Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 16 - Chuẩn kiến thức

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 16 - Chuẩn kiến thức

 I. Mục tiêu cần đạt :

 Giúp học sinh .

 -Rèn luyện năng lực quan sát, nhận thức, dùng kết quả quan sát mà làm bài thuyết minh.

 -Thấy được khi muốn làm bài thuyết minh chủ yếu phải dựa vào quan sát, tìm hiểu, tra cứu.

 II. Các bước lên lớp.

1.Ổn định :

2.Kiểm tra bài cũ.

- Hãy nhắc lại yêu cầu và đặc điểm của bài thuyết minh.

- Nêu cách làm bài văn thuyết minh.

 3.Bài mới :

 a.Giới thiệu bài.

 Chúng ta đã biết thế nào là thuyết minh, hôm nay chúng ta sẽ luyện tập thuyết minh về thể thơ mà các em đã quen thuộc.

 b.Tiến trình hoạt động:

 

doc 14 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1208Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 16 - Chuẩn kiến thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BÀI 16 
TIẾT 61 
 I. Mục tiêu cần đạt :
 Giúp học sinh .
	-Rèn luyện năng lực quan sát, nhận thức, dùng kết quả quan sát mà làm bài thuyết minh.
 -Thấy được khi muốn làm bài thuyết minh chủ yếu phải dựa vào quan sát, tìm hiểu, tra cứu.
 II. Các bước lên lớp.
1.Ổn định :
2.Kiểm tra bài cũ.
Hãy nhắc lại yêu cầu và đặc điểm của bài thuyết minh.
Nêu cách làm bài văn thuyết minh.
 3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài.
	 Chúng ta đã biết thế nào là thuyết minh, hôm nay chúng ta sẽ luyện tập thuyết minh về thể thơ mà các em đã quen thuộc.
	b.Tiến trình hoạt động:
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG BÀI HỌC
*Hoạt Động 1:Tìm hiểu đề
 Giáo viên ghi lên bảng.
Đề bài: Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú (7 tiếng 8 câu)
?-Em hãy xác định rõ yêu cầu của đề .
 -Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú. (thông qua 1 bài thơ cụ thể)
 Giáo viên : chép bài thơ “Cảm xúc vào nhà ngục Quảng Đông” lên bảng.
a)Tìm số tiếng, số dòng
?-Em hãy nhận xét về số dòng, số tiếng trong mỗi dòng của bài thơ.
 - 8 dòng, mỗi dòng 7 tiếng.
?-Số dòng, số chữ ấy có bắt buộc không? Có thể tuỳ ý thêm bớt không.
 -Bắt buộc, không thể tuỳ ý thêm bớt.
b) Tìm bằng trắc.
 # Giáo viên lưu ý học sinh:
-Tiếng bằng: tiếng có dấu huyền và không có dấu, ký hiệu bằng một dấu gạch ngang “-“
-Tiếng trắc: tiếng có dấu hỏi, ngã, sắc, nặng, ký hiệu bằng 1 gạch dọc “/”
?-Hãy ghi ký hiệu bằng trắc cho từng tiếng trong bài thơ.
c) Tìm đối và niêm.
 # Giáo viên:
 -Đối: Nếu dòng trên tiếng bằng, ứng với dòng dưới tiếng trắc.
 -Niêm: Nếu dòng trên tiếng bằng, ứng với dòng dưới tiếng bằng.
*Giáo viên nhắc lại luật đối, niêm trong bài thơ thất ngôn bát cú đã được đề cặp ở tiết 58.
?-Hãy quan sát và nêu mối quan hệ bằng trắc giữa các dòng trong bài thơ trên.
 -Đối: Câu 3-4 khách><năm.
 Câu 5-6 tay><oán.
 -Niêm:Câu 1, 8: là với nhiêu.
 Câu 2, 3: mỏi với khách.
