Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 11 - Trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 11 - Trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc

Tuần 11

Tiết 41 KIỂM TRA 1 TIẾT

I. Mục tiêu: Giúp học sinh:

- Củng cố nhận thức về các tác phẩm đã học.

- Rèn luyện kĩ năng khái quát, tổng hợp, phân tích, so sánh, lựa chọn và viết đoạn văn.

II. Chuẩn bị:

- Ra đề và thống nhất đề kiểm tra trong nhóm.

- Ôn tập.

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp: (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: (1 phút)- Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở, soạn bài của học sinh.

3. Bài mới:

ĐỀ:

I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm )

Khoanh tròn chữ cái ở đầu phương án trả lời mà em cho là đúng nhất.

1. Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung của đoạn trích “ Trong lòng mẹ”?

A. Trình bày nỗi khổ của bé Hồng.

B. Trình bày tâm địa độc ác của người cô bé Hồng.

C. Trình bày sự hờn tủi của bé Hồng khi gặp mẹ.

D. Trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng.

 

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 558Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 11 - Trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Tiết 41 
KIỂM TRA 1 TIẾT
NS: 29/10/2011
ND: 31/10/2011
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Củng cố nhận thức về các tác phẩm đã học.
- Rèn luyện kĩ năng khái quát, tổng hợp, phân tích, so sánh, lựa chọn và viết đoạn văn.	
II. Chuẩn bị:
- Ra đề và thống nhất đề kiểm tra trong nhóm.
- Ôn tập.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (1 phút)- Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở, soạn bài của học sinh. 
3. Bài mới:
ĐỀ:
I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm )
Khoanh tròn chữ cái ở đầu phương án trả lời mà em cho là đúng nhất.
1. Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung của đoạn trích “ Trong lòng mẹ”?
A. Trình bày nỗi khổ của bé Hồng.	 
B. Trình bày tâm địa độc ác của người cô bé Hồng.
C. Trình bày sự hờn tủi của bé Hồng khi gặp mẹ. 
D. Trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng.
2. Nhân vật chính ở văn bản “Tôi đi học”được thể hiện chủ yếu ở phương diện nào?
A. Lời nói	B. Ngoại hình.	
C. Tâm trạng .	D. Cử chỉ.
3. Ý kiến nào nói đúng nhất nguyên nhân sâu xa khiến lão Hạc phải tìm đến cái chết ?
A. Lão Hạc ăn phải bã chó.	B. Lão Hạc ân hận vì trót lừa cậu vàng.
C. Lão Hạc rất thương con.	D. Lão Hạc không muốn liên lụy đến mọi người.
4. Các mộng tưởng của em bé bán diêm mất đi khi nào?
A. Khi các que diêm tắt .	B. Khi em bé nghĩ đến việc cha mắng.
C. Khi bà nội em hiện ra.	D. Khi trời sắp sáng.
5. Trong đoạn trích "Hai cây phong" người kể chuyện giới thiệu mình làm nghề gì?
A. Nhà văn	B. Nhạc sĩ 	
C. Hoạ sĩ.	D. Nhà báo.
6. Em đánh giá như thế nào về những ước vọng của Đôn Ki-hô-tê được thể hiện trong đoạn trích?
A. Ngớ ngẩn và điên rồ	 	B. Chính đáng và tốt dẹp.
C.Tầm thường và xấu xa.	D. Không phù hợp với thời đại.
7. Vì sao có thể nói chiếc lá cuối cùng mà cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác ?
A. Vì chiếc lá rất đẹp.	B. Vì nó đem lại sự sống cho Giôn-xi.
C. Vì cụ Bơ-men tự coi nó là kiệt tác .	D. Vì cả Giôn-xi và Xiu chưa thấy có chiếc đẹp hơn
