Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 16 - Chuẩn KTKN

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 16 - Chuẩn KTKN

TUẦN 16

 TIẾT 61

Ngày soạn :

Ngày dạy : Tiếng Việt

 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

1. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 a. Kiến thức:

 Hệ thống hóa các kiến thức tiếng Việt dã học từ đầu năm đến nay.

 b. Kỹ năng:

 Biết vận dụng kiến thức đã học vào nhận diện đặc điểm công dụng các đơn vị tiếng Việt cụ thể, vận dụng vào viết đoạn văn.

 c. Thái độ:

 Nghiêm túc trong khi làm bài.

 2. CHUẨN BỊ

 GV : Thống nhất đề ra theo nội dung ôn tập.

 HS : Chuẩn bị kiến thức, chú ý kĩ năng làm bài .

 Tích hợp: Các bài tiếng Việt đã học.

 3. TIẾN TRINH LÊN LỚP :

 a. Ổn định: Lớp 8a1.8a2.

 b. Bài cũ: Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.

 c. Bài mới : GV giới thiệu bài mới.

 - GV phát đề cho học sinh

 - GV nhắc HS đọc kĩ đề, xác định yêu cầu đề, làm bài nghiêm túc.

 - GV thu bài về nhà chấm trả đúng qui định.

 

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 693Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 16 - Chuẩn KTKN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 16 
 TIẾT 61
Ngày soạn :
Ngày dạy : Tiếng Việt 
 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 
1. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 a. Kiến thức: 
 Hệ thống hóa các kiến thức tiếng Việt dã học từ đầu năm đến nay. 
 b. Kỹ năng: 
 Biết vận dụng kiến thức đã học vào nhận diện đặc điểm công dụng các đơn vị tiếng Việt cụ thể, vận dụng vào viết đoạn văn.
 c. Thái độ: 
 Nghiêm túc trong khi làm bài.
 2. CHUẨN BỊ 
 GV : Thống nhất đề ra theo nội dung ôn tập.
 HS : Chuẩn bị kiến thức, chú ý kĩ năng làm bài .
 Tích hợp: Các bài tiếng Việt đã học.
 3. TIẾN TRINH LÊN LỚP :
 a. Ổn định: Lớp 8a1......................................8a2.............................................
 b. Bài cũ: Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
 c. Bài mới : GV giới thiệu bài mới. 
 - GV phát đề cho học sinh 
 - GV nhắc HS đọc kĩ đề, xác định yêu cầu đề, làm bài nghiêm túc.
 - GV thu bài về nhà chấm trả đúng qui định.
 4. ĐỀ BÀI KIỂM TRA:
 I. TRẮC NGHIỆM:(3đ) Khoanh tròn vào chữ cái đầu ý em cho là đúng 
Câu 1: . Dòng nào sau đây nêu đúng về công dụng của dấu ngoặc đơn?
 A. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại.
 B. Đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ xung thêm).
 C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
 D. Tất cả đều đúng.
 Câu 2 : Dấu ngoặc kép trong “ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông ” được dùng để làm gi?
 A. Đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp.
 B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
 C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập sandẫn trong câu văn.
 D.Tất cả đều đúng .
Câu 3: Các từ “ Tát, túm, đẩy, nắm, đánh” thuộc trường từ vựng nào dưới đây?