 Câu 4, 5: người với tay.
 Câu 6, 7: miệng với ấy.
d) Tìm vần.
#Giáo viên: Vần là bộ phận của tiếng không kể dấu thanh và phụ âm đầu (nếu có). Những tiếng có bộ phận vần giống nhau, ví dụ: an, than, can, man,là những tiếng hiệp vần với nhau. Vần có dấu huyền hoặc không dấu gọi là vần bằng, vần có các dấu hỏi, ngã, sắc, nặng gọi là vần trắc.
?-Hãy cho biết bài thơ có những tiếng liền vần với nhau, nằm ở vị trí nào trong dòng thơ và đó là vần bằng hay trắc.
 -Các tiếng cuối của câu 1,2,4,6,8 hiệp vần với nhau (vanà u) và là vần bằng.
e)Tìm nhịp.
?-Đọc bài thơ,em thấy bài thơ ngắt nhịp như thế nào
 -Nhịp 4/3.
*Hoạt động 3: phát biểu thuyết minh thể thơ thất ngôn bát cú.
Mở bài.
?-Dựa vào những bài thơ thất ngôn bát cú đã được học trong các lớp 7, 8 em hãy nêu một định nghĩa chung nhất về thể thơ này.
-Là một thể thơ thông dụng trong các thể thơ Đường luật, được các nhà thơ Việt Nam rất yêu chuộng (có thể thêm các nhà thơ cổ điển Việt Nam ai cũng làm thể thơ này bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm).
Thân bài.
?-Sau khi quan sát bài thơ trên, em hãy nêu nhận xét của mình về đặc điểm (qui tắc) cảu 1 bài thơ thất ngôn bát cú.
(xem phần ghi bảng)
?-Nhận xét ưu nhược và vị trí thể thơ trong thơ Việt Nam.
 -Ưu: luật thơ chặt chẽ, âm thanh trầm bổng, nhịpthơ nhịp nhàng.
-Khuyết: gò bó, không buông thả như thơ tự do.
-Vị trí: là 1 thể thơ quan trọng.
 c)Kết bài:
?-Theo em thấy, các bài thơ Đường luật đã học và học thêm như thế nào.
 -Nhiều bài thơ hay đều làm theo thể thơ này. Ngày nay thể thơ này vẫn được ưu chuôïng.
*Hoạt động 4: Ghi nhớ.
?-Từ những tìm hiểu trên, theo em muốn thuyết minh mộy thể thơ, một thể loại văn học, hay văn bản cụ thể, em phải làm gì.
 -Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK trang 161.
*Hoạt động 5: Luyện tập.
Đề bài:Hãy thuyết minh đặc điểm chính của chuyện ngắn trên cơ sở các truyện ngắn đã học: Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng.
I.Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh đặc điểm 1 văn bản, thể thơ hoặc thể loại văn học.
II. Lập dàn ý:
 1.Mở bài:
 -Thể thơ thất ngôn bát cú là thể thơ thông dụng trong các thể thơ Đường luật (Trung Quốc) và các nhà thơ Việt Nam rất ưa chuộng.
 2. Thân bài:
 + Số câu, số chữ trong mỗi bài: 8 dòng mỗi dòng có 7 tiếng.
 + Kết cấu: Gồm 4 phần.
 + Gieo vần: Ở các tiềng cuối của các câu 1-2-4-6-8.
 + Qui luật bằng trắc của thể thơ.
 *Đối: thường ở cặp câu 3+4 và 5+6.
*Niêm: câu 1, 8. câu 2, 3. câu 4, 5. câu 6, 7.
 + Nhịp bài thơ: 4/3 (hoặc 2/2/3).
 3.Kết bài:
 -Nhiều bài thơ hay đều làm theo thể thơ này. Ngày nay thể thơ này vẫn được ưa chuộng.
DÀN BÀI:
 1)Mở bài: Nêu 1 định nghĩa chung về truyện ngắn.
 Truyện bằng văn xuôi, có dung lượng nhỏ, số trang ít, miêu tả 1 khía cạnh tính cách, 1 mẫu trong cuộc đời nhân vật.
 2) Thân bài: Đặc điểm chính của 3 truyện ngắn trên là:
