Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 10, 11, 12 - GV: Nguyễn Thị Yến

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 10, 11, 12 - GV: Nguyễn Thị Yến

TUẦN 10

Bài 9 - Tiết 37

Nói quá

A. Mục tiêu cần đạt

 Giúp HS:

- Hiểu được thế nào là nói quá và tác dụng của biện pháp tu từ này trong văn chương cũng như trong cuộc sống hằng ngày

- Rèn kĩ năng sử dụng nghệ thuật nói quá.

B. Phương tiện và tài liệu tham khảo

- SGK,SGV Ngữ văn 8

- Một số kiến thức - kĩ năng và bài tập nâng cao Ngữ văn 8

- Nâng cao Ngữ văn 8

- Cảm thụ Ngữ văn 8.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học

* Kiểm tra:

- Phân biệt từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương.

- Lấy VD từ ngữ địa phương (câu nói, văn thơ.)

 

doc 41 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 733Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 10, 11, 12 - GV: Nguyễn Thị Yến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Bài 9 - Tiết 37
Ngày soạn: 2/11/2009
Ngày dạy: 9/11/2009
Nói quá
A. Mục tiêu cần đạt
	Giúp HS:
- Hiểu được thế nào là nói quá và tác dụng của biện pháp tu từ này trong văn chương cũng như trong cuộc sống hằng ngày
- Rèn kĩ năng sử dụng nghệ thuật nói quá.
B. Phương tiện và tài liệu tham khảo
- SGK,SGV Ngữ văn 8
- Một số kiến thức - kĩ năng và bài tập nâng cao Ngữ văn 8
- Nâng cao Ngữ văn 8
- Cảm thụ Ngữ văn 8...
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
* Kiểm tra:
- Phân biệt từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương. 
- Lấy VD từ ngữ địa phương (câu nói, văn thơ...)
* Khởi động:
* Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nói quá và tác dụng của nói quá
?. Đọc các VD - SGK
- GV lưu ý từ ngữ in đậm
?. Nói như vậy có quá sự thật không? Thực chất các câu này nhằm nói điều gì?
?. Cách nói như vậy có tác dụng gì?
?. So sánh 2 cách nói: đúng sự thật và phóng đại -> cách nào gây ấn tượng, sinh động hơn?
?. Cảm nghĩ của em về hình ảnh người nông dân qua cách nói đó?
?. Thế nào là nói quá?
?. Tác dụng của nói quá? Lấy 1 VD và nêu tác dụng?
I. Nói quá và tác dụng của nói qúa
1 Ví dụ
- Chưa nằm đã sáng
- Chưa cười đã tối
- Thánh thót như mưa ruộng cày
2. Nhận xét
- HS suy nghĩ trả lời -> Nhận xét
- HTL: Nói quá sự thật
+ C1: đặc điểm của đêm tháng 5 + mùa hè: thời gian ánh sáng mặt trời chiếu lâu nên ngày dài đêm ngắn; và ngày tháng 10 mùa đông: ít nắng, nhanh tối -> cảm tưởng ngày ngắn.
+ C2: công việc khiến cho mồ hôi chảy liên tục, ướt đãm (như mưa xuống ruộng cày).
- HS suy nghĩ trả lời -> Nhận xét
- HTL: - Nhấn mạnh: 
+ độ ngắn của “đêm tháng 5” và “ngày tháng 10”
+ Nỗi vất vả, cực nhọc của người nông dân khi phải “ cày đồng” vào “buổi ban trưa”
- Gây ấn tượng cho người đọc (chú ý)
- Sức biểu cảm: quý trọng, khâm phục...
- HS trả lời -> Nhận xét
3. Kết luận
