Tuần 10
Tiết 37
NÓI QUÁ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Khái niệm nói quá.
- Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá.
- Phạm vi sử dụng của biện pháp tu từ nói quá.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc hiểu văn bản.
3. Thái độ:
- Phê phán những lời nói khoác, sai sự thật.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
- Các ví dụ.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
Tuần 10 Tiết 37 NÓI QUÁ NS: 22/10/2011 ND: 24/10/2011 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Khái niệm nói quá. - Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá. - Phạm vi sử dụng của biện pháp tu từ nói quá. 2. Kĩ năng: - Vận dụng hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc hiểu văn bản. 3. Thái độ: - Phê phán những lời nói khoác, sai sự thật. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng. - Các ví dụ. 2. Học sinh: - Soạn bài. III. Phương pháp: - Thảo luận nhóm. - Bình giảng, thuyết trình. - Nêu vấn đề. IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp:(1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn học sinh.(2 phút) 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs. Phương pháp: Thuyết trình. Thời gian: 2 phút. Hoạt động 2: Nói quá và tác dụng của nói quá. Mục tiêu: Hs nắm được khái niệm nói quá và tác dụng của nó. Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề. Thời gian: 15 phút. - Gọi HS đọc vd trong sgk. (bảng phụ) - Em hiểu thế nào là “chưa nằm đã sáng”, “chưa cười đã tối”? - Em hiểu thế nào là “thánh thót như mưa ruộng cày”? - Theo em, “chưa nằm đã sáng”, “chưa cười đã tối”, “thánh thót như mưa ruộng cày” có đúng sự thật hay không? - Những trường hợp như trên gọi là Nói quá. Theo em thế nào là nói quá? - Gọi HS đọc ghi nhớ. Bài tập nhanh. - Cho biết tác dụng biểu cảm của nói quá trong các câu sau đây! 1.Gánh cực mà đổ lên non Còng lưng mà chạy cực còn theo sau 2. Bao giờ cây cải làm đình Gỗ lim làm ghém thì mình lấy ta Hoạt động 3: Luyện tập. Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành. Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm. Thời gian: 20 phút. - Hd học sinh làm bt 1, 2, 4 Hoạt động 4: Củng cố. Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học. Phương pháp: So sánh. Thời gian: 4 phút. - Phân biệt nói quá và nói khoác. Hoạt động 6: Dặn dò. Thời gian: 1 phút - Học bài. - Chuẩn bị Nói giảm, nói tránh. - Đọc. - Thời gian trôi qua quá nhanh, đêm và ngày quá ngắn. - Mồ hôi đổ ra rất nhiều, như mưa. - Không đúng với sự thật, nhưng có tác dụng nhấn mạnh quy mô, kích thước, tính chất của sự vật, sự việc nhằm gây ấn tượng cho người đọc. - Lắng nghe và đọc ghi nhớ. - Làm nhanh. - Thảo luận và trình bày. I. Nói quá và tác dụng của nói quá: Ghi nhớ: sgk II. Luyện tập: 1. a. Thành quả của lao động gian khổ, vất vả, nhọc nhằn; niềm tin vào bàn tay lao động. b. Vết thương không có nghĩ lí gì, không phải bận tâm. c. Kẻ có quyền sinh, quyền sát đối với người khác. 2. a. chó ăn đá, gà ăn sỏi. b. bầm gan tím ruột. c. ruột để ngoài da. d. nở từng khúc ruột. e. vắt chân lên cổ. 4. a. Ngáy như sấm. b.Trơn như mỡ. c. Nhanh như cắt. d. Lúng túng như gà mắc tóc. e. Lừ đừ như ông từ vào đền. 4. Rút kinh nghiệm: Tuần 10 Tiết 38 ÔN TẬP TRUYỆN KÍ VIỆT NAM NS: 22/10/2011 ND: 24/10/2011 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Sự giống nhau và khác nhau cơ bản của các truyện kí đã học về các phương diện thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung, nghệ thuật. - Những nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật của từng văn bản. - Đặc điểm của nhân vật trong các tác phẩm truyện. 2. Kĩ năng: - Khái quát, hệ thống hóa và nhận xét về tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể. - Cảm thụ nét riêng, độc đáo của tác phẩm đã học. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng. - Bảng hệ thống các tác phẩm đã học. 2. Học sinh: - Soạn bài. III. Phương pháp: - Thảo luận nhóm. - Bình giảng, thuyết trình. - Nêu vấn đề. IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp:(1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (1 phút) Kiểm tra vở soạn của HS. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs. Phương pháp: Tái hiện. Thời gian: 1 phút. Hoạt động 2: Hệ thống hoá các văn bản truyện kí Việt Nam đã học. Mục tiêu: Hs nắm được khái niệm tình thái từ. Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện, nêu và giải quyết vấn đề. Thời gian: 14 phút. Văn bản - Tác giả Thể loại - Phương thức biểu đạt. Nội dung chủ yếu Đặc sắc nghệ thuật Tôi đi học (1941) – Thanh Tịnh Truyện ngắn - Tự sự trữ tình Những kỉ niệm trong sáng về ngày đầu tiên được đến trường đi học. Kể chuyện kết hợp với miêu tả và biểu cảm, đánh giá. Những hình ảnh so sánh mới mẻ và gợi cảm. Trong lòng mẹ (Trích Những ngày thơ ấu - 1940) Nguyên Hồng Hồi kí - Tự sự trữ tình Nỗi cay đắng, tủi cực và tình thương yêu mẹ mãnh liệt của bé Hồng khi xa mẹ, khi được nằm trong lòng mẹ. Kể chuyện kết hợp với miêu tả, biểu cảm và đánh giá. Sử dụng những hình ảnh so sánh, liên tưởng táo bạo. Tức nước vỡ bờ (Trích Tắt đèn – 1939) – Ngô Tất Tố. Tiểu thuyết - Tự sự Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ thực dân nửa phong kiến, tố cáo chính sách thuế khoá vô nhân đạo. Ca ngợi những phẩm chất cao quý và sức mạnh tiềm tàng của người phụ nữ Việt Nam trước cách mạng. Ngòi bút hiện thực khoẻ khoắn, giàu tinh thần lạc quan. Xây dựng tình huống truyện bất ngờ, có cao trào và giải quyết hợp lí. Xây dựng, miêu tả nhân vật chủ yếu qua ngôn ngữ và hành động trong thế tương phản với các nhân vật khác. Lão Hạc (Trích Lão Hạc - 1943) – Nam Cao Truyện ngắn - Tự sự xen lẫn trữ tình. Số phận đau thương và phẩm chất cap quý của người nông dân cùng khổ trong xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Thái độ trân trọng của tác giả đối với họ. Tài năng khắc hoạ nhân vật rất cụ thể, sống động; đặc biệt là miêu tả và phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật. Cách kể linh hoạt, ngôn ngữ chân thưc, giản dị, đậm chất nông thôn. Hoạt động 3: So sánh các văn bản. Mục tiêu: Hs nắm được hoàn cảnh ra đời, phương thức biểu đạt, nội dung và nghệ thuật các văn bản đã học. Phương pháp: So sánh, đối chiếu. Thời gian: 15 phút. 1. Giống nhau: - Phương thức biểu đạt: Tự sự. - Thời gian ra đời: Trước cách mạng tháng Tám, 1945. - Chủ đề: Con người và cuộc sống xã hội đương thời. - Gía trị tư tưởng: Chan chứa tinh thần nhân đạo (yêu thương, trân trọng những tình cảm, những phẩm chất đẹp đẽ, cao quý của con người; Tố cáo những gì tàn ác , xấu xa) - Gía trị nghệ thuật: Bút pháp chân thực, gần gũi với đời sống, ngôn ngữ giản dị, cách kể, tả và biểu cảm cụ thể, hấp dẫn. 2. Khác nhau: Văn bản Phương thức biểu đạt Nội dung chủ yếu Đặc sắc nghệ thuật Trong lòng mẹ Tự sự trữ tình Nỗi đau của chú bé mồ côi và tình yêu thương mẹ của chú bé. Văn hồi kí chân thực, trữ tình thiết tha. Tức nước vỡ bờ Tự sự Phê phán chế độ tàn ác, bất nhân và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn trước cách mạng. Khắc hoạ nhân vật và miêu tả hiện thực một cách chân thực, sinh động. Lão Hạc Tự sự xen trữ tình Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ. Nhân vật được đào sâu tâm lí, cách kể chuyện tự nhiên, linh hoạt, vừa chân thực vừa đậm chất triết lí và trữ tình. Hoạt động 4: Luyện tập. Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành. Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm. Thời gian: 10 phút. - Giải thích ý nghĩa câu thành ngữ: “Tức nước vỡ bờ”! - Viết nối thêm một cái kết truyện khác cho truyện ngắn Lão Hạc! Hoạt động 5: Củng cố. Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề. Thời gian: 2 phút. - Trong các văn bản kể trên, em thích nhất nhân vật hoặc đoạn văn nào? Vì sao? Hoạt động 6: Dặn dò. Thời gian: 1 phút - Học bài. - Chuẩn bị Kiểm tra Văn. 4. Rút kinh nghiệm: Tuần 10 Tiết 39 THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000 NS: 23/10/2011 ND: 25/10/2011 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Thấy được mối nguy hại đến môi trường sống và sức khỏe con người của thói quen sử dụng bao ni lông. - Tính khả thi trong những đề xuất được trình bày. - Việc sử dụng từ ngữ dễ hiểu, sự giải thích đơn giản mà sáng tỏ và bố cục chặt chẽ, hợp lí đã tạo nên tính thuyết phục của văn bản. 2. Kĩ năng: - Tích hợp phần TLV để viết bài văn thuyết minh. - Đọc- hiểu văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng. - Tài liệu về môi trường. 2. Học sinh: - Soạn bài. III. Phương pháp: - Thảo luận nhóm. - Bình giảng, thuyết trình. - Nêu vấn đề. IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp:(1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (1 phút) Kiểm tra vở học sinh. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs. Phương pháp: Thuyết trình. Thời gian: 2 phút. Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung. Mục tiêu: Hs đọc, nắm được tác giả, tác phẩm. Phương pháp: Vấn đáp. Thời gian: 13 phút. - GV đọc mẫu văn bản. - Gọi hs đọc. - Yêu cầu các em đọc chú thích về tác giả và từ khó. Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết. Mục tiêu: Hs nắm được giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ. Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề. Thời gian: 20 phút. - Ngày Trái đất được ra đời như thế nào? Vì sao Việt Nam lại lấy tên gọi Một ngày không sử dụng bao bì ni lông? - Việc sử dụng bao bì ni lông có tác hại như thế nào? - Nguyên nhân nào gây nên các tác hại đó? - Trước những tác hại của bao bì ni lông, bài viết đã nêu ra những biện pháp khắc phục nào? - Em có nhận xét gì về việc sử dụng bao bì ni lông hiện nay? - Em nhận xét gì về tính khả thi của các biện pháp được nêu ra? - Lâu nay, gia đình em sử dụng bao bì ni lông như thế nào? - Lời kêu gọi bảo vệ môi trường được thể hiện dưới hình thức những câu gì? - Mục đích chính của bài viết là gì? - Để thực hiện mục đích đó, thứ tự trình bày của bài viết như thế nào? Hoạt động 3: Tổng kết. Mục tiêu: Hs khái quát kiến thức. Phương pháp: Khái quát hóa. Thời gian: 5 phút. - Qua bài viết, em rút ra điều gì? Hoạt động 4: Củng cố. Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học. Phương pháp: Tái hiện. Thời gian: 2 phút. - Liên hệ ở gia đình em. Hoạt động 5: Dặn dò. Thời gian: 1 phút - Học bài. - Chuẩn bị Kiểm tra Văn. - Hs đọc lại. - Hs đọc. - Tên gọi là vấn đề bức xúc ở từng quốc gia. - Thảo luận và TL - Do đặc tính không phân huỷ của plaxtic, do bao bì ni lông chứa các chất rất độc. - Trả lời căn cứ vào các biện pháp được nêu trong sgk. - Lạm dụng, sử dụng mọi nơi, mọi lúc, đôi lúc không cần thiết. - Đó là những biện pháp hoàn toàn có thể thực hiện được. - Liên hệ thực tế gia đình để trả lời. - Kiểu câu cầu khiến. - Kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường. -Tác hại à Biện pháp khắc phục à Lời kêu gọi. - Đọc Ghi nhớ, sgk/107 I. Đọc và tìm hiểu chung: 1. Đọc: 2. Chú thích: II. Tìm hiểu chi tiết: 1. Tác hại của bao bì ni lông: - Ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đông, thực vật và gây tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ của con người. 2. Biện pháp khắc phục: - Phải sử dụng hợp lí bao bì ni lông và phải tuyên truyền mọi người cùng thực hiện. 4. Rút kinh nghiệm: Tuần 10 Tiết 40 NÓI GIẢM NÓI TRÁNH NS: 26/10/2011 ND: 28/10/2011 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Khái niệm nói giảm nói tránh. - Biết sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh. 2. Kĩ năng: - Phân biệt nói giảm nói tránh với nói không đúng sự thật. - Sử dụng nói giảm, nói tránh đúng lúc, đúng chỗ để tạo lời nói trang nhã, lịch sự. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng. 2. Học sinh: - Soạn bài. III. Phương pháp: - Thảo luận nhóm. - Bình giảng, thuyết trình. - Nêu vấn đề. IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp:(1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) Thế nào là nói quá? Tác dụng của nói quá? Hãy xác định và nêu tác dụng của biện pháp nói quá ở câu sau: Cô ấy nghĩ nát óc mà vẫn không giải bài tập ấy được. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs. Phương pháp: Thuyết trình. Thời gian: 1 phút. Hoạt động 2: Nói giảm nói tránh và tác dụng. Mục tiêu: Hs nắm được khái niệm nói giảm nói tránh và tác dụng của nó. Phương pháp: Thảo luận. Thời gian: 17 phút. - Gọi HS đọc ví dụ ghi ở bảng phụ và thảo luận các câu hỏi. - Những từ ngữ in đậm ở 3 ví dụ trên có ý nghĩa gì? - Hãy thay từ chết vào 3 ví dụ trên. - Hãy so sánh hai cách nói (Dùng từ in đậm và dùng từ chết) - Tác dụng của các từ in đậm trong 3 ví dụ trên là gì? - Chốt lại nội dung và cho HS đọc mục 2. - Trong câu văn trên, từ đồng nghĩa với bầu sữa là gì? Vì sao tác giả lại dùng bầu sữa mà không dùng từ khác? - Chốt lại nội dung và gọi HS đọc mục 3. - Trong hai cách nói, cách nào nhẹ nhàng, tế nhị hơn với người nghe? - Điểm chung của hai cách nói này là gì? - Vậy nói giảm nói tránh là gì? Tác dụng của chúng ra sao? - Chốt lại nội dung bài học và cho HS đọc Ghi nhớ. - Gv phân biệt nói giảm nói tránh với nói không đúng sự thật cho hs hiểu. + Ví dụ: Nếu một bạn học dốt, các em có thể nói giảm nói tránh là "Bạn học không được giỏi lắm" chứ không phải nói sai sự thật là "Bạn học giỏi lắm" * Bài tập nhanh: - Xác định biện pháp nói giảm nói tránh trong các câu sau: a. Cậu vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! b. Bác đã lên đường theo tổ tiên. c. Bác Dương thôi đã thôi rồi! d. Họ đã về chầu thượng đế. Hoạt động 3: Luyện tập. Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành. Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm. Thời gian: 15 phút. - Cho hs làm bài tập 1 - Chia học sinh làm 2 đội chơi làm bài tập 2. Lần lượt các đội nhận các cặp câu đã cho, sau đó lên bảng dán câu có biện pháp nói giảm, nói tránh. Đội nào nhanh hơn và đúng nhiều hơn sẽ thắng. Hoạt động 4: Củng cố. Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học. Phương pháp: Giải quyết vấn đề. Thời gian: 6 phút. - Hãy tìm cách nói giảm, nói tránh cho các ví dụ sau: - Anh hát dở quá. - Cô ấy rất xấu. - Hoa học dốt quá. - Sao mà bạn đen thế Hoạt động 5: Dặn dò. Thời gian: 1 phút - Học bài. - Chuẩn bị Câu ghép. - Đều chỉ về cái chết. - Thay vào và đọc to. - Dùng các từ in đậm là hợp lí hơn vì: + câu a, b: Nói về cái chết của Bác Hồ nên cần sự trân trọng. + câu c: Thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ với Lượng. - Giảm bớt cảm giác đau buồn. - Đọc. - Từ đồng nghĩa: vú, ngực Không dùng vú để tránh gây sự thô tục, gây cười cho người nghe, thể hiện được tình mẹ - Cách thứ hai vì người nghe vẫn thấy lỗi của mình mà khắc phục, lại tránh được cảm giác nặng nề. - Đều là nhận xét con lười. - HS đọc Ghi nhớ - Hs cho thêm vd. - Học sinh lên bảng gạch dưới biện pháp nói giảm nói tránh. - Cá nhân làm - Thảo luận và làm. - Làm I. Nói giảm nói tránh và tác dụng: 1. Tìm hiểu bài: - Những từ ngữ "đi gặp cụ Cac - Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác", "đi", "chẳng còn" đều chỉ về cái chết. - Tác dụng giảm bớt cảm giác đau buồn. 2. Bài học: Ghi nhớ: SGK II. Luyện tập: Bài 1: a. đi nghỉ. b. chia tay nhau. c. khiếm thị. d. có tuổi e. đi bước nữa Bài 2: a. Anh nên hoà nhã với bạn bè! b. Anh không nên ở đây nữa! c. Xin đừng hút thuốc trong phòng! d. Nó nói như thế là thiếu thiện chí. e. Hôm qua em có lỗi với anh, em xin anh thứ lỗi. 4. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: