Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 10 - Trường THCS Long Vĩnh

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 10 - Trường THCS Long Vĩnh

NÓI QUÁ

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Hiểu được khái niệm, tác dụng của nói quá trong văn chương và trong giao tiếp hàng ngày.

 - Biết vận dụng những hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc – hiểu và tạo lập văn bản.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

 1/ Kiến thức:

- Khái niệm nói quá.

- Phạm vi sử dụng của biện pháp tu từ nói quá (chú ý cách sử dụng trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao.

- Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá.

 2/ Kĩ năng:

- Vận dụng hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc – hiểu

 3/ Thái độ:

 Phê phán những lời nói khoác, nói sai sự thật.

III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN:

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 589Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 10 - Trường THCS Long Vĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 04 /10/2010	TUẦN 10
ND: 11/10/2010	TIẾT 37	
NÓI QUÁ
= a= a = a = a= a=
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu được khái niệm, tác dụng của nói quá trong văn chương và trong giao tiếp hàng ngày.
 - Biết vận dụng những hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
- Khái niệm nói quá.
- Phạm vi sử dụng của biện pháp tu từ nói quá (chú ý cách sử dụng trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao.
- Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá.
 2/ Kĩ năng: 
- Vận dụng hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc – hiểu
 3/ Thái độ:
	 Phê phán những lời nói khoác, nói sai sự thật.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG LƯU BẢNG
Hoạt động 1: Khởi động
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là từ ngữ địa phương? Biệt ngữ xã hội là gì? Đặt một câu có sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội?
- Hãy nêu tác dụng của từ ngữ dịa phương và biệt ngữ xã hội? Tại sao chúng ta tránh lạm dụng hai lớp từ này?
3. Bài mới:
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
? GV treo bảng phụ ghi ngữ liệu theo SGK. Gọi HS đọc.
? Nói đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối và mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày có quá sự thật không?
ØThực chất, mấy câu này nhằm nói điều gì? 
? So sánh cách nói trên, với cách nói sau để thấy cách nói nào sinh động và gây ấn tượng hơn?
? Cách nói như các câu ca dao tục ngữ trên được gọi là biện pháp tu từ nói quá? Vậy nói quá là gì? Nói quá có tác dụng như thế nào?
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
Ø Cách nói như các câu ca dao tục ngữ trên là quá sự thật.
Đêm tháng năm rất ngắn
Ngày tháng mười rất ngắn
Mồ hôi ướt đẫm
ØCách nói của các ccau ca dao tục ngữ sinh động và gây ấn tượng hơn.
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
I-NÓI QUÁ VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓI QUÁ: 
Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại, mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. 
Hoạt động 3: Luyện tập
ØĐọc bài tập 1,trang 102 SGK 
? Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ?
Ø Đọc và xác định yêu cầu bài tập 2 trang 102 SGK.
? Điền các thành ngữ vào chỗ trống?
Ø Đọc và xác định yêu cầu bài tập 3 trang 102 SGK.
? Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá sau:
- Nghiêng nước nghiêng thành
- Dời non lắp biển
- Lấp biển vá trời
- Mình đồng da sắt
- Nghĩ nát óc
Ø Đọc và xác định yêu cầu bài tập 4 trang 103 SGK.
? Tìm năm thành ngữ so sánh có dùng biện pháp nói quá?
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
II- LUYỆN TẬP:
Bài tập 1:
Câu a: Biện pháp nói quá là: có sức người sỏi đá cũng thành cơm à thành quả của lao động vất vả ( nghĩa bóng là niềm tin vào bàn tay lao động).
Câu b: đi lên đến tận trời à vết thương không sao, không đáng ngại.
Câu c: Thét ra lửa à chỉ kẻ có quyền thế đối với người khác.
Bài tập 2: 
a) Chó ăn đá gà ăn sỏi
b) Bầm gan tím ruột
c) Ruột để ngoài da
d) Nở từng khúc ruột
e) Vắt chân lên cổ
Bài tập 3:
a) Nàng Kiều có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
b) Đoàn kết là sức mạnh dời non ấp biển.
c) Công việc lấp biển vá trời là công việc của nhiều đời, nhiều thế hệ.
d) Những chiến sĩ mình đồng da sắt đã chiến thắng.
e) Mình nghĩ nát óc mà chưa giải được bài toán này.
Bài tập 4:
- Nhanh như cắt.
- Hiền như bụt.
- Dữ như chằn.
- Đen như cột nhà cháy.
- Đẹp như tiên.
4/ Hướng dẫn tự học:
 - Về nhà học bài. Làm bài tập 5,6 trang 103 SGK.
 - Sưu tầm thơ văn, thành ngữ, tục ngữ, ca dao có sử dụng biện pháp nói quá.
 - Soạn bài: Ôn tập truyện kí Việt Nam
	+ Lập bảng thống kê theo mẫu hướng dẫn SGK trang 104.
	+ Chuẩn bị yêu cầu 2,3 trang 104 SGK.
NS: 05 /10/2010	TUẦN 10
ND: 11/10/2010	TIẾT 38	
ÔN TẬP TRUYỆN KÍ VIỆT NAM
= a= a = a = a= a=
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 Hệ thồng hóa và khắc sâu kiến thức cơ bản về các văn bản truyện kí Việt Nam hiện đại đã học ở học kì I.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
- Sự giống và khác nhau cơ bản của các truyện kí đã học về các phương diện thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung, nghệ thuật.
- Những nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Đặc điểm của nhân vật trong các tác phẩm truyện.
 2/ Kĩ năng: 
- Khái quát, hệ thống hóa và nhận xét về tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể.
- Cảm thụ nét riêng, độc đáo của tác phẩm đã học.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
 1/ Ổn định: 
 2/ Kiểm tra bài cũ: 
Qua đoạn trích “Hai cây phong” người kể muốn gởi gắm đến chúng ta điều gì?
GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh về tiết ôn tập.
 3/ Bài mới:
* Hệ thống hóa các kiến thức về các tác phẩm truyện kí đã học:
TÊN VĂN BẢN
TÁC GIẢ
THỂ LOẠI
PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
NỘI DUNG CHỦ YẾU
ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT
Tôi đi học (1941)
Thanh Tịnh (1911-1988)
Truyện ngắn
Tự sự (xen Trữ tình)
Những kĩ niệm trong sáng về ngày đầu tiên đi học
Kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Những hình ảnh so sánh mới mẽ và gợi cảm.
Trong lòng mẹ (trích tiểu thuyêt tự thuật hồi kí “những ngày thơ ấu” sáng tác 1941)
Nguyên Hồng (1918)
Hồi kí
Tự sự (xen trữ tình)
Nỗi đắng cay, tủi cực và tình yêu thương mẹ mãnh liệt của chú bé Hồng khi xa mẹ và khi ở trong lòng mẹ.
Kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm.Văn hồi kí chân thật, trữ tình, thiết tha.
Tức nước vỡ bờ (trích chương 13 trong bộ tiểu thuyết “tắt đèn”, sáng tác 1941.
Ngô Tất Tố (1893-1954)
Tiểu thuyết
Tự sự
- Vạch trần bộ mặt tàn các bất nhân của chế độ thực dân nửa phong kiến.
- Ca ngợi phẩm chất cao đẹp và sức mạnh tiềm tàng của người phụ nữ nông dân
- Xây dựng nhân vật, miêu tả nhân vật chủ yếu qua ngôn ngữ và hành động trong thế tương phản với các nhân vật khác.
- Miêu tả hiện thực, chân thực, sinh động.
Lão Hạc (1943)
Nam Cao (1915- 1951)
Truyện ngắn
Tự sự (xen trữ tình)
- Số phận bi thảm của người nông dân VN trong XH cũ trước CM tháng tám.
- Phẩm chất cao quý của họ, thái độ trân trọng của tác giả đối với họ.
- Khắc họa nhân vật, miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật.
- Cách kể chuyện mới mẽ, linh hoạt, ngôn ngữ giản dị, miêu tả chân thật, đậm chất triết lí trữ tình.
* Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm truyện kí đã học:
 - Phản ánh hiện thực xã hội Việt Nam trước 1945 (bộ mắt xấu xa của tàng lớp thống trị, đời sống cực khổ của người dân,);
 - Thể hiện sự đồng cảm, thương yêu, sự trân trọng, ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của tác giả đối với những người nghèo khổ, bất hạnh;
 - Những sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật tự sự (kết hợp giữa tự sự với miêu tả, biểu cảm, lựa chọn ngôi kể, xây dựng nhân vật,).
* Những điểm giống nhau và khác nhau giữa ND – NT của ba văn bản 2,3,4:
 - Giống nhau:
	+ Thể loại: Đều là văn bản tự sự, truyện kí hiện đại; 
+ Thời gian ra đời: sáng tác giai đoạn 1930 – 1945;
+ Đề tài chủ đề: Con người và cuộc sống xã hội đương thời của tác giả, đi sâu miêu tả số phận cực khổ của những người bị dùi dập.
+ Giá trị tư tưởng: Chan chưa tinh thần nhân đạo, yêu thương, trân trọng những tình cảm, phẩm chất đẹp đẽ của con người, tố cáo những tàn ác, xấu xa.
+ Giá trị nghệ thuật: Bút pháp chân thực, hiện thực gần gũi với đời sống, ngôn ngữ rất giản dị, cách kể và miêu tả, tả người, tả tâm lí rất cụ thể, hấp dẫn.
 - Khác nhau: Dựa vào bảng thống kê, rút ra nhận xét.
4/ Luyện tập:
 - Các chi tiết tiêu biểu của thể loại truyện kí trong một tác phẩm đã học.
 - Phát hiện các chi tiết góp phần khắc họa vẻ đẹp của các nhân vật bé Hồng, lão Hạc, chị Dậu.
 - Phân tích lối viết văn chân thực, sinh động (bút pháp hiện thực) ở một văn bản truyện đã học.
 - Phân tích lời văn giàu cảm xúc ở một văn bản truyện kí đã học.
5/ Hướng dẫn tự học:
 - Xem lại các nội dung ôn tập.
 - Phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật trong một tác phẩm truyện kí đã học.
 - Soạn bài: văn bản Thông tin về ngày trái đất năm 2000.
	+ Đọc văn bản và chú thích SGK.
	+ Phát biểu chủ đề của văn bản.
	+ Trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản trang 107, SGK.	
NS: 06/10/2010	 TUẦN 10
ND: 14/10/2010	 	 TIẾT 39	
	Văn bản: 	THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000
 = a= a = a= a = a = a= a=
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Thấy được ý nghĩa to lớn của việc bảo vệ môi trường. Từ đó có những suy nghĩ và hành động tích cực về vấn đề xử lí rác thải sinh hoạt.
 - Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh và những kiến nghị mà tác giả đề xuất trong văn bản.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
- Mối nguy hại đến môi trường sống và sức khoae con người của thói quen dùng túi ni lông.
- Tính khả thi trong những đề xuất được tác giả trình bày.
- Việc sử dụng từ ngữ dễ hiểu, sự giả thích đơn giản mà sáng tỏ và bố cục chặc chẽ, hợp lí đã tạo nên tính thuyết phục của văn bản.
 2/ Kĩ năng: 
- Tích hợp với phần tập làm văn để viết bài văn thuyết minh.
- Đọc – hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG LƯU BẢNG
Hoạt động 1: Khởi động
1.ổn định
2.Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới: Bảo vệ môi trường sống quanh ta, rông hơn là bảo vệ trái đất – ngôi nhà chung của mọi người đang bị ô nhiễm nặng nề là một nhiệm vụ khoa học, XH, Văn hóa vô cùng quan trọng đối với nhân dân toàn thế giới, cũng là nhiệm vụ của mỗi người chúng ta. Một trong những nhiệm vụ cụ thể và cần thiết hàng ngày là hạn chế thấp nhất đến mức không dùng các loại bao bì ni lông. Vì sao làm như vậy? văn bản “thông tin về ngày trái đất năm 2000” sẽ giải thích, thuyết minh giúp chúng ta.
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
? Văn bản ra đời trong hoàn cảnh nào?
? Dựa vào chú thích SGK, hãy nêu những thuật ngữ khoa học?
GV gọi học sinh đọc văn bản SGK.
? Hãy xác định bố cục của văn bản ?
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Bố cục ba phần:
- Phần 1: Từ đầukhông sử dụng bai ni lôngàTrình bày nguyên nhân ra đời của thông điệp “thông tin về”
- Phần 2: Tiếp theo môi trườngà Tác hại của việc dùng bao bì ni lông và một số giải pháp.
- Phần còn lại: Lời kêu gọi mọi người hãy bảo vệ trái đất.
I- TÌM HIỂU CHUNG: 
 1/ Hoàn cảnh ra đời: Ngày 22-04 – 2000 nhân lần đầu tiên Việt Nam tham gia ngày Trái Đất.
2/ Những thuật ngữ khoa học: Phân hủy, Pla-xtíc, ca-đi-mi, đi-ô-xin, tuyến nội tiết,miễn dịch, dị tật bẩm sinh.
 3/ Bố cục: ba phần.
- Phần 1: Từ đầukhông sử dụng bai ni lôngàTrình bày nguyên nhân ra đời của thông điệp “thông tin về ngày trái đất năm 2000”.
- Phần 2: Tiếp theo môi trườngà Tác hại của việc dùng bao bì ni lông và một số giải pháp.
- Phần còn lại: Lời kêu gọi mọi người hãy bảo vệ trái đất.
Hoạt động 3: Đọc - hiểu văn bản
? Hãy nêu nguyên nhân cơ bản khiến cho việc dùng bao ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con người?
ØTừ tính không phân hủy của pla-xtíc dẫn đến những tác hại gì? Vì sao?
* Ngoài những tác hại trên, còn có những tác hại khác:
- Ni lông thường bị dứt bừa bãi nơi công cộng, có khi là những di tích, thắng cảnh, lamg mất mĩ quan của cả khu vực.
- Bản thân túi ni lông qua sử dụng đã là rác thải, song cái đặc biệt của loại rác thải này là được dùng để gói đựng các loại rác thải khác. Rác đựng trong những túi ni lông buộc kín sẽ khó phân hủy và sinh ra các chất NH3, CH4, H2S là những chất gây độc hại.
- Rác thải ni lông thường được đổ chung vào một chỗ với các rác thải khác. Nó đã không tự phân hủy được, lại còn ngăn cản quá trình hấp thụ nhiệt và trao đổi độ ẩm trong các bãi chôn lấp rác, hai điều kiện làm phát triển các loài vi sinh vật có tác dụng làm cho các loại rác thải khác phân hủy nhanh.
- Mỗi năm có hơn 400000 tấn pô-li-ê-ti-len được chôn lấp tại miền bắc nước Mỹ, Nếu không phải chôn các loại rác thải này thì sẽ có thêm bao nhiêu đất đai để canh tác.Ở Mê-hi-cô, người ta đã xác nhận một trong những nguyên nhân làm cho cá ở các hồ nước chết nhiều là do rác thải ni lông và nhựa do ném xuống hồ quá nhiều. Tại vườn thú quốc gia Cô-bê ở Ấn Độ, 90 con hươu đã chết do ăn phải những hộp nhựa đựng thức ăn thừa của khách tham quan vứt bừa bãi. Hàng năm trên thế giới có khoảng 100000 chim, thú biển chết do nuốc phải túi ni lông( Theo Pla-xtíc – “Điều kì diệu” hay “mối đe dọa”, hội lịch sử tự nhiên Bom – bay Ấn Độ, 1999).
