Giáo án Ngữ văn 8 tuần 18, 19

Giáo án Ngữ văn 8 tuần 18, 19

TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT.

A. Mục tiêu

 - Giúp hs thông qua tiết trả bài để ôn lại các kiến thức đã học, đồng thời tự đánh giá khả năng tiếp thu của bản thân thông qua điểm đạt được để điều chỉnh lại phương pháp học cho phù hợp với bản thân.

 - Rèn kĩ năng phân tích, đánh giá , ưu nhược diểm của bản thân trong quá trình làm bài.

 - Giáo dục ý thức tự rút kinh nghiệm, tự sửa nhược điểm của bản thân .

B. Chuẩn bị.

 - GV: sgk, sgv, giáo án, tài liệu

 - HS: Xem lại đề kiểm tra.

C. Tiến trình dạy - học.

 - Tổ chức.

 - Kiểm tra:

 - Bài mới.

I. Đề bài: ( Xem tiết 60 - tuần 15)

II. Đáp án - Biểu điểm

- Xem tiết 60

 

doc 7 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 711Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tuần 18, 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18 - Tiết 67 Ngày soạn:16/12/2008
Trả bài kiểm tra tiếng việt.
A. Mục tiêu 
 - Giúp hs thông qua tiết trả bài để ôn lại các kiến thức đã học, đồng thời tự đánh giá khả năng tiếp thu của bản thân thông qua điểm đạt được để điều chỉnh lại phương pháp học cho phù hợp với bản thân.
 - Rèn kĩ năng phân tích, đánh giá , ưu nhược diểm của bản thân trong quá trình làm bài.
 - Giáo dục ý thức tự rút kinh nghiệm, tự sửa nhược điểm của bản thân .
B. Chuẩn bị.
 - GV: sgk, sgv, giáo án, tài liệu
 - HS: Xem lại đề kiểm tra.
C. Tiến trình dạy - học.
	- Tổ chức.
	- Kiểm tra: 
	- Bài mới.
I. Đề bài: ( Xem tiết 60 - tuần 15)
II. Đáp án - Biểu điểm
- Xem tiết 60
III. Nhận xét.
1. Ưu điểm.
- Đa số hs trong các lớp đều hiểu yêu cầu của các câu hỏi trong đề kiểm tra nên kiến thức các em trình bày trong phần trả lời rất tốt, chất lượng điểm nhìn chung đảm bảo, ít điểm dưới trung bình.
- Phần trắc nghiệm hầu hết các em khoanh phương án trả lời đúng rõ ràng, không tẩy xoá.
- Phần tự luận 50% hs biết viết đoạn có nội dung, bố cục rõ ràng, đồng thời lại biết kết hợp sử dụng các biện pháp tu từ, kiến thức đề bài yêu cầu một cách hợp lí. 
- Các phần bài tự luận các em đã biết trình bày , viết chữ sạch sẽ hơn so với bài trước.
- Bài làm tốt: Xoan, Nhi(8A), Thư, Bình(8C)
2. Nhược điểm.
- Phần tự luận vẫn còn hs do cha nắm chắc kiến thức, chưa đọc kĩ các phần trả lời hoặc chưa phân biệt kĩ chỉ làm theo cảm tính nên trả lời sai.
- Vẫn còn hiện tượng hs làm bài khoanh tròn phần tự luận bằng bút chì.
- Phần trắc nghiệm có những em do chưa đọc kĩ yêu cầu đề bài nên chỉ viết đoạn mà không nêu ra các đơn vị kiến thức được sử dụng trong bài làm, vì vậy mà điểm không đạt được tối đa.
- Có những phần tự luận các em cố ép các đơn vị kiến thức theo yêu cầu của đề bài mà không để ý đến nội dung nên đoạn văn khập khiễng, thiếu lô gích.
- Trình bày phần tự luận của một số em vẫn tồn tại sự vô ý thức, cẩu thả trong viết chữ, chính tả. câu ...
- Bài làm yếu: Tuân(8A), Thành, Giỏi(8C)
* Gv nhận xét cụ thể từng bài của hs dựa vào bảng tổng hợp trong quá trình chấm nếu thời gian cho phép.
