Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 10 - THCS thị trấn Tri Tôn

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 10 - THCS thị trấn Tri Tôn

Tuần 9

Tiết 33-34 Văn bản HAI CÂY PHONG

 Ai-ma-tốp

 I ) Mục tiêu cần đạt :

 1. Kiến thức :

 - Vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đọan trích .

 - Sự gắn bó của người họa sĩ với quê hương , với thiên nhiên và lòng biết ơn người thầy Đuy-sen .

 - Cách xây dựng mạch kể ; cách miêu tả giàu hình ảnh và lời văn giau cảm xúc .

 2. Kĩ năng :

 - Đọc – hiểu một văn bản có giá trị văn chương , phát hiện , phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả , biểu cảm trong một đọanh trích tự sự .

 - Cảm thụ vẻ đẹp sinh động , giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đọan trích .

 3. Thái độ : Trân trọng những kí ức đẹp của nhân vật tôi về hình ảnh hai cây phong – biểu tượng quê hương.

II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục:

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ / ý tưởng về tình yêu quê hương và lòng biết ơn với thầy giáo Đuy-sen của người trò nhỏ, nhân vật xưng “tôi” trong văn bản .

- Suy nghĩ sáng tạo: phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản, ý nghĩa của hình tượng hai cây phong

- Xác định giá trị bản thân: biết ơn những người đã dưỡng dục mình, có trách nhiệm với` quê hương .

 

