Ngữ văn – Bài 13 - Tiết 54
BÀI TOÁN DÂN SỐ
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức::
Nhận biết được sự hạn chế gia tăng dân số là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của loài người.
Sự chặt chẽ, khả năng thuyết phục của cách lập luận bắt đầu bằng một câu chuyện nhẹ nhàng mà hấp dẫn.
2. Kỹ năng:
Tích hợp với phần Tập làm văn vận dụng kiến thức đã học ở bài phương pháp thuyết minh để đọc-hiểu, nhận biết được vấn đề có ý nghĩa thời sự trong văn bản. Vận dụng vào việc viết bài văn thuyết minh.
3. Thái độ:
Tích cưc, chủ động, tự giác trong học tập.
II. Các kỹ năng sống cần đạt được trong bài:
1. Kỹ năng nhận thức: Tự nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân.
2. Kỹ năng thể hiện sự tự tin: Có niềm tin vào bản thân; tự hài lòng với bản thân; tin rằng mình có thể trở thành người có ích và tích cực, Có niềm tin về tương lai, cảm thấy có nghị lực để hoàn thành nhiệm vụ.
3. Kỹ năng giao tiếp: Là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa.
III. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Soạn GA, bảng phụ.
- Học sinh: Học bài và chuẩn bị bài.
Ngày soạn: Ngày giảng: Ngữ văn – Bài 13 - Tiết 54 BÀI TOÁN DÂN SỐ I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức:: Nhận biết được sự hạn chế gia tăng dân số là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của loài người. Sự chặt chẽ, khả năng thuyết phục của cách lập luận bắt đầu bằng một câu chuyện nhẹ nhàng mà hấp dẫn. 2. Kỹ năng: Tích hợp với phần Tập làm văn vận dụng kiến thức đã học ở bài phương pháp thuyết minh để đọc-hiểu, nhận biết được vấn đề có ý nghĩa thời sự trong văn bản. Vận dụng vào việc viết bài văn thuyết minh. 3. Thái độ: Tích cưc, chủ động, tự giác trong học tập. II. Các kỹ năng sống cần đạt được trong bài: 1. Kỹ năng nhận thức: Tự nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân. 2. Kỹ năng thể hiện sự tự tin: Có niềm tin vào bản thân; tự hài lòng với bản thân; tin rằng mình có thể trở thành người có ích và tích cực, Có niềm tin về tương lai, cảm thấy có nghị lực để hoàn thành nhiệm vụ. 3. Kỹ năng giao tiếp: Là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa... III. Chuẩn bị: - Giáo viên: Soạn GA, bảng phụ. - Học sinh: Học bài và chuẩn bị bài. IV. Phương pháp/Kỹ thuật dạy học: Đọc, phân tích, thảo luận. V. Tiến trình các hoạt động dạy và học: HĐ 1: Khởi động: (1’) *Giới thiệu bài: Sự phát triển dân số có mối quan hệ chặt chẽ đến chất lượng cuộc sống con người và toàn xã hội. Hạn chế việc gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu của sự phát triển xã hội loài người. Bài toán dân số của tác giả Thái An là một văn bản có bố cục khá chặt chẽ. Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu văn bản này. HĐ của thày và trò Nội dung HĐ 2: HD đọc, tìm hiểu chú thích: (10’ ) *Mục tiêu: Đọc rõ ràng, lưu loát, chú ý các từ phiên âm, những câu cảm, giải thích các từ ngữ khó trong bài. *Cách tiến hành: - Yêu cầu đọc rõ ràng chú ý các câu cảm, những con số, từ phiên âm. - Giải thích một số từ khó. - HS đọc và trả lời câu hỏi 1 (SGK) I. Đọc và tìm hiểu chú thích. 