 A. Bộ phận của tay. B. Đặc điểm của tay.
 C. Hoạt động của tay D. Cảm giác của tay.
Câu 4 : Từ nào dưới đây là từ tượng thanh ?
 A. Móm mém B. Ăng ẳng
 C. Chua chát D. Loay hoay
 Câu 5: Từ “ Cả ” trong câu “ Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay” thuộc từ loại nào dưới đây ? 
 A. Thán từ B. Quan hệ từ 
 C. Trợ từ D. Tình thái từ
Câu 6 : Trong câu ca dao sau đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
 “ Lỗ mũi mười tám gánh lông
 Chồng yêu chồng bảo tơ rồng trời cho ”
 A. Nói giảm, nói tránh B. So sánh
 C. Nhân hóa D. Nói quá
 II .TỰ LUẬN (7 điểm). 
 Câu 1: (3 điểm) Hãy tạo thành hai câu ghép khác nhau từ hai câu đơn sau và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép vừa tạo thành.
 (1) Mây đen kéo đến
 (2) Bầu trời tối sầm lại 
 Câu 2 : (4 điểm) Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu), chủ đề tự chọn có sử dụng các loại dấu câu đã học. ở lớp 8 và chỉ rõ tác dụng của dấu câu đó?
 5. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM.
 * PHẦN I : TRẮC NGHIỆM.
 Mỗi câu đúng được 0.5 đ.
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B
C
C
B
C
D
 * PHẦN II : TỰ LUẬN
 Câu 1 : ( 3 điểm) Yêu cầu từ hai câu đơn tạo thành hai câu ghép khác nhau và chỉ ra được quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép được tạo thành.
 + Câu ghép (1) : 1đ - Quan hệ ý nghĩa : 0.5đ
 + Câu ghép (2) : 1đ - Quan hệ ý nghĩa : 0.5đ
 Câu 2 : ( 4 điểm) Yêu cầu Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu), chủ đề tự chọn có sử dụng các loại dấu câu đã học. ở lớp 8 và chỉ rõ tác dụng của dấu câu đó?
 6. MA TRẬN
 Mức 
 độ
Lĩnh
vực nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng 
 thấp
 Vận dụng
 cao
Tổng số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Trườngtừ vựng
C3
 01
Từ tượng thanh
C4
 01
Trợ từ
C5
 01
Nói qúa
C6
 01
 Dấu câu
C1
C2
C8
 03
 Câu ghép
C7
 01
Tổng số câu
Tổng số điểm
 2
(1.0)
 4
(2,0)
 1
(3,0)
 1
(4,0)
 08
 10
 7. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
 - Về nhà coi lại bài, xem lại phần lí thuyết đã học
 - Soạn bài mới “ Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh ” 
 8. RÚT KINH NGHIỆM
 TUẦN 16 
 TIẾT 62
Ngày soạn : 
Ngày dạy : 
 Tập làm văn:
 THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 Nắm được các kỹ năng và vận dụng để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
 1. Kiến thức :
 - Sự đa dạng của đối tượng trong văn bản thuyết minh
 - Việc vận dụng kết quả quan sát, tìm hiểu về một số tác phẩm cùng thể loại để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.
 2. Kỹ năng : 
 - Quan sát đặc điểm hình thức của một thể loại văn học.
 - Tìm ý, lập dàn ý cho một bài văn thuyết minh về một thể loại văn học
 - Hiểu và cảm thụ được giá trị nghệ thuật cảu thể loại văn học đó
 - Tạo lập được một văn bản thuyết minh về một thể loại văn học dài 300 chữ.
 3. Thái độ : 
 Nghiêm túc trong giờ học.
 C. PHƯƠNG PHÁP:
 Vấn đáp, thảo luận nhóm.