IV.Trả bài.
- Gv trả bài đã chấm cho hs.
- Hs xem bài của mình và vận dụng những kiến thức đã ôn tập để kiểm tra, đánh giá bài làm của mình theo lời phê của giáo viên.
- Giáo viên chữa bài bằng cách kiểm tra kiến thức cũ của hs thông qua các câu hỏi của bài kiểm tra.
D. Củng cố - Hướng dẫn
- Gv lấy điểm vào sổ.
- Gv nhận xét ý thức sửa bài của hs trong giờ. 
- Về nhà học bài, ôn tập các kiến thức đã học.
- Chuẩn bị kiến thức cho bài kiểm tra tổng hợp
_________________________________________
Tiết: 68- 69 Ngày soạn:16/12/2008
Kiểm tra tổng hợp kì I
A. Mục tiêu.
 - Hs nắm được kiến thức đã học từ đầu năm đến tuần 17 đề vận dụng vào làm bài kiểm tra học kì.
 - Nắm được nội dung của một số tác phẩm truyện ngắn và một số biện pháp tu từ, kiểu bài văn thuyết minh.
 - Rèn kĩ năng làm bài tổng hợp
B. Chuẩn bị.
 - GV: sgk, sgv, giáo án, ra đề
 - HS: Ôn tập kĩ kiến thức đã học
C. Tiến trình dạy - học.
	- Tổ chức.
	- Kiểm tra: 
	- Bài mới.
I. Đề bài.
A. Đề chẵn.
Câu 1(2,5đ): 
a. Thế nào là nói giảm, nói tránh?
b. Xác định biện pháp tu từ trong câu thơ sau? Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó?
 Bác ơi tim Bác mênh mông thế
 Ôm cả non sông mọi kiếp người! 
 ( Tố Hữu ) 
Câu 2(1,5đ ): Chép lại 4 câu thơ đầu bài thơ:Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu? Nêu giá trị nội dung nghệ thuật bài thơ? 
Câu 3 (6đ): Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam.
B. Đề lẻ.
Câu 1 (2,5đ ): 
a. Thế nào là nói quá?
b. Xác định biện pháp tu từ trong câu sau? Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó?
 Cày đồng đang buổi ban trưa
 Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
 ( Ca dao )
Câu 2 (1,5đ ): Chép lại 4 câu thơ đầu bài thơ: Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà? Nêu nội dung nghệ thuật bài thơ?
Câu 3 (6đ): Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam.
II.Đáp án - Biểu điểm
A. Đề chẵn.
Câu 1: Yêu cầu học sinh trình bày được:
- Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ nặng nề; tránh thô tục thiếu lịch sự. (1đ)
- Xác định đúng biện pháp tu từ nói quá. (0,5đ)
- Phân tích tác dụng: Nhấn mạnh tình yuê thương bao la của Bác Hồ (1đ)
Câu 2 : Chép đúng 4 câu thơ đầu bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác. (0,5đ)
 Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,
 Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.
 Đã khách không nhà trong bốn biển,
 Lại người có tội giữa năm châu.
- Nội dung: Thể hiện phong thái ung dung, đường hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt của nhà chiến sĩ yêu nước PBC.(0,5đ)
- Hình thức: Giọng điệu hào hùng có sức lôi cuốn mạnh mẽ.(0,5đ)
B. Đề lẻ.
Câu 1: Yêu cầu học sinh trình bày được:
- Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng tăng sức biểu cảm. (1đ)
- Xác định đúng biện pháp tu từ nói quá. (0,5đ)
- Phân tích tác dụng: Diễn tả công viếc cày đồng buổi ban trưa vô cùng vất vả.(1đ)
Câu 2: Chép đúng 4 câu thơ đầu bài thơ:Muốn làm thằng Cuội. (0,5đ)
 Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!
 Trần thế em nay chán nửa rồi,
 Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
 Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
- Nội dung: Thể hiện tâm sự của một con người bất hoà sâu sắc với thực tại tầm thường, xấu xa muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng để bầu bạn với chị Hằng.(0,5đ)
- Hình thức: Hồn thơ lãnh mạn pha chút ngông nghênh đáng yêu và có sự đổi mới thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật cổ điển.(0,5đ)
Câu 3 : ( chung cho cả 2 đề)
 * Yêu cầu chung:
- Kiểu bài: Thuyết minh
- Đối tượng: Chiếc áo dài Việt Nam
- Nội dung: 
 + Giới thiệu chung về chiếc áo dài VN.
+ Giới thiệu lịch sử chiếc áo dài.
+ Giới thiệu các giai đoạn phát triển của chiếc áo dài
+ vai trò vị trí của chiếc áo dài ở trong nước.
+ Giá trị của chiếc áo dài trên trường quốc tế
+ ý nghĩa đạo lí của chiếc áo dài:( 2 vạt trước và sau tượng trưng cho tứ thân phụ 
mẫu, năm khuy cài nằm ở vị trí cố định tượng trưng cho 5 đạo lí làm người )
+ Cảm nghĩ chung về hình ảnh chiếc áo dài.
- Hình thức:
+ Bài văn phải có bố cục 3 phần đầy đủ, rõ ràng.
+ Trình bày khoa học, lôgic, mạch lạc.
+ Chữ viết sạch sẽ, sáng sủa.
* Biểu điểm:
+ Điểm 6-5: 	- Bài viết đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên.
	- Không hoặc mắc ít lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, liên kết, diễn đạt,
- Chữ viết sạch sẽ, sáng sủa.
+ Điểm 4-3: - Bài viết cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên.
	- Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, liên kết, diễn đạt,
+ Điểm 2-1:
- Bài viết không đáp ứng được các yêu cầu trên.
	- Mắc nhiều lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu, liên kết, diễn đạt, 
D. Củng cố - Hướng dẫn.
- GV thu bài, nhận xét giờ làm bài của hs
- Xem lại toàn bộ kiến thức đã học
- Chuẩn bị: Làm thơ bẩy chữ.
_________________________________________________________________________
Tuần 19 - Tiết 70 , 71 Ngày soạn: 22/12/2008
Hoạt động ngữ văn: làm thơ bảy chữ
A. Mục tiêu
	- Giúp hs biết cách làm thơ bảy chữ với những yêu cầu tối thiểu: đặt câu thơ bảy chữ, biết cách ngắt nhịp 4/ 3, biết gieo đúng vần...
	- Nhận biết đợc các lỗi sai phạm luật khi làm thơ.
	- Tạo không khí lành mạnh, mạnh dạn, sáng tạo vui vẻ trong quá trình tập làm thơ.
B. Chuẩn bị.
 - GV: sgk, sgv, giáo án, tài liệu
 - HS: Chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi sgk
C. Tiến trình dạy - học.
	- Tổ chức.
	- Kiểm tra: Việc chuẩn bị của hs
	- Bài mới.
- Hs đọc sgk.
? Em hiểu thế nào là thể thơ bẩy chữ?
? Phân tích mẫu bài thơ?
? Hãy đọc, gạch nhịp và chỉ ra các tiếng gieo vần cũng như mối quan hệ bằng trắc của 2 câu thơ kề nhau trong bài thơ sau:
? Bài thơ của Đoàn Văn Cừ đã bị chép sai, hãy chỉ ra chỗ sai, nói lí do và thử tìm cách chữa ? 
? Hãy làm tiếp hai câu thơ cuối theo ý mình trong bài thơ của Tú Xương mà người biên soạn đã dấu đi ?
Tôi thấy người ta có bảo rằng:
Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng!
