Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 16 - Trường THCS Quang Trung

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 16 - Trường THCS Quang Trung

Tập làm văn : THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC

I. Mục tiêu cần đạt

 Giúp HS nắm được:

1.Kiến thức:

- Sự đa dạng của đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh.

- Việc vận dụng kết quả quan sát, tìm hiểu về một số tác phẩm cùng thể loại để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.

2. Kĩ năng:

- Quan sát đặc điểm hình thức của một thể loại văn học

- Tìm ý, lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về một thể loại văn học

- Hiểu và cảm thụ được giá trị nghệ thuật của thể loại văn học đó.

- Tạo lập được một văn bản thuyết minh về một thể loại văn học có độ dài khoảng 300 chữ.

II. Chuẩn bị

- Soạn bài

- Phương tiện: sgk, bảng phụ

- Phương pháp: gợi mở , nêu vấn đề.

III. Lên lớp

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

 ? Trình bày cách làm bài văn thuyết minh ? Bố cục của bài văn thuyết minh?

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 575Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 16 - Trường THCS Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 Tiết 61 
Ngày soạn : 04/ 12/201
Ngày dạy : 07/ 12/ 2011
Tập làm văn : THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC
I. Mục tiêu cần đạt
 Giúp HS nắm được:
1.Kiến thức:
- Sự đa dạng của đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh.
- Việc vận dụng kết quả quan sát, tìm hiểu về một số tác phẩm cùng thể loại để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.
2. Kĩ năng: 
- Quan sát đặc điểm hình thức của một thể loại văn học
- Tìm ý, lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về một thể loại văn học
- Hiểu và cảm thụ được giá trị nghệ thuật của thể loại văn học đó.
- Tạo lập được một văn bản thuyết minh về một thể loại văn học có độ dài khoảng 300 chữ.
II. Chuẩn bị
Soạn bài
Phương tiện: sgk, bảng phụ
Phương pháp: gợi mở , nêu vấn đề.
III. Lên lớp
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
 ? Trình bày cách làm bài văn thuyết minh ? Bố cục của bài văn thuyết minh? 
3. Bài mới : Gv giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Phần ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh từ quan sát đến mô tả , thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học.
? Kể tên một số bài thơ thất ngôn bát cú đã học ?
? Đọc thuộc lòng hai bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và “ Đập đá ở Côn Lôn” ? 
Gv lần lượt yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi a , b, c, d, e trong sgk/ 153 ? 
a. Mỗi bài thơ có mấy dòng, mỗi dòng có mấy chữ ? Số dòng , số chữ ấy có bắt buộc không? Có thể tùy ý thêm bớt được không? 
- Không tùy ý thêm bớt được.
b. Ghi kí hiệu bằng, trắc cho từng tiếng trong hai bài thơ ? ( HS ghi trên bảng phụ GV đã ghi sẵn 2 bài thơ)
c. Nêu mqh bằng trắc giữa các dòng? 
d. Mỗi bài thơ có những tiếng nào hiệp vần với nhau , nằm ở vị trí nào trong dòng thơ và đó là vần bằng hay vần trắc ?
e. Hãy cho biết câu thơ 7 tiếng trong bài ngắt nhịp ntn?
GV gợi dẫn cho HS lập dàn bài
? Nêu 1 định nghĩa chung về thể thơ thất ngôn bát cú ? 
- Là một thể thơ thông dụng trong các thể thơ Đường luật, được các nhà thơ Trung Quốc và Việt Nam rất yêu chuộng
? Nêu các đặc điểm của thể thơ? 
- HS căn cứ vào phần 1 để trả lời
? Ưu nhược điểm của thể thơ này ?
- Ưu điểm: Bài thơ hài hòa, cân đối, cổ điển , nhạc điệu trầm bổng, phong phú.
- Nhược điểm: gò bó vì có nhiều ràng buộc.
? Vị trí của nó trong nền văn thơ nói chung ?
- Thất ngôn bát cú là một thể thơ quan trọng . Nhiều bài thơ hay đều làm bằng thể thơ này. Ngày nay thể thơ thất ngôn bát cú vẫn còn được ưa chuộng. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập 