- HTL: Như ghi nhớ -> SGK
VD: 
Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người
 ( Tố Hữu)
-> Nhấn mạnh tình thương yêu bao la của Bác
- HS đọc ghi nhớ 
Hoạt động 2: HD học sinh làm bài tập
- GV cho HS thi tìm 
hiểu thành ngữ sử dụng nói quá
- GV phổ biến thể lệ: Lớp chia làm 2 nhóm, cử nhóm trưởng, thư kí
GV phát phiếu học tập, bút dạ
- Trong 3 phút HS thảo luận ghi kết quả ra giấy
- Gv hưỡng dẫn HS đánh giá kết quả và cho điểm
- Tuyên dương tinh thần tham gia...
- Y/c HS giải nghĩa các thành ngữ?
? Điền các thành ngữ vào chỗ trống...
?. Đọc 3 tình huống a, b, c (BT1-102)
?. Tìm biện pháp nói quá - giải thích ý nghĩa
?. Đặt câu với các thành ngữ đã tìm được (Bài tập 1)
II. Luyện tập
Bài tập 1 
 Làm theo hướng dẫn của GV
- Các nhóm thảo luận
- Ghi các thành ngữ có sử dụng nói quá ra phiếu học tập
- Sau 3 phút, GV thu phiếu dán kết quả lên bảng
- Cả lớp nhận xét và đánh giá
+ Số lượng đúng của từng tổ
+ Hình thức trình bày
- HTL:
Thét ra lửa; mình đồng da sắt; đen như cột nhà cháy; chó ăn đá gà ăn sỏi; bầm gan tím ruột; ruột để ngoài ra; nở từng khúc ruột; vắt chân lên cổ; nghiêng nước nghiêng thành; dời non lấp biển ; nghĩ nát óc; gầy như que củi(xe điếu); xanh như tàu lá; xoay trời chuyển đất; long trời lở đất; ngàn cân treo sợi tóc..
Bài tập 2
- HS xác định yêu cầu và làm bài 
-> Nhận xét
DKTL: a. chó ăn đá gà ăn sỏi
 b. bầm gan tím ruột
 c. ruột để ngoài ra
 d. nở từng khúc ruột
 e. vắt chân lên cổ
Bài tập 3
- HS xác định yêu cầu, làm bài tập
-> Nhận xét
- HTL: a) sỏi đá cũng thành cơm: nhấn mạnh khả năng làm việc của con người, dù khó khăn thử thách vẫn có thể vượt qua và làm được
 b) có thể đi lên đến tận trời: có thể đi rất lâu, rất xa
 c) thét ra lửa: người mạnh mẽ, nóng nảy, uy quyền làm bất cứ việc gì.
Bài tập 4
- 2 HS lên bảng đặt câu có sử dụng TN nói quá
 Nhận xét: +Hình thức
 + Nội dung
	* Củng cố:
- Thảo luận trong tổ: Nói quá giống và khác nói khoác ntn?
- HS thảo luận 3 phút -> Trình bày -> Nhận xét
- HTL:	+ Giống: đều phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng...
+ Khác: Mục đích:	-Nói quá: biện pháp tu từ nhằm mục đích nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm
- Nói khoác: nhằm làm cho người nghe tin vào những điều không có thực (tác động tiêu cực)
- Tìm một số VD về nói quá trong các bài thơ mà em đã học
- Phát hiện trong trường hợp dưới đây, tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào?
 Nào xem ai thắng được ai
 Mĩ mười xe thép, em hai chân đồng
 	(Nói quá kết hợp ẩn dụ)
* Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài, nắm nội dung
- Làm bài tập 5
- Chuẩn bị bài: Ôn tập truyện kí VN
+ Ôn lại các văn bản truyện kí VN đã học từ đầu năm học.
+ Nghiên cứu trước nội dung bài ôn tập.
Bài 10 - Tiết 38
Ngày soạn: 3/11/2009
Ngày dạy: 9/11/2009
Ôn tập truyện kí Việt Nam