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định: 
 2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn 
 3.Bài mới : GV giới thiệu bài mới. Ở tiết trước, các em đã tìm hiểu về phương pháp thuyết minh về một thứ đồ dùng . Tiết này, cô giới thiệu tiếp cho các em phương pháp thuyết minh nữa đó là : phương pháp thuyết minh một thể loại vh.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát đến mô tả,thuyết minh một thể loại văn học.
Gọi hs đọc đề bài và 2 bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn 
? Mỗi bài thơ có mấy dòng, mỗi dòng có mấy tiếng 
? Số dòng, số chữ có bắt buộc không? Có thể tuy ý thêm bớt được không ?
HS: Trả lời. 
GV: Nhận xét
* Học sinh thảo luận nhóm(2P)
? Hãy xác định bằng, trắc trong mỗi bài thơ trên ?
? Xác định các vần trong bài thơ ?
? Xác định cách ngắn nhịp trong hai bài thơ ?
? Qua phân tích vd, vậy muốn thuyết minh đặc điểm của một thể loại văn học phải làm gì ? 
 HS: Trả lời.
 GV: Nhận xét, phân tích
* HOẠT ĐỘNG 2: Lập dàn bài
* Học sinh thảo luận nhóm:
? Bố cục của bài văn thuyết minh một thể loại vh chia làm mấy phần? Đó là những phần nào ?
? Phần mở bài nêu nd gì ? Hãy mở bài cho bài văn thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú ?
? Với phần thân bài có những nội dung gì ?
Số câu, số chữ trong mỗi câu, vần, bằng, trắc, ngắt nhịp
? Khi đã nêu đặc điểm của thể thơ , em có nhận gì về ưu, nhược và vị trí của thơ trong thơ VN ?
- Ưu : Thể thơ có vẻ đẹp hài hoà, cân đối cổ điển , nhạc điệu trầm bổng, phong phú 
- Nhược : Thể thơ gò bó vì có nhiều ràng buộc 
? Phần kết bài có nội dung ntn? Và có thể nêu vài nét về nội dung đó ?
- Cảm nhận của em về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ. 
HS: Trả lời. 
GV: Nhận xét, phân tích
* HOẠT ĐỘNG 3: Kết luận
 Gọi hs đọc toàn bộ ghi nhớ 
* HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ?
 GV: Hướng dẫn
 HS: Thực hiện làm bài
* HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn tự học.
I, TÌM HIỂU CHUNG:
 1. Quan sát đến mô tả, thuyết minh một thể loại văn học. 
 * Đề bài : “ Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú”
 a. Quan sát 
- Số dòng trong mỗi bài : 8
- Số tiếng trong mỗi dòng : 7
- Quy luật bằng, trắc của thể thơ :
 b, Lập dàn bài 
 * Mở bài :
Nêu định nghĩa chung về thể thơ thất ngôn bát cú 
* Thân bài :
- Nêu các đặc điểm của thể thơ 
- Số câu, số chữ trong mỗi bài 
- Quy luật bằng trắc của thể thơ 
- Cách geo vần của thể thơ 
- Cách ngắt nhịp phổ biến của mỗi dòng 
* Nhận xét ưu, nhược và vị trí của thể thơ trong thơ VN 
* Kết bài : Cảm nhận của về vẻ đẹp nhạc điệu của thể thơ 
 2, Kết luận: 
 Ghi nhớ : sgk /54
II, LUYỆN TẬP 
Đề bài : Thuyết minh truyện ngắn lão hạc của Nam Cao 
+ MB: Định nghĩa truyện ngắn là gì ?
+ TB: Giới thiệu các yếu tố của truyện ngắn ( yếu tố tự sự gồm sự việc chính và nhân vật, Miêu tả, biểu cảm, đánh giá; Bố cục, lời văn, hợp)
