Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 17 - Trường TH & THCS VBB VT

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 17 - Trường TH & THCS VBB VT

Tuần 17 Tiết 65

 Văn bản: Ông Đồ

 Vũ Đình Liên

1 - Mục tiêu : Giúp học sinh.

 a/Về kiến thức:

 - Sự đổi thay trong đời sống xã hội và sự tiếc nuối của nhà thơ đ/ với những giá trị v/hóa cổ truyền của

 dân tộc đang bị mai một.

- Lối viết văn bình dị màgợi cảm của nhà thơ trong bài thơ.

 b/Về kỹ năng

- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn. Đọc diễn cảm tác phẩm.

- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm

c/ Về thái độ:

 Thông cảm và chia sẽ với nhà thơ và sự tiếc nuối của nhà thơ đ/ với những giá trị v/hóa cổ truyền của

 dân tộc đang bị mai một.

2/ Chuẩn bị của Giáo Viên và Của Học Sinh

 a/ Chuẩn bị của GV: Soạn giảng, sgk, một số tài liệu liên quan đến nhà thơ Vũ Đìng liên.

 PP: thảo luận, gợi tìm, minh họa về nguy cơ tăng dân số.

b/ Chuẩn bị của HS: Bài soạn, tập ghi, sgk.

3/ Tiến trình bày dạy

 a) Kiểm tra bài cũ: 5p

 KT việc chuẩn bị bài của HS

 b// Dạy nội dung bài mới :