A. Mục tiêu cần đạt
	Giúp HS:
- Củng cố, hệ thống hoá kiến thức phần truyện kí hiện đại Việt Nam đã học trong chương trình lớp 8.
- Rèn kĩ năng khái quát, hệ thống hoá kiến thức; rèn trí nhớ tốt.
B. Phương tiện và tài liệu tham khảo
- SGK, SGV Ngữ văn 8
- Ôn tập Ngữ văn 8
- Để học tốt Ngữ văn 8
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
	* Kiểm tra bài cũ:
- Tìm những yếu tố MT, BC trong đoạn trích “Hai cây phong” và cho biết tác dụng của nó trong việc biểu đạt ý nghĩa câu chuyện?
- Hãy đọc thuộc lòng đoạn văn liên quan đến hai cây phong mà em cho là hay nhất và chỉ ra nghệ thuật đặc sắc của văn bản?
	* Khởi động:
- GV giới thiệu vào bài mới.
	* Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
 (thống kê những văn bản truyện kí VN)
?. Hãy trình bày phần chuẩn bị của mình về từng VB, từng mục cụ thể
- GV treo bảng phụ kết quả nội dung bản thống kê
I. Thống kê những văn bản truyện kí VN đã học
- 1 HS trình bày phần chuẩn bị ở nhà của mình
- HS khác nhận xét, sửa chữa, bổ sung
- HS tự theo dõi và sửa chữa vào vở
Tên văn bản
Tác giả
Thể loại
Phương thức biểu đạt
Nội dung chủ yếu
Đặc sắc 
nghệ thuật
Tôi đi học
(1941)
Thanh Tịnh
(1911-1988)
Truyện ngắn
Tự sự (xen trữ tình)
Những kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò trong buổi tựu trường đầu tiên.
Diễn tả bằng dòng cảm nghĩ với những rung động thiết tha, ngòi bút giàu chất thơ.
Trong lòng mẹ
(Những ngày thơ ấu, 1940)
Nguyên Hồng
(1918-1982)
Hồi kí
Tự sự (xen trữ tình)
Nỗi cay đắng, tủi cực và tình yêu thương cháy bỏng đối với người mẹ của nhà văn trong thời thơ ấu.
Lời văn chân thực, giàu cảm xúc của thể hồi kí.
Tức nước vỡ bờ
(Tắt đèn, 1939)
Ngô Tất Tố
(1893-1954)
Tiểu thuyết
Tự sự
Bộ mặt tàn ác bất nhân của xã hội thực dân phong kiến; vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân: vừa giàu yêu thương, vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
Kịch tính cao, khắc hoạ tính cách nhân vật sinh động, ngôn ngữ nông thôn nhuần nhị, tự nhiên.
Lão Hạc (1943)
Nam Cao
(1915-1951)
Truyện ngắn
Tự sự (xen trữ tình)
Số phận đau thương và phẩm chất cao quý của người nông dân cùng khổ trong xã hội cũ; tấm lòng yêu thương và thái độ trân trọng của Nam Cao đối với họ.
Khắc hoạ nhân vật sinh động, có chiều sâu tâm lí, cách kể linh hoạt, hấp dẫn, ngôn ngữ giản dị, tự nhiên mà đậm đà.
Hoạt động 2: HD học sinh khái quát những điểm giống và khác nhau chủ yếu về nội dung và hình thức nghệ thuật của các văn bản (bài 2,3,4)
- GV chia nhóm thảo luận
- Nội dung thảo luận: điểm giống và khác nhau chủ yếu về nội dung - nghệ thuật của 3 văn bản (bài 2,3,4)
- GV phát phiếu học tập, bút dạ
II. Những điểm giống và khác nhau về nội dung và hình thức nghệ thuật của các văn bản
- Lớp làm việc theo nhóm
- HS xác định yêu cầu thảo luận
- Cử nhóm trưởng, thư kí ghi nội dung kết quả (theo mẫu GV kê lên bảng)