? Theo em, ngoài nguyên nhân trên còn có nguyên nhân nào khác gây hại đến sức khỏe con người?
? Việc sử dụng bao bì ni lông rất có hại. Chúng ta đã có những giải pháp sử lí như thế nào? Các giải pháp đó có khả thi và triệt để không?
? Tại sao việc xử lí lại chưa triệt để?
? Theo văn bản, Giải pháp đưa ra là gì? Việc thực hiện giải pháp này có được khả thi không?
= a
? Em có nhận xét như thế nào về hình thức trình bày? ( Văn bản giải thích, thuyết minh như thế nào? Ngôn ngữ diễn đạt ra sao?
? Qua văn bản, bản thân em có thêm nhận thức như thế nào trong việc bảo vệ môi trường?
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
Ø Cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật;
- Làm tắt các đường dẫn nước thải, muỗi phát sinh, lây bệnh dịch.
- Làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải.
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
- Chôn lấp;
- Đốt;
- Tái chế.
Ä Việc xử lí còn rất nhiều vấn đề nan giải chưa giải quyết triệt để.
ØChưa triệt để không chỉ vì xử lí bao bì ni lông rất khó mà còn việc dùng bao bì ni lông có nhiều mặt thuận lợi.
Ø Trong khi loài người chưa loại bỏ được hoàn toàn bao bì ni lông, tức chưa có giải pháp thay thế, thì chỉ có đề ra những biện pháp hạn chế việc dùng bao bì ni lông. Và các biện pháp hạn chế mà văn bản đã đề xuất là rất hợp tình, hợp lí và có tính khả thi.
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
II- ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1/ Nội dung:
- Tính không phân hủy của Pla- xtíc chính là nguyên nhân cơ bản khiến cho việc dùng bao bì ni lông gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe của con người.
- Bao bì ni lông màu đựng thực phẩm, gây ô nhiễm thực phẩm.
- Hạn chế dùng bao bì ni lông để giảm bớt chất thải ni lông là giải pháp hợp lí và có tính khả thi nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe của con người.
2/ Hình thức:
- Văn bản giải thích rất đơn giản, ngắn gọn mà sáng tỏ về tác hại của việc dùng bao bì ni lông, về lợi ích của việc giảm bớt chất thải ni lông.
- Ngôn ngữ diễn đạt sáng rõ, chính xác, thuyết phục.
3/ Ý nghĩa:
Nhận thức về tác dụng của một hành động nhỏ, có tính khả thi trong việc bảo vệ môi trường Trái Đất.
4/ Hướng dẫn tự học:
- Về nhà đọc lại văn. Nắm vững các thông tin được gởi gấm trong tác phẩm.
- Sưu tầm trnh ảnh, tài liệu về tác hại của việc dùng bao bì ni lông và những vấn đề khác của rác thải sinh hoạt làm ô nhiễm môi trường.
- Xem và chuẩn bị trước phần tiếng việt: Nói giảm nói tránh.
 + Đọc kĩ trước các mục I trang 107 – 108 và trả lời câu hỏi sau các câu văn và đoạn văn.
 + Chuẩn bị trước phần luyện tập 1, 2, 3, 4 SGK trang 108 - 109.
NS: 07 /10/2010	TUẦN 10
ND: 14/10/2010	TIẾT 40
NÓI GIẢM NÓI TRÁNH
= a= a = a = a= a=
 MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu được khái niệm, tác dụng của biện pháp nói giảm nói tránh trong văn chương và trong giao tiếp hàng ngày.
 - Biết vận dụng những hiểu biết về biện pháp nói giảm nói tránh trong đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
- Khái niệm nói giảm nói tránh.
- Tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh.
 2/ Kĩ năng: 
Phân biệt nói giảm nói tránh với nói không đúng sự thật.
Sử dụng nói giảm nói tránh đúng lúc, đúng chỗ để tạo lời nói trang nhã, lịch sự.
 3/ Thái độ:
	Phê phán những lời nói sai sự thật.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG LƯU BẢNG
Hoạt động 1: Khởi động
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là nói quá? Nói quá có tác dụng như thế nào?
- Tìm 05 thành ngữ so sánh có dùng biện pháp nói quá.
3. Bài mới:
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
? GV treo bảng phụ ghi ngữ liệu 1 theo SGK. Gọi HS đọc.
? Từ ngữ in đậm có trong mỗi đoạn có nghĩa là gì?
? Tại sao tác giả ( người viết, người nói) lại dùng cách diễn đạt đó?
? Đọc ngữ liệu 2 (treo bảng phụ).
? Tại sáo tác giả dùng từ bầu sữa mà không dùng từ ngữ khác cùng nghĩa?
? Đọc bài tập 3 và so sánh hai câu sau, xem câu nào nhẹ nhàng tế nhị hơn:
- Con dạo này lười lắm.
- Con dạo này không được chăm chỉ lắm.
? Việc sử dụng các từ ngữ không nói thẳng trực tiếp như các ví dụ trên được gọi là nói giảm nói tránh. Vậy, thế nào là nói giảm nói tránh và nói giảm nói tránh có tác dụng gì?
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
Ø Nhằm diễn đạt cái chết.
ØCách nói như thế nhằm làm giảm nhẹ, tránh sự đau buồn.
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
Ø Dùng từ bầu sữa nhằm tránh thô tục.
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
I-NÓI GIẢM NÓI TRÁNH VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓI GIẢM NÓI TRÁNH: 
Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; hoặc thô tục, thiếu lịch sự.
Hoạt động 3: Luyện tập
ØĐọc bài tập 1,trang 108 SGK 
? Tìm các từ ngữ nói giảm nói tránh đã cho vào chỗ trống?
Ø Đọc và xác định yêu cầu bài tập 2 trang 108-109 SGK.
? Điền các thành ngữ vào chỗ trống?
Ø Đọc và xác định yêu cầu bài tập 3 trang 109 SGK.
? Đặt năm câu đánh giá có sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh trong các trường hợp khác nhau.
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Ø HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
II- LUYỆN TẬP:
Bài tập 1:
Câu a: Đi nghỉ.
Câu b: chia tau nhau.
Câu c: khiếm thị.
Câu d: có tuổi.
Câu e: đi bước nữa.
Bài tập 2: 
Các câu có sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh là: a2, b2, c1, d1, e2.
Bài tập 3:
a) Bài thơ của anh chưa được hay lắm.
b) Không nói chị ấy xấu mà nói chị có duyên đấy!
c) Không nói anh già quá! Mà nói: Anh vẫn còn nhanh nhẹn lắm!
d) Không nói giọng hát chua loét! Mà nói: Giọng hát chưa được ngọt lắm! 
e) không nói: Cấm cười to mà nói: Xin cười nho nhỏ một chút!
f) không nói: Anh cút đi mà nói: Có lẽ khi khác ta sẽ nói chuyện này nhỉ?
4/ Hướng dẫn tự học:
 - Về nhà học bài. Làm bài tập 4 trang 109 SGK.
 - Phân tích tác dụng của biện pháp nói giảm, nói tránh trong đoạn thơ sau:
	Rải rác biên cương mồ viễn xứ
	Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
	Áo bào thay chiếu anh về đất
	Sông mã gầm lên khúc độc hành.
 - Soạn bài: Ôn tập truyện kí Việt Nam đã học chuẩn bị kiểm tra văn một tiết.
	+ Đọc lại các truyện kí đã học, nắm vững các thông tin về tác giả, tác phẩm, thể loại, hoàn cảnh sáng tác, phương thức biểu đạt, giá trị tư tưởng, đặc sắc nghệ thuật.
	+ So sánh đối chiếu để có những nhận xét cái riêng và chung giữa các văn bản.
	+ Nắm vững các bài học ý nghĩa ở mỗi văn bản.
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 10 kien thuc chuan.doc