 a/ Gtb: 1p

 GV nêu trực tiếp vào vấn đề

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 745Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 17 - Trường TH & THCS VBB VT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 21/11/2011 
Ngày dạy: : 27/11/2011 
Tuần 17 Tiết 65
 Văn bản: 	Ông Đồ
 Vũ Đình Liên
1 - Mục tiêu : Giúp học sinh.
 a/Về kiến thức:
 - Sự đổi thay trong đời sống xã hội và sự tiếc nuối của nhà thơ đ/ với những giá trị v/hóa cổ truyền của 
 dân tộc đang bị mai một.
Lối viết văn bình dị màgợi cảm của nhà thơ trong bài thơ.
 b/Về kỹ năng
Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn. Đọc diễn cảm tác phẩm.
Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm
c/ Về thái độ:
 Thông cảm và chia sẽ với nhà thơ và sự tiếc nuối của nhà thơ đ/ với những giá trị v/hóa cổ truyền của 
 dân tộc đang bị mai một.
2/ Chuẩn bị của Giáo Viên và Của Học Sinh
 a/ Chuẩn bị của GV: Soạn giảng, sgk, một số tài liệu liên quan đến nhà thơ Vũ Đìng liên.
 PP: thảo luận, gợi tìm, minh họa về nguy cơ tăng dân số.
b/ Chuẩn bị của HS: Bài soạn, tập ghi, sgk.
3/ Tiến trình bày dạy 
 a) Kiểm tra bài cũ: 5p
 KT việc chuẩn bị bài của HS
 b// Dạy nội dung bài mới : 
 a/ Gtb: 1p
 GV nêu trực tiếp vào vấn đề 
 b/ ND:
HĐ1: Hdhs đọc- tim hiểu chung. 12p
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nôi dung chính ( ghi bảng)
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài thơ?
Nêu vài nét về tác giả, tác phẩm? Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ?
Chú ý
Nêu vài nét về tác giả, tác phẩm?
I/ Đọc – tìm hiểu chung:
1 – Tác giả:
 SGK
2 – Tác phẩm:
 SGK 
HĐ2: Đọc – Hiểu văn bản:20p
 Gọi học sinh đọc đoạn 1?
Hình ảnh ông đồ gắn liền thời điểm nào? Điều đó có ý nghĩa gì?
Sự lặp lại của thời gian “mỗi năm hoa đào nở”, con người thấy “ông đồ già”, “bày mực tàu giấy đỏ - bên phố đông người” có ý nghĩa gì?
Khổ thơ 1 gợi lên cảnh tượng gì?
Tài viết chữ của ông đồ gợi tả qua chi tiết nào?
Nhận xét chữ viết của ông?
Từ đó, tạo cho ông 1 địa vị như thế nào đối với mọi người?
Đoạn 1 tạo cho ta thấy cuộc sống của ông đồ như thế nào?
Khổ thơ htứ ba nói tâm trạng gi? Lời thơ nào buồn nhất?
Sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng?
Khổ 4 gợi lên cảnh tượng gì?
Ông đồ kiên trì ngồi đợi viết chữ qua mấy mùa?
Hình ảnh “ông đồ vẫn ngồi đây” gợi cho em cảm nghĩ gì?
Khổ thư 5 có gì giống và khác nhau trong 2 chi tiết” hao đào và ông đồ so với khổ thơ 1?
Sự giống và khác nhau đó có ý nghĩa gì?
Tình cảm tác giả gửi gắm ở đây là gì? Cho biết nỗi lòng của nhà thơ ở 2 câu cuối?
Từ bài thơ, em đồng cảm với nỗi lòng nào của nhà thơ? 
- Học sinh đọc đoạn 1.
- Hoa đào à tín hiệu mùa xuân, ông đò có mặt giữa mùa đẹp, hạnh phúc.
- Xuất hiện đều đặn, hòa hợp với thiên nhiên.
- “hoa tay rồng bay:
- Quý trọng, mến mộ.
- Có niềm vui, hạnh phúc.
- Buồn: “Giấy đỏ nghiên sầu”
- Nhân hóa.
- Thê lương, tiều tụy.
- Buồn thương.
- Đều xuất ở 1 thời gian: hoa đào nở
- Khác.
- Thiên nhiên mãi tồn tại đẹp bất biến, con người có thể trở thành xưa cũ.
- Xót thương.
- Thương tiếc.
- Thương cảm, nhớ thương
II /Đọc – Hiểu văn bản
 1/ Đọc văn bản
 2/ Phân tích:
 1 – Hình ảnh của ông đồ thời đắc ý:
- Xuất hiện đều đặn, hòa hợp với thiên nhiên, con người.
- Nét chữ: phóng khoáng, sinh động và cao quý à quý trọng, mến mộ
à Nhân hóa, so sánh cuộc sống có niềm vui, hạnh phúc.
2 – Hình ảnh ông đồ thời tàn:
- Ông đồ vắng khách: buồn, cô đơn, hiu quạnh.
- Một con người già nua, lạc lõng giữa phố phường; nhân hóa: thê lương, tiều tụy.
3 – Tâm sự của tác giả:
- Lòng thương cảm chân thành cho nhà danh giá nay bị lãng quên.
- Thương tiếc giá trị tinh thần bị tàn tạ.
c/ Củng cố, luyện tập :5p
Bài thơ tiêu biểu cho thơ lãng mạn. Em hiểu thêm đặc điểm nào của thơ lãng mạn Việt Nam.
III/ Tổng kết:
Ghi nhớ sgk
	d/ Höôùng daãn hoïc sinh tự học ở nhà : : 2p
Học bài cũ.
Chuẩn bị bài: Hướng dẫn đọc thêm: Hai chữ nước nhà
e/ phần bổ sung của đồng nghiệp hoặc của cá nhân
Ngày soạn : 21/11/2011 
Ngày dạy: 27/11/2011 
Tuần13/ Tiết 66	
 Hướng dẫn đọc thêm: Hai chữ nước nhà
1- Mục tiêu : Giúp học sinh.
 a/Về kiến thức:
 - Nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước được thể hiện trong đoạn thơ.
 - Sức hấp hẫn của đoạn thơ qua cách khai thác đề tài lịch sử lựa chọn thể thơ để diễ tả xúc động tâm trạng của nhân vật lịch sử với giọng thơ thống thiết.
 b/Về kỹ năng
 Đọc- hiểu một đoạn thơ khai thác đề tài lịch sử. cảm thụ được cảm xúc mảnh liệt thể hiện bằng thể thơ song thất lục bát
 c/ Về thái độ:
 - Nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước 
2/ Chuẩn bị của Giáo Viên và Của Học Sinh
 a/ Chuẩn bị của GV: Soạn giảng, sgk, sgv, . PP: Hỏi – đáp, nhoùm
 b/ Chuẩn bị của HS: Tập ghi, bài soạn, sgk.
3/ Tiến trình bày dạy 
a) Kiểm tra bài cũ: 3p
 KT việc chuẩn bị bài của HS
 b// Dạy nội dung bài mới : 1p
a/ Gtb: GV nêu trực tiếp vào vấn đề 
b/ ND:
HĐ1: Hdhs đọc- tim hiểu chung. 12p
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nôi dung chính ( ghi bảng)
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài thơ?
Nêu vài nét về tác giả, tác phẩm? Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ?
Chú ý
Nêu vài nét về tác giả, tác phẩm?
I/ Đọc – tìm hiểu chung:
1 – Tác giả:
 SGK
2 – Tác phẩm:
 SGK 
HĐ2: Hd hs tìm hiểu công dụng của dấu 2 chấm:24
Cảnh vật thiên nhiên trong bốn câu thơ đầu miêu tả như thế nào?
Những từ: “mây sầu ảm đạm, gió thảm đìu hiu, Hổ thét chim kêu” gây cho em cảm giác gì?
Trong bối cảnh đó, tâm trạng người cha ra sao?
 Em hiểu nỗi bất hạnh của người cha ở đây như thế nào?
Giữa khung cảnh ấy, hình ảnh người cha hiện lên từ những lời thơ nào?
Tác giả sử dụng cách nói gì? Có tác dụng gì, phù hợp với văn cảnh không?
Tác giả dùng hình ảnh gì trong câu thơ: “hạt máu dặm khơi”?
Theo em, nước mắt tầm tã châu rơi của người cha là gì?
Điều đó, cho thấy người cha là người như thế nào?
Gọi học sinh đọc 20 câu thơ tiếp theo?
Người cha nhắc đến lịch sử dân tộc trong những lời khuyên ở những câu thơ nào?
Qua các sự tích ấy thì đặc điểm nào của dân tộc được nói tới
Tại sao khi khuyên con trở về tìm cách cứu nước nhà, người cha lại nhắc đén lịch sử anh hùng của dân tộc?
Điều dó, cho thấy tình cảm sâu đậm nào trong tấm lòng người cha?
Tình hình hiện tại của đất nước lúc này như thế nào? Biểu hiện qua câu thơ nào?