1. Đọc văn bản. 2. Tìm hiểu chú thích. HĐ 3: HD tìm bố cục và thể loại của văn bản: (6’ ) *Mục tiêu: Nhận biết được bố cục, thể loại của văn bản, tìm được nội dung cơ bản của mỗi phần. *Cách tiến hành: + Bố cục 3 phần : · Từ đầu ® sáng mắt ra · Tiếp ® sang ô 31 bàn cờ · Còn lại - Thể loại văn học? + VB nhật dụng khác VB nghị luận CM, giải thích vấn đề XH: Dân số gia tăng và hậu quả của nó. II. Bố cục và thể loại. - MB : Nêu vấn đề - TB : Tập ttrung làm sáng tỏ vấn đề + ý 1 : Nêu bài toán dân số dẫn đến kết luận + ý 2 : So sánh sự gia tăng dân số giống như lượng thóc trên ô bàn cờ. + ý 3 : Thực tế mỗi phụ nữ lại đẻ nhiều con. - KB : Kêu gọi loài người hãy hạn chế. HĐ 4: Tìm hiểu văn bản: (17’ ) *Mục tiêu: Nhận biết được vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình, những ảnh hưởng của vấn đề gia tăng dân số quá mức cho phép, lời kêu gọi của tác giả đối với vấn đề dân số. *Cách tiến hành: - HS trao đổi nhóm câu 2(SGK) + Vấn đề chính : Dân số và kế hoạch hoá gia đình + Điều làm tác giả sáng mắt ra : vấn đề này đã được đặt ra từ thời cổ đại mặc dù đây là vấn đề hiện tại được đặt ra trong những năm gần đây. - Em hiểu thế nào về vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình? + Dân số : Là số người sinh sống trên phạm vi quốc gia, châu lục, toàn cầu. + Gia tăng dân số ảnh hưởng đến tiến bộ XH và là nguyên nhân nghèo đói, lạc hậu. + Dân số gắn liền với kế hoạch hoá gia đình là vấn đề đang được TG quan tâm. - Em hãy nhận xét cách mở bài? - Kể tóm tắt câu chuyện kén rể của nhà thông thái? + Có 1 bàn cờ gồm 64 ô + Đặt 1 hạt thóc vào ô thứ nhất, vào ô thứ 2 hai hạt thóc, ô tiếp theo cứ thế nhân theo cấp số nhân số hạt thóc. + Tổng số thóc thu được có thể phủ trên bề mặt trái đất. - Nhà thông thái cố đặt ra bài toán khó này để làm gì? + Để tìm được chàng rể thoả mãn điều kiện, các chàng trai lăm le làm con rể thất vọng hoàn toàn. - Dẫn chứng câu chuyện xưa nhằm mục đích gì? - ở đoạn 2, 3 của phần TB cách CM của người viết có gì thay đổi? + So sánh từ thuở khai thiên lập địa cho đến năm 1945 – quá trình tăng dân số theo cấp số nhân ® mức độ tăng nhanh đến chóng mặt. + Đưa ra con số tỷ lệ phụ nữ sinh con ở mỗi nước. - HS thảo luận nhóm câu hỏi 4 (SGK) + Hướng dẫn theo các con số tỉ lệ (bảng phụ) Châu Phi : Ru an đa – tỉ lệ 8,1 Tan đa nia – tỉ lệ 6,7 Ma đa gat xca – tỉ lệ 6,6 Châu Á : ấn độ – tỉ lệ 4,5 Nê pan – tỉ lệ 6,3 Việt Nam – tỉ lệ 3,7 ® Phụ nữ có thể sinh rất nhiều con. + Sự phát triển dân số ở Phi - á tăng mạnh mẽ. + Mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển. ® dân số bùng nổ, nghèo nàn lạc hậu, kinh tế kém ptriển, VHGD không được nâng cao. Ngược lại KT – VH – GD kém phát triển không thể khống chế sự bùng nổ dân số. Hai yếu tố tác động lẫn nhau vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả. - VB được kết thúc ntn? III. Tìm hiểu văn bản. 1. Phần mở bài: nêu vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình. - Nhẹ nhàng, giản dị - Tạo sự bất ngờ hấp dẫn 2. Thân bài: CM + GT - Dẫn chứng bài toán cổ : + So sánh sự bùng nổ dân số và sự gia tăng dân số. + Hình dung mức độ gia tăng dân số hết sức nhanh chóng. - So sánh từ thuở khai thiên lập địa ® năm 1945. - Đưa ra một số nước. - Tăng dân số kìm hãm sự phát triển của XH, là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, lạc hậu. 3. Kết bài: Kêu gọi: Hạn chế sự bùng nổ gia tăng dân số là con đường tồn tại và phát triển của nhân loại. HĐ 5: Tổng kết: (3’ ) *Mục tiêu: Hệ thống nội dung, nghệ thuật cơ bản của văn bản. *Cách tiến hành: - VB đã đem lại cho em những hiểu biết gì? - HS đọc to ghi nhớ. - GV chốt lại nội dung bài. IV. Ghi nhớ Học (SGK) HĐ 6: HD luyện tập: (5’ ) *Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học và thực tế cuộc sống để tuyên truyền, giáo dục cho bản thân và mọi người xung quanh về vấn đề dân số. *Cách tiến hành: 1. Con đườnggiáo dục mọi người hiểu ra nguy cơ của sự bùng nổ và gia tăng dân số, đẩy mạnh giáo dục cho phụ nữ. 2. Ảnh hưởng: Chỗ ở, lương thực, môi trường, việclàm. 3. HS tự tính đoán. HĐ 7: Tổng kết và HD học bài: (3’ ) *Tổng kết: Giáo viên hệ thống kiến thức cơ bản trong bài. *HD học bài: - Học bài cũ, trả lời câu hỏi trong SGK. - Chuẩn bị bài sau: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác. Ngày soạn: Ngày giảng: Ngữ văn – Bài 15 - Tiết 55 VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC Phan Bội Châu I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Nhận biết được khí phách kiên cường, phong thái ung dung của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu trong hoàn cảnh ngục tù. Nhận biết được cảm hứng hào hùng, lãng mạn, giọng thơ mạnh mẽ, khoáng đạt được thể hiện trong bài thơ. 2. Kỹ năng: Đọc – hiểu văn bản thơ thất ngôn bát cú Đường luật đầu thế kỷ XX. Cảm nhận được giọng thơ, hình ảnh thơ ở văn bản. 3. Thái độ: Ý thức học tập và rèn luyện. II. Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài: 1. Kỹ năng lắng nghe tích cực: Biết thể hiện sự tập trung chú ý và thể hiện sự quan tâm lắng nghe ý kiến và sự trình bày của người khác. 2. Kỹ năng nhận thức: Tự nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân. 3. Kỹ năng giải quyết vấn đề: Là khả năng của cá nhân biết giải quyết, lựa chọn phương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống. III. Chuẩn bị: - Giáo viên: -Chân dung tác giả -Tư liệu về hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu. - Học sinh: Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài theo yêu cầu. IV. Phương pháp/Kỹ thuật dạy học: Đọc, phân tích, bình giảng, vấn đáp. V. Tiến trình các hoạt động dạy và học: HĐ 1: Khởi động: (6’ ) *Mục tiêu: Củng cố cho học sinh về thể thơ thất ngôn bát cú. *Cách tiến hành: *Kiểm tra: CH- Em hiểu gì về thể thơ thất ngôn bát cú? TL- Thất ngôn bát cú Đường luật là thể thơ xuất hiện từ đời đường của Trung Quốc được các nhà thơ Việt Nam vận dụng vào việc sáng tác thơ ca. Một bài thơ gồm có 8 câu, mỗi câu 7 chữ có vần và niêm luật chặt chẽ. *Giới thiệu bài: Tình