doc 7 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 642Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 10 - THCS thị trấn Tri Tôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp
Ngày dạy
Kiểm diện
Học sinh vắng
8a1
17 10 2011
8a2
17.10 2011
8a3
17 10 2011
Tuần 9
Tiết 33-34	 Văn bản 	 HAI CÂY PHONG 
	 Ai-ma-tốp 
 I ) Mục tiêu cần đạt : 
 1. Kiến thức : 
 - Vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đọan trích .
 - Sự gắn bó của người họa sĩ với quê hương , với thiên nhiên và lòng biết ơn người thầy Đuy-sen .
 - Cách xây dựng mạch kể ; cách miêu tả giàu hình ảnh và lời văn giau cảm xúc .
 2. Kĩ năng :
 - Đọc – hiểu một văn bản có giá trị văn chương , phát hiện , phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả , biểu cảm trong một đọanh trích tự sự .
 - Cảm thụ vẻ đẹp sinh động , giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đọan trích .
 3. Thái độ : Trân trọng những kí ức đẹp của nhân vật tôi về hình ảnh hai cây phong – biểu tượng quê hương.
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục:
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ / ý tưởng về tình yêu quê hương và lòng biết ơn với thầy giáo Đuy-sen của người trò nhỏ, nhân vật xưng “tôi” trong văn bản .
- Suy nghĩ sáng tạo: phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản, ý nghĩa của hình tượng hai cây phong 
- Xác định giá trị bản thân: biết ơn những người đã dưỡng dục mình, có trách nhiệm với` quê hương .
III.Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực :
(tích hợp KNS)
*Học theo nhóm: thảo luận, trao đổi, phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản, ý nghĩa của hình tượng hai cây phong .
*Động não: suy nghĩ về bài học tình yêu quê hương rút ra từ câu chuyện .
IV. Chuẩn bị : Tranh nhà văn Ai- ma-tốp
V) Tiến trình lên lớp : 
 Hoạt Động 1 : Khởi động ( 8 ph)
 1) Kiểm tra bài cũ : 
 Câu 1 : Vị trí văn bản chiếc lá cuối cùng ? Những nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản trên ? ( 6 điểm ) 
 Câu 2 : Phân tích tâm trạng của nv Giôn-xi ? ( 4 điểm ) .
 Đáp án : 
 Câu 1 : Ghi nhớ / sgk / 90 .
 Câu 2 : Tâm trạng của Giôn-xi :
 - Khi chiếc lá cuối cùng rụng  Cô sẽ chết . --> Yếu đuối , bệnh tật , tuyệt vọng .
 - Chiếc lá vẫn gan góc đứng trụ --> ngạc nhiên , muốn sống --> Nghị lực và tình yêu .
2)Giới thiệu bài mới L 2ph) Từ đề tài tình yêu quê hương gắn với những hình ảnh quen thuộc đã trở thành kí ức. Giáo viên đi vào bài mới 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt đông Học sinh
Phần lưu bảng
Hoạt động 2:Tìm hiểu chung:
Dự kiến phương pháp : Vấn đáp 
GVH: Những nét chính về tác giả Ai-ma-tốp ?
GVH: Nêu xuất xứ của ‘‘Hai cây phong ’’ ?
Giáo Viên : Có 3 truyện của Ai-ma-tốp đạt giải thưởng Lê-Nin : Người thầy đầu tiên , Cây phong non trùm khăn đỏ, Mắt lạc đà. 
Giáo viên nhận xét phần tóm tắt học sinh.
Hoạt động 2 : Đọc và tìm hiểu văn bản. 
GVH : Nhân vật người kể chuyện trong văn bản này xuất hiện ở hai vai : tôi và chúng tôi . Hãy cho biết khi nào người kể chuyện nhân danh tôi ? Khi nào nhân danh chúng tôi ? 
GVH : Hãy xác định trong văn bản , đọan nào người kể xưng tôi, đọan nào người kể xưng chúng tôi ?
GVH : Trong hai mạch kể ấy , mạch kể chuyện nào quan trọng hơn? Vì sao ? 
GVH : Cách kể chuyện kết hợp cả hai vai này có tác dụng ntn ? 