Qua đó, gợi lên một đất nước như thế nào?
Trước hoàn cảnh đất nước đó, người cha có tâm trạng gì?
Lời văn nào diễn tả cho tâm trạng đó? Giọng thơ?
Tác giả sử dụng nghệ thuật gì ở đây? Ý nghĩa của biện pháp nghệ thuật ấy?
Những lời nói về thảm vong quốc đã bộc lộ cảm xúc gì? Trong lòng người cha?
Gọi học sinh đọc đoạn 3?
Những lời thơ nào nói lên tình cảnh thực của người cha?
Người cha đang ở trong cảnh ngộ nào? Thể hiện qua từ ngữ nào?
Tại sao khi khuyên con trở về tìm cách cứu nước, người cha lại nói tới cảnh ngộ của mình?
Người cha mong con nhớ đến tổ tông khi trước. Đó là một tổ tông như thế nào?
Mục đích lời khuyên của người cha ở đây là gì?
Nhận xét giọng điệu của lời khuyên nhủ ở đây?
Qua lời khuyên, em cảm nhận được nỗi lòng gì của người cha?
Từ đó, em hiểu gì về nỗi lòng người cha trong hoàn cảnh nước mất nhà tan?
Em cảm nhận điều gì trong tấm lòng nhà thơ?
- Buồn bã, thê lương, đe dọa con người.
- Đau đớn, xót xa.
- Tình cảm vừa nhớ thương vừa căm phẫn nhưng bất lực. “hạt máu nóng châu rơi”
- Nói ước lệ, phug hợp với văn cảnh, gợi không khí nghiêm trang, thiêng liêng.
- Ẩn dụ
- Xót thương cha cảnh nước mất nhà tan.
- Nặng lòng với đất nước, quê hương.
- “Giống hồng lạc kém gì!”
- Đặc điểm truyền thống nòi gióng cao quý, lịch sử lâu đời, người anh hùng.
- Muốn khích lệ dòng máu anh hùng ở người con.
- Niềm tự hào dân tộc, một biểu hiện của lòng yêu nước.
- Đau thương, tang tóc. “bốn phương con”
- Có giặc, bị hủy hoại, nước mất nhà tan.
- Đau thương
- “Thảm quốc cơn sầu”.
- Câu cảm thán.
- so sánh, nhân hóa.
- cực tả nỗi đau mất nước.
- Niềm xót thương, lòng căm phẫn
- Học sinh đọc.
- “cha xót vũng lầy”
- Ngặt nghèo, bất lực.
- Khích lệ con làm tiếp điều cha chưa làm được giúp ích nước nhà.
- vì nước gian lao, vì ngọn cờ độc lập.
- Khích lệ con nối nghiệp vẻ vang của tổ tông.
- Thống thiết, chân thành.
- Yêu con, yêu nước.
- Tha thiết với vận mệnh của đất nước.
II /Đọc – Hiểu văn bản
 1/ Đọc văn bản
 2/ Phân tích:
1 – tâm trạng của người cha trước cảnh ngộ của đất nước:
- Bối cảnh không gian: heo hút, ảm đạm, buồn bã, thê lương, đe dọa con người.
- tâm trạng người cha: vừa nhớ thương, vừa căm phẫn nhưng bất lực à đau đớn, xót xa.
- Lời khuyên của người cha: như một lời trăn trối, thiêng liêng, xúc động và có sức truyền cảm mạnh.
à Cách nói ước lệ, hình ảnh ẩn dụ:
 Nặng lòng với đất nước quê hương.
2 – Tình hình hiện tại của đất nước:
- Có giặc giã.
- Bị hủy hoại.
à Cảnh đất nước mất.
nhà tan: Gieo đau thương cho dân tộc và nỗi đau cho lòng người yêu nước.
è Nhân hóa, so sánh, câu cảm thán; giọng thơ lâm li, thống thiết:
 Niềm xót thương và căm phẫn vô hạn trước cảnh nước mất nhà tan à biểu hiện của lòng yêu nước.
3 – Nỗi lòng người cha và lời trao gửi cho con:
a) Nỗi lòng người cha:
 Gặp phải cảnh ngộ ngặt nghèo, bất lực.
b) Lời trao gửi cho con:
 Khích lệ con nối nghiệp vẻ vang của tổ tông.
à Giọng văn thống thiết, chân thành: Yêu con, yêu nước, tin tưởng vào con và đất nước à tình yêu con hòa trong tình yêu đất nước, dân tộc.
c) Củng cố - luyện tập: 3p 
- Gọi học sinh đọc lại ghi nhớ
- Gọi học sinh đọc diễn cảm bài thơ? 
d/ Höôùng daãn hoïc sinh tự học ở nhà : 2p