- Tự sự là yếu tố chính, quyết định cho sự tồn tại của một truyện ngắn . Gồm sự việc chính và nhân vật chính 
VD : Sự việc chính: LH giữ tài sản cho con trai bằng mọi giá 
* Ngoài ra còn có các sự việc, nhận vật phụ
VD : Sự việc phụ : con trai lão Hạc bỏ đi : lão 
+ KB : Vai trò của truyện ngắn trong nên văn học VN
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài học :
 Học thuộc bài cũ.
 * Bài soạn:
 Soạn bài : “ Thuyết minh một thể loại văn học ; chuẩn bị kiểm tra tiếng việt”
E. RÚT KINH NGHIỆM
 TUẦN 16 
 TIẾT 63
Ngày soạn : 
Ngày dạy : 
 Văn bản:
 MUỐN LÀM THẰNG CUỘI
 Hướng dẫn đọc thêm Tản Đà 
 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Cảm nhận được tâm sự và khát vọng của hồn thỏ Tản Đà
 - Thấy được tính chất mới mẻ trong một sáng tác viết theo thể thỏ truyền thống cảu Tản Đà.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
 1. Kiến thức :
 - Tâm sự buồn chán thực tại: ước muốn thoát li rất “ ngông” và tấm lòng yêu nước của Tản Đà
 - Sự đổi mới về ngôn ngữ, giọng điệu, ý tứ, cảm xúc trong bài thỏ Muốn làm thằng cuội.
 2. Kỹ năng : 
 - Phân tích tác phẩm để thấy được tâm sự của nhà thơ Tản Đà.
 - Phát hiện, so sánh, thấy được sự đổi mới trong hình thức thể loại văn học truyền thống.
 3. Thái độ : 
 Nghiêm túc trong giờ học.
 C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp, thảo luận nhóm.
 - Dự kiến khả năng tích hợp:Với phần tiếng việt qua bài ôn tập; liên hệ qua một số nhà văn cùng thời, với một số bài thơ khác: Thề non nước, Cảm thu, Tiễn thu, Thăm mả cũ bên đường  để tham khảo 
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định: 
 2. Bài cũ: ? Đọc thuộc lòng và diễn cảm hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và trình bày hoàn cảnh sáng tác của 2 bài thơ này ?
 3.Bài mới : GV giới thiệu bài mới
 Vốn xuất thân nhà nho, nhưng ại sống giữa thời đại nho học đã tàn tạ, Tản Đà đã sớm chuyển sang cầm cây bút sắt “ mà sinh nhai lối dọc đường ngang” . Là một nghệ sĩ có tài, có tình có cá tình độc đáo, có nhân cách cao thượng, sáng trong, Tản Đà không muốn hoà nhập với xh thực dân phong kiến đầy rẫy những chuyện xấu xa, nhơ bẩn hổn tạp, xô bổ, bon chen danh lợi. Ông tìm cách thoát li vào rượu, vào thơ, vào cõi mộng, cõi tiên, vào lối sống phóng túng, khoáng đạt của khách tài tử đa tình. Ông là thi sĩ VN đầu tiên dám hiện diện trong thơ với “cái tôi” đầy đủ bản ngã của mình. Vậy đó là cái tôi ntn? Bài học này sẽ trả lời cho câu hỏi đó . 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu đôi nét về tác giả, tác phẩm.
? Em hãy nêu vài nét về tác giả tác phẩm? 
GV: Đọc sau đó gọi hs đọc lại 
? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
? Bài thơ này thuộc thể thơ gì? tại sao em biết được điều đó ? 
 * HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật
? Bài thơ có bố cục mấy phần ? 
 Hs thảo luận 2’
 ? Thơ trữ tình lãng mạn là tiếng nói trực tiếp của tác giả.Vậy, nhân vật trữ tình trong bài thơ này là ai ? 