- HTL: (theo bảng dưới đây)
Nội dung
Giống nhau
Khác nhau
- Thể loại
- Giá trị hiện thực:
- Giá trị nhân đạo
- Nghệ thuật
- Đều là các VB tự sự sáng tác giai đoạn 1930-1945
- Đề tài con người và chính sách XH đương thời, số phận cực khổ của những con người bị vùi dập
- Yêu thương trân trọng những tình cảm tốt đẹp của con người, tố cáo những gì tàn nhẫn xấu xa...
- Lối viết chân thực, gần đời sống, sinh động (bút pháp hiện thực)
- Hồi kí, tiểu thuyết, truyện ngắn
- Em bé, người phụ nữ, người nông dân
- (Dựa vào nội dung phần I)
- NT từng VB (Nghệ thuật)
Họat động3: Hướng dẫn học sinh nêu cảm nghĩ về nhân vật văn học
?. Trong 3 VB trên, em thích nhân vật nào nhất? Vì sao? 
- GV đánh giá, động viên, khen ngợi suy nghĩ tích cực của học sinh
III. cảm nghĩ về nhân vật văn học
- HS tự bộc lộ ý kiến
- HTL: - Nhân vật chị Dậu:
 - Lí do: Là người phụ nữ có những phẩm chất truyền thống: 
 + thương yêu chồng con
 + đảm đang tháo vát
 + sức mạnh, tinh thần phản kháng tiềm tàng
 - Cảm xúc: yêu quý, khâm phục, phát huy truyền thống ấy...
 ( Các nhân vật khác - nêu tương tự) 
	* Củng cố:
- Em hiểu thế nào là “truyện, kí VN”?. Kể tên các tác phẩm truyện kí VN khác mà em biết...
- Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện kí mà em thích?
	* Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập lại bài
- Chuẩn bị bài: Thông tin về ngày trái đất năm 2000
+ Đọc trước văn bản.
+ Soạn bài.
Bài 10 - Tiết 39
Ngày soạn: 5/11/2009
Ngày dạy: 11/11/2009
Thông tin về ngày trái đất năm 2000
A. Mục tiêu cần đạt
	Giúp HS:
- Thấy được tác hại, mặt trái của việc sử dụng bao bì ni lông, tự mình hạn chế sử dụng bao bì ni lông và vận động mọi người thực hiện khi có điều kiện
- Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông cũng như tính hợp lí của những kiến nghị mà văn bản đề xuất.
- Từ việc sử dụng bao bì ni lông, có những suy nghĩ tích cực về các việc tương tự trong vấn đề xử lí rác thải sinh hoạt, một vấn đề vào loại khó giải quyết nhất trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
- Giáo dục ý thức và hành động thiết thực bảo vệ môi trường
B. Phương tiện và tài liệu tham khảo
- SGK, SGV Ngữ văn 8
- Bồi dưỡng Văn năng khiếu 8
- Nâng cao Ngữ văn 8
- Bình giảng Ngữ văn 8
- Cảm thụ Ngữ văn 8...
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
	* Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu những điểm giống và khác nhau chủ yếu về nội dung và nghệ thuật của 3 văn bản: Tức nước vỡ bờ; trong lòng mẹ; Những ngày thơ ấu
- Trong các nhân vật: Bé Hồng, Lão Hạc, chị Dậu, em thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
	* Khởi động:
- GV: Chúng ta vẫn biết bao bì ni lông tiện lợi biết bao: Rất nhẹ rất dai, rẻ, giữ được nước, lại trong suốt để khi cần người mua, người dùng có thể dễ dàng quan sát hàng hoá trong bao mà không cần mở xem. Túi ni lông đáp ứng dễ dàng nhiều yêu cầu của người sử dụng, sản xuất bao bì ni lông so với bao bì bằng giấy tiết kiệm được 40% năng lượng. Vậy mà có thông điệp kêu gọi tất cả mọi người không dùng bao ni lông trong một ngày, hay là không dùng mãi mãi. Các em có thấy điều đó là vô lí không?
- HS trả lời -> GV vào bài
	* Bài mới:
 ... lá”
?. Để có được những tri thức ấy, người viết phải làm ntn?
?. Vai trò của quan sát, học tập tích luỹ kiến thức..
? Có thể dùng tưởng tượng, suy luận để làm bài không?
- GV chia lớp làm 4 đội thảo luận các đoạn trích SGK -> Ghi kết quả vào phiếu học tập (GV phát cho các đội) theo yêu cầu trong sơ đồ
I. Tìm hiểu các PP thuyết minh
1. Quan sát, học tập, tích luỹ tri thức để làm bài TM 
- HS suy nghĩ trả lời -> Nhận xét
- HTL: Quan sát, học tập, tích luỹ...
- HS trả lời độc lập -> Nhận xét
- HTL: VB : Cây dừa Bình Định, Huế-kiến thức XH, Lịch sử...
VB: Tại sao...-kiến thức KH (sinh)
VB: Khởi nghĩa Nông.V Vân (L.sử)
VB : Con giun đất - KHTN
- HTL: Y học, thực tế.... 
- HTL: 
+ Quan sát (đặc trưng, bộ phận...)
+ Đọc sách, tra cứu ( Lịch sử, KHTN)
+ Tham quan, quan sát
=> Vai trò: TM mới hay, sinh động và chính xác
- HTL: Không dùng tưởng tượng, suy luận -> kiến thức sẽ có tính chủ quan, không chính xác, đúng bản chất svht...
2. Phương pháp thuyết minh 
- HS làm việc theo nhóm : 7 phút
- ND thảo luận: các đoạn trích SGK
- Ghi kết quả thảo luận vào phiếu học tập (GV kẻ sẵn mô hình)
- Sau khi thảo luận, các nhóm đưa kết quả dán lên bảng
- Nhận xét
- HTL:
STT
Tên PP thuyết minh
Đặc điểm, vai trò, dấu hiệu, tác dụng của PP
Ví dụ...
1
PP nêu định nghĩa, giải thích
- Từ “là”, quy sự vật vào loại của nó và chỉ ra đặc điểm, công dụng riêng
Sách là đồ dùng học tập
2
PP liệt kê, nêu VD, số liệu
- Làm cho vấn đề trừu tượng trở nên cụ thể, dễ nắm bắt và có sức thuyếtt phục; người đọc cảm nhận vấn đề sâu sắc hơn
- Liệt kê: thân cây làm máng, lá làm tranh...
- Người ta cấm hút thuốc... (ở Bỉ, từ 1987... phạt 40 đola)
- .. Trong không khí: dưỡng khí chỉ chiếm 20% thể tích, thán khí 3 %...
3
PP so sánh
- Sự vật hiện tượng trở nên cụ thể, sinh động
- Nguy hại của thuốc lá còn nặng hơn AIDS...
4
PP phân loại, phân tích
PT: Chia nhỏ đối tượng ra để xem xét
PL: chia nhỏ đối tượng vốn có nhiều cá thể thành từng loại theo một số tiêu chí
- Huế: sự kết hợp hài hoà của núi, sông, biển
- Công trình kiến trúc...
- Sản phẩm đặc biệt...
?. Em có nhận xét gì về PP nêu số liệu, PP nêu VD (lấy từ đâu, đảm bảo yêu cầu gì...)
?. Phân tích và chỉ ra sự kết hợp của các PP TM trong “Ôn dịch, thuốc lá”?
?. Việc kết hợp các PP TM trong một bài viết có tác dụng gì...
?. Để làm bài văn TM cần chuẩn bị những gì?
?. Nêu các PP TM và sự kết hợp của chúng trong VB TM?
- HTL: VD, con số có cơ sở thực tế đáng tin cậy (nếu không thì không có sức thuyết phục nữa)
- HS suy nghĩ trả lời -> Nhận xét
- HTL: 
+ PP so sánh: dịch AIDS - thuốc lá; đáng sợ của thuốc lá với đáng sợ của giặc gặm nhấm
+ PP liệt kê (tác hại của thuốc lá), nêu VD (ở TP Âu-Mĩ); số liệu ( ở Bỉ..)
+ PP phân loại, phân tích: Tác hại của thuốc lá với người xung quanh; người thân, thai nhi...
- HTL: để bài viết có sức thuyết phục, dễ hiểu , sáng rõ
3. Kết luận
- HS suy nghĩ trả lời -> Nhận xét
- HTL: Như Ghi nhớ - SGK
- HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 2: HD học sinh luyện tập
?. Phạm vi tìm hiểu vấn đề trong “Ôn dịch, thuốc lá”
?. Đọc VB “ngã ba Đồng Lộc”
?. VB cung cấp những kiến thức gì?
?. Kiến thức đó ntn?
?. VB đã sử dụng những PP thuyết minh nào?
II. Luyện tập
Bài tập 1
- HTL:
+ Kiến thức của một bác sĩ (khói thuốc vào phổi, hồng cầu, động mạch...)
+ Kiến thức của một người quan sát đời sống XH ( tâm lí người hút thuốc...)
+ Kiến thức của người có tâm huyết với vấn đề XH bức xúc...
Bài tập 3
- HS đọc
- HS đọc trả lời -> Nhận xét
- HTL: Kiến thức lịch sử:
+ Vị trí ngã ba Đồng Lộc, trong chiến tranh...
+ Trận đánh diễn ra ở đây...
+ La Thị Tám -người anh hùng trẻ tuổi...
-> Kiến thức cụ thể chính xác
- HTL: PPTM: + Nêu sự kịên cụ thể
 + Định nghĩa...
 + Số liệu...
	* Củng cố:
- Thảo luận bài tập 4 - Cho ý kiến về cách phân loại HS yếu của bạn lớp trưởng
- Yêu cầu HS tranh luận và thống nhất ý kiến
	* Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, tìm đọc và sưu tầm các văn bản thuyết minh để tích luỹ kiến thức
- Hoàn thành Bài tập 4 vào vở
- Chuẩn bị bài: Trả bài kiểm tra Văn, bài Tập làm văn sô 2
+ Xem lại bài kiểm tra số 2 - Giờ sau trả bài
+ Tự tìm các lỗi sai và sửa chữa ra giấy nháp.
Bài 12 - Tiết 48
Ngày soạn: 20/11/2009
Ngày dạy: 28/11/2009
Trả bài kiểm tra Văn, bài Tập làm văn số 2
A. Mục tiêu cần đạt
	Giúp HS:
- Đánh giá kết quả học tập của mình qua 2 bài kiểm tra
- Rút kinh nghiệm bài viết và nhận ra những lỗi bài viết, sửa lỗi bài viết...
- ý thức trao đổi, giúp đỡ, góp ý cho nhau về bài viết
B. Phương tiện và tài liệu tham khảo
- Các bài viết của HS
- Các bài văn mẫu 8
- Những bài viết tiêu biểu.
- Bảng phụ
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
	* Kiểm tra: (Kiểm tra 15’)
Đề bài
Phần I. Trắc nghiệm (2 điểm)
1. Dòng nào nói đúng nhất các phương pháp sử dụng trong bài văn thuyết minh?
A. Chỉ sử dụng phương pháp so sánh, định nghĩa, giải thích
B. Chỉ sử dụng phương pháp nêu VD, phân tích, phân loại
C. Chỉ sử dụng phương pháp liệt kê, dùng số liệu
D. Cần sử dụng phối hợp các phương pháp trên
2. Phương pháp thuyết minh nào không được sử dụng trong VB “Ôn dịch, thuốc lá”?
A. Phương pháp loại trừ	B. Phương pháp định nghĩa
C. Phương pháp liệt kê	D. Phương pháp nêu VD cụ thể
E. Phương pháp nêu số liệu	G. Phương pháp so sánh
H. Phương pháp phân tích
