Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 15 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Văn Hà

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 15 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Văn Hà

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh :

 - Cảm nhận được vẻ đẹp của những chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX, những người mang chí lớn cứu nước, cứu dân, dù ở hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang, bất khuất và niềm tin vào ự nghiệp giải phóng dân tộc.

 - Hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ khẩu khí hào hùng của tác giả.

B. CHUẨN BỊ :

 - GV : Soạn bài, SGK, SGV, tìm tư liệu về tác phẩm, tác giả và chân dung Phan Bội Châu, bảng phụ ghi bài thơ và thể thơ TNBC Đường luật.

 - HS : + Soạn bài, sưu tầm ảnh chân dung và tác phẩm của tác giả.

 +Xem lại thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật đã học ở lớp 7.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

 1. Ổn định

 2. Kiểm tra : Kết quả sưu tầm bổ sung các tác giả văn học địa phương xứ Quảng của HS.

 3. Bài mới :

 A.HOẠT ĐỘNG 1:Giới thiệu bài: Giới thiệu chân dung PBC, gợi tâm thế cho HS tiếp nhận bài thơ.

 

doc 12 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1185Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 15 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Văn Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Tiết 57: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác 
Tiết 58: Đập đá ở Côn Lôn
Tiết 59: Ôn luyện về dấu câu
Tiết 60: Kiểm tra Tiếng Việt
Ngày soạn: / / TUẦN 15 
Tiết 57 VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC 
 * Phan Bội Châu 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh :
 - Cảm nhận được vẻ đẹp của những chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX, những người mang chí lớn cứu nước, cứu dân, dù ở hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang, bất khuất và niềm tin vào ự nghiệp giải phóng dân tộc.
 - Hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ khẩu khí hào hùng của tác giả.
B. CHUẨN BỊ :
 - GV : Soạn bài, SGK, SGV, tìm tư liệu về tác phẩm, tác giả và chân dung Phan Bội Châu, bảng phụ ghi bài thơ và thể thơ TNBC Đường luật.
 - HS : + Soạn bài, sưu tầm ảnh chân dung và tác phẩm của tác giả.
 +Xem lại thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật đã học ở lớp 7.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 1. Ổn định
 2. Kiểm tra : Kết quả sưu tầm bổ sung các tác giả văn học địa phương xứ Quảng của HS. 
 3. Bài mới :
 A.HOẠT ĐỘNG 1:Giới thiệu bài: Giới thiệu chân dung PBC, gợi tâm thế cho HS tiếp nhận bài thơ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
B.HOẠT ĐỘNG 2:Hướng dẫn đọc VB và tìm hiểu chú thích.
-Dựa vào chú thích, em hãy giới thiệu về tác giả ?
-Giới thiệu những nét lớn về thân thế và sự nghiệp của ông, giải thích thêm biệt hiệu ông già Bến Ngự.
-Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
(Những ngày đầu bị nhốt trong ngục, PBC đã làm 2 bài thơ, 1 để an ủi Mai Lão bạng và một cho mình.)
