Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 14 - Trường THCS Thạnh Hải

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 14 - Trường THCS Thạnh Hải

Tuần 14 . Tiết 53.

I. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức:

- Hiểu rõ chức năng , công dụng của dấu ngoặc képvà phân biệt được với dấu ngoặc đơn.

2. Kĩ năng:

- Biết dùng dấu ngoặc kép trong khi viết.

3. Thái độ :

- Có ý thức đúng đắn khi sử dụng dấu ngoặc kép trong quá trình tạo lập văn bản .

II. Chuẩn bị.

1. Giáo viên : Sgk, sgv , bảng phụ.

2. Học sinh : Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên ở tiết trước .

III. Tổ chức các hoạt động dạy – học .

 

doc 18 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 584Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 14 - Trường THCS Thạnh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :	 
Ngày dạy :..
Tuần 14 . Tiết 53.
Dấu ngoặc kép
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
- Hiểu rõ chức năng , công dụng của dấu ngoặc képvà phân biệt được với dấu ngoặc đơn.
2. Kĩõ năng:
- Biết dùng dấu ngoặc kép trong khi viết.
3. Thái độ :
- Có ý thức đúng đắn khi sử dụng dấu ngoặc kép trong quá trình tạo lập văn bản .
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên : Sgk, sgv , bảng phụ.
2. Học sinh : Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên ở tiết trước .
III. Tổ chức các hoạt động dạy – học .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Khởi động (5’)
* Mục tiêu :
- Kiểm tra,kiến thức, sự chuẩn bị bài của học sinh.
- Tạo hứng thú, tâm thế tìm hiểu bài mới.
1. Ổn định tổ chức .
2. Kiểm tra bài cũ. 
2.1 Dấu hai chấm trong ví dụ sau dùng để đánh dấu lời đối thoại . Đúng hay sai ?
Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về Ku-ku-rêu , và lần nào tôi cũng nghĩ thầm với một nỗi buồn da diết : “ Ta sắp được thấy chúng chưa , hai cây phong sinh đôi ấy ?” 
 a. Sai. b. Đúng .
2.2 Tác dụng của dấu ngoặc đơn là gì ? 
a. Đánh dấu ( báo trước) phần bổ sung , giải thích , thuyết minh cho một phần trước đó 
b. Đánh dấu ( báo trước) lời dẫn trực tiếp.
c. Đánh dấu ( báo trước ) lời đối thoại .
3. Giới thiệu bài .
Mỗi loại dấu câu có một công dụng khác nhau, dấu ngoặc kép cũng rất cần thiết khi viết. Vậy công dụng của dấu ngoặc kép như thế nào ? Hôm nay ta tiến hành tìm hiểu bài “Dấu ngoặc kép”
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nắm được công dụng của dấu ngoặc kép . (18’).
* Mục tiêu : 
Giúp học sinh phân tích ví dụ, rút ra được công dụng của dấu ngoặc kép.
1. Treo bảng phụ ghi 4 câu a, b, c, d
2.Dấu ngoặc kép trong những đoạn trích trên dùng để làm gì ?
3.Bài tập nhanh (bảng phụ) 
* Điền dấu ngoặc kép vào các câu sau cho phù hợp :
a.Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ : Có chí thì nên.
b.Lão Hạc chạy sang báo với ông giáo : cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ! 
* Thêm dấu ngoặc kép vào những chỗ cần thiết và nêu tác dụng.
Bài thơ không che dấu sự đau khổ của quá trình rèn luyện và chỉ ra sự thành công qua những bước gian nan. Đó là những câu thơ rất Hồ Chí Minh, vì không những Bác đã tự khuyên minh và đã thực hiện trung thành với những lời khuyên đó. Thơ suy nghĩ của bác cũng chính là thơ hành động.
(Hoàng Trung Thông )
4.Qua tìm hiểu em thấy dùng dấu ngoặc kép có công dụng gì?.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh vận dụng lí thuyết thực hành đạt các yêu cầu bài tập . (20’)
* Mục tiêu :