3. Trong các VB đã học sau đây, VB nào có sử dụng yếu tố TM một cách rõ nét?
A. Đánh nhau với cối xay gió
B. Hai cây phong
C. Chiếc lá cuối cùng
D. Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000
4. Ngôn ngữ của VB thuyết minh có đặc điểm gì?
A. Có tiình hình tượng, giàu giá trị biểu cảm 
B. Có tính chính xác, cô đọng, chặt chẽ và sinh động
C. Có tính đa nghĩa và giàu cảm xúc
D. Có tính cá thể và giàu hình ảnh 
Phần II. Tự luận (8 điểm)
Hãy viết 1 bài văn ngắn giới thiệụ thuyết minh về cây tre quê em.
Đáp án và hướng dẫn chấm
Phần I. Trắc nghiệm (2 điểm)
Mỗi đáp án đúng = 0,5 điểm
1 - D	2 - A	3 - D	4 - B
Phần II. Tự luận (8 điểm)
- Yêu cầu: 
+ Hình thức:
	• Bài văn có bố cục 3 phần (MB, TB, KB)
	• Trình bày sạch sẽ, chữ viết đẹp, không mắc lỗi chính tả.
+ Nội dung:
	• Yêu cầu viết đúng thể loại, chủ đề, ngôn ngữ phù hợp
	• Giới thiệu được lợi ích và đặc điểm của cây tre
- Biểu điểm:
+ 7 -> 8 điểm: Bài viết đạt các yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát, thể hiện được sự hiểu biết của mình về cây tre.
+ 5 -> 6 điểm: Bài viết đạt các yêu cầu trên song còn mắc một số lỗi nhỏ về chính tả,
+ 3 -> 4 điểm: Bài viết nêu được lợi ích và đặc điểm của cây tre song còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ.
+ 1 -> 2 điểm: Bài viết sơ sài, diễn đạt yếu, mắc lỗi chính tả nhiều.
	* Khởi động:
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết trả bài.
	* Bài mới: (GV trả bài trước 2 ngày)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Trả bài kiểm tra Văn
- GV đưa bảng phụ ghi đề kiểm tra Văn.
(Như GA, tiết 41)
?. Xác định yêu cầu của đề?
?. Khoanh tròn ý đúng trong các câu trên? 
- GV chuẩn xác theo bảng sau:
?. Nêu các ý chính em trình bày trong bài viết?
?. Từ các ý trên, em hãy lập thành một dàn ý chi tiết?
- GV chuẩn xác (như HD chấm tiết 41)
?. Bài văn của em đã đúng với yêu cầu chưa? Các đoạn văn trong bài đã trình bày theo các ý đã lập trong dàn bài chưa? Có mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ không? Diễn đạt ntn?...
- GV cùng sửa bài với HS.
I. Trả bài kiểm tra Văn
- HS đọc lại đề bài 1 lượt.
1. Xác định yêu cầu đề
- 1 -> 2 HS trả lời -> lớp nhận xét
- HTL:
+ Phần I. Trắc nghiệm: Ghi lại chữ cái đầu tiên của câu trả lời em cho là đúng.
+ Phần II. Tự luận: Phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật văn học và nêu được nghệ thuật XD nhân vật đó của tác giả.
2. Đáp án (TN) và dàn bài (TL)
a. Trắc nghiệm
- HS lên bảng hoàn thành phần trắc nghiệm.
- Lớp nhận xét
- HTL: 1-D, 2-B, 3-C, 4-B, 5-B, 6-A, 7-C, 8-A, 9-A, 10-A, 11-B, 12-D
b. Tự luận
* Tìm ý:
- 2 -> 3 HS trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ sung
- HTL:
+ Giới thiệu nhân vật.
+ Lí do em thích nhân vật ấy.
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật có gì đặc sắc.
* Lập dàn ý