hình đất nước và cách mạng VN đầu thế kỷ XX chuyển sang giai đoạn mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các nhà nho yêu nước lãnh đạo. Phan Bội Châu – nhà nho yêu nước tiếp thu tư tưởng mới, quyết tâm thực hiện khát vọng đánh đuổi giặc chấn hưng đất nước, từng bị kẻ thù bắt, tù đày nhiều năm. Trong từ PBC thường hay làm thơ để bày tỏ chí khí của mình. HĐ của thày và trò Nội dung HĐ 2: HD đọc và tìm hiểu chú thích: (7’ ) *Mục tiêu: Đọc diễn cảm văn bản, nhận biết sơ lược về tác giả, tác phẩm, giải thích các từ ngữ khó trong văn bản. *Cách tiến hành: GV hướng dẫn các đọc: Đọc diễn cảm, khẩu khí ngang tàng, giọng điệu hào hùng. Cặp câu 3 – 4 giọng thống thiết. GV đọc mẫu. 2 HS đọc lại. GV theo dõi, uốn nắn cách đọc. - Dựa vào chú thích, trình bày hiểu biết về tác giả? - Em hiểu gì về hoàn cảnh sáng tác bài thơ? HD học sinh đọc, giải thích các từ khó trong bài. I. Đọc, tìm hiểu chú thích. 1. Đọc văn bản. 2. Tìm hiểu chú thích. a. Tác giả. - Phan Bội Châu (1867-1940) thuở nhỏ tên là Phan Văn San, tên hiệu chính là Sào Nam. - Là nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn nhất của DT trong 25 năm đầu TK XX. b. Tác phẩm. - Sáng tác năm 1914 khi tác giả bị giam giữ trong nhà ngục Quảng Đông (TQ) -Trong tập “ Ngục trung thư ” c. Từ khó. HĐ 3: HD tìm hiểu văn bản: (20’ ) *Mục tiêu: Nhận biết được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang, bất khuất, chấp nhận mọi gian nguy thử thách của nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu. *Cách tiến hành: - Đọc lại 2 câu đề, giải thích từ “ hào kiệt, phong lưu ”? (Biểu hiện phong thái thật đường hoàng, tự tin, thật ung dung, thanh thản, vừa ngang tàng, bất khuất vừa hào hoa, tài tử. - Điệp từ “vẫn” có ý nghĩa gì? (Không bao giờ thay đổi, trong bất cứ hoàn cảnh nào) - Lời thơ “chạy mỏi chân” giúp em hiểu gì về quan niệm sống và đấu tranh của người yêu nước? (Chủ động nghỉ chân ở một nơi nào đó trên chặng đường bôn tẩu dài dặc ® ý thức được hoàn cảnh, vượt lên hoàn cảnh). - Nhận xét về giọng điệu của hai câu đề? - Đọc lại cặp câu 3 – 4. Em thấy giọng điệu có gì thay đổi so với hai câu trên? (trầm thống) - Em hiểu ý hai câu thơ trên ntn? (PBC tự nói về cuộc đời bôn ba chiến đấu của mình - đầy sóng gió và bất trắc trong 10 năm lưu lạc). - Đây có phải là lời than thở của người tù? (Gắn liền sóng gió của cuộc đời riêng với tình cảnh chung của đất nước ® tầm vóc lớn lao phi thường cảu người tù yêu nước ® nỗi đau lớn lao trong tâm hồn bậc anh hùng. - Giải thích các từ : kinh tế - Em hiểu thế nào về ý nghĩa của cặp câu 5 – 6? (Cho dù có ở tình trạng bi kịch nàp thì chí khí không đổi). - Lối nói khoa trương có tác dụng gì trong việc biểu hiện hình ảnh người anh hùng hào kiệt? (Gây ấn tượng mạnh, kích thích cao độ cảm xúc của người đọc, tạo sức truyền cảm NT, kết tinh cao độ cảm xúc lãng mạn, hào hùng của tác giả). - Hai câu cuối là kết tinh tư tưởng của toàn bài thơ.Em cảm nhận được điều gì từ hai câu thơ ấy? - Điệp từ “còn” có ý nghĩa gì? - Em cảm nhận được gì về