Giúp học sinh xác định công dụng, sử dụng đúng dấu, đúng vị trí, rèn kĩ năng viết đoạn văn.
5.Lệnh học sinh đọc , xác định yêu cầu bài tập1.
6.Gọi học sinh lần lượt đọc các đoạn trích, giải thích công dụng của dấu ngoặc kép. 
7. Lệnh học sinh đọc , xác định yêu cầu bài tập2.
8.Treo bảng phụ ghi các đoạn trích và gọi học sinh lên bảng điền, giải thích lý do.
9.Lệnh học sinh đọc , xác định yêu cầu bài tập3. 
- Yêu cầu học sinh lí giải.
- Nhận xét , sửa chữa .
10.Lệnh học sinh đọc , xác định yêu cầu bài tập 4. 
Hướng dẫn học sinh về nhà làm.
Có thể viết về một sự kiện, một vấn đề nào đó mà em quan tâm. 
Trong đoạn văn, cần dùng những câu có phần thuyết minh hay giải thích một điều gì đó, có phần dẫn lại lời của người khác để có thể dùng các dấu câu đó. 
11. Cho học sinh đọc , thực hiện theo yêu cầu bài tập 5 .
Nhận xét .
Hoạt động 4 :Hướng dẫn công việc ở nhà . (2’)
* Mục tiêu:
Giúp học sinh có tâm thế, cách chuẩn bị bài ở nhà.
- Tiếp tục thực hiện bài tập 4 , 5.
- Chuẩn bị phần học : “ Luyện nói : Thuyết minh về một thứ đồ dùng”
 + Lập ý và dàn ý cho đề văn : Thuyết minh về cái bình thủy .
 + Xác định kiểu bài . 
 + Xác định nội dung : 
 Cấu tạo : chất liệu , màu sắc , ruột .
 Công dụng .
Cách bảo quản, sử dụng.
Thực hiện theo yêu cầu.
Nghe.
Quan sát, đọc
Xác định .
Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu :
+ Lời dẫn trực tiếp (dẫn câu nói của Găng-đi)
+ “Dãi lụa” chỉ chiếc cầu.
+ Tác giả mỉa mai bằng cách dùng lại chính từ ngữ mà Thực dân Pháp thường dùng khi nói về sự cai trị của chúng với Việt Nam: Khai hóa văn minh cho một dân tộc lạc hậu.
.
Xem bảng phụ, lên bảng điền dấu ngoặc kép -> nhận xét.
a. .. : “ Có chí thì nên”
b. . : “ Cạu Vàng  ạ !”
- “Hồ Chí Minh”
- “Thơ suy nghĩ”
- “Thơ hành động”
Trình bày .
Xác định yêu cầu
Đọc, giải thích công dụng.
+ Lão Hạc tưởng như là con chó Vàng muốn nói với lão.
+ Một anh chàng được coi là “hầu cận ông Lí” mà lại đánh thua chị chồng con mọn.
+Dẫn lại lời của người khác.
+“Mặt sắt”, “ngây vì tình” là lời của Nguyễn Du, được Hoài Thanh dẫn lại.
Xác định
Quan sát đoạn trích, điền dấu hai chấm và dấu ngoặc kép cho thích hợp, giải thích lý do. 
Đọc , 2 học sinh thực hiện.
Đọc , xác định , nghe hướng dẫn về nhà làm.
Trước mặt các bạn là Hồ Hoàn Kiếm , một danh thắng nổi tiếng của thủ đô Hà Nội , nơi khơi nguồn cho truyền thuyết “ vua Lê trả gươm thần” . Hồ Hoàn Kiếm đẹp không chỉ vì có Tháp Rùa , cầu Thê Húc , đền Ngọc Sơn , mà còn đẹp bởi những hàng cây sum xuê rủ bóng xuống mặt hồ . Với một không gian có đủ cả trời xanh , nước xanh , cây xanh , lại nằm ở giữa thành phố lớn như thế này thì Hồ Hoàn Kiếm quả là quí hiếm . Rất nhiều du khách khi đứng ngắm Hồ Hoàn Kiếm đều phải trầm trồ : “ Tuyệt vời !”
Đọc , thực hiện theo yêu cầu bài tập .Nhận xét .
Nghe.
2.1 a
2.2 a
I.Công dụng của dấu ngoặc kép .
1. Tìm hiểu ví dụ .
a.Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
b. Nhấn mạnh từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt. 
c. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai, châm biếm.
d.Đánh dấu tên của các vở kịch được dẫn.
2. Ghi nhớ .
Dấu ngoặc kép dùng để:
- Đánh dấu từ ngữ, câu đoạn dẫn trực tiếp.
- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
- Đánh dấu tên tác phẩm tờ báo, tập san.được dẫn.
II. Luyện tập.
1.Công dụng của dấu ngoặc kép.
a.Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
b.Đánh dấu từ ngữ được dùng với hàm ý mỉa mai.