? Đọc và nêu yêu cầu bài tập 1?
? Để thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn trên cơ sở các truyện ngắn đã học ta cần làm gì? 
- Quan sát, nhận xét, sau đó khái quát thành đặc điểm.
Gv gợi dẫn cho hs tìm hiểu 1 câu chuyện cụ thể “ Lão Hạc” .
- Cho hs nhớ lại nội dung câu chuyện.
? Cho biết phương thức biểu đạt chính của truyện ngắn ?
? Những yếu tố nào tạo nên tự sự ? ( gồm sự việc chính và nhân vật chính) 
? Sự việc chính và n/ v chính của truyện Lão Hạc là gì? 
- Sự việc chính: lão Hạc giữ tài sản cho con trai bằng mọi giá. N/v chính: lão Hạc
Gv: Ngoài s/v và n/v chính còn có các s/v và n/v phụ.
? Ngoài tự sự truyện ngắn còn sử dụng các phương thức biểu đạt nào nữa? 
? Theo em những yếu tố này có vai trò gì trong truyện ngắn? 
- Giúp cho truyện sinh động, hấp dẫn
? Nhận xét bố cục, lời văn của truyện ngắn?
- Bố cục chặt chẽ , hợp lí. Lời văn trong sáng, giàu hình ảnh.
I. Từ quan sát đến mô tả , thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học.
Đề bài: Thuyết minh đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú.
1. Quan sát
Hai bài thơ: “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và “ Đập đá ở Côn Lôn”
- Mỗi bài thơ có 8 dòng ( 8 câu) , mỗi dòng 7 chữ.
- Tiếng bằng ( B) : thanh huyền, thanh ngang
- Tiếng trắc (T): thanh hỏi, ngã, sắc, nặng.
- Mối quan hệ bằng trắc giữa các dòng: theo luật ( nhất , tam, ngũ bất luận; nhị, tứ , lục phân minh)
+ đối: câu 3 +4 ; 5+6 , gồm đối thanh, đối nghĩa, đối từ loại.
+ Niêm: câu 1+8, câu 2+3, câu 4+5, câu 6+7 niêm với nhau
+ Luật thơ: căn cứ vào tiếng thứ hai của câu 1. Nếu đó là thanh bằng thì bài thơ làm theo vần bằng và ngược lại
- Vần: gieo ở tiếng cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8
Những tiếng hiệp vần với nhau:
+ Bài: “Vào nhà ngục QĐ cảm tác” : chữ : tùthù , châu ..đâu -> nằm ở cuối dòng thơ => vần B
+ Bài “ Đập đá ở Côn Lôn”: chữ : Lônnonhòncon : -> nằm cuối dòng thơ => vần B.
- Nhịp thơ : thường là 4/3 hoặc 2/2/3
2. Lập dàn bài
a. Mở bài
Nêu một định nghĩa chung về thể thơ thất ngôn bát cú.
b. Thân bài
Nêu các đặc điểm của thể thơ:
- số câu, số chữ trong mỗi bài: 
- Quy luật bằng trắc của thể thơ
- Cách gieo vần của thể thơ
- Cách ngắt nhịp phổ biến của mỗi dòng thơ.
à Nhận xét về ưu điểm và khuyết điểm của thể thơ này
c . Kết luận
Cảm nhận của em về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ. 
II. Luyện tập
Bài 1 :
Thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn trên cơ sở các truyện ngắn đã học : Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng.
4. Củng cố
Gv khái quát nội dung bài học
5. Dặn dò
- GV hệ thống bài
- Học bài và soạn bài «  Muốn làm thằng cuội ».
--------------------------------------------------------------
Tuần 16 Tiết 62 
Ngày soạn : 04/ 12/2011
Ngày dạy : 07/ 12/ 2011
Văn bản : HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM : MUỐN LÀM THẰNG CUỘI
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS nắm được :
1. Kiến thức :
- Tâm sự buồn chán thực tại ; ước muốn thoát li rất «  ngông » và tấm lòng yêu nước của Tản Đà.
- Sự đổi mới về ngôn ngữ, giọng điệu, ý tứ, cảm xúc trong bài thơ «  Muốn làm thằng cuội »
2. Kĩ năng
- Phân tích tác phẩm để thấy được tâm sự của nhà thơ Tản Đà.
- Phát hiện, so sánh, thấy được sự đổi mới trong hình thức thể loại văn học truyền thống.
II. Chuẩn bị
Soạn bài :
Phương tiện : sgk. Chân dung nhà thơ
Phương pháp : Giảng bình, gợi mở
III. Lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ : ? Đọc thuộc lòng bài thơ « Đập đá ở Côn Lôn »? Nêu nội dung chính của bài thơ ?
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Phần ghi bảng
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu chung văn bản.
? Đọc chú thích * sgk 
? Nêu vài nét về tác giả, tác phẩm ?
? Đọc bài thơ ?
? Nêu bố cục bài thơ ?
? Câu thơ sử dụng kiểu câu gì ?
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh phân tích chung văn bản.
? Tâm trạng nhà thơ thể hiện qua hai câu thơ đầu ?
? Phân tích cái ngông của nhà thơ ?
? Cái cười ở đây được hiểu như thế nào ?
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh tổng kết
? Khái quát nội dung và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ ?
? Nêu nét nội dung của bài thơ ?
I. Đọc hiểu văn bản
1. Tác giả- tác phẩm
- Tác giả : Tản Đà (1889- 1939), tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu . Quê : HN. Thơ TĐ tràn đầy cảm xúc lãng mạn, có những tìm tòi, sáng tạo mới mẻ , có thể xem là gạch nối giữa nền thơ cổ điển và nền thơ hiện đại VN.
- Tác phẩm : trích trong «  Khối tình con I » 
( 1917) viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
2. Đọc – chú thích- bố cục
3. Phân tích
a. Hai câu đầu
Câu cảm thán -> Nỗi buồn, cô đơn nơi trần thế -> đó là sự bất hòa với thực tại cuộc sống tù túng, nô lệ
b. Câu 3- 4- 5-6
- Muốn lên cung trăng làm bạn với chị Hằng, với gió mây
-> Cảm hứng lãng mạn bao trùm -> Thể hiện cái ngông của nhà thơ
c/ Hai câu cuối
- Hình ảnh thơ bất ngờ, thú vị
- Cái cười thể hiện sự thảo mãn và cũng mang ý mỉa mai
II. Tổng kết
Ghi nhớ sgk
Củng cố
Gv khái quát nội dung bài học
Dặn dò
Gv hệ thống bài
Học bài và chuẩn bị bài mới «  Ôn tập tiếng Việt »
---------------------------------------------------------------
Tuần 16 Tiết 63
Ngày soạn : 04/ 12/2011
Ngày dạy : 08/ 12/ 2011
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS nắm được :
1. Kiến thức
Hệ thống các kiến thức về từ vựng và ngữ pháp đã học ở học kì 1.
2. Kĩ năng
Vận dụng thuần thục kiến thức đã học ở học kì 1 để hiểu nội dung, ý nghĩa văn bản hoặc tạo lập văn bản.
II. Chuẩn bị :
Soạn bài
Phương tiện :sgk, máy chiếu
Phương pháp : Nêu và giải quyết vấn đề
III. Lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Phần ghi bảng
Hoạt động 1  : HS trình bày bảng tổng hợp đã chuẩn bị ở nhà
Đọc và nêu yêu cầu bài tập
Thảo luận nhóm
Trình bày trước lớp
Câu a :
Bước 1 : HS suy luận được :
Ô trên cùng là ô điền từ có nghĩa khái quát còn bốn ô dưới điền từ có nghĩa hẹp hơn
Ô dưới đã cho một từ chỉ một thể loại văn học dân gian thì tất cả các ô còn lại cũng phải có một trường nghĩa về thể loại VHDG
Bước 2 : Điền từ
Bước 3 : Giải thích nghĩa
Nêu thể loại chung
Nêu đặc điểm riêng của từng thể loại
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh ôn tập phần ngữ pháp.
- HS nêu khái niệm và lấy ví dụ
- HS thảo luận nhóm làm bài tập b,c
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Nhận xét 
Gv kết luận
I. Ôn tập từ vựng
1/ Bảng tổng hợp
Khái niệm
Nội dung
Ví dụ
Cấp độ khái quát nghĩa của từ
Trường từ vựng
Từ tượng hình
Từ tượng thanh
Từ địa phương
Biệt ngữ xã hội
Nói quá
Nói giảm, nói tránh
2/ Luyện tập
a. Ô trên cùng : Truyện dân gian
4 ô dưới : Truyện truyền thuyết, Truyện cổ tích, Truyện ngụ ngôn, Truyện cười
 b.Theo mẫu
- Nói quá :
 Chú tôi chẳng đánh chẳng chê,
Thím tôi móc ruột lôi mề ăn gan
- Nói tránh :
 Lá vàng còn ở trên cây,
Lá xanh rụng xuống trời hay chăng trời ? !
c. Theomẫu
Nó gầy khẳng khiu như que củi.
Em bé khóc oe oe.
II. Ôn tập ngữ pháp
1/ Lí thuyết :
Trợ từ
Thán từ
Tình thái từ
Câu ghép
2/ Luyện tập
a/ Viết câu
 Câu có dùng trợ từ , thán từ
- Này, nó học một lúc những hai lớp kia đấy !
 Câu dùng tình thái từ :
- Vâng, chả nhẽ cháu không giúp cụ được hay sao !
b/ Xác định câu ghép
- Câu 1, 3
4. Củng cố 
GV hệ thống bài
5. Dặn dò :
 Ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì I
------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 16.doc