8. Chủ đề về Ngày Trái Đất năm 2000 là gì?
A. Ngày toàn dân không xả rác .	B. Một ngày không sử dụng bao bì ni lông.
C. Ngày bảo vệ trái đất.	 D. Cả A,B, C,đều sai
II. Phần tự luận : (6 điểm )
1. Tóm tắt truyên ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của nhà văn O Hen-ry. Nêu vài nét về tác giả?(4 đ )
2. Phân tích diễn biến tâm trạng của chị Dậu ở đoạn trích Tức nước vỡ bờ ?(2 đ)
 H­íng dÉn chÊm:
I. Tr¾c nghiÖm: (4®) Mçi c©u ®óng cho 0,5 ®.
C©u
1
2
3
4
5
6
7
8
§¸p ¸n 
D
C
C
A
C
B
B
D
 II. Tù luËn: (6®)
1. HS tóm tắt được nội dung câu chuyện đảm bảo theo yêu câu văn bản tóm tắt (3 đ), nêu được những nét chính về tác giả như đã học (1 đ)
2. HS phân tích được diễn biến tâm trạng của nhân vật theo các phần như phân tích (2 đ )
4. Dặn dò: - Chuẩn bị Ôn dịch thuốc lá.
5. Rút kinh nghiệm: 
Tuần 11
Tiết 42 
LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ
KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
NS: 29/10/2011
ND: 31/10/2011
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- Ngôi kể và tác dụng của việc thay đổi ngôi kể trong văn tự sự.
- Sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
- Những yêu cầu khi trình bày văn nói kể chuyện.
2. Kĩ năng:
- Kể được một câu chuyện theo nhiều ngôi kể khác nhau; biết lựa chọn ngôi kể phù hợp với câu chuyện
- Lập dàn ý một văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Diễn đạt trôi chảy, gãy gọn, biểu cảm, sinh động câu chuyện kết hợp sử dụng các y/tố phi ngôn ngữ.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- Nêu vấn đề.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15'
I. Phần trắc nghiệm : (4 đ)
Khoanh tròn chữ cái ở đầu phương án trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1. Bố cục của văn bản thường có mấy phần ?
	A. 3 phần	B. 4 phần.	
C. 5 phần	D. 6 phần.
Câu 2. Hãy xác định câu chủ đề ở đoạn văn sau: Trường em trồng rất nhiều loại hoa. Trước cổng trường là hoa dâm bụt. Giữa sân trường là các loại hoa mười giờ. Phía trước các lớp học là các loại hoa dại. Các loại hoa đều rất đẹp.
	A. Các loại hoa đều rất đẹp.	 B. Trường em trồng rất nhiều loại hoa	
C. Giữa sân trường là các loại hoa mười giờ	 D. Trước cổng trường là hoa dâm bụt. 
Câu 3. Các phương tiện liên kết sau dùng để liệt kê các đoạn văn có quan hệ gì: Tuy nhiên, nhưng, trái lại? 
	A. Liệt kê .	B. Tổng kết.
	C. Đối lập.	D. Khái quát.
Câu 4. Trong văn bản tự sự yếu tố nào là quan trọng nhất?
	A. Tự sự.	B. Miêu tả.
	C. Biểu cảm.	D. Nghị luận.
II. Tự luận: (6 đ) .
 Viết đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm cho đề sau: Kể về tâm trạng của em khi làm sai một việc.
3.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 1 phút.
Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức và phần chuẩn bị bài tập của hs.
Phương pháp: Vấn đáp.
Thời gian: 10 phút.
- Trên cơ sở văn bản tự sự đã học ở lớp 6, em hãy cho biết có những ngôi giao tiếp nào? 
- Có bao nhiêu ngôi kể?
- Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào? Như thế nào là kể theo ngôi thứ ba? Nêu tác dụng của mỗi loại ngôi kể?
- Nêu các ví dụ về ngôi kể ở vài tác phẩm hay đoạn trích văn tự sự đã học?
- Tại sao phải thay đổi ngôi kể?
- Hãy nêu nhân vật, sự việc, ngôi kể trong đoạn văn ?
- Yếu tố biểu cảm nổi bật trong đoạn văn?
- Xác định yếu tố miêu tả?
Hoạt động 3: Luyện nói trên lớp.
Mục tiêu: Hs nắm được lí thuyết vận dụng vào vào việc kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
Phương pháp: Thảo luận nhóm.
Thời gian: 14 phút.
- Cho hs thảo luận nhóm kể lại câu chuyện ở mục 2 theo ngôi thứ nhất.
- Mời cá nhân lên trình bày.
 - Tập thể lớp nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 4: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học.
Phương pháp: So sánh.
Thời gian: 3 phút.
- Những mặt mạnh và yếu của ngôi kể thứ nhất và ngôi thư ba. 
Hoạt động 5: Dặn dò. 
Thời gian: 1 phút.
- Học bài.
- Chuẩn bị Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh.
- Có 3 ngôi giao tiếp: ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai và ngôi thứ ba.
- Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.
- Ngôi kể thứ nhất: người kể xưng tôi. Người kể là người trong cuộc, tham gia sự việc và kể lại.
- Ngôi kể thứ ba: người kể giấu mình. Người kể là người chứng kiến sự việc và kể lại. 
- Kể theo ngôi thứ nhất: Tôi đi học, trong lòng mẹ, Lão Hạc...
Kể theo ngôi thứ ba: Tắt đèn, cô bé bán diêm...
- Để thay đổi điểm nhìn đối với sự việc và nhân vật. Thay đổi thái độ miêu tả, biểu cảm.
- Nhân vật: chị Dậu. Sự việc: chống trả lại tên cai lệ. Ngôi kể: ngôi thứ ba.
- Đó là sự bực tức cao độ của chị Dậu trước tên cai lệ.
- Tả nét mặt và cách chị Dậu chống lại tên cai lệ.
- Thảo luận và trình bày.
I. Chuẩn bị ở nhà:
1. Ôn tập về ngôi kể:
2. Chuẩn bị luyện nói:
II. Luyện nói trên lớp:
4. Rút kinh nghiệm: 
Tuần 11
Tiết 43 
CÂU GHÉP
NS: 30/10/2011
ND: 1/11/2011
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- Nắm được đặc điểm của câu ghép.
- Cách nối các vế câu ghép.
2. Kĩ năng:
- Phân biệt câu ghép với câu đơn và câu mở rộng thành phần.
- Sử dụng câu ghép phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
- Nối được các vế của câu ghép theo yêu cầu.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
- Các ví dụ.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- Bình giảng, thuyết trình.
- Nêu vấn đề.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:(1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
1.Thế nào là nói giảm nói tránh? Cho ví dụ.
	2. Tìm các cách diễn đạt nói giảm, nói tránh có thể cho trường hợp sau: “Mày học dốt quá!”
3.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Đặc điểm của câu ghép.
Mục tiêu: Hs nắm được đặc điểm của câu ghép. 
Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
Thời gian: 10 phút.
- Cho HS đọc đoạn trích, sgk.
+ Xác định các cụm C-V trong những câu in đậm.
+ Về số lượng cụm C-V, ba câu này có gì khác nhau?
+ Phân tích cấu tạo của câu (1,3)
- Cho hs trình bày kết quả phân tích ở hai bước trên vào bảng mẫu(Kẻ ở bảng phụ).
- Dựa vào kiến thức đã học hãy cho biết đâu là câu ghép? Câu nào không phải là câu ghép? Vì sao?
- Vậy, thế nào là câu ghép?
Hoạt động 3: Cách nối các vế câu.
Mục tiêu: Hs nắm được cách nối các vế câu ghép. 
Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
Thời gian: 10 phút.
- Phân tích cấu trúc cú pháp của các câu sau:
 a. Trời mưa to quá nên tôi không đi học được.
b. Vì trời mưa to quá nên tôi không đi học được.
c. Trời mưa to qua, tôi không đi học đợc
d. Trời càng mưa to, đường càng lầy lội.
- Các câu trên thuộc kiểu câu gì? Các vế nhau được nối với nhau như thế nào?
- Có những cách nào để nối các vế câu trong câu ghép?
Hoạt động 4: Luyện tập. 
Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành.
Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm.
Thời gian: 15 phút.
- Hd hs làm các bt 1, 2, 3
Hoạt động 5: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học.
Phương pháp: Tái hiện.
Thời gian: 3 phút.
- Hãy đặt một câu ghép. Thay đổi các cách nối các vế câu .
Hoạt động 6: Dặn dò.
Thời gian: 1 phút
- Học bài.
- Chuẩn bị Câu ghép (tiếp ).
- Tôi // quên thế nào được những
C V
 cảm giác trong sáng ấy / nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi / mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
- Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi // âu yếm nắm tay tôi dẫn đi
C V
 trên con đường làng dài và hẹp.
- Cảnh vật chung quanh tôi // 
 C
đều thay đổi, vì chính lòng tôi // 
 V C
đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi // đi học.
C V
- Câu 2 có 1 cụm C-V; câu 1,3 có nhiều cụm C-V.
- Câu 1 có 3 cụm C-V; 2 cụm C-V nhỏ nằm trong cụm C-V lớn. (2 cụm C-V nhỏ làm phụ ngữ cho động từ quên và động từ nảy nở).
- Câu 3 có 3 cụm C-V, các cụm C-V không bao chứa nhau. (cụm C-V cuối cùng giải thích cho cụm C-V thứ hai)
- Câu 3 là câu ghép vì các cụm C-V không bao chứa nhau
- Câu 2 và 1 không phải là câu ghép vì Cau 2 có 1 Cụm C-V (câu đơn). Câu 1 có nhiều cụm chủ vị nhưng có cụm C-V nhỏ nằm trong cụm C-V lớn.
- Đọc ghi nhớ.
a. Trời // mưa to quá nên tôi // không đi học được.
b.Vì trời // mưa to quá nên tôi // không đi học được.
c.Trời // mưa to qua, tôi // không đi học đợc
d.Trời // càng mưa to, đường // càng lầy lội.
- Đều là những câu ghép. Dùng quan hệ từ, dùng cặp quan hệ từ, dùng dấu phẩy, cặp từ hô ứng
- TL
I. Đặc điểm của câu ghép:
 1. Tìm hiểu bài:
Kiểu cấu tạo câu
Câu cụ thể
Câu có một cụm C- V 
Câu 2
Câu có hai 
hay nhiều 
cụm C- V
Cụm C-V nhỏ nằm trong cụm C- V lớn. 
Câu 1
Các cụm C- V không bao chứa nhau. 
Câu 3
2. Bài học:
Ghi nhớ: SGK
II. Cách nối các vế câu:
- Dùng những từ có tác dụng nối:
 + Nối bằng quan hệ từ;
 + Nối bằng một cặp quan hệ từ;
 + Nối bằng cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng)
- Không dùng từ nối: trong trường hợp này giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm
Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập:
Bài 1: 
a.- U van Dần, u lạy Dần! (dấu phẩy)
 - Dần hãy..., đừng giữ chị nữa. (dấu phẩy)
 - Chị con có đi, u mới có tiền..., thầy Dần mới ... Dần chứ! (dấu phẩy)
- Sáng ngày.... thầy Dần như thế, Dần có thương không? (dấu phẩy)
 - Nếu Dần... ra, chốc nữa... vào đây, ông ... cả u, cả Dần đấy. (dấu phẩy)
b,c,d. Học sinh tự làm
Bài 2:
a. Vì trời mưa to nên đường rất trơn.
b. Nếu Nam chăm học thì nó sẽ thi đỗ.
c. Tuy nhà xa nhưng Bắc vẫn đi đúng giờ.
d. Không những Vân học giỏi mà cô ấy còn rất khéo tay.
4. Rút kinh nghiệm: 
Tuần 11
Tiết 44 
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
NS: 2/11/2011
ND: 4/11/2011
 I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- Đặc điểm của văn bản thuyết minh.
- Ý nghĩa, phạm vi sử dụng của văn bản thuyết minh.
- Yêu cầu của bài văn thuyết minh.
2. Kĩ năng:
- Nhận biêt văn bản thuyết minh; phân biệt văn bản thuyết minh và các văn bản trước đó.
- Trình bày các tri thức có tính chất khách quan, khoa học thông qua những tri thức của môn Ngữ văn và các bộ môn khoa học khác.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- Bình giảng, thuyết trình.
- Nêu vấn đề.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ: ( 1phút)- Kiểm tra vở soạn của HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 1 phút.
Hoạt động 2: Vai trò của văn bản thuyết minh.
Mục tiêu: Hs nắm được vai trò của văn bản thuyết minh.
Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
Thời gian: 10 phút.
- Gọi HS đọc to, rõ, chính xác các văn bản a, b, c sgk/114, 115, 116. 
- Mỗi văn bản trên trình bày, giải thích, giới thiệu vấn đề gì?
- Em có nhận xét gì về các vấn đề được trình bày trong ba văn bản trên?
- Em thường gặp các kiểu văn bản đó ở đâu?
- Em có nhận xét gì về sự xuất hiện của các văn bản trên trong cuộc sống của con người và tác dụng của chúng ra sao?
- Các văn bản trên có thể xem là văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận được không? Vì sao?
Hoạt động 3: Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
Mục tiêu: Hs nắm được đặc điểm của văn bản thuyết minh.
Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
Thời gian: 7 phút.
- Các văn bản trên có những đặc điểm chung nào khiến chúng trở thành một kiểu riêng?
- Các văn bản trên đã thuyết minh về đối tượng bằng những phương thức nào?
- Ngôn ngữ của các văn bản trên có đặc điểm gì?
- Thế nào là văn bản thuyết minh?
- Các nội dung trong văn bản thuyết minh có đặc điểm gì?
- Cách thể hiện nội dung trong văn bản thuyết minh phải ntn? 
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
 Hoạt động 4: Luyện tập.
Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành.
Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm.
Thời gian: 20 phút.
- Hd học sinh làm bt 1, 2, 4
Hoạt động 4: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học.
Phương pháp: Tái hiện.
Thời gian: 4 phút.
- Nêu đặc điểm của văn tm?
Hoạt động 6: Dặn dò.
Thời gian: 1 phút
- Học bài.
 - Chuẩn bị Phương pháp thuyết minh.
- Đọc.
a. Trình bày lợi ích của cây dừa Bình Định.
b. Giải thích nguyên nhân lá cây có màu xanh.
 c. Giới thiệu về Huế.
- Đó là những vấn đề thực tế trong cuộc sống nhưng là những kiến thức khoa học, chính xác và đúng với thực tế.
- Bản hướng dẫn sử dụng, bài giảng.
- Các văn bản trên rất phổ biến trong cuộc sống con người, giúp con người hiểu biết về đối tượng mà họ tiếp xúc.
- Không. vì không có cốt truyện, nhân vật, cảm xúc, lập luận, luận cứ.
- Trình bày đặc điểm tiêu biểu của đối tượng một cách khách quan, giúp người đọc hiểu đúng, hiểu đủ về đối tượng.
- Trình bày, giải thích, giới thiệu.
 - Ngôn ngữ chính xác, không hư cấu, tưởng tượng
- TL
- Tri thứ nêu ra trong văn bản thuyết minh phải khách quan, xác thực, và hữu ích cho con người.
- Vb t/m luôn cần được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.
- Đọc ghi nhớ.
- Hs thảo luận.
I. Vai trò của văn bản thuyết minh:
II. Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh:
III. Luyện tập:
Bài 1: Cả hai đều là văn bản thuyết minh vì chúng trình bày những vấn đề khoa học trong lĩnh vực lịch sử, sinh học.
Bài 3: Trong các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm vẫn còn yếu tố thuyết minh nhưng đó chỉ là yếu tố phụ.
4. Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 11.doc