Phương thức diễn đạt: tự sự (bằng văn xuôi).
Số trang: ít (3,4, tới 5 trang).
Nhân vật: ít.
 -Tôi đi học: nhân vật (tôi).
 -Lão Hạc: Lão Hạc, ông giáo, Bình Tư, con vàng.
 -Chiếc lá cuối cùng: Ông già Bơ-men, Xiu, Giôn-xi.
Sự kiện: ít.
 -Tôi đi học: Ngày đầu tiên đi học.
 -Lão Hạc:
 + Con trai Lão Hạc vì nghèo không lấy được vợ đã phẫn chí bỏ làng ra đi.
 +Lão quyết không bán mảnh vườn và không ăn vào số tiền dành dụm do “ bón vườn”
 +Do ốm, không còn sức làm thuê lão quýet định bán con vàng.
 +Cuối cùng lão tự kết liễu đời mình bằng 1 liều thuốc chuột.
 -Chiếc lá cuối cùng:
 + Giôn-xi bị viêm phổi nặng nên tuyệt vọng và chắc chắn mình sẽ lìa đời “khi chiếc lá cuối cùng của cây leo trước cửa sổ rụng xuống”.
 + Xiu cầu cứu ông già Bơ-men.
 + Giôn-xi được bình phục và ông già Bơ-men đã chết vì cảm lạnh.
e)Dung lượng nhỏ, tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống.
 -Tôi đi học: cảm xúc (trạng thái) về buổi tựu trường đầu tiên trong cuộc đời của một con người.
 -Lão Hạc: số phận bi thương, phẩm chất cao đẹp của người nông dân trong xã hội cũ.
 -Chiếc lá cuối cùng: thể hiện 1 tình bạn đẹp, thuỷ chung cảm động và đề cao lẽ sống quên mình vì người khác.
f) Cốt truyện diễn ra trong không gian và thời gian hạn chế.
 -Tôi đi học: Ngày tựu trường đầu tiên.
 -Lão Hạc: trong 1 xóm nhỏ.
 -Chiếc lá cuối cùng: một căn gác tồi tàn nơi hẻm phố, biến cố xẩy ra trong đôi ba ngày.
g) Cốt truyện: không kể trọn vẹn 1 quá trình diễn biến một dời người mà chọn lấy những khoảnh khắc, những “lát cắt” của cuộc sống.
 -Tôi đi học: khoảnh khắc đầu tiên của một con người khi cắp sách đến trường.
 -Lão Hạc: Những ngày cuối của 1 cuộc đời khốn khó.
 -Chiếc lá cuối cùng: khi con người đứng giữa sự sống và cái chết.
 3.Kết bài: Tác dụng của truyện ngắn.
 -Truyện ngắn tuy ngắn nhưng đã đề cặp đến ngững vấn đề lớn của cuộc đời: xã hội, thân phận, nhân cách, tình bạn, tình người, lòng nhân hậu.
 4.Củng cố:
 -Đọc lại ghi nhớ.
 5.Dặn dò:
 -Soạn bài “muốn làm thằng cuội”.
BÀI
TIẾT 62
 TẢN ĐÀ
 I. Mục tiêu cần đạt :
 Giúp học sinh .
 -Hiểu được tâm sự của nhà thơ lãng mạn Tản Đà: Buồn chán trước thực tại đen tối và tầm thường, muốn thoát ly khỏi thực tại ấy bằng một ước vọng rất “ngông”.
	 -Cảm nhận được cái mới mẻ trong hình thức một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật của Tản Đà: lời lẽ giản dị trong sáng, rất gần với lối nói thông thường, không cách điệu, xa vời, ý tứ hàm xúc, khoáng đạt, giọng thơ thanh thoát, nhẹ nhàng pha chút hóm hỉnh duyên dáng.
 II. Các bước lên lớp.
1.Ổn định :
2.Kiểm tra bài cũ.
-Đọc thuộc lòng bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn”
-Hãy nêu những cảm nhận của em sau khi tìm hiểu bài thơ.
 3.Bài mới .
 a.Giới thiệu bài.
	“Tài cao phận thấp chí khí uất.
	 Giang hồ mê chơi quên quê hương”.