? Nhân vật trữ tình ở đây có tâm sự gì? Tâm sự ấy thuộc về cá nhân hay cộng đồng? 
? Lời thơ nói tới nổi buồn đó là nổi buồn của ai? 
? Đi theo nỗi buồn, còn có tình cảm nào lớn hơn cả nỗi buồn ? ( chán)
? Nhận xét về cách bộ lộ cảm xúc của tác giả ở hai câu thơ này 
? Từ, đó nhu cầu nội tâm nào của con người được bộ lộ ?
HS: Đại diện nhóm trình bày.
GV: Nhận xét 
* câu tiếp theo ( thực , luận )
? Một thế giới mong ước sẽ mở ra ntn cùng với cung quê và cành đa?
? Khi buồn, chán con người có thể tìm về dĩ vãng để quên đi thực tại. Đều này cho thấy nhu cầu tinh thân của tác giả có gì đặc biệt ?
 ? Nhu cầu lên trăng để chơi. Cái thú chơi của tác giả nơi cung trăng là những gì ?
 ? Theo em, giọng thơ ở đây mang cảm xúc nhẹ nhàng vui vẻ hay hóm hỉnh đùa cợt ? 
HS: Suy nghĩ, trả lời..
GV: Nhận xét 
? Qua 4 câu thơ này em đọc được khát vọng nào của tác giả ? 
? Có nhiều người đã nhận xét một cách xác đáng rằng , Tản Đà là một hồn thơ “ ngông” Em hiểu “ ngông ”nghĩa là gì ? Hãy phân tích cái “ ngông” của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng Cuội? 
 * Hai câu kết: Gọi hs đọc 2 câu kết 
? Có 3 hành động chứa đựng trong một câu thơ. Đó là những hành động nào ? (Tựa , trông xuống thế gian , cười )
? Trong đó hành động nào được nhấn mạnh như sự bộc lộ trực tiếp thái độ của tác giả ? ? Vậy em hiểu hành động cười trong câu thơ cuối cùng có ý nghĩa gì ? 
? Đến đây, lời thơ đã bộc lộ ra tâm sự sâu sắc nào của tác giả ?
? Em hiểu gì về tâm hồn lãng mạn từ bài thơ Muốn làm thằng cuội ? 
* HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tổng kết.
? Đọc diễn cảm lại toàn bài thơ và nhận xét chung về giọng điệu của bài thơ ?
GV: Hướng dẫn
HS: Suy nghĩ, trả lời.
* HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn tự học.
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả/ SGK
2. Tác phẩm
 Trích trong quyển Khối tình con I.(1979)
3. Thể loại
 Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc và tìm hiểu từ khó. / SGK 
2. Tìm hiểu văn bản.
 a. Bố cục ĐỀ, THỰC, LUẬN, KẾT
 b. Phân tích 
 b1.Hai câu đề 
 - Có nỗi ưu tư thời thế trước sự tồn vong của đất nước, của dân tộc, có nỗi cô đơn thất vọng, bế tắc của thân thế cá nhân mình. 
 - Bộc lộ trực tiếp sự buồn, chán 
 - Ngôn ngữ thân mật, đời thường 
 => Khao khát được sống khác với cõi trần do chán ghét thực tại. Nỗi buồn nhân thế.
b2.Bốn câu tiếp theo ( thực, luận )
- Nhu cầu hướng về cái đẹp, muốn thoát li thực tại, sống vui vẻ, hạnh phúc ở cung trăng với chị Hằng. Nhu cầu ấy cao sang, mới la
- Khát vọng được sống vui tươi tự do cho chính mình giữa không gian bao 
=> Qua đó đã thể hiện được cái “ngông” đáng yêu của Tản Đà 
b3.Hai câu kết 
 “ Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám 
Tựa nhau trông xuống thế gian cười ”
 => Buồn, chán đến cực điểm thực trạng xh mình đang sống. Khát khao sự đổi thay xh theo hướng tốt đẹp, thoả mãn nhu cầu sống của cá nhân 
3.Tổng kết: 
 * Nghệ thuật 
 - Những tìm tòi, đổi mới về thể thơ. 
 - Ngôn ngữ bình dị, tự nhiên, giàu tính khẩu ngữ.
 - Kết hợp tự sự và trữ tình.
 - Có giọng thơ hóm hỉnh, duyên dáng.
* Nội dung
 Thể hiện nỗi chán ghét thực tại tầm thường, khao khát vươn tới vẻ đẹp toàn thiện, toàn mĩ của thiên nhiên.
* Ghi nhớ: sgk
4, Luyện tập 
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài học :
 - Học thuộc bài thơ.
 - Cảm nhận về nghệ thuật mới mẻ.
TUẦN 16 
 TIẾT 64
Ngày soạn : 
Ngày dạy : 
 Tập làm văn:
 TRẢ BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 3
1. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
 a. Kiến thức: 
 Tự đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu văn bản và nội dung của đề bài 
 b. Kĩ năng:
 Hình thành kĩ năng tự đánh giá và sử chữa bài văn của mình 
 c. Thái độ:
 Rút kinh nghiệm và có hướng khắc phục những sai sót trong bài viết của mình.
 2. CHUẨN BỊ :
 GV: Chấm bài,soạn giáo án.
 HS : Ôn lại phần dàn ý.
 3. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
 a. ổn định : 
 b. Kiểm tra bài cũ: 
 c . Bài mới : Vừa qua, các em đã viết bài tập làm văn số 3. Kết quả của bài làm như thế nào? Các em sẽ được biết qua tiết trả bài hôm nay .
 * GIÁO VIÊN CHÉP ĐỀ LÊN BẢNG.
 4. ĐỀ BÀI KIỂM TRA:
 Chọn 1 trong hai đề sau:
 * Đề bài 1. Thuyết minh về cây bút máy hoặc cây bút bi .
 * Đề bài 2. Thuyết minh con trâu ở làng quê Việt Nam.
 5. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM * ĐỀ BÀI 1.
+ Mở bài : ( 1.5đ )
 Giới thiệu đối tượng thuyết minh.
 + Thân bài : ( 7đ )
 Thuyết minh về cấu tạo, công dụng, cách bảo quản của cây bút máy hoặc bút bi.
 + Kết bài : ( 1.5 đ )
 Bày tỏ thái độ đối với đối tượng.
 * ĐỀ BÀI 2.
 + Mở bài : ( 1.5đ )
 Giới thiệu chung về con trâu trên đồng ruộng Việt Nam.
 + Thân bài : ( 7đ )
 - Nêu định nghĩa về giống loài.
 - Hình dáng chung về con trâu
 - Đặc điểm sinh sản.
 - Gía trị về kinh tế.
 + Tác dụng của con trâu trong làm ruộng
 + Lợi ích đối với đời sống.
 - Cách nuôi và cách phòng dịch bệnh
 - Con trâu trong lễ hội đình đám
 - Con trâu đói với tuổi thơ ở nông thôn.
 - Con trâu đi vào thế giới nghệ thuật
 + Kết bài : ( 1.5 đ )
 Vai trò của con trâu trong đời sống hiện nay.
 * HỌC SINH THẢO LUẬN, TỰ NHẬN XÉT BÀI LÀM 
 * NHẬN XÉT ƯU, KHUYẾT ĐIỂM CỦA HỌC SINH.
 + Nhận xét chung : 
 - Ưu điểm : 
 - Đa số các em có chuẩn bị bài, làm bài khá tốt 
 - Trình bày rõ ràng, sạch sẽ 
 - Đa số các em đã viết được đúng thể loại văn thuyết minh, nhiều em viết tốt.
 - Khuyết điểm : 
 - Phần thân bài : Chia đoạn chưa hợp lí, có bài chưa xậy dựng được đoạn văn . 
 - Về lời văn diễn đạt, một số em diễn đạt lủng củng, ý rời rạc . 
 - Chữ viết còn cẩu thả, viết tắt, viết số . 
 - Một số em còn chép sách văn mẫu.
 - Tuy nhiên còn một số em con lười học, bài làm chưa đạt được kết quả cao 
 - Trình bày còn cẩu thả , viết còn sai lỗi chính tả, viết tắt nhiều 
 - Bố cục chưa rõ ràng 
 - Một số em chưa nắm được bố cục của bài văn thuyết minh nên làm bài chưa hay. Cần khắc phục.
