Giáo án Ngữ văn 8 tuần 14 đến 17

Giáo án Ngữ văn 8 tuần 14 đến 17

Tiếng Việt:

DẤU NGOẶC KÉP

A. Mục tiêu.

 - Giúp học sinh hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép

 - Biết dùng dấu ngoặc kép khi viết.

 - Giáo dục ý thức sử dụng đúng, phù hợp.

B. Chuẩn bị.

 - GV: Sgk,sgv, giáo án, tài liệu

 - HS: Đọc trước vd sgk

C. Tiến trình dạy - học

 - Tổ chức

 - Kiểm tra: ? Nêu tác dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm?

 

doc 24 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 721Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tuần 14 đến 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 - Tiết 53 Ngày soạn:18/11/2008
 Tiếng Việt: 
Dấu ngoặc kép
A. Mục tiêu.
 - Giúp học sinh hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép
 - Biết dùng dấu ngoặc kép khi viết.
 - Giáo dục ý thức sử dụng đúng, phù hợp.
B. Chuẩn bị.
 - GV: Sgk,sgv, giáo án, tài liệu
 - HS: Đọc trước vd sgk
C. Tiến trình dạy - học
 - Tổ chức
 - Kiểm tra: ? Nêu tác dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm? 
 - Bài mới.
I. Công dụng.
 - Gv cung cấp bảng phụ ghi ví dụ SGK.	 
? Dấu ngoặc kép trong những đoạn trích sau dùng để làm gì?
 - Hs phát hiện, Gv nhận xét và ghi bảng.
- Gv nhấn mạnh đó là công dụng của dấu ngoặc kép.
? Dấu ngoặc kép có những công dụng gì?
? Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong những đoạn trích sau?
? Đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ trống thích hợp
? Vì sao hai câu sau đây có ý nghĩa giống nhau nhưng dùng dấu câu khác nhau?
1. Ví dụ: 
2. Nhận xét:
- Dùng để đánh dấu:
a.Lời dẫn trực tiếp
b.Từ ngữ hiểu theo một nghĩa đặc biệt, hình thành trên cơ sở phương thức ẩn dụ: dải lụa-> chỉ cầu
c.Từ ngữ có hàm ý mỉa mai.
d.Đánh dấu tên của một vở kịch.
3 Ghi nhớ:
- Hs đọc- Gv nhấn mạnh.
 II. Luyện tập.
Bài 1: Công dụng của dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu:
a.Câu nói được dẫn trực tiếp. Đây là những câu nói mà Lão Hạc tưởng như là con chó vàng muốn nói với lão.
b.Từ ngữ được dùng với hàm ý mỉa mai. ( Một anh chàng được coi là "hầu cận ông lý" mà bị một người đàn bà nuôi con mọn túm tóc lẳng ngã nhào ra thềm).
c.Từ ngữ được dẫn trực tiếp, dẫn lại lời của người khác.
d. Từ ngữ được dẫn trức tiếp có hàm ý mỉa mai
e. Từ ngữ được dẫn trực tiếp
Bài 2 : Dấu hai chấm và ngoặc kép được đặt như sau:
a. Dấu hai chấm đặt sau " cười bảo" để đánh dấu báo trước lời đối thoại.
- Dấu ngoặc kép ở "cá tươi" và "tươi" để đánh dấu từ ngữ được nhắc lại
b. Đặt vdấu hai chấm sau chú Tiến Lê đánh dấu báo trước lời dẫn trực tiếp
- Đặt dấu ngoặc kép phần còn lại viết hoa từ cháu.
c. Đặt vdấu hai chấm sau bảo hắn. Đánh dấu ngoặc kép phần còn lại
Bài 3.
Hai câu giống nhau nhưng lại dùng dấu câu khác nhau vì:
a.Dấu hai chấm để báo trước có lời dẫn trực tiếp.
- Dấu ngoặc kép đánh dấu lời dẫn trực tiếp lời của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
b.Không dùng dấu vì đây là lời dẫn gián tiếp không được dẫn nguyên văn.
D. Củng cố - Hướng dẫn
 ? Hãy tổng kết lại tất cả các dấu câu đã học?
 - Gv nhấn mạnh trọng tâm bài.
 - Về nhà học bài. Hoàn thiện các bài tập như đã hướng dẫn trên lớp.
 - Chuẩn bị: Luyện nói thuyết minh một thứ đồ dùng.
_____________________________________
Tiết 54 Ngày soạn:18/11/2008
Tập làm văn:
Luyện Nói Thuyết Minh Một thứ đồ dùng.
A. Mục tiêu 
- Giúp học sinh dùng hình thức luyện nói để củng cố tri thức, kỹ năng về cách làm bài văn
 thuyết minh.
 - Rèn kỹ năng nói trước tập thể.
 - Giáo dục ý thức lập dàn ý trước khi viết bài và cách trình bày rõ ràng, mạch lạc một vấn đề
B. Chuẩn bị.
 - GV: Sgk,sgv, giáo án, tài liệu
 - HS: Đọc trước vd sgk
C. Tiến trình dạy - học
 - Tổ chức
 - Kiểm tra: ? Khi tìm hiểu đề văn thuyết minh cần chú ý những vấn đề gì?
 ? Cách làm bài văn thuyết minh?
 - Bài mới.
I. Chuẩn bị ở nhà	
Đề bài: Thuyết minh về cái phích nước.
1. Kiểu bài: Thuyết minh
2. Yêu cầu: Giúp người nghe có những hiểu biết tương đối đầy đủ và đúng về phích nước
3. Các thao tác chuẩn bị
a. Tìm hiểu đề: quan sát ghi chép
b. Nội dung: - Cấu tạo
 - Chất liệu vỏ: sắt, nhựa
 - Màu sắc: xanh, đỏ
 - Ruột: hai lớp thuỷ tinh có lớp chân không ở giữa, phía trong lớp thuỷ tinh có tráng bạc
 - Côngdụng: Giữ nhiệt dùng trong sinh hoạt, trong đời sống.
c. Làm đề cương 
a. Mở bài: Giới thiệu phích nước là một đồ dùng thông thường trong mỗi gia đình và có công dụng rất hữu ích.
b. Thân bài: Xác định phích nước do những bộ phận tạo thành: 
Ruột phích: Cấu tạo bằng thuỷ tinh, gồm 2 lớp, ở giữa là chân không để làm giảm khả năng truyền nhiệt ra ngoài. Phía trong của lớp thuỷ tinh thứ nhất được tráng bạc để hắt nhiệt trở lại.
Vỏ phích: Thường làm bằng nhựa, sắt, tôn... để bảo vệ ruột phích và trang trí cho đẹp.
Miệng phích: nhỏ, có nắp để giữ nhiệt.
Công dụng: Giữ nước nóng lâu
Bảo quản: Tránh va đập, khi rót nước phải rót đều, tránh vỡ, để xa tầm tay trẻ em.
c. Kết bài: Nêu nhận xét, đánh giá về vai trò công dụng của phích.
II.Luyện nói
Chia tổ tập nói, yêu cầu các em tự luyện tập, sửa chữa cho nhau.
Gọi hs trình bày trước lớp để hs cơ hội tập nói, các em có thể tập nói một số phần trong tổng thể. Yêu cầu nghiêm túc, nói thành câu trọn vẹn, dùng từ đúng có mạch lạc, phát âm rõ ràng, khi nói phải nhìn thẳng vào đối tượng.
Gv hướng dẫn hs: Nhận xét kiểu bài- cách trình bày
Gv đánh giá- nhận xét- rút kinh nghiệm
D. Củng cố - Hướng dẫn
? Trong bài nói của em, em đã dùng phương pháp thuyết minh nào?
- Về nhà học bài, ôn tập lại toàn bộ kiến thức về văn bản thuyết minh để chuẩn bị giờ sau viết bài viết số 3.
- Về nhà tập thuyết minh các đồ vật dùng trong sinh hoạt, học tập.
_____________________________________________
 Tiết 55 - 56 Ngày soạn:19/11/2008
Tập làm văn:
Viết bài Tập Làm Văn số 3.
A. Mục tiêu
- Giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học về vấn đề thuyết minh để viết bài hoàn
 chỉnh.
- Rèn các kỹ năng sử dụng thành thạo các phương pháp thuyết minh. 
- Giáo dục ý thức tự giác độc lập khi viết bài. 
B. Chuẩn bị.
 - GV: Sgk,sgv, giáo án, ra đề
 - HS: Ôn lại văn thuyết minh, bút, giấy
C. Tiến trình dạy - học
 - Tổ chức
 - Kiểm tra: Kiểm tra việc chuẩn bị của hs
 - Bài mới
 I. Đề bài.
 Thuyết minh về cây bút
II. Yêu cầu bài làm.
- Gv hướng dẫn học sinh trước khi viết bài phải thực hiện các khâu tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, sử dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh.Bên cạnh đó có thể sử dụng thêm các phương thức tự sự, miêu tả khi thuyết minh.
- Gv có thể gợi ý về dàn bài:
1.Mở bài: Giới thiệu vai trò của chiếc bút trong đời sống và đặc biệt trong việc học tập của người hs.
2.Thân bài:
- Định nghĩa , giải thích về cây bút.
- Bút có công dụng ntn ?
- Có những loại bút nào ?
- Cấu tạo của bút gồm 3 bộ phận:vỏ, ngòi, ruột ( nêu cụ thể về cấu tạo,chất liệu, nguyên lí hoạt động, công dụng cụ thể...).
- Cách sử dụng và bảo quản bút.
 3.Kết bài: Nêu cảm tưởng của em về cây bút.
III. Biểu điểm.
 - Từ 8 - 9 điểm:bài viết phải có bố cục rõ ràng, nội dung thuyết minh phải đầy đủ. Sử dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh và các phương thức tự sự, biểu cảm. Câu, đoạn, chính tả không sai, trình bày sạch sẽ, khoa học. Lời văn diễn đạt có cảm xúc, hình ảnh, thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về chiếc bút.
 - Từ 5 - 7 điểm: Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng. Các phương pháp thuyết minh sử dụng còn vụng về, chưa linh hoạt. Câu, đoạn, chính tả còn đôi chỗ thiếu sót.
 - Từ 2 - 4 điểm: Bài viết không đạt các yêu cầu trên.
IV. Hs viết bài.
Hs tiến hành viết: Yêu cầu phải nháp, sửa chữa sau đó mới làm vào vở.
Gv xem xét, đôn đốc hs viết bài.
D. Củng cố - Hướng dẫn
Gv thu bài về chấm.
Gv nhận xét ý thức viết bài của hs.
Về nhà ôn lại kiểu bài thuyết minh.
Soạn bài: " Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác".
Tuần 15 - Tiết 57 Ngày soạn:24/11/2008
 `Văn bản: 
vào nhà ngục Quảng đông cảm tác.
 ( Phan Bội Châu )
A. Mục tiêu 
	- Giúp hs cảm nhận được vẻ đẹp của những chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX, những người mang chí lớn cứu nước, cứu dân dù ở hoàn cảnh nào vấn giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang, bất khuất và niềm tin không đổi dời vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
	- Nhận biết được sức truyền cảm nội dung qua giọng thơ khẩu khí, hào hùng của tác giả.
	- Giáo dục lòng yêu nước, tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc.
B. Chuẩn bị.
 - GV: Sgk,sgv, giáo án, tài liệu
 - HS: Đọc trước vd sgk
C. Tiến trình dạy - học
 - Tổ chức
 - Kiểm tra: K.tra việc soạn bài của hs
 - Bài mới..
I. Giới thiệu chung.
- Gv gọi hs đọc phần chú thích (*) sgk.
? Hãy tóm tắt những ý chính tiêu biểu về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả ?
? Tác phẩm được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
1.Tác giả.
- PBC ( 1867 - 1940 ). Hiệu là Sào Nam, người làng Đan Nhiễm - Nam Đàn - Nghệ An.
- Ông là nhà yêu nước, nhà cách mạng, đồng thời là nhà văn, nhà thơ lớn với sự nghiệp sáng tác khá đồ sộ trong vòng 20 năm đầu thế kỉ XX.
 2.Tác phẩm.
- Bài thơ thuộc tác phẩm " Ngục trung thư" viết bằng chữ Hán sáng tác đầu năm 1914 khi PBC bị bắt tại Trung Quốc.
- Văn bản bộc lộ cảm xúc của tác giả trong những ngày đầu mới vào ngục.
- Gv hướng dẫn hs cách đọc văn bản bằng cách nêu câu hỏi về thể thơ, cách ngắt nhịp, giọng đọc ... ?
- Gv cùng hs giải thích các chú thích sgk. 
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc- chú thích
- Đây là thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, nên khi đọc chú ý cách ngắt nhịp theo quy định4/3, đồng thời giọng đọc diễn cảm phù hợp với khẩu khí ngang tàng, hào hùng, riêng cặp câu 3 - 4 giọng trầm như tâm sự.
? Bài thơ viết theo thể thơ nào? Phương thức biểu đạt?
- Hs đọc 2 câu đề.
? Các từ "hào kiệt, phong lưu" gợi cho em hình dung về một con người ntn ?
? Điệp từ "vẫn" trong câu thơ có ý nghĩa gì ?
? Câu thơ thứ hai tác giả đã thể hiện một quan niệm sống và đấu tranh của người yêu nước, đó là gì ?
? Qua phân tích hai câu thơ trên, giúp em hiểu gì về phong thái và khí phách của người chiến sĩ cách mạng trong chốn lao tù ?
? Em có nhận xét gì về gịong điệu câu thơ ?
 - Hs đọc hai câu thực.
? So với hai câu thơ trên, giọng thơ ở hai câu này có gì thay đổi ?
? Nêu ý nghĩa 2 câu thơ trên?
? ở nhà ngục tự nhận mình là khách điều đó cho thấy vẻ đẹp nào trong tính cách tác giả?
? Vẻ đẹp nào của người yêu nước được bộc lộ?
? Từ đó giúp em cảm nhận được gì thêm về người tù yêu nước ?
- Hs đọc hai câu luận.
? Nêu nội dung 2 câu thơ?
? Cặp câu luận có ý nghĩa gì ?
? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong câu thơ ? Tác dụng? 
- Hs đọc hai câu kết.
? Hai câu cuối là kết tinh tư tưởng của bài thơ, em cảm nhận được điều gì từ hai câu thơ ?
? Hãy tìm tác dụng của phép lặp từ "còn" trong câu thơ cuối ?
2. Thể thơ
- Thất ngôn bát cú đường luật
- Bài thơ viết theo phương thức: biểu cảm trực tiếp, thể loại trữ tình
3. Phân tích
a. Hai câu đề.
-" Hào kiệt, phong lưu": gợi hình dung về người có tài, có chí anh hùng, phong thái ung dung và ngang tàng, bất khuất, vừa hào hoa tài tử .
- Khẳng định phong cách sống đàng hoàng không hề thay đổi trong bất kì hoàn cảnh nào.
- Cứu nước là con đường nhiều chông gai, ở tù là một trong những " chông gai " đó, nên khi bị ở tù người cách mạng chủ động quan niệm nhà tù là nơi nghỉ chân trên chặng đường dài gian nan.
=> Hình ảnh người chiến sĩ trong cảnh ngục tù vẫn hiện lên rất hiên ngang, bất khuất.
- Giọng thơ cứng cỏi, mềm mại-> diễn tả nội tâm bình thản dù cảnh ngộ tù ngục là bất thường, phong thái bình tĩnh tự chủ trong lúc nguy nan .
b. Hai câu thực.
- Giọng t ... iả?
- Gv nhấn mạnh và cung cấp thêm một số thông tin thêm trong cuốn " Thi nhân VN " 
Gv hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu.
- Hs đọc - Gv nhận xét .
* Chú thích: Gv và HS cùng giải thích một số chú thích khó.
? Hãy tìm bố cục bài thơ ?
* Hs đọc diễn cảm hai khổ thơ đầu.
? ý chính của hai khổ thơ này là gì?
? Hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ nho ngày tết trong khổ thơ 1, điều đó có ý nghĩa gì? 
? Tài viết chữ của ông đồ được gợi tả qua chi tiết nào?
? Em có nhận xét gì về nét chữ đó?
? Thái độ của mọi người đối xử với ông ntn ?
- Gv giới thiệu tranh minh hoạ sgk 
`? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì trong hai khổ thơ ?
? Em hình dung ntn về khung cảnh, không gian và vị trí của ông đồ qua hình ảnh thơ ?
? Hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ nho ngày tết trong khổ thơ 3, 4 hiện lên ntn ?
? Thái độ của mọi người đối xử với ông ntn ?
? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì trong hai khổ thơ ?
? Hình dung của em về ông đồ qua lời thơ: Ông đồ ai hay ntn?
? Lá vàng  bụi bay một cảnh tượng ntn được gợi lên từ lời thơ này?
? Hình ảnh ông đồ vẫn ngồi đấy gợi cho em cảm nghĩ gì?
? Sự khác nhau đến mức đối lập của hình ảnh ông đồ và thái độ của mọi người đã gợi cho người đọc cảm xúc gì về tình cảnh ông đồ ?
? Tâm trạng nhà thơ được thể hiện qua bài thơ ntn ?
- Hs đọc khổ thơ cuối
? Có gì giống và khác nhau trong 2 chi tiết hoa đào và ông đồ ở khổ thơ này so với khổ thơ đầu?
? Sự giống và khác nhau này có ý nghĩa gì?
? Sau 2 câu thơ cuối em đọc được nỗi lòng nào của tác giả?
? Qua đó tác giả gieo vào lòng người đọc tình cảm nào?
? Bài thơ có những thành công gì về nghệ thuật ? 
? Qua tìm hiểu bài thơ, giúp em hiểu gì về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài ?
1.Tác giả: 
- Vũ Đình Liên( 1913 - 1996 ) quê gốc Hải Dương, là nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào thơ mới, luôn nặng lòng với niềm hoài cổ.
2.Tác phẩm:
- Là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ giàu thơng cảm của tác giả.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc- chú thích
- Ngắt nhịp giống thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ( 3/2, 2/ 1/ 2, 2/ 3 ...) chú ý thể hiện giọng vui nhộn, tng bừng khi ông đồ đắt khách, giọng hoài niệm xót xa khi ông đồ không có khách và không còn bán chữ trên đường phố.
2. Bố cục: 3 phần.
- Khổ thơ 1 -2 : Hình ảnh ông đồ thời đắt khách.
- Khổ 3 -4 : Hình ảnh ông đồ thời tàn.
- Khổ 5 : Tâm sự, nỗi lòng của tác giả .
3 Phân tích 
a. Hình ảnh ông đồ thời xưa 
- Giới thiệu ông đồ
 - H/ ảnh ông đồ: Quen thuộc, không thể thiếu bên hè phố trong dịp Tết.
- Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay
- Nét chữ mang vẻ đẹp phóng khoáng, bay bổng, sinh động và cao quý
 - Thái độ của mọi người: Quý trọng và mến mộ, nhiều người thuê viết và thưởng thức tài nghệ viết chữ "phượng múa, rồng bay " của ông.
- NT: qht trong câu ghép qua lại,giọng thơ vui tươi, sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh, âm thanh và thành ngữ.
- Cảnh vật, không khí rộn ràng, từng bừng với sắc màu rực rỡ của phố phường đang đón tết. Ông đồ là trung tâm của sự chú ý, là đối tượng ngưỡng mộ của mọi 
người.
2.Hình ảnh ông đồ thời nay
- H/ ảnh ông đồ: vẫn xuất hiện, nhưng cảnh vắng vẻ đến thê lương.
- Mọi người: lãng quên, thờ ơ, không thuê, không khen để nỗi buồn đọng sang cả vật vô tri vô giác (giấy không thắm, mực đọng nghiên sầu ).
- NT: nhân hoá, đối lập kết hợp với giọng thơ buồn và đặc biệt cách tả cảnh ngụ tình.
- Hình ảnh ông đôd vẫn ngồi ở chỗ cũ trên hè phố, nhưng âm thầm lặng lẽ trong sự thờ ơ của mọi người
-> Hình ảnh một con người già nua cô đơn, lạc lõng giữa phố phường
- Trên nền giấy đỏ không còn xuất hiện những nét chữ như phượng múa rồng bay, mà là nơi rơi rụng của những chiếc lá vàng. Tất cả như đang dần thấm lạnh bởi những hạt mưa bụi ngoài trời hắt vào-> Đó là một cảnh tượng thê lương
 - Buồn thương cho ông đồ cũng như cho cả lớp người đã trở nên lỗi thời
 - Gợi niềm cảm thương chân thành, nhớ nhung, nuối tiếc cho tình cảnh ông đồ đang tàn tạ trước đổi thay của cuộc đời.
- Niềm thương cảm chân thành với tình cảnh của ông đồ và sự luyến tiếc, nhớ nhung với cảnh cũ người xa đã vắng bóng, buồn thương cho những gì từng là giá trị nay trở nên tàn tạ, bị rơi vào quên lãng.
 3. Nỗi lòng tác giả dành cho ông đồ.
 - Giống nhau: đều xuất hiện hoa đào nở
 - Khác nhâu: khổ thơ đầu ông đồ xuất hiện như lệ thường thì khổ cuối không còn hình ảnh ông đồ.
 - Thiên nhiên vẫn tồn tại đẹp đẽ và bất diệt - con người có thể trở thành xưa cũ.
 - Lòng thương cảm cho những nhà nho danh giá một thời, nay bị lãng quên do thời cuộc đổi thay
 - Thương tiếc những giá trị tinh thần tốt đẹp bị tàn tạ, lãng quên.
III. Tổng kết.
- Thể thơ ngũ ngôn đợc sử dung khai thác có hiệu quả nghệ thuật cao: diễn tả tâm tình sâu lắng, ngậm ngùi, phù hợp với tâm t của nhà thơ.
 - Kết cấu giản dị mà chặt chẽ: đầu - cuối; cảnh tợng tơng phản.
- Ngôn ngữ trong sáng bình dị nhng hàm súc.
- Hs đọc ghi nhớ - Gv nhấn mạnh.
D. Củng cố - Hướng dẫn	
	? Hs đọc diễn cảm bài thơ.
 - Về nhà học bài, học thuộc lòng hai bài thơ.
 - Chuẩn bị bài: Hai chữ nước nhà
__________________________________________
Tiết 66 Ngày soạn:9/12/2008 
 Văn bản:
Hai chữ nước nhà
( Hướng dẫn đọc thêm)
Trần Tuấn Khải
A. Mục tiêu.
 - Giúp hs: cảm nhận được nội dung chữ tình yêu nước trong đoạn trích : nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước
 - Tìm hiểu sức hấp dẫn NT ngòi bút Trần Tuấn Khải: cách khai thác đề tài lịch sử, tâm trạng giọng điệu thơ thống thiết..
B. Chuẩn bị.
 - GV: Sgk,sgv, giáo án, tài liệu
 - HS: Soạn bài theo câu hỏi sgk
C. Tiến trình dạy - học
 - Tổ chức
 - Kiểm tra: ? Đọc thuộc lòng bài thơ: Ông đồ? Nêu nội dung , nghệ thuật bài thơ?
 - Bài mới:
- Gv gọi hs đọc chú thích (*) sgk.
? Hãy nêu những nét tiêu biểu cần ghi nhớ về tác giả và tác phẩm ?
- Hs nêu - gv nhận xét và ghi bảng.
? Nêu xuất xứ văn bản?
- Gv yêu cầu hs nhận diện thể thơ và rút ra cách ngắt nhịp cho phù hợp, đồng thời tìm cách thể hiện giọng điệu cho phù hợp với nội dung bài thơ ?
? Tìm bố cục và nội dung từng phần?
? Điều gì đặc biệt trong cuộc ra đi của người cha N.P.Khanh?
? Cảnh tượng cuộc ra đi được miêu tả qua lời thơ nào?
? Lời thơ đã phản ánh trạng thái tâm tư nào của tác giả?
? Các chi tiết:mây sầu, gió thổi, hổ thét, chim kêu gợi tính chất gì khung cảnh cuộc ra đi?
? Khung cảnh ấy gợi nỗi bất bình của người cha. Em hiểu nỗi bất bình ấy ntn?
? Giữa khunh cảnh ấy hình ảnh người cha hiện lên qua lời thơ nào?
? Hình ảnh : hạt máu, thân tàn mang ý nghĩa gì?
? Qua đó em hiểu gì về người cha?
? Người cha nhắc tới lịch sử dân tộc qua lời thơ nào?
? Qua chi tiết đó đặc điểm nào của dân tộc được nói tới?
? Tại sao khi khuyên con trở về tìm cách cứu nước người cha lại nhắc đến lịch sử anh hùng dân tộc?
? Điều này cho thấy tình cảm sâu đậm nào trong tâm hồn người cha?
? Những câu thơ nào miêu tả hoạ mất nước?
? Các chi tiết trong câu thơ gợi hình ảnh về một đất nước ntn?
? Hoạ mất nước gieo đau thương cho dân tộc và nỗi đau cho lòng người yêu nước qua lời thơ nào?
? Nhận xét về cách diễn đạt? Tác dụng?
? Những lời nói về thảm vong quốc đã bộc lộ cảm xúc sâu sắc nào trong lòng người cha?
? Đoạn cuối những lời thơ nào diễn tả tình cảm thực của người cha?
? Những từ ngữ hình ảnh trên cho ta thấy người cha đang trong cảnh ngộ ntn?
? Tại sao khi khuyên con trở về tìm cách cứu nước. Người cha lại nói tới cảnh ngộ bất lực của mình?
? Người cha mong con nhớ tới tổ tông. Đó là tổ tông ntn?
? Mục đích lời khuyên của người cha là gì?
? Từ đó em cảm nhận được nỗi lòng nào của người cha?
? Em có nhận xét gì về nội dung, nghệ thuật bài thơ?
? Qua bài thơ em hiểu gì về nỗi lòng của người cha?
I .Giới thiệu chung.
1. Tác giả:(1895- 1983); bút hiệu á Nam, quê Mĩ Hà- Mĩ Lộc- Nam Định.
- Thơ văn của ông được truyền tụng rộng rãi do khai thác các đề tài lịch sử để bóng gió nỗi đau mất nước, lòng căm giận lũ cướp nước và bè lũ tay sai, nhằm khích lệ tinh thần yêu nước và bày tỏ khát vọng độc lập, tự do của mình.
2. Tác phẩm.
- Bài thơ mở đầu tập " Bút quan hoài I ". Văn bản là phần mở đầu của bài thơ.
- Tác phẩm lấy đề tài về cuộc chia tay cùng lời dặn dò của Nguyễn Phi Khanh với con là Nguyễn Trãi trong lịch sử dân tộc để gửi gắm tâm sự yêu nước.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Đọc - chú thích.
- Bài thơ thuộc thể thơ song thất lục bát, cách ngắt nhịp giống thơ lục bát và thất ngôn. Khi đọc cần phải thể hiện sự đa dạng về cảm xúc của tác giả: nuối tiếc, tự hào, lúc căm uất , lúc lại thiết tha thống thiết.
2 Bố cục: gồm 3 phần.
- 8 câu thơ đầu: Nỗi lòng người cha trong cảnh ngộ phải dời xa đất nước
- 20 câu tiếp: Nỗi lòng xa cha trong cảnh ngộ nước mất nhà tan.
- 8 câu kết:Nỗi lòng người cha dành cho con.
3. Phân tích.
a. Nỗi lòng người cha trong cảnh ngộ phải dời xa đất nước
- N.P.Khanh bj giặc Minh bắt giải sang TQ N. Trãi định đi theo cha nhưng tới biên giới phía bắcP.Khanh khuyên con nên trở về lo tính việc trả thù nhà đền nợ nước
- Chốn ải Bắc
 Coĩ giời Nam..
 Bốn bề hổ thét
- Phản ánh tâm trạng phân đôi vừa thân thiết vừa xa lạ. Đó là tâm trạng của người yêu nước buộc phải xa đất nước
-> Buồn bã thê lương đe doạ con người
- Nỗi đau của người yêu nước buộc phải xa dời đất nước, nỗi căm tức quân Minh xâm lược. Đó là tình cảm vừa nhớ thương vừa căm phẫn nhưng bất lực
- Hạt máu nóng..
 Chút thân
 Trông con tằm
-> Nói lên nhiệt huyết của người cha cùng cảnh ngộ bất lực của ông
- Là người nặng lòng với đất nước quê hương
b. Nỗi lòng người cha trong cảnh nước mất nhà tan
- Giống Hồng lạc
 Mấy ngàn năm
 Anh hùng
- Đặc điểm về truyền thống dân tộc: nòi giống cao quý, lịch sử lâu đời, nhiều anh hùng hào kiệt
- Vì : Dân tộc ta vốn có lịch sử hào hùng- Người cha muốn khích lệ dòng máu anh hùng dân tộc ở người con.
- Niềm tự hào dân tộc- một biểu hiện của lòng yêu nước.
- Bốn phương khói
- Xiết bao
 Nơi đô thị
 Chốn nhân gian
-> Đất nước có giặc giã bị huỷ hoại-> Cảnh mất nước nhà tan.
- Thảm vong quốcSông Hồng Giang
* Phép nhân hoá và so sánh-> cực tả nỗi đau mất nước thấm đến cả trời đất sông núi VN
=> Niềm xót thương vô hạn trước cảnh nước mất nhà tan
 Lòng căm phẫn vô hạn trước tội ác giặc Minh.
 Đó chính là biểu hiện sâu sắc của tình cảm yêu nước trong lòng nhà thơ.
c. Nỗi lòng của người cha dành cho con
- Cha xót phận.Lỡ xa cơ
- Già yếu bị bắt không còn địa vị. Đó là cảnh ngộ ngặt nghèo bất lực
=> Để khích lệ con làm tiếp những điếu cha chưa làm được, giúp ích cho nước nhà
- Tổ tông vì nước đã gian nan- vì ngọn cờ độc lập dân tộc
- Khích lệ con nối nghiệp tổ tông.
- Yêu con yêu nước, đặc biệt tin vào con, vào đất nước. Tình yêu con hoà trong tình yêu nước, dân tộc.
4. Tổng kết.
- Hs đọc ghi nhớ
D. Củng cố - Hướng dẫn
 ? Đọc diễn cảm bài thơ?
 - Học thuộc lòng bài thơ.
 - Chuẩn bị: Kiểm tra tiếng việt

Tài liệu đính kèm:

  • docVan8Tuan 14151617.doc