GVH : Những phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong văn bản này 
Tiết 2 
Yêu cầu học sinh đọc lại phần được kể theo mạch chúng tôi. 
GV chia nhóm 2 bàn 1 nhóm cho các em thảo luận.( kns)
GVH : Trong mạch kể của người kể chuyện xưng chúng tôi , có mấy đọan ? Nội dung từng đọan ? 
GVH : Trong hai đọan ấy , đọan nào thực sự làm cho cả người kể lẫn bọn trẻ ngây ngất ? (đoạn 2 )
GVH : Hình ảnh hai cây phong được phác thảo bởi những chi tiết nào ? Qua những chi tiết phác thảo đơn sơ ấy nhưng ta lại thấy h/ ả hai cây phong ntn ? ( KNS)
GVH : Khi bọn trẻ trèo lên cành cao của hai cây phong, chúng nhìn thấy những gì ? Tại sao chúng say sưa, ngây ngất ? 
GVH :Bức phác hoạ này thể hiện điều gì trong lòng bọn trẻ ?
GVH : Tại sao có thể nói người kể chuyện đã miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây bằng ngòi bút đậm chất hội họa .
.
Yêu cầu học sinh đọc lại phần đầu với mạch kể : « tôi »  
GVH : Hai cây phong ở đỉnh đồi phía trên làng Ku-ku-rêu có gì đặc biệt với nv tôi ? Vì sao tg luôn nhớ về chúng ?
GVH :Hình ảnh hai cây phong có vị trí ntn trong lòng  tôi ? 
GVH : Nguyên nhân nào khiền hai cây phong trở thành vị trí độc tôn và khơi nguồn cảm hứng nhân vật tôi ? ( KNS)
GVH : Hai cây phong, trong hồi ức của nhân vật tôi ,hiện ra cụ thể như thế nào ?
GVH : Nhận xét về cách miêu tả của tác giả ?
GVH : Tại sao khi đã trưởng thành, đã hiểu được những điều bí ẩn của hai cây phong – đó chỉ là chân lí giản đơn mà vẫn không làm họa sĩ vỡ mộng xưa ? Có phải ai cũng có tâm trạng như anh không ?
GVH : Điều cuối cùng mà tác giả chưa hề nghĩ đến thuở thiếu thời là gì ? Điều đó lại có tác dụng gì trong mạch diễn biến của câu chuyện ?
Giáo viên chốt ý:Hai cây phong sở dĩ trở nên đăc biệt , ngòai những lí do đã phân tích trên, chủ yếu còn gắn với tên tuổi một người – nv chính của câu chuyện – thầy giáo trường làng Đuy-sen – người thầy giáo đầu tiên - có công xây dựng ngôi trường đầu tiên , xóa mù chữ cho lớp trẻ con của làng Ku-ku-rêu trong những năm 20 sau CMT10 . Chính thầy đã đem hai cây phong non về đây , cùng với cô học trò nghèo khổ An-tư-nai. 
GVH : Những nét chính về nội dung của văn bản ?
HS đọc ghi nhớ / sgk / 101.
Hoạt Động 3 : Tổng Kết
GVH : Nêu ý nghĩa của văn bản ?
GVH : Những nét chính về nghệ thuật của văn bản trên ?
Hoạt Động 4 : Luyện Tập
BT1 : Tìm những biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản Hai cây phong ? Nêu tác dụng của chúng ? 
BT2 : Tìm các từ ngữ Hán Việt có các yếu tố : nguyên ( đồng bằng), thủy ( nước ) , danh ( tên )
Học sinh quan sát phần chú thích /sách giáo khoa /99.
Đọc phần tóm tắt truyện /sgk./ 99 .
Trình bày tóm tắt đã chuẩn bị .
Học sinh thay nhau đọc đoạn trích /sgk /96 .
>> Nhân danh tôi : Khi kể lại những cảm xúc riêng về hai cây phong .
 - Nhân danh chúng tôi : Khi thể hiện cảm xúc chung ( trong đó có tôi ) về hai cây phong và thảo nguyên .
>> mạch kể xưng tôi – căn cứ vào độ dài của 2 mạch kể, ‘‘tôi’’ có ở cả 2 mạch kể .
>>: Việc sáng tạo ra 2 nhân vật kể chuyện với 2 mạch truyện lồng vào nhau này cho thấy hình ảnh 2 cây phong đã để lại những ấn tựơng đẹp đẽ đáng nhớ cho mọi người làng Ku-ku-rêu nói chung và cho nhân vật tôi (tự xưng là họa sĩ) nói riêng
>>( Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm ) 
Học sinh đọc lại phần được kể theo mạch chúng tôi. 