	 Đó chính là cuộc đời Tản Đà.
	Tản Đà là một nhà thơ yêu nước thầm kín, ông lại là một nhà thơ nổi tiếng ngông. Tấm lòng yêu nước 
 và cái ngông của ông như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài thơ “muốn làm thằng cuội”.
 b.Tiến trình hoạt động:
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1:Đọc và tìm hiểu chú thích.
 -Giáo viên đọc, mọi HS đọc lại (đọc với giọng thanh thoát nhẹ nhàng).
?-Em hãy nói những hiểu biết của em về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của tác giả Tản Đà.
-Cho HS đọc phần chú thích SGK trang 163.
+GV nói thêm: Tản Đà vốn xuất thân là nhà nho, nhưng lại sống giữa thời buổi nho ọc đã tàn tạ. Tản Đà đã sớm chuyển sang cầm bút sắt “mà sinh nhai lối dọc đường ngang”. Là một nghệ sĩ có tài, có tình, có cá tính độc đáo, có nhân cách cao thượng, sáng trong Tản Đà không muốn hoà nhập với xã hội thời thực dân, phong kiến đầy rẫy những chuyện xấu xa, nhơ bẩn, hỗn tạp, xô bồ, bon chen danh lợi.Ông muốn tìm cách thoát ly vào rượu thơ, vào cõi mộng, cõi tiên, vào lối sống phóng túng, khoáng đạt của khách tài tử đa tình. Ông là thi sĩ Việt Nam dầu tiên dám hiện diện trong thơ đầy đủ bản ngã cái tôi của mình: cái tôi sầu mộng đa tình, cái tôi ngông nghênh phớt đời, cái tôi cảm thông ưu ái, thơ Tản Đà đã thổi 1 luồng gió lãng mãn mới mẻ trên thi đàn Việt Nam, đặc biệt là vào những năm 20 của thế kỷ.
 -Cho HS đọc phần chú thích từ.
?-Đây là bài thơ được làm theo thể thơ gì? Em hiểu gì về thể thơ ấy.
-Cho HS trả lời.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản.
?-Về giọng điệu bài thơ này so với bài “Qua đèo ngang” của Bà Huyện Thanh Quan và bài “Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông” của Phan Bội Châu, “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh có khác gì?
 -Qua đèo ngang: mực thước, trang t ... å hiện ở 2 câu cuối bài thơ.
 -Hình ảnh tưởng tượng đầy bất ngờ và ý nhị. Tác giả đã hoàn toàn thoát khỏi cuộc sống trần thế. Đêm trung thu, trăng sáng đẹp, người người đều ngẩng đầu chiêm ngưỡng thì nhà thơ lại ngồi tít mãi trên cung trăng, tựa vai chị Hằng để cùng ngắm thế gian và cười.
Þ Mạch cảm xúc lãng mạn và “ngông” được đẩy lên cao độ.
?-Cái cười ở đây có ý nghĩa gì.
 Hai ý nghĩa:
-Vừa thoả mãn vì đã đạt được khát vọng, thoát ly mãnh liệt, đạ xa lánh khỏi cõi trần bụibặm.
-Vừa thể hiện sự mỉa mai, khinh bỉ cái cõi trần gian giờ đây chỉ còn “bé tí” khi mình đã được bay bổng len trên đó.
Þ Đây là đỉnh cao của hồn thơ lãng mạn và “ngông” của Tản Đà.
?-Theo em những yếu tố nghệ thuật nào đã tạo được sức hấp dẫn của bài thơ.
-Nguồn cảm xúc mãnh liệt, dồi dào, vừa phóng túng bay bổng, vừa sâu lắng thiết tha, được thể hiện tự nhiên thoải mái nhuần nhị như giọng tâm tình với người bạn tri ân tri kỷ.
-Lời lẽ giản dị trong sáng mà mượt mà ý nhị, giàu sức biểu cảm, đa dạng trong lối biểu hiện(khi than, khi hỏi, khi cầu xin).