c.Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp.
d.Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp và có hàm ý mỉa mai.
e.Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
2. Đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp .
a. cười bảo : 
-> đánh dấu (báo trước) lời đối thoại. 
-  “cá tươi” ?  “tươi” 
-> đánh dấu từ ngữ được dẫn lại.
b. .. chú Tiến Lê : “ cháu . cháu”.
 -> đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
c. .. bảo hắn : “ Đây là . Sào ” 
-> đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
3. Phân biệt ý nghĩa việc sử dụng những dấu câu .
a.Dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp , dẫn nguyên văn lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh .
b. Lời dẫn gián tiếp ( chỉ lấy ý cơ bản để diễn đạt thành câu văn của người viết -> không dùng nguyên văn ) nên không phải dùng dấu câu .
4.Kết đoạn văn có dùng dấu ngoặc đơn , dấu hai châm, dấu ngoặc kép .
5. Sử dụng dấu hai chấm , dấu ngoặc đơn , dấu ngoặc kép trong những văn bản đã học , công dụng của chúng
- Ngày trước Trần Hưng Đạo căn dặn nhà vua : “ Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ , đáng sợ là giặc gặm nhấm như tầm ăn dâu”
-> Dấu ngoặc kép tách lời dẫn trực tiếp ra khỏi lời của tác giả .
-  có người bảo : Tôi hút , tôi bị bệnh , mặc tôi !
Xin đáp lại : Hút thuốc lá quyền của anh , nhưng anh không có quyền đầu độc những người ở gần anh 
-> Dấu hai chấm tách lời giải thích gián tiếp .
- Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng , phạt nặng những người vi phạm ( ở Bỉ từ năm 1987 , vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la , tái phạm phạt 500 đô la )
-> Dấu ngoặc đơn dùng để dẫn chứng và giải thích .
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm .
š¯›
Ngày soạn :	 
Ngày dạy :..
Tuần 14 . Tiết 54.
Luyện nói: thuyết minh về một thứ đồdùng
I. Mục tiêu cần đạt .
1. Kiến thức:
- Củng cố lại kiến thức về văn thuyết minh và các phương pháp sử dụng khi thuyết minh.
- Bố cục 3 phần của bài văn thuyết minh.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, suy nghĩ của học sinh .
- Rèn luyện kĩ năng xây dựng bài văn thuyết minh.
- Rèn luyện kĩ năng làm bài văn thuyết minh và khả năng kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp thuyết minh.
- Kĩ năng nói, suy nghĩ, phát biểu ý kiến trước lớp.
3. Thái độ :
- Có ý thức và thái độ đúng đắn khi nói trước tập thể .
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên : 
- Xem SGK, SGV, những điều cần lưu ý.
- Chọn đề và soạn những câu hỏi gợi mở.
- Soạn giáo án, hướng dẫn học sinh luyện nói.
2. Học sinh : 
- Đọc kỹ phần chuẩn bị ở nhà, nắm vững yêu cầu bài.
- Lập dàn ý, chuẩn bị luyện nói.
- Tập nhận xét, ý kiến.
III. Tổ chức các hoạt động dạy – học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Khởi động . (1’)
* Mục tiêu :
- Tạo hứng thú, tâm thế tìm hiểu bài mới.
1. Ổn định tổ chức .
2. Kiểm tra bài cũ .
3. Giới thiệu bài .
 Đồ dùng quanh em rất nhiều, một trong những đồ dùng quen thuộc không thể thiếu của mỗi gia đình đó là chiếc bình thủy. Bằng sự hiểu biết của mình, tiết học hôm nay em sẽ thuyết minh về chiếc bình thủy cho thầy và cả lớp nghe. 
Hoạt động 2 : Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của học sinh. (15’)
* Mục tiêu :
- Kiểm tra,đánh giá sự chuẩn bị bài của học sinh.
1.Gọi học sinh xác định yêu cầu đề.
2.Đã yêu cầu học sinh quan sát cái bình thủy ở nhà.Cho học sinh quan sát lại cái bình thủy.
