Tiết 1 – 2 :
TÔI ĐI HỌC
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp HS :
- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
II. CHUẨN BỊ :
- Thầy : Giáo án, SGK.
- Trò : Soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
* Ổn định.
* Kiểm tra sỉ số.
* Giới thiệu bài mới :
Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm về tuổi học trò thường được lưu giữ mãi. Đặc biệt là kỉ niệm về buổi đến trường đầu tiên. Truyện ngắn “Tôi đi học” của Thanh Tịnh đã diễn tả thật sâu sắc những kỉ niệm bâng khuâng mơn man của một thời thơ ấu.
Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần 1 Tiết 1 – 2 : TÔI ĐI HỌC I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS : - Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên. - Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh. II. CHUẨN BỊ : - Thầy : Giáo án, SGK. - Trò : Soạn bài. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : * Ổn định. * Kiểm tra sỉ số. * Giới thiệu bài mới : Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm về tuổi học trò thường được lưu giữ mãi. Đặc biệt là kỉ niệm về buổi đến trường đầu tiên. Truyện ngắn “Tôi đi học” của Thanh Tịnh đã diễn tả thật sâu sắc những kỉ niệm bâng khuâng mơn man của một thời thơ ấu. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung hoạt động HOẠT ĐỘNG 1 : TÌM HIỂU TÁC GIẢ TÁC PHẨM - Gọi HS đọc chú thích trong SGK. - GV nêu khái quát những nét chính về tác giả, tác phẩm. HOẠT ĐỘNG 2 : HƯỚNG DẪN ĐỌC VĂN BẢN VÀ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH : - GV hướng dẫn cách đọc : đọc chậm rãi, nhẹ nhàng mà sâu lắng. - GV đọc mẫu một đoạn, sau đó gọi HS đọc tiếp. - Nhận xét cách đọc của HS. - Lưu ý đọc kĩ các chú thích 2, 6, 7. HOẠT ĐỘNG 3 : HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN. - GV nêu câu hỏi : Truyện này tác giả kể về những điều gì ? Truyện được kể ở ngôi thứ mấy ? - Nhân vật Tôi nhớ lại kỉ niệm buổi tựu trường đầu tiên trong đời vào lúc nào ? - Cho HS chú ý phần đầu của văn bản. - Những gì đã gợi lên trong lòng nhân vật Tôi kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên ? - Nhân vật Tôi nhớ lại những kỉ niệm, đó là những kỉ niệm nào ? - Đọc toàn bộ truyện ngắn, em thấy những kỉ niệm này được tác giả diễn tả theo trình tự như thế nào ? - GV bình chuyển ý. - Hãy tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện cảm giác, tâm trạng hồi hộp của nhân vật Tôi. - Khi chờ nghe gọi tên mình vào lớp, Tôi có tâm trạng như thế nào ? - Tại sao câu bé lại sợ bật khóc ? Có thể nói cậu là người yếu đuối hay không ? - Khi rời bàn tay mẹ vào lớp, tôi có cảm giác ra sao ? => GV nhấn mạnh cảm giác bỡ ngỡ, tâm trạng hồi hộp của nhân vật tôi trong lần đầu tiên xa mẹ -> cảm xúc tăng dần. * GV củng cố. - Đọc chú thích SGK. - Nắm những nét chính về tác giả, tác phẩm. - Nắm cách đọc. - Đọc văn bản. - Nắm chú thích - Phát hiện : truyện kể về những kỉ niệm trong sáng của buổi tựu trường đầu tiên có lẽ là của tg, kể ở ngôi thứ nhất. - Khi đã trưởng thành. - Phát hiện : biến chuyển của đất trời cuối thu và hình ảnh mấy em nhỏ rut rè núp dưới nón mẹ. - Suy nghĩ độc lập, đứng tại chỗ trả lời. - Suy nghĩ độc lập, đứng tại chỗ trả lời. - Dựa