 + Sửa bài : 
 - Lỗi diễn đạt : 
 - Lỗi dùng từ, chính tả, trình bày bài làm.
 - GV sửa lỗi chính tả, cách dùng từ và cách diễn đạt lời văn mà học sinh còn mắc phải, để học sinh thấy được rút kinh nghiệm cho các bài làm sau.
 + Đọc bài làm tốt : 
 - Nhắc lại bố cục của một bài văn thuyết minh về một đồ vật 
 - Nêu các phương pháp thuyết minh 
 * TRẢ BÀI CHO HỌC SINH ĐỐI CHIẾU KẾT QUẢ.
 * THỐNG KÊ ĐIỂM.
Lớp
Sỉ số
Số bài
0 -1 -2
3 - 4
Dưới TB
5 – 6
7 - 8
9 - 10
Trên TB
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A1
8A2
6. RÚT KINH NGHIỆM :
 TUẦN 16 
 TIẾT 64
Ngày soạn 
Ngày dạy : 
 Tập làm văn:
 TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
1. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
 a. Kiến thức: 
 Ôn lại kiến thức đã học 
 b. Kĩ năng:
 Nhận ra được lỗi trong bài làm để biết khắc phục trong bài thi sắp tới. 
 c. Thái độ:
 Rút kinh nghiệm và có hướng khắc phục những sai sót trong bài viết của mình.
 2. CHUẨN BỊ :
 GV: Chấm bài,soạn giáo án.
 HS : Ôn lại phần dàn ý.
 3. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
 a. ổn định :
 b. Kiểm tra bài cũ: 
 c . Bài mới : Vừa qua, các em đã làm bài kiểm tra 1 tiết . Kết quả của bài làm như thế nào? Các em sẽ được biết qua tiết trả bài hôm nay .
 * GIÁO VIÊN CHÉP ĐỀ LÊN BẢNG.
 4. ĐỀ BÀI KIỂM TRA:
 5. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU 
 * PHẦN I : TRẮC NGHIỆM.
 Mỗi câu đúng được 0.5 đ.
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B
C
C
B
C
D
 * PHẦN II : TỰ LUẬN
 Câu 1 : ( 3 điểm) Yêu cầu từ hai câu đơn tạo thành hai câu ghép khác nhau và chỉ ra được quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép được tạo thành.
 + Câu ghép (1) : 1đ - Quan hệ ý nghĩa : 0.5đ
 + Câu ghép (2) : 1đ - Quan hệ ý nghĩa : 0.5đ
 Câu 2 : ( 4 điểm) Yêu cầu Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu), chủ đề tự chọn có sử dụng các loại dấu câu đã học. ở lớp 8 và chỉ rõ tác dụng của dấu câu đó?
 * HỌC SINH THẢO LUẬN, TỰ NHẬN XÉT BÀI LÀM 
 * NHẬN XÉT ƯU, KHUYẾT ĐIỂM CỦA HỌC SINH.
 + Nhận xét chung : 
 - Ưu điểm : 
 - Đã có nhiều hs chuẩn bị bài tốt, biết vận dụng lý thuyết vào thực hành.
 - Biết lựa chọn chủ đề phù hợp.
 - Khuyết điểm : 
 - Có một số hs chưa học bài nên dẫn đến kết quả thấp
 - Chữ viết còn cẩu thả câu văn còn lũng củng.
 + Sửa bài : 
 - Lỗi diễn đạt : 
 - Lỗi dùng từ, chính tả, trình bày bài làm.
 - GV sửa lỗi chính tả, cách dùng từ và cách diễn đạt lời văn mà học sinh còn mắc phải, để học sinh thấy được rút kinh nghiệm cho các bài làm sau.
 + Đọc bài làm tốt : 
 - Gv giới thiệu một số bài làm đạt điểm cao
 - Nêu lỗi sai của một sồ bài làm đạt điểm thấp
 * TRẢ BÀI CHO HỌC SINH ĐỐI CHIẾU KẾT QUẢ.
 * THỐNG KÊ ĐIỂM.
Lớp
Sỉ số
Số bài
0 -1 -2
3 - 4
Dưới TB
5 – 6
7 - 8
9 - 10
Trên TB
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A1
8A2
 6. RÚT KINH NGHIỆM :

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 8 tuan 16 CKTKN.doc