- Sức tưởng tượng phong phú táo bạo tạo giấc mộng kỳ thú với những chi tiết gợi cảm, bất ngờ.
-Thể thơ Đường luật vẫn tuân thủ nghiêm nhưng không gò bó, công thức.
*Hoạt Động 3: Ghi nhớ
?-Em hãy nói những cảm nhận sâu sắc nhất của em sau khi học xong bài thơ.
- Cho HS học phần ghi nhơ SGK trang 164.
I.Đọc và tìm hiểu chú thích:
 - SGK trang 163.
II. Tìm hiểu văn bản
 1.Hai câu đề:
 Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!
 Trần thế em nay chán nửa rồi.
® Câu cảm thán, lời tâm sự buồn chán trước cảnh nước nhà nô lệ và bản thân thì cô đơn, thất vọng, bế tắc.
 2.Hai câu thực:
 Cung quế có ai ngồi đó chửa.
 Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
® Muốn thoát ly khỏi cuộc sống trần thế.
 3.Hai câu luận:
 Có bầu có bạn can chi tủi.
 Cùng gió cùng mây thế mới vui.
® Niềm khát khao vượt qua nỗi chán chường triền miên.
Þ Cái ngông: thoát ly hoàn toàn khỏi trần thế xa lánh “cõi trần nhem nhuốc” mà ông chán ghét.
 4.Hai câu kết:
 Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám.
 Tựa nhau trông xuống thế gian chơi.
® Cười thoả mãn vì đạt được – ước nguyện và cười nhạo cõi đời xót xa, đua chen danh lợi.
III.Ghi nhớ:
 - SGK trang 164.
 4.Củng cố:
 Cho học sinh đọc phần đọc thêm trong SGK.
 5.Dặn dò:
 -Học thuộc lòng bài thơ.
 -Soạn bài ôn tậo tiếng việt.
BÀI
TIẾT 63
 I. Mục tiêu cần đạt :
 Giúp học sinh nắm vững nội dung về từ vựng, ngữ pháp đã học ở HK1
 II. Các bước lên lớp.
1.Ổn định :
2.Kiểm tra bài cũ.
 -Kiểm tra sự chuẩn bị của HS . 
 3.Bài mới .
 a.Giới thiệu bài.
 	 Trong những tiết học tiếng Việt trước đây, chúng ta đã được tìm hiểu các nội dung về từ vựng, ngữ pháp tiếng việt. Để có thể hệ thống hoá lại kiến thức đã học, cô mời các em bước vào tiết ôn tập.
	b.Tiến trình hoạt động:
*Hoạt động 1: Từ vựng.
?-Em hãy kể tên các bài đã học trong phần tiếng việt?
® Học sinh kể tên các bài học ứng với 2 phần từ vựng, ngữ pháp.
-Giáo viên ghi bảng hệ thống bài học cho học sinh theo dõi tiến trình ôn tập.
@Nội dung 1: Cấp độ khái quát của từ ngữ (sơ đồ).
?-Em hiểu thế nào về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ?
 -Nghĩa của một từ ngữ có thề rông hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của một từ ngữ khác.
?-Khi nào một từ được coi là có nghĩa rộng?(bao hàm)
?-Khi nào một từ được coi là có nghĩa hẹp?(được bao hàm)
 -Dựa vào sơ đồ trên. Em hãy điền vào ô thích hợp với một chi tiết cho sẵn: truyện cổ tích.
?-Em có thể nêu vài ví dụ cho từng loại truyện?
 -Dựa vào sơ đồ giải thích cụ thể hơ cấp độ khái quát nghĩa từ ngữ: Truyện cổ tích, truyện truyền thuyết, truyện ngụ ngôn, truyện cười.
# Giáo viên tham khảo:
+ Truyền thuyết: Truyện nhân gian về các nhân vật và sự kiện lịch sử xa xưa, có nhiều yếu tố thần kỳ.