ND và NT của bài thơ? II. Tìm hiểu văn bản. 1. Hai câu đề - Giọng đùa vui - Phong thái đàng hoàng, tự tin, ung dung của bậc anh hùng. 2. Hai câu thực - Giọng điệu trầm thống - Diễn tả nỗi đau lớn lao (một dân tộc mất nước) trong tâm hồn bậc anh hùng. 3. Hai câu luận - Lối nói khoa trương - Hoài bão lớn lao, khí phách hiên ngang của người yêu nước. 4. Hai câu kết - Khẳng định tư thế hiên ngang,ý chí thép gang. - Điệp từ ® lời thơ dõng dạc HĐ 4: HD tổng kết: (3’ ) *Mục tiêu: Nhận biết được nội dung, nghệ thuật cơ bản được thể hiện trong văn bản. *Cách tiến hành: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. GV chốt lại nội dung bài học. Yêu cầu học thuộc lòng. III. Ghi nhớ. Ghi nhớ (SGK) HĐ 5: HD luyện tập: (5’ ) *Mục tiêu: *Cách tiến hành: GV HD học sinh thực hiện bài tập theo yêu cầu để HS về nhà hoàn thiện. IV. Luyện tập. - HS tự làm HĐ 6: Tổng kết & HD học bài: (4’ ) *Tổng kết: Học sinh đọc lại ghi nhớ. GV hệ thống lại nội dung bài học. *HD học bài: - Học thuộc bài thơ, đọc phần “Đọc thêm” - Hoàn thiện bài tập phần luyện tập. - Soạn : “Đập đá ở Côn Lôn” Ngày soạn: Ngày giảng: Ngữ văn – Bài 15 - Tiết 56 ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN Phan Châu Trinh I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Nhận biết được chí khí mãnh liệt, phong thái đàng hoàng của nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh. Nhận biết được niềm cảm hứng hào hùng, lãng mạn, được thể hiện trong bài thơ. 2. Kỹ năng: Đọc-hiểu văn bản thơ yêu nước viết theo thể thất ngôn bát cú đường luật. Nhận biết được vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ. Nhận biết và cảm nhận được giọng điệu, hình ảnh trong bài thơ. 3. Thái độ: Yêu quý, trân trọng những cống hiến của ông cha đối với đất nước và dân tộc, ý thức bảo vệ tổ quốc độc lập, hòa bình. II. Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài: 1. Kỹ năng lắng nghe tích cực: Biết thể hiện sự tập trung chú ý và thể hiện sự quan tâm lắng nghe ý kiến và sự trình bày của người khác. 2. Kỹ năng nhận thức: Tự nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân. 3. Kỹ năng giải quyết vấn đề: Là khả năng của cá nhân biết giải quyết, lựa chọn phương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống. III. Chuẩn bị: - Chân dung Phan Châu Trinh. IV. Phương pháp/Kỹ thuật dạy học: V. Tiến trình các hoạt động dạy và học: HĐ 1: Khởi động: (5’ ) *Mục tiêu: Củng cố cho học sinh kiến thức văn bản: Vào nhà ngục Quản Đông cảm tác” đã học ở tiết trước. *Kiểm tra: CH- Đọc thuộc bài “ Vào nhà ngục”, phân tích hai câu đề? - Phân tích hai câu thực, nhận xét giọng điệu bài thơ? TL- Bài thơ SGK-146. Phân tích theo mục 2 phần II tiết 55. *Giới thiệu bài: Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của bài thơ. HĐ của thầy và trò Nội dung HĐ 2: HD đọc và tìm hiểu chú thích: (10’ ) *Mục tiêu: *Cách tiến hành: GV HD học sinh cách đọc. Đọc diễn cảm, thể hiện khẩu khí ngang tàng. GV đọc mẫu. HS đọc văn bản. - Giới thiệu những nét chính về tác giả? - Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? HD học sinh đọc giải nghĩa các từ khó trong văn bản. I. Đọc, tìm hiểu chú thích. 