Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 18 - Chuẩn KTKN

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 18 - Chuẩn KTKN

 TUẦN 18

 TIẾT 69,70

Ngày soạn :

Ngày dạy :

 KIỂM TRA HỌC KỲ I

 ( ĐỀ DO PHÒNG GIÁO DỤC RA)

 1. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 a. Kiến thức:

 Giúp học sinh hệ thống được kiến thức đã học về Văn, Tiếng Việt và TLV

 b. Kỹ năng:

 Có kĩ năng làm bài trắc nghiệm và kĩ năng làm văn thuyết minh

 c. Thái độ:

 Nghiêm túc trong quá trình làm bài.

 2. CHUẨN BỊ

 GV : Đề bài( Do phòng ra)

 HS : Chuẩn bị kĩ trước ở nhà

 Tích hợp: Tất cả các văn bản và tập làm văn, tiếng Việt đã học trong học kì I

 3. TIẾN TRINH LÊN LỚP :

 a. Ổn định:

 b. Bài cũ: Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.

 c. Bài mới :

 - GV phát đề cho học sinh

 - GV nhắc HS đọc kĩ đề, xác định yêu cầu đề, làm bài nghiêm túc.

 - Yêu cầu học sinh làm bài nghiêm túc, không được trao đổi, quay cóp, dỡ tài liệu.

 - Giáo viên thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.

 - GV thu bài về nhà chấm trả đúng qui định.