- HS dành 5’ lập dàn ý
- Trình bày trước lớp.
- Lớp bổ sung.
3. Chữa lỗi trong bài tự luận
- HS tự đọc và đánh giá bài làm của mình
-> nhận ra những lỗi sai.
- Từng cặp sẽ nhận xét, đánh giá bài làm của bạn (7’)
- HS cùng nhau đưa ra hướng sửa chữa trong bài.
Hoạt động 2: Trả bài TLV số 2
?. XĐ y/c của đề?
?. Với đề bài trên, em sẽ trình bày những ý chính nào?
?. Từ các ý chính trên, em hãy lập dàn ý chi tiết cho bài văn?
- GV chuẩn xác theo dàn ý của tiết 35 + 36
?. Bài văn của em đã đúng với yêu cầu chưa? Các đoạn văn trong bài đã trình bày theo các ý đã lập trong dàn bài chưa? Có mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ không? Diễn đạt ntn?...
- GV cùng sửa bài với HS.
II. Trả bài TLV số 2
1. Đề bài
Một lần mắc lỗi với thầy (cô) giáo
2. Tìm hiểu đề, tìm ý
- 1 -> 2 HS trả lời.
- Lớp nhận xét
- HTL: 
+ Kiểu bài: tự sự (kết hợp miêu tả và biểu cảm)
+ Nội dung: kể về lần phạm lỗi với thầy (cô) giáo.
- 2 -> 3 HS trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HTL: 
+ Kể về lần phạm lỗi: lỗi gì?... (diễn biến của sự việc)
+ Miêu tả: hình ảnh, nét mặt của thầy (cô), của em, mọi người xung quanh.
+ Biểu cảm: thái độ của em khi sự việc xảy ra và sau sự việc ấy.
3. Dàn ý
- HS lập dàn ý (5’)
- Trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
4. Sửa lỗi
- HS tự đọc và đánh giá bài làm của mình
-> nhận ra những lỗi sai.
- Từng cặp sẽ nhận xét, đánh giá bài làm của bạn (7’)
- HS cùng nhau đưa ra hướng sửa chữa trong bài.
- HS (có thể) nêu lên những thắc mắc trong quá trình sửa bài -> đề nghị GV giải đáp hoặc hướng dẫn sửa chữa.
Hoạt động 3: GV đánh giá chung 2 bài kiểm tra
1. Ưu điểm:
- Trình bày bài tương đối khoa học, chữ viết đẹp: Huyền, Ngân...
- Đa số các em nắm được những kiến thức cơ bản học trên lớp.
- Biết vận dụng kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra.
- Bài viết thể hiện được những tình cảm xúc động (về một nhân vật văn học), có thái độ nhận thức đúng đắn (nhận ra được lỗi lầm với thầy, cô) và hướng sửa chữa mang tính tích cực.
2. Nhược điểm
- Một số bạn chữ viết xấu: Thắng, Triệu, Chiến....
- Còn sai lỗi chính tả, lỗi dùng từ, cấu trúc câu.
- Sử dụng “khẩu ngữ” trong văn viết không phù hợp.
- Một số bài viết chỉ chú trọng vào phương thức tự sự, chưa kết hợp được các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài viết
	* Củng cố:
- GV gọi một số HS có bài viết tốt đọc trước lớp.
- Đọc 1 bài viết trong cuốn “Những bài văn mẫu lớp 8” để HS tham khảo.
	* Hướng dẫn về nhà:
- Nắm được những lỗi sai trong bài kiểm tra -> khắc phục.
- Hoàn thành bài viết TLV số 2 sau khi sửa.
- Chuẩn bị bài: Bài toán dân số
+ Đọc trước văn bản.
+ Soạn bài.
+ Đọc: Hướng dẫn tự học NV 8.
Thông qua tổ ngày .... tháng 11 năm 2009
Tổ trưởng
 Hoàng Thị Tuyết

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 101112.doc