? Hai câu thơ có đề tài về vấn đề gì ? 
? Chú Cuội có đặc điểm gì ? 
? Có thể làm thơ theo phong cách nào ?
? Hai câu tiếp theo luật bằng - trắc phải ntn ?
? Làm tiếp bài thơ dang dở dưới đây cho chọn vẹn ý của mình?
? Hãy làm tiếp bài thơ dang dở dới đây cho trọn vẹn theo ý của mình:
Vui sao ngày đã chuyển sang hè
Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve.
? Đề tài của hai câu thơ đó là gì ? 
? Mùa hè gợi cho em liên tởng đến những nội dung nào ? 
? Các qui định về bằng - trắc của hai câu tiếp sẽ phải ntn ?
- Hs dựa vào các gợi ý đó để làm hai câu cuối
I. Chuẩn bị ở nhà.
1. Khái niệmvà phạm vi luyện tập.
- Muốn làm bài thơ bẩy chữ(4 câu hoặc 8 câu) ta phải xác định được những yếu tố:
+ Số tiếng số dòng của bài thơ
+ Xác định bằng trắc cho từng tiếng trong bài
+ Xác định đối niêm trong các dòng thơ
+ Xác định vần trong bài thơ
+ Xác định cách ngắt nhịp trong bài thơ
+ Luật cơ bản: Nhất tam ngũ bất luận. Nhị tứ lục phân minh
2. Phân tích mẫu.
Bánh chôi nước
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
 B B B T T B B
Bảy nổi ba chìm với nước non
 T T B B T T B
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
 T T T B B T T
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
 B B T T T B B
II. Hoạt động trên lớp.
1. Nhận diện luật thơ.
 Chiều
Chiều hôm thằng bé/ cưỡi trâu về,
 B B T T T B B
Nó ngẩng đầu lên/ hớn hở nghe.
 T T B B T T B
Tiếng sáo diều/ cao vòi vọi/ rót.
 T T B B B T T
Vòm trời trong vắt/ ánh pha lê.
 B B B T T B B
 Cuối thu.
Cuối thu/, trời biếc/, lúa vàng bông,
 T B B T T B B
Cỏ nhạt màu xanh,/ lá úa hồng.
T T B B T T B
Hôm tối chân trời/ sơng tím phủ,
 B T B B B T T
Gió đa hơng lúa/ bốc thơm lừng.
T B B T T B B
- Ngắt nhịp: 4/ 3; 3/4.
 - Vần : vần bằng hoặc trắc, song chủ yếu là vần bằng, vị trí gieo là các tiếng cuối câu 2, 4, 6 có khi cả tiếng cuối câu 1.
- Luật bằng trắc: có 2 cách gieo dựa vào tiếng thứ hai của câu thơ đầu để quyết định luật bằng - trắc (niêm: câu lẻ, chẵn liền kề bằng, trắc phải đối nhau; câu chẵn, lẻ liền kề bằng, trắc phải giống nhau).
- Sai hai chỗ: 
+ Không có dấu phẩy sau " ngọn đèn mờ " vì gây ra cách đọc sai nhịp.
+ " ánh xanh xanh " chép sai do không đúng vần.
- Cách sửa:
+ Bỏ dấu phẩy.
+ " ánh xanh xanh " có thể đổi " xanh lè; vàng khè; đêm nhoè; trăng loe..."
2. Tập làm thơ
- Đề tài của bài thơ xoay quanh chuyện thằng Cuội ở cung trăng.
- Đặc điểm của Cuội: nói dối, cung trăng có chị Hằng, có cây đa, có con thỏ ngọc...
- Phong cách thơ: nghiêm túc, nghịch ngợm, hóm hỉnh, giễu cợt...
- Luật bằng - trắc phải như sau:
B B T T B B T
T T B B T T B
- Nhấn mạnh tới việc nói dối khiến thằng Cuội lên cung trăng, bị ngời chê cời:
Đáng cho cái tội quân lừa dối
Già khấc nhân gian vẫn gọi thằng.
- Giễu cợt chú cuội cô đơn nơi mặt trăng chỉ có đá với bụi:
Cung trăng chỉ toàn đất cùng đá
Hít bụi suốt ngày đã sướng chưa.
- Lo lắng cho chị Hằng:
Cõi trần ai cũng tường gan nó
Nay đến cung trăng bỡn chị Hằng.
- Đề tài: vịnh cảnh mùa hè.
- Liên tởng mùa hè: chuyện nghỉ hè, chia tay bạn, dặn dò bạn, hẹn hò năm sau, mùa thi...
- Luật bằng - trắc:
T T B B B T T
B B T T T B B
- Có thể là:
Thấp thoáng trong đầu bao cố gắng
Mùa thi bất chợt tới ngay bên
- Hoặc:
Cảnh đẹp gợi cõi lòng xao xuyến
Phấn chấn vui sao: chuyện hẹn hò.
c. Gọi hs sinh đọc bài thơ 4 câu bẩy chữ đã làm ở nhà.
D. Củng cố - Hướng dẫn
- Gv và học sinh đọc các bài thơ bảy chữ đã được học ( có thể kết hợp nhận xét cách gieo
vần, ngắt nhịp, nội dung ...) .
- Về nhà tiếp tục tập làm thơ bảy chữ.
 - Xem lại đặc điểm của thể thơ bảy chữ đã tìm hiểu ở bài 15 và nắm chắc các quy định về
 luật của thể thơ.
_______________________________________
Tiết 72 Ngày soạn:23/12/2008
Chữa bài kiểm tra KSCL học kỳ I
A. Mục tiêu 
	- Giúp hs thông qua kết quả bài kiểm tra thi khảo sát để đánh giá quá trình học tập của mình để tự điều chỉnh phơng pháp học tập cho phù hợp với bản thân để có kết quả cao nhất.
	- Rèn kĩ năng phân tích và tự rút ra bài học.
	- Giáo dục ý thức tự giác sửa sai, khắc phục nhợc điểm.
B. Chuẩn bị.
 - GV: giáo án, thống kê một số lỗi
 - HS: Xem lại đề thi học kì
C. Tiến trình dạy - học.
	- Tổ chức.
	- Kiểm tra:
	- Bài mới
I.Đề bài. ( Xem tiết 68,69 )
II.Đáp án - Biểu điểm
- Xem tiết 68,69
III. Nhận xét.
1. Ưu điểm.
- Đa số các em trình bày được khái niệm: nói quá và nói giảm nói tránh, xác định được biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ
- Nhìn chung hs chép theo chí nhớ 4 câu thơ trong 2 bài, nêu được giá trị nội dung, nghệ thuật trong 2 bài thơ.
- Hầu hết các em đều nắm được yêu cầu và cách làm bài văn thuyết minh.
- 2/ 3 số bài viết của các em có bố cục phù hợp, khoa học, thể hiện sự hiểu biết về chiếc áo dài. Diễn đạt của các em rõ ràng có sử dụng một số phương pháp thuyết minh thành thạo. Các bài viết đó đều thuyết minh rõ ràng về những đặc điểm của chiếc áo dài
- Bài làm tốt: Nhi (8A), Thư (8C)
2. Nhược điểm.
- Vẫn còn một số hs không xác định đúng biện pháp tu từ, không biết cách phân tích tác dụng của biện pháp tu từ
- Tuy nhiên vẫn tồn tại ở một số hs viết bài văn thuyết minh quá sơ sài, chưa làm nối bật được đặc điểm của chiếc áo dài.
- Mặc dù là bài kiểm tra cuối học kì, được Gv sửa cách viết bài nhiều lần song vẫn tồn tại ở một số bài viết các lỗi về diễn đạt, chính tả, câu ... sai rất nhiều .
- Một số bài vẫn còn sắp xếp lộn xộn chưa khoa học về nội dung thuyết minh như phần nội dung và hình thức còn đan xen vào nhau không rõ ràng .
- Bài viết yếu: Tuân, Bắc(8A), Thành, Phong(8C)
+ Gv nhận xét cụ thể về bài của từng hs trong lớp dựa vào bản tổng kết trong quá trình chấm.
IV. Trả bài
- Trước khi trả bài Gv đọc cho hs nghe một số bài viết tốt để hs tham khảo và một số bài viết yếu để hs rút kinh nghiệm
- GV trả bài cho hs xem để thấy được ưu nhược điểm trong bài làm của mình
- Hs xem song Gv thu lại bài.	
D. Củng cố - Hướng dẫn
- Gv nhận xét ý thức giờ trả bài.
- Về nhà ôn lại toàn bộ chương trình HKI.
- Soạn bài " Nhớ rừng ".

Tài liệu đính kèm:

  • docVan8Tuan 1819.doc