+Cổ tích: truyện dân gian kể về cuộc đời, số phận của một kiểu nhân vật quen thuộc (người mồ côi, mang lốt xuấ xí) có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo.
+Ngụ ngôn: truyện dân gian mượn truyện của loài vật, đồ vật, về chính con người để nói baóng gió về con người.
+ Truyện cười: Truyện dân gian dùng hình thức gây cười để mua vui hoặc phê phán, đả kích.
# giáo viên cho HS nhắc lại định nghĩa các loại truyện trên và nhận xét điểm chung của các loại truyện ấy?(truyện dân gian có cấp độ khái quát cao hơn).
-Lưu ý học sinh: khi giải thích nghĩa của những từ ngữ có nghĩa hẹp hơn so với một từ ngữ khác thường phải xác định được từ ngữ có nghĩa rộng hơn ( Cấp độ khái quát cao hơn).
- Nhìn lại sơ đồ ta thấy những loại truyện này có cấp độ khái quát cao hơn so với các tên truyện cụ thể. Từ đó, em có suy nghĩ gì về tính chất của nghĩa từ ngữ?
-Tương đối, có nghĩa rộng đối với những từ này, đồng thởi có nghĩa hẹp với từ khác.
@Nội dung 2: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
-Trong từ vựng chúng thường có những mối quan hệ nhất định về hình thức hoặc ngữ nghĩa. Bây giờ, chúng ta hãy sang nội dung bài trường từ vựng. Mời các em lật SGK trang 19, coi lại đoạn văn phần 1: “Tìm những từ có chung 1 nét nghĩa với từ in đậm trong đoạn văn sau: Mẹ tôi lấy vạt áo nâuthơm tho lạ thường”.
?-Cho biết những từ ấy có nét chung gì về nghĩa? Thế nào là trường từ vựng? (đầu chỉ bộ phận của cơ thể con người)
?-Trường từ vựng có những đặc điểm nào?( 4 đặc điểm)
 -Học sinh cho ví dụ minh hoạ bằng sơ đồ (ví dụ: mắt)
 -Giáo viên lưu ý: Giúp HS phân biệt cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và trường từ vựng (có thể so sánh nghĩa rộng, nghĩa hẹp-các từ có chung 1 nét nghĩa).
*Hoạt động 2:
 @ Nội dung 3+4: Từ tượng hình, từ tượng thanh.
 - HS trình bày nội dung ôn tập theo sự phân công (tổ 1: từ tượng hình, tượng thanh, tổ 2: từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội).
- Hình thức: học sinh có thể trình bày: cá nhân hoặc nhóm đại diện.
- Lớp nhận xét, bổ xung, giáo viên tổng kết, cho điểm.
* Hoạt động 3:
 @ Nội dung 1: Biện pháp tu từ từ vựng: Nói quá, nói giảm, nói tránh.
 -HS trình bày theo sự phân công (tổ 3: nói quá; tổ 4: nói giảm, nói tránh).
 -Hình thức: học sinh tìm trong ca dao, tục ngữ, văn bản đã học có sử dụng các phép tu từ trên (nêu và giải thích).
-Lớp nhận xét, bổ sung, giáo viên tổng kết, cho điểm.
* Hoạt động 4: Ngữ pháp.
 @Nội dung 1: trợ từ, thán từ, tình thái từ.
-GV hướng dẫn HS nhận biết phân biệt, vận dụng 3 loại trên.
- GV đặt tình huống, HS cho ví dụ.
- HS giải thích ý nghĩa cách sử dụng trợ từ, thán từ, tình thái từ trong mỗi ví dụ cụ thể.
- GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
*Hoạt động 5:
 @Nội dung 2: Câu ghép các kiểu câu ghép.
 -HS đọc đoạn văn SGK trang 166.
?- Xác định câu ghép? Định nghĩa về câu ghép? Phân loại? Nêu những loại quan hệ từ thường dùng trong các mối quan hệ của mỗi kiểu câu?
 -Các nhóm thảo luận để hoàn chỉnh sơ đồ cấu tạo câu ghép-Các kiểu câu ghép.
 - GV tổng kết tiết học bằng bài tập nâng cao (hệ thống nội dung đã ôn tập).
4. Dặn dò:
 -Học kỹ phần lý thuyết.
 -Xem và làm lại các bài luyện tập với nội dung ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kỳ I.
#Giáo viên tham khảo:
Tình thái từ: là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, và biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
Trợ từ: là những từ dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến trong câu.
Thán từ: là những từ dùng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm thái độ của người nói hoằc dùng để gọi đáp.
Thán từ đứng ở đầu câu, tách thành câu đặc biệt.
2 loại:
+ Thán từ biểu lộ tình cảm.
+ Thán từ gọi đáp.
Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ: nghjĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác.
Trường từ vựng: là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa.
Từ tượng hình: là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động, trạng thái của sự vật.
Từ tượng thanh: là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
Từ ngữ địa phương: là từ ngữ chỉ sử dụng ở 1 (hoặc 1 số) địa phương nhất định.
Biệt ngữ xã hội: chỉ được dùng trong một tầng lớp nhất định.
PHẦN GHI BẢNG
 I.Từ vựng:
Cấp độ khái quát nghĩa của từ.
Trường từ vựng.
Từ tượng hình, từ tượng thanh.
từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
Biện pháp tu từ, từ vựng: Nóiquá, nói giảm, nói tránh.
 II.Ngữ pháp:
Trợ từ, thán từ, tình thái từ.
Câu ghép- các kiểu câu ghép.
BÀI
TIẾT 64
 I. Mục tiêu cần đạt :
 Giúp học sinh :
	 -Tự đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu văn bản và nội dung của đề bài.
	 - Hình thành n8ng lực tự đánh giá và sửa chữa bài của mình.
 II. Các bước lên lớp.
1.Ổn định :
2.Kiểm tra bài cũ.
 3.Bài mới .
 *.Tiến trình hoạt động:
	Đề: Hãy giới thiệu về trường em.
	 A) Tìm hiểu đề:
	 -Thể loại: văn thuyết minh.
	 - NoÄi dung: Giới thiệu trường em.
	B) Dàn ý:
Mở bài: Giới thiệu khái quát về trường em.
Thân bài:
Quá trình hình thành.
Vị trí, diện tích.
Cơ sở vật chất thiết bị.
Đặc điểm kiến trúc.
Số lượng giáo viên.
Các thành tích.
Vị trí của nhà trường trong đời sống xã hội địa phương.
Kết bài:
 -Suy nghĩ, tình cảm của em đối với nhà trường.
	C) Nhận xét:
	 +Ưu điểm:
Hiểu đề, hiểu phương pháp bộ môn.
Thuyết minh khá rõ về ngôi trường, nắm được thông tin khá rõ ràng, chính xác.
Trình bày rõ.
 + Khuyết điểm:
Mở bài, kết bài chưa đúng phương pháp, còn diễn đạt văn biểu cảm.
Chưa tìm hiểu cặn kẽ về các mặt của ngôi trường.
D) Sửa lỗi:
Sai
Lỗi
Sửa
	III.Kết quả:
	4.Củng cố:
	Đọc thêm.
	5.Dặn dò:
	-Soạn bài mới: “Hai chữ nước nhà”.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 16.doc