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 952Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 18 - Chuẩn KTKN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 18 
 TIẾT 69,70
Ngày soạn : 
Ngày dạy : 
 KIỂM TRA HỌC KỲ I
 ( ĐỀ DO PHÒNG GIÁO DỤC RA)
 1. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 a. Kiến thức: 
 Giúp học sinh hệ thống được kiến thức đã học về Văn, Tiếng Việt và TLV
 b. Kỹ năng: 
 Có kĩ năng làm bài trắc nghiệm và kĩ năng làm văn thuyết minh
 c. Thái độ: 
 Nghiêm túc trong quá trình làm bài.
 2. CHUẨN BỊ 
 GV : Đề bài( Do phòng ra)
 HS : Chuẩn bị kĩ trước ở nhà
 Tích hợp: Tất cả các văn bản và tập làm văn, tiếng Việt đã học trong học kì I
 3. TIẾN TRINH LÊN LỚP :
 a. Ổn định: 
 b. Bài cũ: Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
 c. Bài mới : 
 - GV phát đề cho học sinh 
 - GV nhắc HS đọc kĩ đề, xác định yêu cầu đề, làm bài nghiêm túc.
 - Yêu cầu học sinh làm bài nghiêm túc, không được trao đổi, quay cóp, dỡ tài liệu.
 - Giáo viên thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
 - GV thu bài về nhà chấm trả đúng qui định.
 4. ĐỀ BÀI KIỂM TRA: 
Câu 1: ( 2đ )
 Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Mỗi loại cho một ví dụ và đặt câu, gạch chân mỗi từ loại đó.
Câu 2 : ( 3đ ) 
Viết một đoạn văn ngắn ( từ 6 đến 8 câu ) cảm nhận về tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh qua văn bản : “ Trong lòng mẹ ” – Nguyên Hồng.
 ( Ngữ văn 8, tập 1 )
 Câu 3 : ( 5đ ) 
 Thuyết minh về một đồ dùng trong học tập ( cặp, bút, sách.)
 5. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM.
 Câu 1: 
 - Nêu đúng khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh ( 1đ)
 - Mỗi loại từ đặt 1 câu ( 0.5đ)
 - Xác định và gạch chân từ loại đó.
 Câu 2: Yêu cầu
 a. Về hình thức: ( 1đ )
 - Viết đúng yêu cầu hình thức của đoạn văn, đảm bảo đủ số câu.
 - Diễn đạt trôi chảy, viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp.
 b. Về nội dung ( 2đ ) Đảm bảo những ý cỏ bản sau.
 - Lo lắng cho tình cảnh của mẹ khi nghe bà cô kể về cuộc sống của mẹ ở Hải Phòng.
 - Hiểu được những ý nghĩ cay độc mà bà cô muốn gieo rắc vào đầu chú bé Hồng để chú ruồng rẫy mẹ.
 - Hiểu được nguyên nhân chính khiến mẹ chú phải sống tha hương cầu thực ( do những định kiễn của xã hội phong kiến ) nên Hồng căm thù những hủ tục lạc hậu cảu xã hội phòg kiến: “ giá như những cổ tục đày đọa mẹ tôi.mà cắn..cho kì nát vụn mới thôi”.
 - Cảm thấy sung sướng, hạnh phúc khi ở trong lòng mẹ ( cảm nhận được hơi ấm của tình mẫu tử),.
 Câu 3: 
 1. Yêu cầu chung: 
 - Bài làm sạch sẽ, chữ viết đúng chính tả, câu văn đúng ngữ pháp, đúng kiểu bài thuyết minh. Sử dụng kết hợp linh hoạt các phương pháp thuyết minh.
 - Trình tự thuyết minh hợp lý, diễn đạt mạch lạc, đảm bảo tính liên kết.
 - Đảm bảo bố cục và trình bày khoa học, sạch sẽ.
 2. Yêu cầu cụ thể:
 a. Mở bài ( 0.75đ ) 
 Giới thiệu chung về đối tượng thuyết minh
 b. Thân bài ( 3.5đ ) 
 - Nguồn gốc của đối tượng.( 0.5đ)
 - Đặc điểm, cấu tạo của đối tượng. ( 1.5đ)
 - Đề xuất sử dụng, bảo quản hợp lý. ( 0.75đ)
 - Vai trò, ý nghĩa của đối tượng. ( 0.75đ)
 c. Kết bài ( 0.75đ ) 
 Bày tỏ thái độ với đối tượng.
 3. Biếu điểm.
 Điểm 5 : Đảm bảo tương đối tốt yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể.
 Điểm 4 : Cơ bản đảm bảo yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể, nhưng còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
 Điểm 3 : - Cơ bản đảm bảo yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể, tuy nhiên trình tự thuyết minh đôi chỗ chưa hợp lý, diễn đạt còn lủng củng.
 - Kết hợp, sử dụng chưa linh hoạt các phương pháp thuyết minh
 Điểm 2 : - Cung cấp được những kiến thức cơ bản về đối tượng, nhưng bố cục không rõ ràng, trình tự thuyết minh chưa hợp lí.
 - Chữ viết tương đối rõ ràng.
 - Còn mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt.
 Điểm 1 : Bài làm sơ sài, diễn đạt yếu, bố cục không rõ ràng, lẫn lộn trình tự thuyết minh.
 * Lưu ý. Trên đây chỉ là đáp án sơ lượ, tùy tứng đối tượng học sinh cụ thể ở địa phương mà giáo viên chấm và cho điểm thích hợp, nên khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo.
 6. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
 Về nhà làm lại đề do phòng ra
 7. RÚT KINH NGHIỆM
 TUẦN 18 
 TIẾT 71
Ngày soạn :
Ngày dạy : 
 HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: LÀM THƠ 7 CHỮ
 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 Biết làm bài thơ 7 chữ hoàn chỉnh.
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
 1. Kiến thức :
 Biết cách làm thơ 7 chữ với những yêu cầu tối thiểu: đặc câu thơ bảy chữ, biết ngắt nhịp 4/3 biết gieo vần.
 2. Kỹ năng : 
 Có thể làm thơ bảy chữ và biết cách ngắt nhịp 4/3 phù hợp.
 3. Thái độ : 
 Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo vui vẻ.
 C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp, thảo luận nhóm.
 - Dự kiến khả năng tích hợp: Dự kiến khả năng tích hợp: Các vb đã học đặc biệt là những bài thơ 7 chữ 
 - Sưu tầm một số bài thơ 7 chữ. Bảng phụ
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định: 
 2. Bài cũ: 
 3.Bài mới : 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Nhận diện luật thơ : 
? Muốn làm một bài thơ bảy chữ, chúng ta cần phải xác định những yếu tố nào ? 
- Số tiếng và số dòng của 1 bài thơ 
- Luận bằng trắc cho từng tiếng trong 1 bài thơ 
- Phải xác định đối niêm giữa các dọng 
- Xác định vần trong 1 bài thơ 
- Cách ngắt nhịp 
 Gọi hs đọc bài thơ “ Chiều” 
? Gạch nhịp và chỉ ra các tiếng gieo vần cũng như mối quan hệ bằng trắc của hai câu kề nhau của bài thơ ? 
- Số tiếng : 7 
- Số dòng : 4
- Nhịp thơ : 4/3 
- Các tiếng giao vần : Câu 1,4 
- Mối quan hệ bằng trắc của 2 câu kề nhau là đối 
HS: Đọc một số bài thơ do mình sưu tầm 
? Về vị trí ngắt nhịp, gieo vần và quy luật bằng trắc
 - Gọi hs đọc bài thơ “ Tối” của Đoàn văn Cừ 
? Bài thơ bị chép sai. Hãy chỉ ra chỗ sai, nói lí do và thử tìm cách sửa lại cho đúng ? 
- Sau “ ngọn đèn mờ” không có dấu phẩy, dấu phẩy gây đọc sai nhịp 
- Vốn là “ ánh xanh lè” chép thành “ xanh xanh” , chữ “ xanh” sai vần 
 * HOẠT ĐỘNG 2: Tập làm thơ 
GV: Gọi hs lên bảng sửa lại bài thơ 
HS: Nêu yêu cầu bài tập 1 
? Hãy làm tiếp hai câu cuối theo ý mình trong bài thơ của Tú Xương mà người biên soạn giấu đi 
? Làm tiếp bài thơ dang dở dưới đâ cho trọn vẹn theo ý của mình ?
- Gọi hs đọc bài thơ 4 câu 7 chữ đã làm ở nhà để cả lớp bình
* HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học.
I. NHẬN DIỆN LUẬT THƠ :
- Câu thơ 7 chữ 
- Ngắt nhịp có thể là 4/3 hoặc ¾ nhưng phần nhiều là 4/3
- Vần có thể là trắc bằng, nhưng phần nhiều là bằng, vị trí gieo vần là tiếng cuối của cầu và 4, có khi cả tiếng cuối câu 1 
- Luật bằng trắc : theo 2 mô hình 
 a. B B T T T B B
 T T B B T T B
 T T B B B T T
 b. B B T T T B B
 T T B B T T B
 B B T T T B B
 B B T T B T B
 T T B B T B B
 Tối
 Trong túp lều tranh cánh liếp che, 
 Ngọn đèn mờ toả ánh xanh lè , 
 Tiếng chày nhịp một trong đêm vắng
 Như bước thời gian đếm quãngkhuya 
II, TẬP LÀM THƠ 
a, Tôi thầy người ta có bảo rằng : 
 Bảo rằng thằng cuội ở cung trăng !
 Đêm rằm cội vén mây nhìn xuống 
 Để thế gian trông thấy chị Hằng 
b,
 Vui sao ngày đã chuyễn sang hè, 
 Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve 
 Phất phơ trong lòng bao tiếng gọi Thoảng hương lúa chín gió đồng quê
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài học :
 Về nhà học bài, tự làm một số bài thơ theo chủ đề tự chọn vào sổ tay của mình.
 * Bài soạn:
 Học bài để chuẩn bị thi học kì I
E. RÚT KINH NGHIỆM :
 TUẦN 18 
 TIẾT 72
Ngày soạn : 
Ngày dạy : 
 TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I
1. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
 a. Kiến thức: 
 Giúp học sinh nhận ra được ưu vàhạn chế của mình để phấn đấu và khắc phục
 b. Kĩ năng:
 Có kĩ năng làm bài thuyết minh về tất cả các lĩnh vực ( đồ dùng, môi trường)
 c. Thái độ:
 Nghiêm túc, có ý thức sửa sai và cố gắng trong học tập.
 2. CHUẨN BỊ :
 Tích hợp: Tất cả các văn bản và tập làm văn, tiếng Việt đã học trong học kì I
 Giáo viên: Bài kiểm tra học kì và đáp án
 Học sinh: Chuẩn bị kĩ trước ở nhà
 3. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
 a. ổn định :
 b. Kiểm tra bài cũ: 
 c . Bài mới : 
 * GIÁO VIÊN CHÉP ĐỀ LÊN BẢNG.
 4. ĐỀ BÀI KIỂM TRA:
 5. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU 
 * HỌC SINH THẢO LUẬN, TỰ NHẬN XÉT BÀI LÀM 
 * NHẬN XÉT ƯU, KHUYẾT ĐIỂM CỦA HỌC SINH.
 + Nhận xét chung : 
 Phần trắc nghiệm: Làm tương đối.
 a. Ưu điểm : 
 - Đã xác định được yêu cầu của đề
 - Làm bài có bố cục rõ ràng.
 b. Khuyết điểm : 
 - Có một số hs chưa học bài nên dẫn đến kết quả thấp
 - Chữ viết còn cẩu thả câu văn còn lũng củng.
 - Bố cục phần thân bài chia đọan chưa hợp lí . 
 - Nhiều em chưa xác định được bố cục của bài nên lam bài còn lủng củng, diễn đạt chưa mạch lạc , chưa nêu được nội dung mà đề yêu cầu.
 c. Sửa bài : 
 - Lỗi diễn đạt : 
 - Lỗi dùng từ, chính tả, trình bày bài làm.
 - GV sửa lỗi chính tả, cách dùng từ và cách diễn đạt lời văn mà học sinh còn mắc phải, để học sinh thấy được rút kinh nghiệm cho các bài làm sau.
 d. Đọc bài làm tốt : 
 - Gv giới thiệu một số bài làm đạt điểm cao
 - Nêu lỗi sai của một sồ bài làm đạt điểm thấp
 * TRẢ BÀI CHO HỌC SINH ĐỐI CHIẾU KẾT QUẢ.
 * THỐNG KÊ ĐIỂM.
Lớp
Sỉ số
Số bài
0 -1 -2
3 - 4
Dưới TB
5 – 6
7 - 8
9 - 10
Trên TB
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A1
8A2
6. RÚT KINH NGHIỆM :

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 8 tuan 18 CKTKN.doc