>>: - Đ1 : Hình ảnh hai cây phong trên đồi cao vào năm học cuối cùng của bọn trẻ .
 -Đ2 : Thế giới đẹp vô ngần mở ra trước mắt bọn trẻ khi ngồi trên những cành cây cao nhìn xuống .
>> Tuy hai cây phong để lại cho người kể chuyện ấn tượng khó quên về một thời thơ ấu nhưng đọan sau mới thực sự làm cho cả người kể chuyện và bọn trẻ ngây ngất .
>>: h/ ả hai cây phong hiện ra tuyệt đẹp với những kỉ niệm trong sáng của kí ức tuổi thơ. Rõ ràng hai cây phong như những người bạn lớn vô cùng thân thiết , bao dung và gắn bó với lũ trẻ trong làng , còn lũ trẻ thì như những chú chim non ngây thơ , nghịch ngợm chơi đùa không biết mệt , k biết chán dưới gốc và trên cành hai cây phong đã thành cổ thụ . Tg chỉ chọn vài nét tiêu biểu, kiểu phát thảo của họa sĩ , nhưng cũng đủ nói lên điều kì diệu của hai cây phong >> Vì đó là một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng .
>>Hai cây phong khổng lồ như điểm tựa nâng cánh tâm hồn tuổi thơ , thôi thúc khám phá những gì mới lạ và cao xa hơn . Hay đó cũng chính là biểu tượng cho khát vọng mãnh liệt của con người thảo nguyên . Bóng râm mát rượi , cành cây cao ngất của cây phong quê hương vừa lưu giữ kỉ niệm vừa ươm mầm , chấp cánh ước mơ cho con người .
Học sinh đọc lại phần đầu với mạch kể : « tôi »  
>>- Hai cây phong ở vị trí cao , trên đỉnh đồi .
 - Như ngọn hải đăng đặt trên núi, như hai cái cột tiêu dẫn lối về làng .
 - Hai cây phong gắn liền với những kỉ niệm thời thơ ấu mà tg rất trân trọng và nâng niu .
 - Liên quan tới nghề họa sĩ của tg- thích tìm hiểu để vẽ những bức tranh phong cảnh thiên nhiên .
 - Mỗi lần về quê , nv tôi lại nhanh chóng đến với hai cây
phong , để say sưa nhìn ngắm chúng tới ngây ngất . Hai cây phong đã từ lâu trở thành một hình ảnh kí ức trong tâm hồn tg, biểu hiện tình yêu và nỗi nhớ làng quê của một con người sống ở nơi xa.
>> : nhiều nguyên nhân khiến h/ả hai cây phong trở thành thân thương gắn bó. 
+ Hai cây phong gắn với tình yêu quê hương da diết .
+Hai cây phong gắn bó với những kỉ niệm xa xưa của tuổi học trò.
+ Đặc biệt h/ả hai cây phong với câu truyện đầy xúc động về thầy Đuy-sen và cô bé An- tư- nai 40 năm về trước.
>> Tác giả kết hợp miêu tả , so sánh , biểu cảm dựng lại hình ảnh hai cây phong thật sinh động có hồn vía như con người .Nhân vật tôi luôn hình dung hai cây phong như hai anh em sinh đôi, hai con người với sức lực dẻo dai, dũng mãnh, với tâm hồn phong phú , có cuộc sông riêng của mình .
>>: Khi hiểu ra được điều bí ẩn của thiên nhiên- chằng qua là một chân lí giản đơn – nhưng trong anh vẫn không tan đi giấc mộng kì diệu của tuổi thơ . Ngược lại , kỉ niệm và những kí ức huyền ảo ấy vẫn thường đi về , ám ảnh tâm trí anh mỗi khi nhớ về , đặc biệt là mỗi lần trở về ngắm nhìn hai cây phong cổ thụ . Điều đó chứng tỏ sức mạnh và sự ám ảnh lâu bền, dai dẳng của kỉ niệm thời thơ ấu đ/v mỗi người trong cuộc đời .Tất nhiên , k phải ai cũng có tâm trạng như vậy.
HS đọc ghi nhớ / sgk / 101.
>>. Nghệ thụât : 
- Lựa chọn ngôi kể , người kể tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo .
- Miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hội họa , truyền sự rung cảm đến người đọc .
- Có nhiều liên tưởng, tưởng tượng hết sức phong phú . 
I/ Tìm hiểu bài
 1/ Tác giả - Xuất xứ tác phẩm .
