọn đèn mờ, tỏa ánh xanh xanh,
Tiếng chày nhịp một trong đêm vắng,
Như bước thời gian đếm quãng khuya.
HS: Đọc bài thơ.
?KH: Bài thơ đã bị chép sai. Hãy chỉ ra chỗ sai, nói rõ lí do và tìm cách sửa lại cho đúng?
 - HS thảo luận nhóm (bàn) sau 5 phút cử đại diện nhóm trả lời.
 - Bài thơ chép sai hai chỗ: sau "ngọn đèn mờ" không có dấu phẩy, vì dấu phẩy dùng ở đây gây đọc sai nhịp. Chép sai "ánh xanh lè" thành "ánh xanh xanh", chữ xanh là sai vần.
 - HS sửa lại bằng cách bỏ dấu phẩy sau chữ mờ và sửa chữ "xanh" thành một chữ hiệp vần với chữ "che" ở trên. Có thể là chữ "lè" như tác giả viết, hoặc có thể là tiếng "vàng khè", hoặc "bóng đèn mờ tỏ; bóng đêm nhòe", hay "bóng trăng nhòe", hay "ánh trăng loe"
GV: Treo bảng phụ ghi nội dung bài thơ đã hoàn chỉnh.
Trong túp lều tranh cánh liếp che,
Ngọn đèn mờ tỏa ánh vàng khè.,
Tiếng chày nhịp một trong đêm vắng,
Như bước thời gian đếm quãng khuya.
?KH: Từ việc tìm hiểu các bài thơ thất ngôn, em hãy tổng kết lại những hiểu biết của mình về thơ bảy chữ?
 2. Bài học: 
 - Thơ bảy chữ là hình thức thơ lấy câu thơ bảy chữ (tiếng) làm đơn vị nhịp điệu, bao gồm thơ bảy chữ cổ thể, thơ Đường luật tám câu bảy chữ và bốn câu bảy chữ, thơ hiện đại nhiều khổ với câu thơ bảy chữ
 - Nhịp: có thể ngắt nhịp 4/3 hoặc 3/4 nhưng nhịp 4/3 nhiều hơn, thông dụng hơn.
 - Trong phạm vi một bài bốn câu hay một khổ bốn câu, thông thường có thể có ba vần (tiếng cuối câu 1,2,4) hoặc hai vần (tiếng cuối câu 2,4 hay 1,2). Vần có thể là bằng hoặc trắc.
 II. Tập làm thơ. (40 phút)
 a. Hãy làm tiếp hai câu cuối theo ý mình trong bài thơ của Tú Xương mà người biên soạn đã dấu đi?
Tôi thấy người ta có bảo rằng:
 B T B B T T B
Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng!
 T B B T T B B
?TB: Đọc hai câu thơ và xác định đối tượng được nói đến trong hai câu thơ này? Và cho biết đối tượng đó ở đâu?
 - Đối tượng: thằng Cuội ở cung trăng.
?TB: Qua các câu chuyện dân gian em biết thêm gì về nhân vật Cuội?
 - Cuội hay nói dối; Cuội ngồi ở gốc cây đa trên cung trăng.
?TB: Em hãy xác định luật bằng trắc ở hai câu thơ đầu?
 - Hai câu thơ đầu làm theo luật trắc.
?KH: Nếu viết tiếp hai câu thơ cuối đúng luật thì phải viết như thế nào?
 - Mô hình bằng trắc của hai câu thơ cuối sẽ là:
 B B T T B B T
 T T B B T T B
?TB: Em viết hai câu cuối như thế nào nếu nhấn mạnh tới việc nói dối của Cuội?
 - HS trình bày, gv nhận xét ghi bảng.
Đáng cho cái tội quân lừa dối
Già khắp nhân gian vẫn gọi thằng.
?TB: Để chế giễu Cuội cô đơn sống nơi mặt trăng chỉ có đá với bụi em sẽ viết thế nào?
 - HS nêu cách viết của mình, gv ghi bảng.
Cung trăng chỉ toàn đất với đá
Hít bụi suốt ngày Cuội sướng không?
?TB: Nếu lo cho chị Hằng phải sống cùng với Cuội em sẽ viết hai câu tiếp theo như thế nào?
 - HS nêu cách viết, gv nhận xét ghi bảng.
Cõi trần ai cũng chường thằng Cuội
Nó đến cung trăng bỡn chị Hằng.
GV: Nguyên văn hai câu cuối của Tú Xương là:
 Chứa ai chẳng chứa, chứa thằng Cuội
 Tôi gớm gan cho cái chị Hằng.
 b. Làm tiếp bài thơ dang dở dưới đây cho trọn vẹn theo ý của mình.
Vui sao ngày đã chuyển sang hè,
 B B B T T B B
Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve.
 T T B B T T B
?TB: Chỉ rõ luật bằng trắc của hai câu thơ trên?
 - Hai câu thơ làm theo luật bằng.
?TB: Hai câu tiếp theo về luật bằng trắc phải tuân theo như thế nào?
 - Nếu theo luật phải là: T T B B B T
 B B T T T B
?KH: Về nội dung hai câu đầu miêu tả cảnh gì? Và nếu vậy hai câu sau ta phả nói chuyện gì?
 - Hai câu thơ đầu vẽ ra cảnh mùa hè, do đó hai câu tiếp theo phải nói tới chuyện mùa hè, chuyện nghỉ hè hoặc chuyện chia tay bạn, dặn dò bạn, hẹn hò nhau năm sau gặp lại,
?TB: Em sẽ viết tiếp bài thơ dang dở cho trọn vẹn ra sao?
 - HS nêu ý kiến của mình, gv nhận xét, ghi bảng.
Cảnh ấy lòng ai không phấn chấn
Bên nhau vui hát rộn trưa hè.
- Hoặc Phơi phới trong lòng bao tiếng gọi
 Thoảng hương lúa chín gió đồng quê.
 c. Học sinh trình bày sáng tác:
HS: 3 – 5 em đọc bài thơ mình làm, học sinh khác nhận xét.
GV: Nhận xét ưu nhược điểm của từng bài (ý thơ, cách ngắt nhịp, về đối, niêm, luật bằng trắc) và cách sửa nếu viết chưa đúng.
 c) Củng cố, luyện tập: (3 phút).
HS: Đọc bài thơ Chiếc chổi may; Cuối thu sgk (tr – 166,167) 
 d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2 phút)
 - Học thuộc phần bài học; tập sáng tác thơ bảy chữ.
 - Ôn toàn bộ kiến thức ngữ văn đã học trong học kì một để chuẩn bị kiểm tra học kì.
=====================

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 18.doc