3.Đã phân công nhóm thống nhất dàn ý, ghi ra bảng phụ. 
 Nhận xét, bổ sung hoàn chiûnh dàn ý. 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh luyện nói trên lớp, rèn kĩ năng lập luận , tự tin trước tập thể . (27’)
* Mục tiêu :
Giúp học sinh rèn kĩ năng diễn đạt, phong cách trước tập thể.
4.Yêu cầu học sinh chia tổ nhóm luyện nói theo dàn bài.
5. Nêu mục đích , yêu cầu : Nói nghiêm túc thành câu trọn vẹn, dùng từ đúng, phát âm rõ ràng ,ngôn ngữ trong sáng dễ hiểu , đủ âm lượng cho cả lớp nghe, đảm bảo đúng nội dung .
6.Chọn một số học sinh trình bày trước lớp.
7.Hướng dẫn học sinh nhận xét về:
+ Kiểu bài, cách trình bày.
+ Đánh giá hiệu quả, cách trình bày : Ưu điểm, nhược điểm.
 + Rút kinh nghiệm của bài này, chuẩn bị cho bài viết.
8. Nhận xét chung về ưu và nhược điểm khi học sinh nói. 
 Hoạt động 4 : Hướng dẫn công việc ở nhà . (2’)
* Mục tiêu:
Giúp học sinh có tâm thế, cách chuẩn bị bài ở nhà.
- Ôn tập lại tất cả lí thuyết về văn thuyết minh đã học .
- Xem lại đề văn vừa luyện nói .
- Giấy kiểm tra , viết bài Tập làm văn số 3 .
Nghe .
Xác định.
Quan sát ở nhà . Quan sát lại một lần nữa.
Thống nhất dàn ý, ghi ra bảng phụ.
Nhận xét, bổ sung ghi tập.
Chia nhóm nhỏ (2 HS) luyện nói theo dàn bài.
Nghe.
Trình bày trước lớp.
Nghe, học sinh khác nhận xét.
Nghe rút kinh nghiệm.
Nghe
Nghe.
I. Chuẩn bị. 
Đề : Thuyết minh về cái phích nước (bình thủy).
1.Yêu cầu.
Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý giữ nhiệt, cách sử dụng bảo quản.
2.Quan sát và tìm hiểu.
3.Dàn ý.
a.Mở bài. 
Giới thiệu vai trò của cái bình thủy trong đời sống con người.
b.Thân bài.
- Cấu tạo :
+ Cấu tạo bên ngoài : 
 Vỏ phích gồm: Quai xách, nắp đậy, thân bình.
+ Cấu tạo bên trong :
 Ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thủy tinh, ở giữa là khoảng chân không -> mất khả năng truyền nhiệt ra ngoài, phía trong lớp thủy tinh được tráng bạc nhằm bắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt, miệng bình nhỏ làm giảm khả năng truyền nhiệt. 
- Nguyên lý giữ nhiệt : khoảng 6 tiếng đồng hồ nước từ 100 độ giữ còn được 70 độ. 
- Cách sử dụng bảo quản :
+ Khi mua phích, mở nắp phích ra, nhìn từ trên miệng xuống đáy nếu điểm màu sẩm ở chỗ van hút khí càng nhỏ thì van hút khí càng tốt. 
Áp miệng phích vào tai nghe có tiếng o là tốt ( tháo đáy phích xem núm thủy ngân có còn nguyên vẹn không ).
+ Phích mới mua về không nên đổ nước sôi vào ngay -> dễ bị nứt. Nên rót nước ấm khoảng 50 - 60 0 trước 30’, sau đó đổ đi và rót nước sôi vào. 
+ Muốn giữ nước nóng lâu -> không nên rót đầy -> để cách nhiệt.
+ Đặt ở nơi bằng phẳng, khô ráo, lau chùi, kiểm tra phần ruột bình thủy -> sử dụng được lâu bền. 
+ Để xa tầm tay trẻ em -> tránh gây bỏng.
c. Kết bài.
- Phích nước là vật dụng : tiện lợi cho gia đình có trẻ nhỏ, người già, người bệnh.
Hiện nay có những vật dụng hiện đại như máy nước nóng, ấm điện nhưng vẫn không thay thế được bình thủy.
-> Nó vẫn là một đồ dùng tiện lợi đối với mỗi gia đình nhất là ở nông thôn, cao nguyên.
II. Luyện nói trên lớp.
1. Chia tổ luyện nói theo dàn bài.
2. Nói trước lớp.
a. Yêu cầu nói :
- Tập nói nghiêm túc.
- Nói thành câu trọn vẹn, mạch lạc.
- Dùng từ đúng, phát âm rõ ràng, âm lượng đủ cho cả lớp nghe.
b. Nói trước tập thể lớp .
Gợi ý : 
- Kính thưa các thầy cô !
- Các bạn thân mến !
 Hiện nay, tuy nhiều gia đình khá giả đã có bình uống nước lạnh hoặc các phích điện hiện đại, nhưng đa số các gia đình có thu nhập thấp vẫn coi cái phích nước là thứ đồ dùng tiện lợi và hữu ích