 - Ai-ma-toâp laø nhaø vaên Cö-rô-gö-xtan tröôùc ñaây là moät nöôùc Coäng Hoøa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viếtâ ; các tác phẩm quen thuộc : Cây phong non trùm khăn đỏ, Người thầy đầu tiên 
- Đoạn trích thuộc phần đầu truyện “ Người thầy đầu tiên”
 II.Đọc và tìm hiểu văn bản : 1. Đọc :sgk / 96.
2.Tìm hiểu văn bản:
 a./ Hai mạch kể lồng ghép: 
- Tôi : “Từ đầuchiếc gương thần xanh ’’ và ‘‘tôi lắng nghehết ”.
- Chúng tôi: ‘‘Vào năm học cuối cùng ... biêng biếc kia ’’.
à Lựa chọn ngôi kể , người kể tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo .
b/ Hai cây phong và kí ức tuổi thơ:
- Hai cây phong : khổng lồ nghiêng ngả đung đưa, bóng râm mát rượi, tiếng lá xào xạc , cành cao ngất 
à đẹp diệu kì .
-Thế giới đẹp vô ngần : chân trời xa thẳm,thảo nguyên hoang vu , dòng sông lấp lánh, làn sương mờ đục ...
àkhao khát và ước mơ được khám phá.
à Miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hội họa , truyền sự rung cảm đến người đọc. 
c/ Hai cây phong và thầy Đuy- sen .
- Hai cây phong : Có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng .
- Nghiêng ngả thân cây, lay động cành lá 
à Có nhiều liên tưởng, tưởng tượng hết sức phong phú . 
- Gắn với thầy giáo trường làng Đuy-sen.
- Gởi gắm vào hai cây phong non ước mơ , hi vọng của những đứa trẻ nghèo khổ .
à Tác giả kết hợp miêu tả , so sánh , biểu cảm dựng lại hình ảnh hai cây phong thật sinh động có hồn vía như con người.
IV / Tổng kết : 
1. Ý nghĩa văn bản : Hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ làng Ku-ku-rêu.
V/ Luyện tập :
BT1 : Biện pháp tu từ chủ yếu là so sánh và nhân hóa. 
Tác dụng : giúp mạch văn trôi chảy, sự vật , sự việc được tái hiện một cách sinh động , hấp dẫn.
BT2 : 
-nguyên : bình nguyên , cao nguyên , trung nguyên .
- thủy : thủy quân , thủy tạ , thủy chiến
- danh : quý danh , danh sách 
Hoạt Động 5 : Hd về nhà: 
- Học bài cũ, tóm tắt văn bản, phân tích, học thuộc 1 đoạn văn viết về hai cây phong trong văn bản.
 ? Nội dung chính của văn bản trên ?
Học thuộc ghi nhớ /sgk / 101. 
Chuẩn bị : tiết sau làm bài viết 2 tiết.Chuẩn bị 2 đề 1,2 ngữ văn 8 .trang 103.Tự tìm ý, lập dàn ý ở nhà.
Rút kinh nghiệm :
♫♫—♫♫—♫♫—♫♫—♫♫—♫♫—♫♫—♫♫—♫♫—♫♫—♫♫—♫♫—♫♫—♫♫—♫♫—♫♫—♫♫—
Lớp
Ngày dạy
Kiểm diện
Học sinh vắng
8a1
21 10 2011
8a2
21 10 2011
8a3
24 10 2011
Tiết 35-36: 	 BÀI VIẾT SỐ 2 
I –MỤC TIÊU ::
 - Củng cố kiến thức về văn kể chuyện, về ngôi kể và thứ tự kể.
 - Học sinh biết kể một câu chuyện có ý nghĩa.
 - Học sinh biết thực hiện bài viết có bố cục và lời văn hợp lí.
 - Rèn luyện kĩ năng kể chuyện, dùng từ, đặt câu.
II – Hình thức :
Hình thức : Kiểm tra tự luận
Cách tổ chức kiểm tra: HS làm tại lớp trong 90 phút.
III Thiết lập ma trận : 
 1/ Liệt kê các đơn vị bài học của phân môn :
 Tập làm văn :
à Bài viết có sự kết hợp giữa miêu tả , biểu cảm trong văn tự sự. Dàn bài, bố cục, lời văn, đoạn văn, ngôi kể, lời kể, thứ tự kể
 2/ Xây dựng khung ma trận:
Cấp độ
Tên
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Văn kể chuyện
Số câu
Số điểm... 
Tỉ lệ %
Dàn bài, bố cục, lời văn, đoạn văn, ngôi kể, lời kể, thứ tự kể.
Số câu :1
Số điểm: 10
Tỉ lệ:100 %
Số câu :1
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100 %
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu :1
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100 %
