Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 13 đến 19 - Nguyễn Thị Ngân

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 13 đến 19 - Nguyễn Thị Ngân

Tuần 13 - Tiết 49

Văn bản

BÀI TOÁN DÂN SỐ

 (Theo Thái An - Báo GD-TĐ)

A. Mục tiêu cần đạt:

- Hs nắm được nội dung chính mà tác giả đặt ra qua văn bản là cần hạn chế sự gia tăng dân số, đó là con đường ''tồn tại hay không tồn tại" của chính loài người.

- Thấy được cách viết nhẹ nhàng, kết hợp kể chuyện với lập luận trong việc thể hiện nội dung bài viết.

B. Chuẩn bị:

- Gv: N/cứu tài liệu, soạn giáo án.

- Hs: Đọc trước bài, soạn bài theo y/c của Gv.

C. Tiến trình lên lớp:

1. Tổ chức lớp: (1')

2. Kiểm tra bài cũ :(5')

? Nêu những giải pháp chống ôn dịch thuốc lá.

? Những việc làm của em góp phần chống việc hút thuốc lá của những người xung quanh.

 

doc 58 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 627Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 13 đến 19 - Nguyễn Thị Ngân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 - Tiết 49
Văn bản 
bài toán dân số
 (Theo Thái An - Báo GD-TĐ)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Hs nắm được nội dung chính mà tác giả đặt ra qua văn bản là cần hạn chế sự gia tăng dân số, đó là con đường ''tồn tại hay không tồn tại" của chính loài người.
- Thấy được cách viết nhẹ nhàng, kết hợp kể chuyện với lập luận trong việc thể hiện nội dung bài viết.
B. Chuẩn bị:
- Gv: N/cứu tài liệu, soạn giáo án.
- Hs: Đọc trước bài, soạn bài theo y/c của Gv.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức lớp: (1')
2. Kiểm tra bài cũ :(5')
? Nêu những giải pháp chống ôn dịch thuốc lá.
? Những việc làm của em góp phần chống việc hút thuốc lá của những người xung quanh.
3. Tiến trình bài giảng: 
 Sau khi học xong văn bản ''Thông tin........'' và "Ôn dịch, thuốc lá" em thấyloài người hiện nay đang đứng trước những nguy cơ gì?( Ô nhiễm môi trường, bệnh tật do rác thải, khói thuốc lá gây ung thư..)
 Ngoài những nguy cơ đó ra con người chúng ta còn đang đứng trước nguy cơ nữa đó là sự bùng nổ về dân số. Vậy con người đã nhận thức được điều này từ bao giờ và đã làm gì để điều đó không xảy ra.....(( ghi đầu bài và giải thích xuất từ văn bản)
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
- Giáo viên hướng dẫn cách đọc: rõ ràng chú ý những câu cảm thán, những số liệu, những phiên âm nước ngoài.
- Giáo viên đọc mẫu đoạn: Từ đầu sáng mắt
- Gọi hai học sinh đọc đoạn còn lại
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích trong sách giáo khoa. - Chú ý chú thích (3) cấp số nhân là ntn. 
- Nói thêm về 2 nhân vật Ađam và Eva đây là cặp vợ chồng đầu tiên trên trái đất được chúa sai xuống trần gian hình thành và phát triển loài người ( minh hoạ chú thích 4). 
? Văn bản này thuộc loại văn bản nào? phương thức biểu đạt chủ yếu là gì?
? Văn bản được chia thành mấy phần? Nội dung từng phần là gì?
? Nhận xét về bố cục?
- Gọi học sinh đọc mở bài
? Vấn đề chính mà tác giả muốn đề cập đến được giải thích trong phần mở bài này là gì?( ghi đề mục a)
? Điều gì đã làm cho người viết sáng mắt ra
? Em hiểu cụm từ sáng mắt ra là như thế nào 
- Cụm từ này được đặt trong dấu ngoặc kép, hiểu theo nghĩa bóng 1 công dụng của dấu ngoặc kép sẽ được học trong tiết sau
? Nhận xét về cách diễn đạt của tác giả 
Tác dụng
* Diễn đạt nhẹ nhàng thân mật tình cảm sự gia tăng dân số hiện nay đã được đặt ra từ thời cổ đại
? Phần thân bài để CM-GT vấn đề tác giả đưa ra mấy luận điểm ? Là những luận điểm nào ? Cho học sinh phát biểu giáo viên đưa ra bảng phụ ( máy chiếu)
- Gọi học sinh đọc đoạn văn 1( luận điểm 1)
- Giáo viên tóm tắt câu chuyện gọi học sinh tóm tắt bài toán cổ.
 Giáo viên kết luận câu chuyện: Ban đầu tưởng là ít, có gì mà không làm được nhưng rồi không chàng trai nào đủ số thóc theo yêu cầu.
? Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò ý nhĩa như thế nào trong việc làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói.
* Đưa câu chuyện cổ thú vị làm tiền đề so sánh sự gia tăng dân số.
? Tiếp theo ở luận điểm 2 tác giả đã tiếp tục chứng minh vấn đề: cách lập luận có gì khác trước.
- Giáo viên dùng bảng phụ ô bàn cờ để so sánh( Tích hợp với TV về dấu ngoặc đơn)
? Từ cách lập luận như vậy tác giả muốn đưa người đọc đến vấn đề gì?
* Bằng giả thiết, số liệu minh hoạ cụ thể mức độ gia tăng dân số của loài người rất nhanh chóng
? ở đoạn văn 3 tác giả đưa ra vấn đề sinh nở của phụ nữ ở một số nước nhằm mục đích gì?
* Khả năng sinh của phụ nữ rất cao, khó khăn việc thực hiện sinh để có kế hoạch.
? ở các nước được kể tên ở các châu lục nào?
? Em hiểu gì về tình hình kinh tế, văn hoá các nước này 
? Từ đó em rút ra được kết luận gì về mối quan hệ của dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội
* Dân số tăng nhanh đi liền với kinh tế văn hoá kém phát triển.
? Có nhận xét gì về số liệu mà tác giả đưa ra? Tác dụng
- Tích hợp văn thuyết minh: số liệu cụ thể thuyết phục người đọc
? Tác giả nêu vài con số dự báo tình hình gia tăng dân số đến năm 2015 nói lên điều gì
 Cách lập luận chặt chẽ - GV quay lại bài toán ô bàn cờ
- Gọi học sinh đọc kết bài
? Nội dung kết bài
* Hãy hạn chế sự gia tăng dân số bằng việc sinh đẻ có kế hoạch.
? Tại sao tác giả cho rằng đó làvấn đề tồn tại hay không tồn tại của chính loài người ?
- Liên hệ với VN em biết gì về dân số. Tốc độ gia tăng dân số của Việt Nam hiện nay
? Đảng và nhà nước ta có những biện pháp nào hạn chế sự gia tăng dân số 
? Qua việc tìm hiểu văn bản này em biết gì về dân số và kế hoạch hoá gia đình
- Cho học sinh tự bộc lộ ghi nhớ giáo viên chốt lại gọi học sinh đọc ghi nhớ
- Gọi học sinh đọc phần đọc thêm
- Đưa bài tập 1 lên máy chiếu phát phiếu học tập- làm bằng giấy trong
? Vì sao sự gia tăng dân số....nghèo nàn lạc hậu
- Đưa bảng phụ thông kê
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3
I. Đọc- hiểu văn bản (30')
1. Đọc, tìm hiểu chú thích
- HS nghe
-2 Học sinh đọc
- Học sinh khác nhận xét
- Dãy số trong đó từ số 2 trở đi mỗi số bằng số đứng trước nó nhân với một hằng số (số không đổi) gọi là công bội.
2. Tìm hiểu thể loại và bố cục
a. Thể loại
- Văn bản nhật dụng, phương thức biểu đạt nghị luận(CM-GT) vấn đề xã hội có sự kết hợp tự sự thuyết minh
b. Bố cục
-3 phần
+ Phần mở đầu: Từ đầu sáng mắt ra 
( giới thiệu vấn đề ds và KHHGH)
+ TB tiếp ô thứ 31 của bàn cờ: CM - GT vấn đề đã nêu ở mở bài 
+ KB: lời khuyến cáo của tác giả 
- Bố cục hợp lí phù hợp với đặc trưng văn bản nghị luận
3. Phân tích (22')
a. GT về sự gia tăng dân số (5')
- HS đọc
- Vấn đề ds và KHHGD sự gia tăng dân số của con người 
- Đó là vấn đề ds và KHHGD dường như đã được đặt ra từ thời cổ đại
- Sáng về nhận thức không nên hiểu cách thông thường sáng mắt về thể chất: nhìn rõ
- Diễn đạt nhẹ nhàng thân mật tình cảm giới thiệu về sự gia tăng dân số hiện nay đã được đặt ra từ thời cổ đại
- 3 luận điểm tương ứng với 3 đoạn văn
+ Kể câu chuyện cổ về bài toán hạt thóc
+ So sánh sự gia tăng dân số với số thóc tăng trong bài toán
 +Đưa ra tỉ lệ sinh của người phụ nữ
- Có 1 bàn cờ 64 ô
- Ô thứ 1 đặt 1 hạt thóc, ô thứ 2 gấp đôi số hạt thóc của ô trước nó 
- Tổng số thóc thu được nhiều vô kể- phủ khắp bề mặt trái đất
- Gây tò mò, hấp dẫn cho người đọc mang lại KL bất ngờ
- Là tiền đề so sánh sự gia tăng dân số
- Là điểm tựa, đòn bẩy cho người đọc vào vấn đề
+ Đưa ra giả thiết về sự so sánh các số liệu minh chứng cụ thể
- Lúc đầu trái đất chỉ có 2 người
- Nếu mỗi gia đình chỉ có hai con 1995 là 5,63 tỉ ô thứ 30 của bàn cờ
- Tác giả đưa ra câu chuyện cổ, đặt giả thiết so sánh, minh hoạ dẫn người đọc thấy được tốc độ gia tăng dân số của loài người quá nhanh.
- Để cắt nghĩa vấn đề gia tăng dân số từ năng lực sinh sản tự nhiên của phụ nữ rất cao. Việc thực hiện sinh đẻ kế hoạch từ 1 2 con là rất khó 
- Châu á : ấn độ, Nêpan,Việt Nam
- Châu Phi: Ru an đa, Tadania, Ma-đa gatx ca
- Tình trạng lạc hậu, nghèo nàn được xếp vào những nước chậm phát triển
- Sự gia tăng dân số gắn liền với đói nghèo, mất cân đối về xã hội. Khi kinh tế, văn hoá giáo dục thấp kém trình độ dân trí thấp không thể chống chế được sự bùng nổ gia tăng dân số
- Số liệu chính xác cụ thể thuyết phục người đọc
- Tốc độ gia tăng dân số nhanh chóng mặt, cảnh báo nguy cơ bùng nổ dân số. Trái đất có thể nổ tung nếu dân số cứ tăng nhanh như vậy
c. Lời kiến nghị của tác giả.
- HS đọc
- Tác giả khuyến cáo con người hạn chế gia tăng dân số
- Vì muốn sống con người phải có đất đai. Đất không thể sinh sôi, con người ngày một nhiều hơn, do đó muốn sống con người phải điều chỉnh hạn chế sự gia tăng dân số, đây là yếu tố sống còn của nhân loại.
- Dân số VN 80 triệu người
- Tỉ lệ tăng hàng năm là 1,3 %
- Kêu gọi mọi người thực hiện chương trình kế hoạch hoá gia đình mỗi gia đinh dừng lại ở 2 con
- Ban hành pháp lệnh dân số 
- Sự gia tăng dân số là thực trạng đáng lo ngại của thế giới là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo lạc hậu
- Hạn chế gia tăng dân số là đòi hỏi sống còn của nhân loại
4. Ghi nhớ (2')
III. Luyện tập
Bài tập 1
- 1 học sinh đọc
- Học sinh làm bài tập theo nhóm: con đường tốt để hạn chế sự gia tăng dân số là đẩy mạnh giáo dục vì sinh đẻ là quyền của phụ nữ không thể dùng biện pháp thô bạo, giáo dục hiểu, thực hiện
Bài tập 2
- Vì dân số thu hẹp môi trường sống của con người- thiếu đất sống
- Dân số tăng nhanh đi liền với hiểm hoạ về đ2, kinh tế, văn hoá, kìm hãm sự phát triển cá nhân và đồng loại.
Bài tập 3
- Học sinh làm theo nhóm.
4. Củng cố:(3')
- Em rút ra bài học gì từ việc tìm hiểu văn bản này ?
- Giáo viên chốt lại nội dung ghi nhớ trong bài.
5. Hướng dẫn về nhà:(1')
1. Nắm vững nội dung ý nghĩa văn bản , chú ý cách lập luận của tác giả
2. Hoàn thành bài tập SGK
3. Soạn bài chuẩn bị phần chương thình địa phương phần văn ( theo y/c B14)
D.Rút kinh nghiệm:
Tuần 13 - Tiết 50
Tiếng Việt
dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
A. Mục tiêu cần đạt:
- HS nắm được các chức năng của dấu ngoặc đơn mvà dấu hai chấm.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm trong khi viết văn bản 
B. Chuẩn bị: 
- Gv: N/cứu tài liệu, soạn giáo án.
- Hs: Đọc trước bài, soạn bài theo y/c của Gv.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức lớp: (1')
2. Kiểm tra bài cũ :(5')
? Nêu các quan hệ ý nghĩa trong các vế của câu ghép .
3. Tiến trình bài giảng: 
- Yêu cầu học sinh nhắc lại những dấu câu được học ở lớp 6, 7
 Các dấu câu có công dụng khác nhau, sử dụng dấu câu hợp lí sẽ tăng hiệu quả giao tiếp.
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
? Trong các đoạn trích dấu ngoặc đơn dùng để làm gì ? (công dụng khái quát)
- Hướng dẫn học sinh xét từng ví dụ 
(ghi nháp - phân tích )
? ở ví dụ a phần trong dấu ngoặc đơn là gì.
? VD b,c phần trong dấu ngoặc đơn là gì.
* Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (phần giải thích, thuyết minh, bổ sung)
- Đưa VD 1 : ''Trong tất cả những cố gắng của các nhà khai hoá cho dân tộc Việt Nam và dìu dắt họ lên con đường tiến bộ (?) thì phải kể việc bán rượu ti cưỡng bức !'' (Nguyễn ái Quốc)
VD 2: Anh ấy không đến dự đám cưới của Lan (bảo là bận !), nhưng mọi người đều hiểu là anh ấy không tán thành đám cưới này.
? Dấu ngoặc đơn đi cùng với dấu chấm hỏi, dấu chấm than có tác dụng gì.
? Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì nghĩa cơ bản trong những đoạn trích có thay đổi không.
* Có thể bỏ phần trong dấu ngoặc đơn nội dung ý nghĩa không thay đổi
 Tuy nhiên có công dụng nhấn mạnh ý giúp người nghe, người đọc hiểu rõ hơn.
- Nhận xét cách viết, giọng đọc.
? Dấu ngoặc đơn có những công dụng gì.
BT nhanh: Phần nào trong các câu sau có thể cho vào trong dấu ngoặc đơn? Tại sao.
- GV lưu ý cho học sinh:
+ Dấu ngoặc đơn tương đương với dấu gạch ngang, dấu phẩy khi đánh dấu phần chú thích.
- Gọi học sinh đọc ví dụ 
? Dấu hai chấm trong các ví dụ trên được dùng làm gì ? Cụ thể từng ví dụ.
- GV: lời đối thoại, lời dẫn trực tiếp thực chất là phần thuyết minh, vì VDa, VDb thuyết minh nguyê ... ôi- mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội- là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng
Câu 2(5): 
* Kiểu bài: Thuyết minh.
* Đối tượng: Cây chuối.
* Bài viết có bố cục 3 phần:
- Mở bài: Giới thiệu chung
	- Chuối là loài cây quen thuộc trong đời sống của người Việt Nam.
	- Quả chuối chín là loại thức ăn bổ dưỡng.
- Thân bài:	
+ Các bộ phận của cây chuối: 
- Củ chuối: là thân chính, mọc ngầm dưới đất, có nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng và sinh sản.
- Thân chuối: là thân giả, do các bẹ lá ốp lại thành hình trụ, cao khoảng vài mét. 
- Lá chuối: mọc ở đầu các bẹ, mỗi lá gồm một cuống dài chạy giữa tàu lá rộng khoảng 50- 60 cm,dài hơn 1 mét.
- Hoa chuối: trổ từ ngọn, dưới mỗi cánh hoa có một nải gồm hai tầng quả, đầu chứa túi phấn. Một buồng gồm nhiều nải.
- Quả chuối: lúc non màu xanh, lúc già chín chuyển thành màu vàng.
	 	+ Các loại chuối: chuối tiêu, chuối tây, chuối cau, chuối hột, chuối mật, chuối sáp..
	+ Cách trồng trọt và chăm sóc cây chuối:
- Chuối ưa đất thịt, đất phù sa, ưa ánh sáng. Có thể trồng chuối trong vườn, quanh bờ ao, trồng thành bãi, trang trại lớn.
- Thường xuyên tỉa bớt lá già, vun gốc, bón phân, chống đỡ khi chuối có buồng
	+ Công dụng: 
- Quả chuối: ăn xanh với các món gỏi, khi chín có thể ăn trực tiếp hoặc làm mứt, xuất khẩucũng có loại để làm thuốc( chuối hột..), là một trong những loại quả để cúng tổ tiên, ông bà đặc biệt trong những ngày tết.
- Thân chuối non có thể chế biến để ăn sống. 
- Củ chuối và thân chuối thường được dùng làm thức ăn cho vật nuôi.
- Hoa chuối được chế biến thành món nộm.
- Lá chuối: dùng gói bánh, gói giò, gói thực phẩm, lá chuối khô để làm nút chai, lọ rất kín.
- Kết bài: 
- Cây chuối được trồng ở khắp nơi, quen thuộc và gần gũi với đời sống người Việt.
- Cây chuối góp phần tạo thêm nguồn thu nhập cho người nông dân.
5đ: Đối với những bài văn diễn đạt mạch lạc, sử dụng hợp lí các phương pháp thuyết minh. Dùng từ đặt câu chính xác, không sai lỗi chính tả.
3-4đ: Đối với những bài cơ bản đạt được những yêu cầu trên song còn mắc một số sai sót nhỏ.
1-2đ: Đối với những bài còn mắc nhiều sai sót, nội dung thuyết minh sơ sài. 
	Lưu ý: Giáo viên nên khuyến khích điểm đối với những bài có sự sáng tạo.
4.Củng cố:
	- Gv thu bài nhận xét thái độ làm bài của HS trong giừ kiểm tra.
5.Dặn dò:
-Làm dàn bài đề văn giới thiệu về cây chuối.
-Chuẩn bị bài thơ bảy chữ.
D.Rút kinh nghiệm:
Yên Lâm ngày......tháng ......năm 2010
BGH Ký duyệt
Tuần 19 - Tiết 70 + 71
Tập làm văn
hoạt động ngữ văn: làm thơ bảy chữ
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh biết cách làm thơ bảy chữ với những yêu cầu tối thiểu: Đặt câu thơ bảy chữ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần.
- Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo vui vẻ.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Đọc kĩ những điều cần lưu ý, một số ví dụ sử dụng trong bài, máy chiếu, giấy trong ghi bảng mẫu luật bằng, trắc.
- Học sinh: Làm phần chuẩn bị ở nhà ( SGK - tr164)
C. Tiến trình lên lớp:
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ :(5')
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
III. Tiến trình bài giảng: 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
- Gọi học sinh đọc bài thơ
? Hãy đọc, gạch nhịp và chỉ ra các tiếng gieo vần cũng như mối quan hệ bằng trắc của 2 câu thơ kề nhau trong 2 bài thơ sau.
- Giáo viên gọi học sinh trình bày và nhận xét lẫn nhau.
- Giáo viên bật máy chiếu đưa ra đáp án
- Gọi học sinh đọc và phát hiện chỗ sai
? Hãy chỉ ra chỗ sai, nói lí do và thử tìm cách sửa lại cho đúng bài thơ ''Tối''
I. Nhận diện luật thơ
1. Đọc, gạch nhịp, chỉ ra cách gieo vần và mối quan hệ bằng trắc(20')
- Câu thơ bảy chữ (có thể xen câu 6 chữ, 5 chữ)
- Ngắt nhịp 4/3 hoặc 3/4 nhưng phần nhiều là 4/3.
-Vần có thể trắc, bằng nhưng phần nhiều là bằng, vị trí gieo vần là tiếng cuối câu 2 và 4 có khi cả tiếng cuối câu 1
- Luật bằng trắc theo 2 mô hình sau:
a) B B T T T B B
 T T B B T T B 
 T T B B B T T 
 B B T T T B B
b) T T B B T T B 
 B B T T T B B 
 B B T T B T T 
 T T B B T B B 
2. Chỉ ra chỗ sai luật (19')
- Bài thơ ''Tối'' của Đoàn Văn Cừ chép sai hai chỗ: Sau ''Ngọn đền mờ'' không có dấu phẩy, dấu phẩy gây đọc sai nhịp. Vốn là ''ánh xanh lè'' chép thành ''ánh xanh xanh'', chữ ''xanh'' sai vần.
- Sửa: bỏ dấu phẩy, sửa chữ xanh thành một chữ hiệp vần với ''che'' ở trên. ở đây có chữ lè (xanh lè) là thích hợp, nhưng có thể nghĩ đến các tiếng vàng khè hoặc ''bóng đèn mờ tỏ, bóng đêm nhoè'', hay ''bóng trăng nhoè'', hay ''ánh trăng loe''.
Chuyển tiết 70
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
- Người biên soạn đã dấu đi 2 câu cuối bài thơ của Tú Xương.
? Hãy làm tiếp 2 câu còn lại.
- Gợi ý: Xác định bài thơ viết theo luật nào của bảng mẫu (bảng b) vậy 2 câu tiếp theo phải theo luật của bảng này. Thơ Đường có luật: nhất, tam , ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh.
 Bài thơ mở đầu kể chuyện thằng Cuội ở cung trăng. Như thế là đề tài bài thơ xoay chuyện thằng Cuội ở cung trăng. Hai câu tiếp theo phải phát triển về đề tài đó theo một hướng nào đó. Muồn thế người làm phải biết các truyện về chú Cuội như Cuội nói dối, Cung trăng có chị Hằng, có cây đa, có con thỏ ngọc ...
? Hãy làm tiếp bài thơ cho trọn vẹn theo ý của mình.
- Gợi ý: Xét luật bằng trắc của 2 câu đã cho, thuộc bảng mẫu a. Vậy 2 câu tiếp theo phải theo luật của bảng này
Về nội dung 2 câu đầu đã vẽ ra cảnh mùa hè, thì 2 câu tiếp phải nói tới chuyện mùa hè, truyện nghỉ hè, chia tay bạn, dặn dò bạn, hẹn hò nhau năm sau ...
- Gọi học sinh trình bày bài thơ bảy chữ tự làm ở nhà, các học sinh khác nhận xét về luật bằng trắc, cách ngắt nhịp, nội dung bài thơ của bạn.
- Giáo viên nêu ưu nhược điểm và cách sửa, động viên cho điểm những bài làm tốt.
II. Tập làm thơ
1. Làm tiếp hai câu cuối theo ý mình (10')
 Ví dụ: 
- Nguyên văn 2 câu thơ cuối của Tú Xương là:
Chứa ai chẳng chứa, chứa thằng Cuội
Tôi gớm gan cho cái chị Hằng.
- Nếu nhấn mạnh tới việc nói dối khiến thằng Cuội lên cung trăng, bị người chê cười có thể viết:
Đáng cho cái tội quân lừa dối
Già khấc nhân gian vẫn gọi thằng.
- Hoặc giễu chú Cuội cô đơn nơi mặt trăng chỉ có đá với bụi:
Cung trăng chỉ toàn đất cùng đá
Hít bụi suốt ngày đã sướng chăng.
- Hoặc lo cho chị Hằng:
Coi trần ai cùng chường mặt nó
Nay đến cung trăng bỡn chị Hằng
( Chữ mặt không đúng luật bằng, trắc)
2. Làm tiếp bài thơ dở dang cho trọn vẹn
(10')
Ví dụ:
- Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi,
Thoản hương lúa chín gió đồng quê.
- Cảnh ấy lòng ai không phấn chấn
... 
3. Trình bày bài thơ tự làm:(11')
- Học sinh đọc bài làm của mình.
- Các học sinh khác nhận xét.
IV. Củng cố:(3')
- Nhắc lại cách làm bài thơ bảy chữ. 
V. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Ôn tập chuẩn bị trả bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì I.
D.Rút kinh nghiệm:
Tuần 19 - Tiết 72
trả bài kiểm tra tổng hợp
A. Mục tiêu cần đạt:
- Nhận xét đánh giá kết quả toàn diện của học sinh qua bài làm tổng hợp ba phân môn: Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn.
- Đánh giá kĩ năng trình bày diễn đạt dùng từ đặt câu.
- Học sinh được củng cố kiến thức, rèn cách làm bài kiểm tra tổng hợp.
- Học sinh từ sửa chữa lỗi trong bài.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: chấm bài, đánh giá ưu nhược điểm của học sinh.
- Học sinh: xem lại bài kiểm tra, trình bày lại bài KT vào vở bài tập 
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ :(5')
- Giáo viên kiểm tra việc trình bày lại bài KT vào vở bài tập của học sinh.
III. Tiến trình bài giảng: (35')
1. Tổ chức: 8A: 
 2. Kiểm tra: Kết hợp.
 3. Bài mới:
I.Trắc nghiệm: 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
A
D
A
B
C
D
A
D
B
D
C
II. Tự luận(7 đ):
Câu 1: Mùa xuân của tôi- mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội- là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng
Câu 2
* Kiểu bài: Thuyết minh.
* Đối tượng: Cây chuối.
* Bài viết có bố cục 3 phần:
- Mở bài: Giới thiệu chung
	- Chuối là loài cây quen thuộc trong đời sống của người Việt Nam.
	- Quả chuối chín là loại thức ăn bổ dưỡng.
- Thân bài:
	+ Các bộ phận của cây chuối: 
- Củ chuối: là thân chính, mọc ngầm dưới đất, có nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng và sinh sản.
- Thân chuối: là thân giả, do các bẹ lá ốp lại thành hình trụ, cao khoảng vài mét. 
- Lá chuối: mọc ở đầu các bẹ, mỗi lá gồm một cuống dài chạy giữa tàu lá rộng khoảng 50- 60 cm,dài hơn 1 mét.
- Hoa chuối: trổ từ ngọn, dưới mỗi cánh hoa có một nải gồm hai tầng quả, đầu chứa túi phấn. Một buồng gồm nhiều nải.
- Quả chuối: lúc non màu xanh, lúc già chín chuyển thành màu vàng.
	 	+ Các loại chuối: chuối tiêu, chuối tây, chuối cau, chuối hột, chuối mật, chuối sáp..
	+ Cách trồng trọt và chăm sóc cây chuối:
- Chuối ưa đất thịt, đất phù sa, ưa ánh sáng. Có thể trồng chuối trong vườn, quanh bờ ao, trồng thành bãi, trang trại lớn.
- Thường xuyên tỉa bớt lá già, vun gốc, bón phân, chống đỡ khi chuối có buồng
	+ Công dụng: 
- Quả chuối: ăn xanh với các món gỏi, khi chín có thể ăn trực tiếp hoặc làm mứt, xuất khẩucũng có loại để làm thuốc( chuối hột..), là một trong những loại quả để cúng tổ tiên, ông bà đặc biệt trong những ngày tết.
- Thân chuối non có thể chế biến để ăn sống. 
- Củ chuối và thân chuối thường được dùng làm thức ăn cho vật nuôi.
- Hoa chuối được chế biến thành món nộm.
- Lá chuối: dùng gói bánh, gói giò, gói thực phẩm, lá chuối khô để làm nút chai, lọ rất kín.
- Kết bài: 
- Cây chuối được trồng ở khắp nơi, quen thuộc và gần gũi với đời sống người Việt.
- Cây chuối góp phần tạo thêm nguồn thu nhập cho người nông dân.
II .Nhận xét ưu, khuyết điểm
1. Ưu điểm:
* Nội dung 
- Nhìn chung HS làm đúng, đủ bài tập nhất là phần trắc nghiệm 
- HS nắm được kiểu bài văn thuyết minh và vận dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh 
*. Cách diễn đạt
- Nhiều bài có lối viết trong sáng, hay 
- Nhìn chung lỗi chính tả đã dần được khắc phục, có sai nhưng không đáng kể 
2. Nhược điểm
* Nội dung 
- Một số HS làm chưa đúng, đủ phần trắc nghiệm 
- Một số HS chưa nắm được kiểu bài văn thuyết minh và vận dụng chưa linh hoạt các phương pháp thuyết minh 
* Cách diễn đạt
- Nhiều bài viết sơ sài
III. Chữa lỗi 
1 Lỗi dùng từ 
 -GV khái quát lên bảng - chữa
2 Lỗi dùng câu 
-GV đọc những câu thiếu một trong những thành phần để HS phát hiện và chữa
3. Lỗi diễn đạt 
IV. Đọc bài văn hay 
- Đọc bài văn của HS : Tú 8C, Hương 8A, Lan 8D. 
V. Trả bài, sửa lỗi:
GV. Trả bài -> HS tự sửa lỗi ở bài làm của mình.
4. Củng cố: Nhận xét chung 
5. Hướng dẫn về nhà: - Xem lại kiểu bài thuyết minh
D.Rút kinh nghiệm:
Yên Lâm ngày......tháng ......năm 2010
BGH Ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an van 8 Tuan 1319.doc