Cái phích dùng để chứa nước sôi pha trà cho người lớn, pha sửa cho trẻ em, cái phích có cấu tạo thật đơn giản  Giá của cái phích rất phù hợp với số tiền của đại đa số người dân lao động, nhất là bào con nông dân. Vì vậy từ lâu cái phích đã trở thành một vật dụng quen thuộc trong nhiều gia đình Việt Nam chúng ta.
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm .
š¯›
Ngày soạn :	 
Ngày dạy :..
Tuần 14 . Tiết 55,56.
Viết bài tập làm văn số 3
I. Mục tiêu cần đạt .
 1. Kiến thức:
- Củng cố lại kiến thức về văn thuyết minh.
- Áp dụng phương pháp thuyết minh để làm văn.
- Nắm vững bố cục, nhiệm vụ 3 phần của văn bản thuyết minh.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng xây dựng văn bản theo những yêu cầu về cấu trúc, kiểu bài, tính liên kết, khả năng tích hợp.
- Kĩõ năng phối hợp các phương pháp thuyết minh khi làm văn.
3. Thái độ :
- Có ý thức viết bài văn đầy đủ bố cục 3 phần.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên : 
- Ra đề kiểm tra phù hợp với trình độ học sinh .
- Soạn đề cương, đáp án, thang điểm.
- Câu hỏi gợi ý.
2. Học sinh : 
- Xem lại dàn ý và phương pháp làm văn thuyết minh.
- Cách làm văn thuyết minh.
- Xem lại nhiệm vụ từng phần của bài văn.
- Đọc trước ở nhà những bài văn hay.
- Giấy kiểm tra, thước kẻ và các vật dụng cần thiết.
III. Tổ chức các hoạt động dạy – học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động1 : Khởi động. (1’)
* Mục tiêu :
- Kiểm tra, sự chuẩn bị bài của học sinh.
- Tạo hứng thú, tâm thế tìm hiểu bài mới.
1. Ổn định tổ chức .
2. Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra sỉ số , sắp xếp chổ ngồi.
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
3. Giới thiệu bài . 
Tiết học hôm nay ta đi vào viết bài Tập làm văn số 3 .
Hoạt động 2 : Tiến hành viết bài viết số 3, viết đúng kiểu văn , nghiêm túc . (87’) 
* Mục tiêu :
Giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; rèn kĩ năng viết bài theo đúng quy trình, ý thức cao trong việc dùng từ, đặt câu khi diễn đạt.
1.Chép đề.
2.Nêu mục đích yêu cầu 
- Bài làm phải đảm bảo nội dung cần thuyết minh (cấu tạo công dụng, nguyên lý giữ nhiệt, cách sử dụng, bảo quản).
- Đúng kiểu bài thuyết minh (có kết hợp các phương pháp thuyết minh).
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc.
-Trình bày đúng qui định, sạch đẹp, ít sai lỗi chính tả. 
- Dùng từ phù hợp, diễn đạt trôi chảy.
3.Quan sát quá trình làm bài của học sinh.
4.Thu bài, kiểm tra số lượng .
5.Nhận xét .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn công việc ở nhà .(2’)
* Mục tiêu:
Giúp học sinh có tâm thế, cách chuẩn bị bài ở nhà.
Chuẩn bị phần học : “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”
 + Khái quát vài nét về tác giả .
 + Xác định bố cục .
 + Phân tích nội dung theo bố cục .( Định hướng câu hỏi sgk ) .
Lớp trưởng báo cáo sĩ số, ổn định chỗ ngồi.
Giấy, bút
Nghe .
Chép đề .
Nghe.
Viết bài đúng quy trình .
Nộp bài .
Nghe , rút kinh nghiệm .
Nghe.
Đề : Thuyết minh về cái phích nước (bình thủy).
 * Dàn bài .
1.Mở bài : (1đ)
Giới thiệu vai trò của chiếc bình trong đời sống con người.
2.Thân bài : (8đ)
- Cấu tạo :
 + Phần vỏ.
 + Phần ruột.
- Nguyên lý giữ nhiệt.
- Cách sử dụng, bảo quản.
3. Kết bài : (1đ)
Suy nghĩ về vai trò, vị trí của bình thủy trong hiện tại và tương lai.
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm .
š¯›

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 14(2).doc