Số câu :1
Sđ: 10
100 %
II/ Chuẩn bị : Dàn ý đề tập làm văn( đề 1/SGK > NV 8- hkI)
II/ Tiến trình lên lớp : 
Hoạt Động 1 : Khởi động: (3ph ) Kiểm tra việc chuẩn bị dụng cụ của học sinh .
 Hoạt Động 2 : Tiến hành kiểm tra
 Đề : Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với một con vật nuôi mà em yêu thích .
A/ YÊU CẦU : - Xác định ngôi kể, ngôi 1.
 	 - Xác định trình tự kể : + Thời gian - không gian. 
	 + Diễn biến tâm trạng ,sự việc.
	 - Diễn đạt mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc.
	 - Bố cục đầy đủ, rõ ràng. 
	 - Dùng từ, đặt câu chính xác, đúng chính tả và ngữ pháp. 
B/ : (Dàn bài )
	1/ Mở bài : Hòan cảnh làm tôi nhớ kỉ niệm .
	2/ Thân bài :
	- Con vật nuôi đó với mình và gia đình :
 + Chuyện con vật đó xuật hiện trong gia đình mình .
 + Tả con vật 
 + Thái độ của mọi người với nó .
 - Cuộc sống của con vật nuôi đó .( có thể kể một vài việc nhỏ xảy ra với con vật đó nhằm thể hiện nó có tính cách và thể hiện thái độ của người kể với nó ) 
 - Kĩ niệm nhớ mãi .
 + Nó biết chăm sóc tôi khi ốm , nó ốm tôi chăm sóc nó .
 + Nó lạc và tôi đi tìm nó 
 - Kết hợp tự sự , miêu tả , biểu cảm , suy nghĩ sắp xếp chi tiết để tạo bất ngờ , hứng thú .
 3/ Kết bài : 
 - Có thể là kết thúc việc trở thành kỉ niệm .
 - Có thể là cuộc sống của con vật từ sau kỉ niệm đó .
 - Có thể là suy nghĩ của người kể vể lòai vật .
C/ Đáp án: : 
I. Tinh thần chung: 
1. Yêu cầu về nội dung và chuẩn cho điểm chỉ nêu lên những nét cơ bản, học sinh có thể nêu lên ý mới, theo dàn ý khác nếu hợp lí vẫn chấp nhận, vận dụng biểu điểm để đánh giá.
2. Hướng dẫn chấm chỉ định ra một số mức điểm. Các mức điểm khác, giáo viên dựa vào hai mức điểm trên dưới quyết định.
Giáo viên chấm bài dựa trên tinh thần xem xét, đánh giá tổng thể bài làm, không đếm ý cho điểm.
	Không quá bám sát câu chữ trong quá trình chấm.
3. Trân trong, khuyến khích điểm đối với các bài viết thể hiện tư duy sáng tạo
II. Yêu cầu về kĩ năng :
Bài viết có bố cục đầy đủ rõ ràng gồm MB-TB-KB.
Ý mạch lạc, diễn đạt rõ, ít lỗi chính tả.
III. Biểu điểm:
	- Điểm 9 - 10 : Bài làm đảm bảo các yêu cầu nội dung đã nêu ở đáp án. Bố cục đầy đủ, rõ ràng . Nêu được việc tốt em đã làm. Sai chính tả, ngữ pháp không qúa 2 lỗi. 
	- Điểm 7 - 8 : Nêu được hình dáng, kỉ niệm đối vớ con vật nuôi . Biết kết hợp yếu tố miêu tả, bày tỏ cảm xúc với các sự việc đã xảy ra. Tuy nhiên cảm nhận chưa sâu. Bố cục rõ ràng . Sai chính tả, ngữ pháp không qúa 4 lỗi. 
	- Điểm 5 - 6 : Nêu được các yêu cầu về mặt nội dung, nhưng còn sơ sài. Bài viết có bố cục đủ 3 phần nhưng diễn đạt chưa mạch lạc. Bày tỏ thái độ chưa cụ thể rõ ràng .
 - Điểm 3 - 4 : Bài viết quá sơ sài ,còn ý chung chung, bố cụ chưa đầy đủ, diễn đạt lủng củng . Sai quá nhiều lỗi chính tả. 
	- Điểm 1- 2 :Bài viết qúa sơ sài, ý lan man không đúng yêu cầu đề ra. Sai quá nhiều lỗi chính tả. 
	- Điểm 0 : Bài làm bỏ giấy trắng.
Họat động 3: Thu bài –nhận xét :
Hoạt động 4 : Củng cố - dặn d ò .
? Cách lập dàn ý của bài văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm .
Soạn : Nói quá .Đọc và trả lờ phần I. II/sgk 100
Sưu tầm sẳn những câu ca dao hay hoăc tục ngữ có sử dung phép Nói Quá.
Rút kinh nghiệm :
♫♫—♫♫—♫♫—♫♫—♫♫—♫♫—♫♫—♫♫—♫♫—♫♫—♫♫—♫♫—♫♫—♫♫—♫♫—♫♫—♫♫—

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 8 tuan 10 tich hop du.doc