-GV đọc mẫu, chú ý cách ngắt nhịp.
-Hướng dẫn HS đọc bài thơ và đọc chú thích.
C. HOẠT ĐỘNG 3:Tìm hiểu bài thơ. 
-Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?
-Nêu hiểu biết của em về thể thơ này? (số câu, số tiếng trong mỗi câu, vần, đối và bố cục của bài thơ). 
-Giảng thêm về bố cục của bài thơ.
-Hãy đọc hai câu đề. 
-Em hiểu thế nào là hào kiệt, phong lưu?
-Các từ hào kiệt và phong lưu cho ta hình dung về một con người như thế nào ? 
-Điệp từ vẫn đứng trước hào kiệt và phong lưu góp phần thể hiện rõ tâm thế của người tù như thế nào?
-Quan niệm”Chạy mỏi chân thì hãy ở tù” thể hiện tinh thần, ý chí của PBC như thế nào?
-Liên hệ: PBC mang cốt cách của một nhà Nho. Nhà Nho quan niệm:Giàu sang không làm cho mê đắm, nghèo khó không thể làm thay lòng đổi dạ, sức mạnh không thể khuất phục họ. 
-Em có nhận xét gì về giọng điệu của hai câu thơ này?
-Từ đó, hai câu đề cho ta hiểu gì về tính cách người tù PBC? 
-Gọi HS đọc hai câu thực.
-Đọc chú thích 3,4/SGK và cho biết em hiểu ý hai câu thơ này như thế nào?
-Em hiểu tội ở đây là tội gì?
à Thật là nực cười.
-PBC tự nói về cuộc đời hoạt động cách mạng của mình.(Trích Lưu biệt khi xuất dương”Muốn vượt bể Đông...ra khơi.”) Từ năm 1905 PBC đã bôn ba nhiều nước gần 10 năm, khi thì Nhật Bản, khi Trung quốc, khi Thái lan. Bị thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt nên 
 ở đâu ông cũng là đối tượng truy bắt của thực dân Pháp. 
Là người yêu nước, bôn ba tìm đường cứu nước lại bị xem là kẻ có tội. Thật là nực cười. Đây là cách nói mỉa mai hành động khủng bố những người yêu nước của thực dân Pháp.Qua bộ phim Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông, chúng ta thấy rõ điều đó. NAQ cũng bị chúng truy bắt gắt gao vì hoạt động cách mạng cứu nước.
-Phép đối ở cặp câu này có tác dụng gì?
-Giọng điệu ở cặp câu thơ này có gì thay đổi so với hai câu đề?
-Đây có phải là lời than thân của người tù PBC không? 
-Giọng thơ trầm hẳn diễn tả một nỗi đau cố nén.đau xót. Không phải là lời than thân mà là nỗi đau cho tình cảnh của cả một dân tộc. Hai câu thơ giúp ta cảm nhận được đầy đủ hơn tầm vóc của người tù đầy khí phách. 
-Đọc hai câu luận.
-Dựa vào chú thích 5,6 cho biết ý nghĩa của lời thơ Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế ? 
-Theo em, lời thơ: Mở miệng cười tan cuộc oán thù có thể hiểu theo nghĩa nào trong số các nghĩa sau:
 +Tiếng cười làm tan mọi hận thù.
 +Tiếng cười của người tù yêu nước trong tù ngục mang sức mạnh đấu tranh.
 +Tiếng cười của người tù yêu nước trước kẻ thù có sức mạnh chiến thắng mọi âm mưu của kẻ thù. 
-Lối nói khoa trương và phép đối ở cặp câu này có tác dụng gì trong việc biểu hiện hình ảnh người anh hùng, hào kiệt này?
à Giọng điệu hùng hồn gợi tả khí phách hiên ngang, thái độ trách nhiệm với đời của người tù yêu nước tạo sức truyền cảm lớn đến người đọc. Hai câu thơ kết tinh cao độ cảm xúc lãng mạn hào hùng của tác giả.
-Đọc hai câu cuối.
-Các từ Thân ấy và sự nghiệp cần được hiểu như thế nào khi gắn với PBC?
-Điệp từ còn ở giữa câu thơ làm cho giọng điệu câu thơ trở nên như thế nào? 
-Hai câu kết là kết tinh ý nghĩa của toàn bài thơ. Em cảm nhận được điều gì từ hai câu thơ ấy?
HS đọc lại bài thơ.
D. HOẠT ĐỘNG 4:Tổng kết.
-Gọi HS đọc lại bài thơ.
-Bài thơ có sức truyền cảm mạnh mẽ đến người đọc là do đâu?
-GV chốt.
-Cho HS đọc ghi nhớ.
I. Đọc VB và tìm hiểu chú thích.
-Dựa vào chú thích để nêu những nét chính về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
-Tác phẩm:Theo chú thích.
-Đọc bài thơ: chú ý giọng điệu hào hùng phù hợp với khẩu khí ngang tàng. 
-Đọc chú thích.
II. Tìm hiểu bài thơ. 
-Thể thơ TNBC Đường luật.
-Nêu số câu, số tiếng trong mỗi câu, vần, đối và bố cục của bài thơ. 
-Đọc hai câu đề.
-Trả lời theo chú thích 1,2/SGK/tr.147.
-Người có tài, có chí, phong thái ung dung, sang trọng.
-Chốn lao tù không làm mất đi cốt cách ung dung, đĩnh đạc của bậc hào kiệt. 
-PBC ý thức rất rõ về hoàn cảnh của người làm cách mạng là dấn thân vô là phải chịu cảnh tù đày. Ông đã vượt lên hoàn cảnh, làm chủ hoàn cảnh, xem chốn lao tù chỉ là nơi dừng chân để nghỉ ngơi. Nhà tù đế quốc không thể nào khuất phục được ý chí của PBC.
-Giọng điệu hào sảng, có vẻ cười cợt, đùa vui.
-Bình tĩnh, tự chủ ngay cả trong khi ở tù.
-Đọc hai câu thực.
-Dựa vào chú thích để trả lời.
-Tội yêu nước, tội cứu nước.
-Phép đối làm nổi bật nỗi gian lao pha lẫn chua xót của người tù PBC.
-Giọng thơ bộc lộ nỗi đau xót.
-Trả lời theo cảm nhận cá nhân.
-Đọc hai câu luận.
-Nhận lấy trách nhiệm cứu nước, cứu đời. 
-HS chọn cách hiểu đúng:
b.Tiếng cười của người tù yêu nước trước kẻ thù có sức mạnh chiến thắng mọi âm mưu của kẻ thù. 
-Tạo giọng điệu cứng cỏi, hùng hồn, gây ấn tượng mạnh, tạo sức truyền cảm lớn về hình ảnh người anh hùng hiên ngang, không chịu đầu hàng hoàn cảnh, vẫn nhận lấy trách nhiệm cứu dân, cứu nước.
-Đọc hai câu cuối.
-Thân ấy chỉ con người PBC.
-Sự nghiệp chỉ sự nghiệp cứu nước mà PBC theo đuổi.
-Giọng thơ dõng dạc, dứt khoát, tăng ý khẳng định.
-Quan niệm sống tích cực, mạnh mẽ của PBC: còn sống là còn chiến đấu, còn tin tưởng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, không có hoàn cảnh khắc nghiệt nào làm nhụt ý chí của người yêu nước.
III. Tổng kết.
-Đọc lại bài thơ.
-Trả lời.
-Đọc ghi nhớ.
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH.
1.Tác giả : Phan Bội Châu (1867-1940) - hiệu Sào Nam, quê ở Nghệ An.
-Nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc ta đầu thế kỉ XX.
-Sự nghiệp văn thơ khá đồ sộ, đầy nhiệt huyết cứu nước.
2. Tác phẩm: 1914, khi bị giam ở nhà tù Quảng đông ( TQ)
II.TÌM HIỂU BÀI THƠ.
1.Thể thơ TNBC đường luật.
2. Phân tích:
 a. Hai câu đề:
-Giọng điệu đùa vui
thể hiện tư thế ung dung, tự chủ ngay cả trong nguy nan. 
 b. Hai câu thực: 
-Phép đối.
-Giọng điệu trầm buồn pha lẫn xót xa.
-Người anh hùng mang nỗi đau dân nước lớn lao.
 c.Hai câu luận:
-Lối nói khoa trương, giọng điệu hào sảng.
-Khí phách hiên ngang, thái độ trách nhiệm với đời. 
 d.Hai câu kết:
-Điệp từ còn, giọng thơ dõng dạc.
-Kết tinh ý nghĩa của toàn bài thơ : Khẳng định tư thế hiên ngang, ý chí gang thép và lòng tin mạnh mẽ vào sự nghiệp cứu nước. 
III. TỔNG KẾT:
* Ghi nhớ/tr.148
 ( SGK )
E. HOẠT ĐỘNG 5:
 4. Củng cố : Đọc diễn cảm bài thơ.
 5. Dặn dò : Học thuộc lòng bài thơ.
 Nắm vững nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
 Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn.
 Tìm tư liệu và chân dung cụ Phan Châu Trinh. Ngày soạn: / / TUẦN 15 
Tiết 58 – Văn học ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN 
 * Phan Châu Trinh 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh :
 - Cảm nhận được hình ảnh cao đẹp của người yêu nước : trong gian nguy vẫn hiên ngang, bề gan, vững chí và nhân cách cứng cỏi của Phan Châu Trinh.
 - Giọng điệu hào hùng , ý nghĩa biểu cảm của các yếu tố tự sự trữ tình..
B. CHUẨN BỊ :
 - GV : Soạn bài, SGK, SGV, chân dung PCT, tư liệu về tác phẩm, vài hình ảnh Côn đảo trước 1975 và nay. 
 - HS : Soạn bài, tìm tư liệu về tác phẩm
 Sưu tầm ảnh chân dung của tác giả
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 1. Ổn định
 2. Kiểm tra: Đọc thuộc bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”
 Nêu những nét lớn về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ ?
 Phân tích hình ảnh, phong thái người chí sĩ yêu nước trong bài thơ?
 3. Bài mới :
 A.HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu bài.
Giới thiệu chân dung cụ Phan Châu Trinh, hình ảnh Côn đảo à Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
B.HOẠT ĐỘNG 2 : Đọc và tìm hiểu chú thích về tác phẩm, tác giả.
-Dựa vào chú thích, cho HS nêu những nét chính về Phan Châu Trinh.
-Nêu thêm những nét chính về tác giả.
-Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
-Giới thiệu kĩ về hoàn cảnh ra đời của bài thơ (Sau vụ chống thuế của nhân dân Trung kì).
 -Giới thiệu một số trang ảnh và thơ văn về Côn Đảo và nhà tù thực dân để HS hiểu về địa ngục trần gian này.
 -Giới thiệu công việc đập đá ở Côn Lôn : hòn đảo trơ trọi, nắng gió biển khơi, chế độ nhà tù khắc nghiệt, lao động khổ sai
C.HOẠT ĐÔNG 3 : Hướng dẫn đọc văn bản và tìm hiểu chú thích
 -Hướng dẫn cách đọc, chú ý thể hiện khẩu khí ngang tàng và giọng điệu hào hùng của tác giả.
-Gọi HS đọc bài thơ
-Cho HS đọc chú thích, lưu ý lối nói ngụ ý khi đọc các chú thích 4, 5, 6
D.HOẠT ĐỘNG 4 : Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
-Nêu bố cục của bài thơ TNBC Đường luật ?
-Bài thơ này có thể chia làm mấy ý lớn ? Mỗi phần
Đối với bài thơ này, ta nên phân tích theo 2 ý lớn.
-Cho HS đọc 4 câu thơ đầu.
-Đập đá có thể là việc bình thường nhưng việc đập đá ở Côn Lôn có bình thường không? Vì sao? 
-Chủ thể làm trai trong lời thơ:
Làm trai...
Lừng lẫy...lở núi non”
Có thể gợi ra những cách hiểu sau:
a.Hình ảnh con người đang dũng cảm lao động đập đá ở Côn Lôn.
b.Làm trai là người con trai giữa đảo khơi nguy hiểm.
c.Làm trai là tư thế sống của con người có thể làm những điều phi thường ở chốn hiểm nguy.
d.Làm trai là quan niệm sống anh hùng của các đấng nam nhi, dám chống chọi với gian nguy để chiên thắng.
-Em chọn cách hiểu nào? 
-Em hãy nêu vài câu ca dao hoặc câu thơ nói lên chí làm trai
-Lừng lẫy, lở núi non dùng ở đây với nghĩa gì ?
-Công việc đập đá được gợi tả như thế nào?
-Các cụm động từ Xách búa đánh tan, ra tay đập bể mang hai lớp nghĩa. Hãy phân tích hai lớp nghĩa đó.
-Từ việc miêu tả cảnh người tù đập đá ở Côn Lôn và quan niệm cách làm trai đó nhà thơ muốn khẳng định điều gì?
-Nhận xét gì về khẩu khí của tác giả?
 * Chuyển ý.
-Cho HS đọc 4 câu thơ cuối.
-Từ chú thích (4), (5)/SGK, em hiểu cảm nghĩ của con người được biểu hiện trong cặp câu luận như thế nào?
-Tìm chi tiết từ ngữ thể hiện những cảm xúc suy nghĩ của tác giả được bộc lộ trực tiếp ở 2 câu luận ?
-Đọc hai câu kết của bài thơ và cho biết hai câu này nói về việc gì?
-Tự thấy mình là ;
 Những kẻ vá trời khi lỡ bước 
 Gian nan chi kẻ việc con con 
cho thấy con người ở đây nghĩ gì về bản thân mình?
-Em có nhận xét gì về cách thức biểu hiện cảm xúc của tác giả ?
E.HOẠT ĐỘNG 5 :Tổng kết.
-Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn đã làm hiện lên những vẻ đẹp nào của người tù yêu nước PCT ?
Em hãy nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung tư tưởng của bài thơ?
 -Cho HS đọc phần ghi nhớ.
I. Đọc và tìm hiểu chú thích về tác phẩm, tác giả.
-Nêu những nét chính về tác giả.
-Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
-Tìm hiểu công việc của người tù Côn Lôn.
II. Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích.
 -Đọc bài thơ.
-Đọc chú thích
III.Tìm hiểu văn bản:
-Bố cục 4 phần : đề, thực , luận, kết.
-Đối với bài thơ này, ta nên chia làm 2 ý.
-Đọc 4 câu thơ đầu.
-Công việc không bình thường vì đây là lao động khổ sai, buộc tù nhân phải làm.
-Đọc các câu gợi ý , suy nghĩ và chọn câu trả lời. (câu d)
-Đọc một số câu :
+Làm trai cho đáng nên trai
Xuống đông... đoài yên.
+Làm trai .... ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
-Cách nói khoa trương, công việc phi phàm như nhân vật trong thần thoại thể hiện tư thế, sức mạnh, ý chí của người tù khổ sai. 
- Miêu tả cụ thể : đánh tan, đập bể => hành động quả quyết, mạnh mẽ phi thường, sức mạnh ghê gớm thần kì.
- Hình ảnh người tù với tư thế ngạo nghễ biến công việc cưỡng bức thành cuộc chinh phục thiên nhiên.
-Tư thế hiên ngang, lòng kiêu hãnh, ý chí tự khẳng định mình, là khát vọng của hành động mãnh liệt.
-Khẩu khí ngang tàng ngạo nghễ là dám coi thường mọi thử thách gian nan.
-Đọc 4 câu thơ cuối.
-Tinh thần bất khuất trước gian nguy, trung thành với lí tưởng yêu nước.
-Thân sành sỏi, dạ sắt son khẳng định ý chí sắt đá, trung kiên trước gian lao thử thách mà người làm cách mạng gặp phải.
- Kẻ vá trời, lỡ bước, việc con con thể hiện khẩu khí ngang tàng của người anh hùng không chịu khuất phục hoàn cảnh, luôn giữ vững niềm tin và ý chí chiến đấu sắt son.
-Tạo thế tương quan đối lập theo từng cặp câu : 5-6, 7-8 đối lập giữa thử thách gian nan với sức chịu đựng, đối lập giữa ý chí với thử thách phải gánh chịu.
IV. Tổng kết.
 -Trả lời.
-Đọc ghi nhớ /SGK.
I.ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH: 
1.Tác giả :
 Phan Châu Trinh -Tây Hồ - Hi Mã- (1872-1926) Quảng Nam.
-Nhà cách mạng, người đề xướng dân chủ đòi bỏ chế độ quân chủ sớm nhất ở VN.
 2. Tác phẩm : 1908 khi ông bị bắt giam ở Côn Đảo.
II. TÌM HIỂU BÀI THƠ:
1.Thể loại thơ TNBC Đường luật
2.Phân tích :
 a. Bốn câu thơ đầu:
-Miêu tả bối cảnh không gian, lối nói khoa trương, từ ngữ mang hai lớp nghĩa.
 -Vẻ đẹp hùng tráng, tư thế hiên ngang thể hiện ý chí tự khẳng định và khát vọng hành động mãnh liệt của người anh hùng.
 2.Bốn câu thơ cuối :
 -Khẩu khí ngang tàng, thế đối lập tương quan.
 Người anh hùng không chịu khuất phục hoàn cảnh luôn giữ vững niềm tin và ý chí chiến đấu sắt son.
III.TỔNG KẾT 
* Ghi nhớ /SGK
F.HOẠT ĐỘNG 6 : Hướng dẫn luyện tập
 Bài 1 : Cho HS đọc
 Bài 2 : Cho HS đọc 2 bài thơ
 Phát biểu cảm nhận riêng :
 Cả hai bài thơ đều là khẩu khí của những bậc anh hùng hào kiệt khi sa cơ lỡ bước rơi vào vòng tù ngục
 Vẻ đẹp hào hùng lãng mạn biểu hiện ở khí phách ngang tàng lẫm liệt ngay cả trong thử thách gian lao có thể đe dọa tính mạng.
V. Luyện tập.
-Thực hiện BT 1 và 2/SGK.
IV. LUYỆN TẬP: 
*BT 2: Vẻ đẹp ấy còn biểu hiện ở ý chí chiến đấu và niềm tin không dời đổi và sự nghiệp của mình
G.HOẠT ĐỘNG 7 : 
 4. Củng cố : Cho HS đọc diễn cảm bài thơ.
 5. Dặn dò : Học thuộc bài thơ, nắm vững nội dung và nghệ thuật.
 Tìm đọc tư liệu về PCT.
 Chuẩn bị bài mới “Ôn luyện về dấu câu”
 ****************************************
Ngày soạn: / / TUẦN 15 
Tiết 59 – Tiếng Việt ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh :
 - Nắm được kiến thức về dấu câu một cách có hệ thống
 - Có ý thức cẩn trọng trong công việc dùng dấu câu tránh được các lỗi thường gặp về dấu câu
B. CHUẨN BỊ :
 - GV : Soạn bài, giáo án P.P, SGK, SGV
 - HS : Thống kê các dấu câu đã học, giấy trong, bút lông
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 1. Ổn định 
 2. Kiểm tra bài cũ :
 Nêu công dụng của dấu ngoặc kép ?
 Làm bài tập 4, 5/44 SGK
 Kiểm tra việc thống kê các dấu câu đã học
 3. Bài mới :
 a/ Giới thiệu bài
 b/ Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
A.HOẠT ĐỘNG 1 : Tổng kết về dấu câu
 -Dựa vào các bài đã học về dấu câu ở các lớp 6, 7, 8 lập bảng tổng kết về dấu câu ( trên màn hình).
 Lần lượt cho HS nêu công dụng của các loại dấu câu.
I. Tổng kết về dấu câu
-Quan sát màn hình
- Chỉ ra công dụng của các loại dấu câu.
I. BÀI HỌC :
1. Tổng kết về dấu câu
 Lớp 6
 + Dấu chấm
 + Dấu chấm hỏi
 + Dấu chấm than
 + Dấu phẩy 
 +Kết thúc câu trần thuật
 +Câu nghi vấn
 +Câu cầu khiến hoặc câu cảm thán
 +Dùng để phân cách các thành phần, các bộ phận của câu
+ Dấu chấm 
+ Dấu chấm hỏi
+ Dấu chấm than
 + Dấu phẩy
 Lớp 7
 + Dấu chấm lửng
 + Dấu chấm phẩy
+ Dấu gạch ngang
+ Dấu gạch nối
 + Bộ phận chưa liệt kê hết
 Lời nói ngập ngừng, ngắt quãng
 Làm giãn điệu nhịp câu văn, hài hước, dí dỏm
 + Đánh dấu ranh giới giữa các vế của câu ghép có cấu tạo phức tạp
 Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê
 + Đánh dấu bộ phận giải thích, giải thích trong câu
 Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
 Biểu thị sự liệt kê
 + Nối các từ nằm trong một liên danh
 Nối các tiếng trong một từ phiên âm (qui định về chính tả)
 + Dấu chấm lửng
 + Dấu chấm phẩy
 + Dấu ngạch ngang
 + Dấu gạch nối
 Lớp 8
 + Dấu ngoặc đơn
 + Dấu hai chấm
 + Dấu ngoặc kép
 + Đánh dấu phần có chức năng chú thích
 + Báo trước phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho phần trước
 Báo trước lời dẫn trực tiếp hoặc lời đối thoại
 + Đánh dấu từ ngữ, câu đoạn dẫn trực tiếp
 Đánh dấu từ hiểu nghĩa đặc biệt, hàm ý mỉa mai
 Đánh dấu tên tác phẩm trong câu văn
+ Dấu ngoặc đơn
+ Dấu hai chấm
+ Dấu ngoặc kép
B.HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm hiểu các lỗi thường gặp về dấu câu
-Cho HS đọc ví dụ phần 1
-Ví dụ trên thiếu dấu ngắt câu ở chỗ nào ? Nên dùng dấu gì để kết thúc câu ở chỗ đó ?
-Cho HS đọc câu văn ở phần 2
-Dùng dấu chấm sau từ “này” là đúng hay sai? Vì sao? Ở 
chỗ này nên dùng dấu gì ?
-Cho HS đọc phần 3 SGK
-Câu này thiếu dấu gì để phân biệt ranh giới giữa các thành phần đồng chức ? Hãy đặt dấu đó vào chỗ thích hợp ?
-Cho HS đọc ví dụ ở phần 4.
 -Dấu chấm hỏi ở cuối câu thứ nhất và dấu chấm hỏi ở cuối câu thứ hai trong đoạn văn. 
này đã đúng chưa ? Vì sao? Ở các vị trí đó em nên dùng dấu gì?
 -Từ các ví dụ trên, em hãy
cho biết khi viết cần tránh các lỗi gì về dấu câu
-Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK
C.HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn làm bài tập
 II. Tìm hiểu các lỗi thường gặp về dấu câu.
-Đọc ví dụ
-Thiếu dấu chấm trong cuối câu “ Tác phẩm... xúc động”
-Đọc câu văn ở phần 2
-Dùng sai vì câu chưa kết thúc. 
-Nên dùng dấu phẩy
-Đọc phần 3 SGK
-Câu thiếu dấu phẩy để tách các bộ phận liên kết.
-Đọc ví dụ ở phần 4.
-Dấu chấm hỏi sai vì đây là câu trần thuật nên dùng dấu chấm
-Dùng dấu chấm sai đây là câu nghi vấn nên dùng dấu chấm hỏi.
-Trả lời.
-Đọc ghi nhớ
III. Luyện tập
2. Các lỗi thường gặp về dấu câu
 a/ Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc
b/ Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc
c/ Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết
d/ Lẫn lộn công dụng của các dấu câu
* Ghi nhớ / SGK
II.LUYỆN TẬP ;
 BT 1.
 Dấu phẩy, chấm
 Dấu chấm
 Dấu chấm, hai chấm
 5 dấu chấm than
 Dấu phẩy, phẩy chấm, phẩy, chấm
 Dấu phẩy, phẩy, phẩy, chấm
 Chấm hỏi, chấm hỏi, chấm hỏi, chấm than
 BT 2.
 a/ Dấu chấm hỏi
 b/ Dấu ngoặc kép
 c/ Dấu phẩy trước từ nhưng 
D. HOẠT ĐỘNG 4 : 
 4. Củng cố : Cho HS đọc lại phần ghi nhớ 
 5. Dặn dò : Học thuộc bài
 Làm bài tập 
 Ôn tập chuẩn bị Kiểm tra Tiếng Việt.
 ****************************************
Ngày soạn: / / TUẦN 15 
Tiết 60 – Tiếng Việt KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 *Giúp học sinh
 Nắm vững những nội dung về từ vựng và ngữ pháp Tiếng Việt đã học ở Học Kỳ 1
B/ CHUẨN BỊ
 Kiến thức của Tiếng Việt từ tuần 1 đến tuần 15
C/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1/ ỔN ĐỊNH
 2/ KIỂM TRA
 3/ BÀI MỚI
 a/ Giới thiệu bài
 b/ Tổ chức hoạt động
 Hoạt động giáo viên
 Hoạt động học sinh
 Ghi bảng
HĐ1 : Đề
 GV phát đề, hướng dẫn HS 2 phần của đề (phần trắc nghiệm, phần tự luận)
HĐ2 : 
 GV theo dõi HS làm bài
 HS nhận đề bài
 HS làm bài
 5/ DẶN DÒ
 Xem lại lý thuyết
 Làm lại tác cả bài tập ở SGK 
 Chuẩn bị bài mới “Ôn tập Tiếng Việt”

Tài liệu đính kèm:

  • doc15.doc