 Học bài, làm bài tập Luyện tập.
- Chuẩn bị Hoạt động ngữ văn làm thơ bảy chữ
e/ phần bổ sung của đồng nghiệp hoặc của cá nhân
.
Ngày soạn : : 21/11/2011 
Ngày dạy: 30/11/2011 
Tuần13/ Tiết 67- 68	
 Hoạt động ngữ văn làm thơ bảy chữ
1 - Mục tiêu: Giúp học sinh.
 a/Về kiến thức:
 Những yêu cầu tối thiểu khi làm thơ bảy chữ
 b/Về kỹ năng
 Nhận biết thơ bảy chữ. Đặt câu thơ bảy chữ với các yệu cầu, đối, nhịp, vần 
 c/ Về thái độ:
 Say mê làm thơ bảy chữ.
 2/ Chuẩn bị của Giáo Viên và Của Học Sinh
a/ Chuẩn bị của GV: Soạn giảng, sgk, sgv, tài liệu tham khảo. PP: Gợi tìm, phân tích. 
b/ Chuẩn bị của HS: Tập soạn, sgk, tập ghi. 
3/ Tiến trình bày dạy 
a) Kiểm tra bài cũ: 5p
 KT việc chuẩn bị bài của HS
b// Dạy nội dung bài mới : 1p
a/ Gtb: nêu trực tiếp vào vấn đề .
b/ ND:
HĐ1: – Nhận diện luật thơ: 14p
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nôi dung chính ( ghi bảng)
Giáo viên kiểm tra và nhận xét phần chuẩn bị ở nhà của học sinh.
Yêu cầu học sinh nhắc lại phương pháp thuyết minh về một thể loại văn học:
+ Muốn làm thơ 7 chữ, ta phải xác định yếu tố nào?
Cho học sinh nhận diện luật thơ:
+ Gọi học sinh đọc 2 bài thơ: chiều và tối?
+ Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi trong SGK?
Cho học sinh đọc bài thơ do mình tự làm hoặc sưu tầm, và trả lời câu hỏi về: vị trí ngắt nhịp, gieo vần và luật bằng trắc.
Gọi học sinh chỉ ra chỗ sai luật ở bài thơ “tối” và sửa chỗ sai đó?
Yêu cầu học sinh làm tiếp 2 câu cuối theo ý mình trong bài thơ của Tú Xương?
- Học sinh đọc.
- Đối tượng thuyết minh.
- Con người, con vật, đồ vật, di tích, thực vật, món ăn, lễ tết, đồ chơi
- Không yêu cầu kể, miêu tả, biểu cảm, tức là yêu cầu giới thiệu, thuyết minh, giải thích.
- học sinh trả lời.
- Học sinh đọc
Hoạt động của HS
I – Nhận diện luật thơ:
- Câu thơ 7 chữ.
- Ngắt nhịp: 4/3 hoặc ¾.
- Vần: có thể trắc bằng nhưng phần nhiều là bằng.
+ Vị trí gieo vần: tiếng cuối câu 2 và 4 (có khi tiếng cuối câu 1)
- Luật bằng trắc: theo 2 mô hình:
a) 
B
B
T
T
T
B
B
T
T
B
B
T
T
B
T
T
B
B
B
T
T
B
B
T
T
T
B
B
b)
T
T
B
B
T
T
B
B
B
T
T
T
B
B
B
B
T
T
B
T
T
T
T
B
B
T
B
B
HĐ1: Tập làm thơ 7 chữ: 20p
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nôi dung chính ( ghi bảng)
Gọi học sinh đọc 2 câu thơ làm tiếp đó?
Giáo viên nhận xét?
Yêu cầu học sinh làm tiếp bài thơ dang dở ở mục 2b SGK?
Gọi học sinh đọc phần thơ làm tiếp?
Giáo viên nhận xét.
Cho học sinh đọc thơ 7 chữ tự làm ở nhà của mình?
Gọi học sinh nhận xét.
Giáo viên nhận xét: ưu, nhược và cách sửa.
- Học sinh đọc 2 câu thơ tự làm.
- Học sinh tự làm.
- Học sinh đọc.
- Học sinh đọc bài thơ tự làm.
- Học sinh nhận xét.
II – Tập làm thơ 7 chữ:
1 – Làm tiếp 2 câu cuối trong bài thơ của Tú Xương:
2 – Làm tiếp bài thơ dang dở:
 Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi.
 Thoảng hương lúa chín gió đồng quê.
3 – Học sinh đọc thơ 7 chữ tự làm:
c) Củng cố- luyện tập: 3p
 Khi làm thơ 7 chữ cần chú ý điều gì?
d/ Höôùng daãn hoïc sinh tự học ở nhà : 2p 
Xem lại kiến thức về thể thơ 7 chữ?
Chuẩn bị học bài chuẩn bị thi HKI
e/ phần bổ sung của đồng nghiệp hoặc của cá nhân

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 8 Tuan 17 moi.doc