1. Đọc văn bản. 2.Tìm hiểu chú thích. a. Tác giả. - Là người giỏi biện luận, có tài văn chương. b. Tác phẩm. -Viết trong thời gian PCT bị đày ra Côn Đảo. c. Từ khó. HĐ 3: Tìm hiểu văn bản: (20’ ) - Đập đá có thể là việc bình thường nhưng việc đập đá ở Côn Lôn có bình thường không? Vì sao? (Trên hòn đảo trơ trọi, nắng gió biển, chế độ nhà tù khắc nghiệt, buộc phải làm công việc lao động khổ sai cực nhọc) * GV giải thích quan niệm “ làm trai ” : phải khác đời, tung hoành, làm nên sự nghiệp, lưu danh sử sách ® là ý chí tự khẳng định mình, là khát vọng mãnh liệt. - Đọc câu 1, 2 - Tư cách “ làm trai ” đó đã làm sáng lên phẩm chất nào của người yêu nước trong bài thơ? - Bốn câu đầu có hai lớp nghĩa. Hãy tìm những hình ảnh có hai lớp nghĩa đó và phân tích giá trị NT của chúng. Qua đó, nhận xét về khẩu khí của tác giả? Hoạt động 3 : - Từ chú thích 4, 5, em hiểu cảm nghĩ nào của con người được biểu hiện trong hai câu 5, 6? Em có nhận xét gì về cách thức biểu hiện cảm xúc của tác giả? (Bộc lộ trực tiếp) (Khẩu khí ngang tàng của người anh hùng không chịu khuất phục hoàn cảnh, luôn giữ vững niềm tin và ý chí chiến đấu sắt son) -Phép đối trong cặp câu này có tác dụng gì? -Hai câu kết có ý nghĩa gì? II. Tìm hiểu văn bản. 1. Công việc đập đá - Tư thế hiên ngang, sừng sững, không sợ nguy nan ® vẻ đẹp hùng tráng. - Cách nói quá, từ mạnh, hình ảnh có ý nghĩa, phép đối đã khắc hoạ hình ảnh người tù cách mạng trong tư thế ngạo nghễ, biến công việc cưỡng bức thành cuộc chinh phục thiên nhiên ® tượng đài uy nghi về người anh hùng. 2. Cảm nghĩ từ việc đập đá - Phép đối tạo ra sự tương phản – gian nan đã tôi luyện nên chí khí anh hùng của người chí sĩ. - Tin tưởng mãnh liệt ở sự nghiệp cứu nước, coi khinh gian lao, tù đầy. HĐ 4. HD tổng kết: (3’ ) - Nét đặc sắc về NT của bài thơ là gì? Bài thơ có giọng điệu ntn? - Bài thơ giúp em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của người tù yêu nước? - GV chốt lại nội dung, nghệ thuật văn bản. III. Ghi nhớ. Ghi nhớ (SGK) HĐ 5. HD luyện tập: (4’ ) Đọc diễn cảm văn bản. GV HD, đọc mẫu. HS thực hiện. IV. Luyện tập - Đọc diễn cảm HĐ 6. Tổng kết & HD học bài: (3’ ) *Tổng kết: HS đọc lại ghi nhớ SGK. GV hệ thống lại nội dung bài. *HD học bài: - Đọc diễn cảm, học thuộc bài thơ. - Làm BT2 (Luyện tập) - Soạn: Ôn luyện về dấu câu. Ngày soạn: Ngày giảng: Ngữ văn – Bài 15 - Tiết 59 ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Hệ thống các dấu câu và công dụng của chúng trong hoạt động giao tiếp. Phối hợp sử dụng dấu câu hợp lý tạo nên hiệu quả cho văn bản; ngược lại, sử dụng dấu câu sai có thể làm cho người đọc không hiểu hoặc hiểu sai ý người viết định diễn đạt. 2. Kỹ năng: Vận dụng các kiến thức về dấu câu trong quá trình đọc-hiểu và tạo lập văn bản. Nhận biết và sửa các lỗi về dấu câu. 3. Thái độ: Ý thức cẩn trọng trong việc dùng dấu câu, tránh được các lỗi thường gặp về dấu câu. II. Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài: 1. Kỹ năng lắng nghe tích cực: Biết thể hiện sự tập trung chú ý và thể hiện sự quan tâm lắng nghe ý kiến và sự trình bày của người khác. 2. Kỹ năng nhận thức: Tự nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân. 3. Kỹ năng giải quyết vấn đề: Là khả năng của cá nhân biết giải quyết, lựa chọn phương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống. III. Chuẩn bị: - Giáo viên: Bảng phụ, các ví dụ minh họa. - Học sinh: Học và chuẩn bị bài theo nội dung và câu hỏi SGK. IV. Phương pháp/Kỹ thuật dạy học: Đọc, phân tích ví dụ, thảo luận, kết luận. V. Tiến trình các hoạt động dạy và học: HĐ 1: Khởi động: (1’ ) *Giới thiệu bài: Chúng ta đã được học về tác dụng của các dấu câu. Để củng cố và nhận biết vững hơn về các dấu câu tiết hôm nay chúng ta cùng đi ôn luyện về các dấu câu đã học. HĐ của thày và trò Nội dung HĐ 2: Hình thành kiến thức mới: (20’ ) *Mục tiêu: Hệ thống được các dấu câu, tác dụng của mỗi loại, nhận biết được các lỗi về dấu câu và sửa chữa cho đúng. *Cách tiến hành: - GV dùng bảng phụ: Liệt kê công dụng của dấu câu. - Gọi HS điền dấu câu thích hợp với phần công dụng. - HS đọc VD. - Trong VD thiếu dấu ngắt ở chỗ nào? Nên dùng dấu gì để kết thúc câu ở chỗ đó? - HS đọc VD - Dùng dấu chấm sau từ “ này ” là đúng hay sai? ở chỗ này nên dùng dấu gì? - HS đọc VD - Câu này thiếu dấu gì để phân biệt ranh giới giữa các thành phần đồng chức? Hãy đặt dấu đó vào chỗ thích hợp? - HS đọc VD - Đặt dấu chấm hỏi cuối câu 1 và dấu chấm cuối câu 2 đã đúng chưa? Vì sao? ở các vị trí đó nên dùng dấu gì? - Qua VD, em thấy khi viết cần tránh các lỗi gì về dấu câu? ® HS đọc ghi nhớ. I. Tổng kết về dấu câu - Bảng thống kê II. Các lỗi thường gặp về dấu câu 1. Thiếu dấu ngắt khi câu đã kết thúc - VD: SGK - Thiếu dấu ngắt sau từ “xúc động” ® dùng dấu (.) 2. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc - VD: SGK - Dùng dấu chấm là sai vì cụm từ trước đó là trạng ngữ ® nên dùng dấu phẩy. 3. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết - VD: SGK - Thiếu dấu phẩy giữa các thành phần đồng chức. 4. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu - VD: SGK - Đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu 1 và dấu chấm ở cuối câu 2 là sai ® đảo lại dấu ở các vị trí đó. * Ghi nhớ (SGK) HĐ 3: HD luyện tập: (20’ ) *Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học thực hiện các bài tập theo yêu cầu. *Cách tiến hành: Yêu cầu học sinh đọc, nêu yêu cầu của bài tập. - Cá nhân HS tự làm HS đọc bài tập. Nêu yêu cầu. HS thực hiện phát hiện lỗi và sửa chữa. III. Luyện tập Bài 1: Điền dấu Bài 2: Phát hiện lỗi về dấu câu : a.nói về?Mẹ dặn anh chiều nay. b.sản xuất,có câu tục ngữ “ lá lành ” c.năm tháng, nhưng HĐ 4: Tổng kết & HD học bài: (4’ ) *Tổng kết: HS đọc lại ghi nhớ SGK. GV hệ thống lại ND bài học. *HD học bài: Học bài, thuộc ghi nhớ SGK, làm các bài tập còn lại. Cuẩn bị bài sau: Ôn tập Tiếng Việt. Yêu cầu: Đọc nội dung bài, trả lời các câu hỏi và ôn tập các kiến thức TV đã học.
Tài liệu đính kèm: