Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 12 - Năm học 2004-2005

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 12 - Năm học 2004-2005

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp học sinh:

· Xác định được quyết tâm phòng chống thuộc lá trên cơ sở nhận thức được tác hại to lớn, nhiều mặt của thuốc lá đối với cá nhân, cộng đồng.

· Thấy được sự kết hợp chặt chẽ giữa hai phương thức lập luận và thuyết minh trong văn bản.

· Tiếp tục cho học sinh nắm vững quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu.

· Nhận rõ yêu cầu của phương pháp thuyết minh.

· Giúp học sinh nhận biết rõ yêu cầu và phương pháp thuyết minh.

· Nắm vững hơn cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm .

· Nhận được chỗ mạnh, chỗ yếu khi viết loại bài này và có hướng sửa chữa , khắc phục

· những lỗi trong bài viết của mình .

 

doc 10 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1316Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 12 - Năm học 2004-2005", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8 (HKI)
Tuần 12
BÀI 11+12:
	Tiết 45: Ôn dịch thuốc lá.
	Tiết 46: Câu ghép (tiếp theo).
	Tiết 47: Phương pháp thuyết minh.
	Tiết 48: trả bài kiểm tra Văn, bài Tập làm văn số 02.
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
Xác định được quyết tâm phòng chống thuộc lá trên cơ sở nhận thức được tác hại to lớn, nhiều mặt của thuốc lá đối với cá nhân, cộng đồng.
Thấy được sự kết hợp chặt chẽ giữa hai phương thức lập luận và thuyết minh trong văn bản.
Tiếp tục cho học sinh nắm vững quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu.
Nhận rõ yêu cầu của phương pháp thuyết minh.
Giúp học sinh nhận biết rõ yêu cầu và phương pháp thuyết minh.
Nắm vững hơn cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm . 
Nhận được chỗ mạnh, chỗ yếu khi viết loại bài này và có hướng sửa chữa , khắc phục
 những lỗi trong bài viết của mình .
Tiết 45:
Văn bản:	ÔN DỊCH, THUỐC LÁ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định
Kiểm tra bài cũ
Bao bì ni-lông có những tác hại gì?
Những giải pháp hạn chế tác hại của bao ni-lông?
Em có nhận xét gì về cách lập luận trong văn bản?
Giới thiệu bài mới
Thuốc lá là một chủ đề được các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay thường xuyên đề cập đến. Nhiều công trình nghiên cứu đã ngày càng làm rõ tác hại ghê gớm của tệ nghiện thuốc lá và khói thuốc lá đối với đời sống con người. Vậy, bài “Ôn dịch, thuốc lá” sẽ giúp ta hiểu thêm về vấn đề đó.
Tiến trình bài giảng
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
PHẦN GHI BẢNG
HOẠT ĐỘNG I: Hướng dẫn đọc (đọc chậm rãi, to, rõ, giọng thuyết minh, lưu ý dừng lại lâu hơn ở cuối mỗi phần)
HOẠT ĐỘNG II: Tìm hiểu chú thích (chú ý chú thích 1, 2, 3, 5, 6, 9, đặc biệt là 1, 9)
HOẠT ĐỘNG III: Tìm hiểu nhan đề của văn bản
Tại sao tác giả lại dùng dấu phẩy giữa 2 từ: “Ôn dịch” và “Thuốc lá”? Nếu không có dấu phẩy thì sắc thái ý nghĩa có gì khác?
HOẠT ĐỘNG IV: Tìm hiểu bố cục và phân tích văn bản
GV: Văn bản được chia mấy phần? Ý mỗi phần?
HS: (4 phần: 
Phần 1: “Từ đầu... năng hơn cả AIDS” à nêu vấn đề
Phần 2: “Ngày trước... sức khỏe cộng đồng” à Tác hại của thuốc lá đối với người hút
Phần 3: “Có người bảo... nêu gương xấu” à Tác hại của thuốc lá đối với người xung quanh.
Phần 4: Còn lại à Lời kêu gọi và biện pháp ngắn ngừa ôn dịch thuốc lá.
ĐỌC PHÂN TÍCH
HS: Đọc lại đoạn 1
GV: Tác giá so sánh ôn dịch thuốc lá với những đại dịch nào? So sánh như thế có tác dụng gì?
HS: – Ôn dịch thuốc lá so sánh với nghiện ma túy và AIDS
 – Gây chú ý đến người đọc, tạo sự ngạc nhiên và tạo thuận lợi cho phần tiếp theo.
HS: Đọc đoạn 2
GV: Tại sao tác giá lại dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá?
HS: Trong đánh giặc: cái chết dễ nhận biết
Thuốc lá: Cái chết gặm nhấm từ từ, không dễ kịp nhận biết, tác hại nhiều mặt đối với cuộc sống gia đình và xã hội.
GV: Qua cách nói của Trần Hưng Đạo, tằm và dâu được ví với những gì? Nhận xét về cách so sánh này?
HS: Dâu: sức khỏe con người
 Tằm: khói thuốc lá, thuốc lá.
Cách ví này gây ấn tượng mạnh, dùng lối so sánh của vị thiện tài quân sự để thuyết phục người nghe.
GV: Thuốc lá, khói thuốc lá gây tác hại trực tiếp đối với người hút?
HS: Viêm phế quản, ung thư, nhồi máu cơ tim, nêu gương xấu.
HS: đọc đoạn 3
GV: Ngoài tác hại trực tiếp đối với người hút, thuốc lá, khói thuốc lá còn có tác hại thế nào đối với người xung quanh?
HS thảo luận: Nhiễm độc, đau tim mạch, viêm phế quản, ung thư, thai nhi bị nhiễm độc
GV: Do ảnh hưởng của khói thuốc lá, thuốc lá đối với người hút và người xung quanh, theo thời gian xã hội bị ảnh hưởng rất nghiệm trọng về sức khỏe con người, về tiền của. Ngoài ra nó còn làm ảnh hưởng đến đạo đức con người và việc giáo dục trẻ em, dễ dàng dẫn đến ma túy, trộm cắp, phạm tối, nghiện ngập. Đó là lời cảnh báo của tác giá xuất phát từ thực tiễn chứ không phải là lời nói suông.
HS: đọc đoạn 4
GV: thấy được tác hại của thuốc lá, người ta đã làm gì để chống lại nạn ôn dịch này?
HS: – Phạt nặng đối với người hút
 – Chiến dịch chống lại tệ hút thuốc lá.
 – Có biện pháp ngắn ngừa, hạn chế quyết liệt trong và ngoài nước.
GV: Vì sao tác giá so sánh tình hình hút thuốc lá ở nước ta với các nước Âu, Mỹ trước khi đưa ra kiến nghị?
HS: Nước ta nghèo nhưng hút thuốc lá tương đương với họ. Biện pháp chưa quyết liệt.
GV: Sự so sánh phần này của văn bản vừa có tác dụng làm rõ hơn tính đúng đắn của những điều đã thuyết minh ở phần trên, vừa tạo đà thuận lợi, vững chắc cho lời phán xét cuối cùng của tác giả.
HOẠT ĐỘNG V: Luyện tập
Bài tập 1, 2 trang 122
Tìm hiểu chú thích (SGK)
Đọc hiểu văn bản
Nhan đề
Dấu phẩy: nhấn mạnh sắc thái biểu cảm vừa căm tức vừa ghê tởm.
Tác hại của thuốc lá đối với người hút Viêm phế quản, ung thư, nhồi máu cơ tim, nêu gương xấu.
Tác hại của thuốc lá đối với người xung quanh
Nhiệm độc, đau tim mạch, viêm phế quản, ung thư, thai nhi bị nhiệm độc.
Lời kêu gọi và biện pháp ngắn ngừa
Phạt nặng đối với người hút
Chiến dịch chống tệ hút thuốc lá
Ngắn ngừa, hạn chế trong và ngoài nước
Tổng kết
Ghi nhớ: (SGK trang 122)
Luyện tập: 
Bài tập: 1, 2 / 122
Trắc nghiệm: Bài “Ôn dịch, thuốc lá” thuộc kiểu văn bản nào sau đây (hình thức):
Tự sự
Thuyết minh
Miêu tả
Nghị luận
Củng cố: Nêu những tác hại của thuốc lá.
Đọc thêm (trang 122, 123)
Dặn dò: Thuộc bài, soạn bài “Câu ghép” (tiếp theo)
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tiết: 46:	 CÂU GHÉP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định
Kiểm tra bài cũ
Thế nào là câu ghép? Cho 2 ví dụ
Câu sau có bao nhiêu kết cấu C – V, câu này có phải là câu ghép không? Tại sao?
Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp.
Giới thiệu bài mới
Ở bài học trước, các em đã tìm hiểu thế nào là câu ghép? Và câu ghép có những kiểu quan hệ gì? Chúng được đánh dấu bằng những phương tiện nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua tiết học hôm nay
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
PHẦN GHI BẢNG
HOẠT ĐỘNG I: Tìm hiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu
HS: Đọc câu 1, 2 /123 SGK
Quan hệ nguyên nhân hệ quả (câu 1)
Quan hệ điều kiện (giả thiết), tương phản, tăng tiến, lựa chọn, giải thích,...
GV: Em hãy đặt câu với các kiểu quan hệ mà em biết.
HS: Hễ trời mưa to thì đường lầy ngập nước.
GV: Câu trên là câu ghép có quan hệ ý nghĩa gì giữa các vế câu?
HS: Quan hệ điều kiện (giả thiết)
GV: Hãy nhận xét mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép?
HS: Quan hệ ý nghĩa chặt chẽ giữa vế trước và vế sau. Ví dụ vế đầu nêu điều kiện thì vế sau nêu hệ quả.
Þ GV: Vậy trong câu ghép không chỉ có một mối quan hệ ý nghĩa mà ta thường bắt gặp nhiều mối quan hệ ý nghĩa khác nhau và giữa các vế trong câu ghép ý nghĩa của chúng có quan hệ rất chặt chẽ.
HOẠT ĐỘNG II
GV: Ghi ví dụ lên bảng
Cô tôi chưa hết câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng.
Em hãy nhận xét câu ghép trên có quan hệ ý nghĩa gì?
HS: Quan hệ bổ sung.
GV: Em hãy quan sát Vd1, Vd2, Vd3 và cho biết các vế trong câu ghép được đánh dấu bằng phương tiện gì?
HS: - Dấu phẩy
 - Quan hệ từ 
 - Cặp quan hệ từ
 - Cặp từ hô ứng
GV: Tuy nhiên để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, trong nhiều trường hợp, ta phải dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
HOẠT ĐỘNG III
Các kiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép
Vd1: Hễ trời mưa to / thì đường lầy ngập nước
à giả thiết / hệ quả
Vd2: Hút thuốc là quyền của anh nhưng anh không có quyền đầu độc những người ở gần anh.
à tương phản
Þ Các vế quan hệ chặt chẽ
Nhiều kiểu quan hệ ý nghĩa:
- Nguyên nhân - Tăng tiến
- Giả thiết - Lựa chọn
- Tương phản - Giải thích
GHI NHỚ1 : (SGK/123)
Cách nhận biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép
Vd3: Cô tôi chưa dứt câu,/ cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng.
à Quan hệ bổ sung.
Kiểu quan hệ Phương tiện
Nguyên nhân bởi, vì, do, tại...
Điều kiện giá, nếu, nếu...thì
Nhượng bộ mặc dù, dù, tuy...
Mục đích để, để cho, nhằm
GHI NHỚ: SGK/123
Luyện tập
Làm BT 1,2,3 trang 124-125
Thảo luận bài tập 4 trang 125 - 126
Củng cố
Các vế của câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau như thế nào? được thể hiện bằng những phương tiện gì?
Dặn dò
Học, làm bài
Chuẩn bị bài: Phương pháp thuyết minh
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tiết :47 
PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định 
Kiểm tra bài cũ:
Nêu vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh
Bài mới:
Chúng ta đã hiểu thế nào là phương thức thuyết minh và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh, một văn bản thuyết minh đạt yêu cầu là một văn bản có những điều kiện gì? Chúng ta hãy tìm hiểu bài “Phương pháp thuyết minh”.
 CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
PHẦN GHI BẢNG
HOẠT ĐỘNG1:
Nhấn mạnh tri thức là yếu tố chính trong văn bản thuyết minh.
HS: nhắc lại đặc điểm của văn bản thuyết minh (cung cấp tri thức)
GV: Theo em, muốn có được một văn bản thuyết minh về một đối tượng nào đó,người viết cần chuẩn bị những gì?
HS: Có kiến thức về đối tượng, nắm được đặc điểm tiêu biểu và cấu tạo của nó, phải biết đối tượng hình thành như thế nào và cóý nghĩa gì trong đời sống con người.
 Þ Quan trọng hơn cả là nắm được đặc trưng của đối tượng vì nó giúp ta phân biệt được sự vật này với sự vật khác.
GV: Để có được các bài thuyết minh: Cây dừa Bình Định, tại sao lá cây có màu xanh lục, Huế, người viết phải có kiến thức gì?
HS: Địa lý, lịch sử, sinh vật 
GV: Để có kiến thức về đối tượng,người viết cần phải làm gì?
HS: Quan sát, nghiên cứu, xem xét để phát hiện đặc điểm tiêu biểu,chủ yếu và thứ yếu.
GV:Trong văn bản thuyết minh có hư cấu không vì sao?
HS: Không vì nó cung cấp tri thức à tính chính xác.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu một số phương pháp thuyết minh.
HS: Đọc các ví dụ phần a trang 134.
GV: Tìm các câu chứa từ “là”. Từ “là” biểu thị ý gì?
HS:Nhận định phán đoán.
GV:Những câu nêu nhận định, phán đoán trong bài thuyết minh là những câu nêu định nghĩa và văn bản sử dụng những câu trên là văn bản thuyết minh bằng phương pháp nêu định nghĩa.
GV:Các câu nêu định nghĩa có vị trí như thế nào và giữ vai trò gì?
HS:Đứng đầu bài, giữ vai trò giới thiệu.
GV:Trong bài “Cây dừa Bình Định” nói về công dụng của cây dừa, tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
HS:Liệt kê
GV: Đó là cách thuyết minh bằng phương pháp liệt kê.
GV:dùng phương pháp liệt kê để làm gì?(kể ra đầy đủ các đặc điểm tính chất của sự vật)
GV:Trong 2bài “Thông tin về trái đất năm 2000” và “Ôn dịch, thuốc lá”, người viết đã dùng những phương tiện gì dể làm rõ tác hại của bao bì ni–lông và thuốc lá?
 HS: Ta gọi đó là phương pháp nêu ví dụ và dùng số liệu
 GV:Tác dụng của phương pháp này?
 HS:Làm văn bản giàu sức thuyết phục
GV:nếu xóa bỏ các ví dụ và các con số,vấn đề nêu ra sẽ như thế nào?
HS: Mơ hồ, không có cơ sở tin cậy.
GV:Trong văn bản “Ôn dịch, thuốc lá”,hãy tìm những câu có phép so sánh. Thuyết minh bằng so sánh có tác dụng gì?
HS: Cho thấy thuốc lá rất đáng sợ.
GV:Văn bản “Huế” trình bày các mặt theo trình tự nào?
HS:Thiên nhiên, những công trình kiến trúc, sản phẩm, món ăn,truyền thống đấu tranh kiên cườngècho thấy cái nhìn toàn diện về Huế.
GV:Gọi cách trình bày như vậy là phương pháp phân tích, phân loại.
GV: Muốn làm tốt bài văn thuyết minh, người viết cần chuẩn bị những gì? Có những phương pháp thuyết minh nào?
 HS:Thảo luận 
 -Quan sát, nắm bắt, tìm hiểu,lựa chọn.
 Đọc ghi nhớ
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập 
HS thảo luận:Giải BT 1,2
Tác giả dùng kiến thức của một bác sĩ, một người tâm huyết với một tệ nạn trong đời sống xà hội để thuyết minh.
 Những phương pháp được dùng :so sánh, nêu ví dụ, số liệu
èNổi bật cái nguy hại của thuốc lá Þ Vấn đề đặt ra tăng tính thuyết phục.
I- Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh:
 1-Yêu cầu của việc tạo văn bản thuyết minh:
Phải có kiến thức về đối tượng.
Nắm được đặc trưng của đối tượng. 
Không được hư cấu.
 2-Một số phương pháp thuyết minh
Phương pháp nêu định nghĩa,giải thích.
Phương pháp liệt kê.
Phương pháp nêu ví dụ, dùng số liệu.
Phương pháp so sánh
Phương pháp phân tích, phân loại
II - Ghi Nhớ: (Sgk)
III - Luyện tập:
 Thảo luận BT 1,2, làm BT 3
Củng cố: Nêu những phương pháp thuyết minh và tác dụng của chúng.
Dặn dò: Làm BT 4/129 và chuẩn bị văn bản “Bài toán dân số”
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tiết 48
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu của một bài văn thuyết minh?
- Kể tên những phương pháp thuyết minh? Nêu tác dụng từng phương pháp ?
3. Bài mới:
a. HS đọc lại đề bài TLV, phân tích những yêu cầu của đề:
Đề: Hãy kể lại kỷ niệm đối với con vật nuôi mà em yêu thích.
Cho HS thảo luận chỉ ra yêu cầu về nội dung, hình thức, xây dựng một dàn ý.
TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
PHẦN GHI BẢNG
* Nội dung:
- Kể lại một kỷ niệm: có truyện, có nhân vật, câu chuyện ấy phải là câu chuyện đáng nhớ.
- Sử dụng yếu tố miêu tả (tả con vật, tả hành động)
- Sử dụng yếu tố biểu cảm (tình cảm của em đối với con vật nuôi và ngược lại)
* Hình thức:
- Dàn bài rõ ràng, mạch lạc
- Hành văn trong sáng, đúng ngữ pháp
 * Dàn bài :
I. MB:
- Giới thiệu con vật nuôi
- Kỷ niệm đáng nhớ là gì?
II. TB:
- Miêu tả vật nuôi
- Tập trung kể về kỉ niệm 
+ Xảy ra lúc nào? Ơû đâu?
+ Diễn biến
+ Điều gì khiến em đáng nhớ?
III. KB: Cảm nghĩ của em về kỷ niệm đó.
b. Nhận xét, đánh giá bài HS
- HS tự nhận xét.
- GV nhận xét chung.
Ưu:
- Nắm được yêu cầu của thể loại
- Biết xây dựng cốt truyện
- Dàn bài rõ ràng
Khuyết:
- Đa số MB thiếu giới thiệu kỷ niệm
- Cốt truyện sơ sài.
- Ít yếu tố biểu cảm
- Lặp từ nhiều.
- Lỗi trọng tâm là ở MB và lặp từ
c. Chữa lỗi:
Dựa vào thực tế ở bài làm của HS mà GV tiến hành hướng dẫn HS sửa lại cho đúng.
d. Nêu kết quả cụ thể bài làm:
 Đọc 1 bài làm của HS hay nhất.
4. Củng cố:
5. Dặn dò: Chuẩn bị “Cách làm bài văn thuyết minh”
@?@?@?@?&@?@?@?@?

Tài liệu đính kèm:

  • docBai (12).doc