vào văn bản trả lời. - Tâm trạng giật mình, lúng túng. - Thảo luận nhóm. - Cảm giác sợ, khóc, vừa xa lạ vửa gần gũi, vừa ngỡ ngàng vừa tự tin. I. GIỚI THIỆU : 1/ Tác giả : Thanh Tịnh ( 1911 – 1988 ) quê ở Huế, từng dạy học, viết văn. Sáng tác của ông đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo. Figure 1 2/ Tác phẩm : Tôi đi học in trong tập Quê Mẹ, xuất bản năm 1941. II. PHÂN TÍCH : 1/ Những kỉ niệm của nhân vật Tôi và trình tự diễn tả những kỉ niệm : Những kỉ niệm của nhân vật Tôi : - Tâm trạng, cảm giác khi cùng mẹ đến trường. - Khi đến trường, nhìn ngôi trường, mọi người, các bạn, lúc nghe gọi tên và phải rời bàn tay mẹ để vào lớp. - Khi vào lớp, lúc ngồi vào chỗ của mình và đón giờ học đầu tiên. Trình tự diễn tả những kỉ niệm : - Theo trình tự thời gian. - Theo trình tự không gian ( từ nhà đến trường, ở sân trường vào lớp học ). 2/ Những hình ảnh chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, ngỡ ngàng của nhân vật Tôi: - Trên đường đến trường : Con đường cảnh vật quen thuộc -> trở nên xa lạ thay đổi. - Cảm thấy trang trọng, đứng đắn với bộ quần áo, với mấy quyển vở mới trên tay. - Khi đến sân trường : sân trường dày đặc người thấy ngôi trường xinh xắn -> lo sợ vẩn vơ. - Cậu bé bật khóc vì sợ phải xa mẹ để vào môi trường hoàn toàn xa lạ. Đó là cảm giác nhất thời của một cậu bé nông thôn chứ không phải là yếu đuối. => Tâm trạng của nhân vật Tôi luôn thay đổi. Hết tiết 1 chuyển sang tiết 2 - Trong buổi tựu trường có nhiều người lớn, đó là ai ? - Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của những người này đối với các em nhỏ lần đầu tiên đi học ? - GV : Qua các hình ảnh trên chúng ta thấy được trách nhiệm, tấm lòng của gia đình, nhà trường đối với thế hệ tương lai. Đó là một môi trường ấm áp, nguồn nuôi dưỡng HS trưởng thành. Và một trong những yếu tố tạo nên sức cuốn hút của tác phẩm là tg sử dụng nhiều biện pháp tu từ, nổi bật hơn hết là biện pháp tu từ so sánh. - Em hãy tìm và phân tích các hình ảnh so sánh đó ? - Cho biết tác dụng của các biện pháp so sánh đó ? - Em có nhận xét gì về nghệ thuật của truyện ? + Tác giả sử dụng NT gì khi kể lại những kỉ niệm buổi tựu trường ? ( Kể, tự sự ) + Tác giả sử dụng NT gì khi tả con đường, ngôi trường, quang cảnh ? ( Miêu tả ) + Tác giả sử dụng NT gì khi nói về tâm trạng, cảm giác của Tôi trong ngày đầu tiên đến trường ? ( Biểu cảm ). - GV : Truyện ngắn có sự kết hợp hài hòa các phương thức diễn đạt kể, tả và biểu cảm, làm bài văn tăng thêm chất trữ tinh, trong trẻo, dịu êm, tha thiết. - Bố cục của truyện được sắp xếp như thế nào ? HOẠT ĐỘNG 4 : HƯỚNG DẪN TỔNG KẾT. - GV tổng kết lại nội dung chính của bài. - Gọi HS đọc Ghi nhớ. OẠT ĐỘNG 5 : HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP. - Gọi HS đọc câu hỏi phần luyện tập ( SGK trang 9 ). - Hướng dẫn cách làm cho HS. - Phát hiện : phụ huynh, ông đốc, thầy giáo. - Dựa vào văn bản trả lời. - Tìm các biện pháp so sánh. - Trả lời. - Trả lời. - Chú ý toàn văn bản trả lời. - Đọc, viết Ghi nhớ vào vở. - Đọc phần luyện tập. - Câu 1 phải kết hợp hài hòa giữa kể, miêu tả và biểu cảm. Câu 2 trình bày có cảm xúc các ấn tượng riêng. 3/ Thái độ, cử chỉ của người lớn : - Phụ huynh : chuẩn bị chu đáo cho con : áo quàn , tập vở, dưa con đến trường, cùng dự lễ, cũng hồi hộp như con. - Ông đốc : hiền từ, bao dung, yêu trẻ. - Thầy giáo : vui tính, giàu tình thương. 4/ Các hình ảnh so sánh : Có nhiều biện pháp so sánh nhưng chủ yếu là ba so sánh . - Tôi quên thế nào như mấy cành - Ý nghĩa ấy như một làn - Họ như con chim họ thèm vụng và ước ao như... => Giúp người đọc cảm nhận cụ thể rõ ràng hơn cảm giác của nhân vật Tôi, làm truyện tăng têm chất trữ tình, ngọt ngào , trong trẻo. 5/ Nghệ thuật : - Kết hợp hài hòa giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm. - Bố cục theo dòng hồi tưởng, theo trình tự thời gian. III. TỔNG KẾT : - Kỉ niệm buổi tựu trường đầu tiên thường được ghi nhớ mãi. - Nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm. IV. LUYỆN TẬP : 1/ Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật Tôi trong truyện ngắn Tôi đi học. 2/ Viết bài văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng lần đầu tiên. * Củng cố : - Một trong những thành công của việc thể hiện cảm xúc, tâm trạng của Thanh Tịnh trong bài Tôi đi học là biện pháp so sánh. Em hãy nhắc lại 3 so sánh hay trong bài và phân tích hiệu quả nghệ thuật của nó. * Dặn dò : - Học bài . Soạn bài : Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 3: CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS : - Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. - Rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. II. CHUẨN BỊ : - Thầy : + Giáo án, SGK. + Sơ đồ vòng tròn cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. -Trò : Soạn bài. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : * Ổn định. * Kiểm tra sỉ số. * Bài mới : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung hoạt động HOẠT ĐỘNG 1 : TÌM HIỂU KHÁI NIỆM - Cho HS quan sát sơ đồ SGK. - Nhìn vào sơ đồ em hiểu được điều gì ? ( giải thích trước các từ : động vật, thú, chim, cá ) - Nghĩa của từ động vật rộng hay hẹp hơn nghĩa của các từ : thú, chim, cá ? Vì sao. - Nghĩa của từ thú rộng hay hẹp hơn nghĩa của các từ : voi, hươu ? Vì sao. Nghĩa của từ chim rộng hay hẹp hơn nghĩa của các từ : tu hú, sáo Nghĩa của từ cá rộng hay hẹp hơn nghĩa của các từ : cá rô, cá thu? Vì sao. - Nghĩa của các từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của những từ nào, đồng thời hẹp hơn nghĩa của từ nào ? - GV biểu diễn mối quan hệ này bằng sơ đồ hình tròn ( treo hình lên bảng ) HOẠT ĐỘNG 2: TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHÂN TÍCH. - Em có nhận xét gì về nghĩa của một từ ngữ Một từ ngữ được coi là nghĩa rộng, nghĩa hẹp khi nào ? - Cho HS ghi phần Ghi nhớ. HOẠT ĐỘNG 3 : HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP - Gọi HS đọc bài tập 1. - Hướng dẫn cách làm, gọi HS trình bày ý kiến. - GV đọc yêu cầu BT 2 - Lưu ý HS muốn tìm từ ngữ nghĩa rộng thì phải chú ý từ ngữ đó phải bao hàm nghĩa của các từ trong nhóm. - GV nêu yêu cầu BT 3 và gọi HS lên bảng trình bày. - Gọi HS đọc BT 4. - Chỉ ra những từ ngữ không thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhóm từ dó. - Gọi HS đọc đoạn trích. - Tìm 3 động từ cùng thuộc một phạm vi nghĩa, trong đó một từ có nghĩa rộng và hai từ có nghĩa hẹp hơn. - Quan sát sơ đồ. - Trả lời : + Động vật : thú, chim, cá. + Thú : voi, hươu .. + Chim : sáo, két + Cá : cá heo, trê.. - Suy nghĩ độc lập trả lời. - Đứng tại chỗ trả lời. - Đứng tại chỗ trả lời. - Quan sát sơ đồ. - Dựa vào những phần vừa nêu trên để trả lời . - Ghi phần Ghi nhớ - Đọc BT 1 - Hai HS lên bảng trình bày. - Hai HS lên bảng trình bày ... vựng khác nhau. + Cách chuyển trường từ vựng có tác dụng làm tăng sức gợi cảm. HOẠT ĐỘNG 3 : HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP - Cho HS xem lại văn bản Trong lòng mẹ, tìm các từ thuộc trường từ vựng người ruột thịt. - Gọi HS đọc BT 2 và yêu cầu HS đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ. - Gọi HS đọc đoạn trích. - Các từ in đậm trong đoạn trích thuộc trường từ vựng nào ? - Xếp các từ mũi, nghe, tai, thính, điếc, thơm, rõ vào đúng trường từ vựng của nó theo bảng ? - Lươiù, lạnh và phòng thủ đều là những từ nhiều nghĩa, căn cứ vào các nghĩa của từ để xác định mỗi từ có thể thuộc những trường từ vựng nào ? - Cho HS đọc BT 6 - Tác giả đã chuyển các từ in đậm từ trường từ vựng nào sang trường từ vựng nào ? - Đọc đoạn văn. - Phát hiện : chỉ người. - P.hiện : đều chỉ bộ phận con người. - Đứng tại chỗ trả lời. - Chỉ hình dáng con người. - Đọc mục I.2 SGK - Dựa vào SGK để trả lời. - Dựa vào SGK để trả lời. - Dựa vào SGK để trả lời. - Dựa vào SGK để trả lời. - Trình bày ý kiến. - Hai HS lên bảng trình bày. - Đọc Đoạn trích. - Trình bày ý kiến. - Hai HS lên bảng điền vào trường từ vựng thích hợp. - Thảo luận nhóm. - Đọc BT 6 - Trình bày ý kiến I. THẾ NÀO LÀ TRƯỜNG TỪ VỰNG : Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. * Lưu ý : a. Các trường từ vựng mắt : - Bộ phận của mắt : con ngươi, lông mày - Đặc điểm của mắt : lờ đờ, mù - Hoạt động của mắt : liếc, nhìn b. Có thể tập hợp những từ có từ loại khác nhau, vì : - Danh từ chỉ sự vật : con ngươi, lông mày - Động từ chỉ hoạt động : ngó, liếc - Tính từ chỉ tính chất : lờ đờ, tinh anh c. Một từ nhiều nghĩa có nhiều trường từ vựng khác nhau. Ví dụ từ Ngọt. - Trường mùi vị : chát, thơm - Trường âm thanh : the thé, êm dịu - Trường thời tiết : hanh, ẩm d. Tác dụng làm tăng sức gợi cảm. Ví dụ : - Từ trường từ vựng về người chuyển sang trường từ vựng về động vật. + Suy nghĩ của con người : tưởng, ngỡ, nghĩ + Hành động của con người : mừng, vui, buồn + Cách xưng hô của con người : cô, cậu, tớ II. LUYỆN TẬP : 1/ Những từ thuộc trường từ vựng người ruột thịt : thầy, mẹ, em, cô, mợ, cháu, con, anh. 2/ a/ Dụng cụ đánh bắt thủy sản. b/ Dụng cụ để đựng ( dụng cụ gia đình;cá nhân ) c/ Hoạt động của chân. d/ trạng thái tâm lí e/ Tính cách g/ Dụng cụ để viết ( đồ dùng học tập ) 3/ Các từ in đậm thuộc trường từ vựng “ thái độ” 4/ Khứu giác Thính giác Mũi, thơm, điếc, thính Tai, nghe, điếc, rõ, thính 5/ - Lưới ; + Trường dụng cụ đánh bắt thủy sản : lưới, câu . + Trường đồ dùng cho chiến sĩ : lưới ( chắn đạn B40 ), võng, bạt + Trường các họat động săn bắt của con người : lưới. bẫy - Lạnh : + Trường thời tiết và nhiệt độ : lạnh, nóng + Trường tính chất của thực phẩm : lạnh ( đồ lạnh ), nóng ( thực phẩm nóng sốt hoặc có hàm lượng đạm cao ). + Trường tính chất tâm lí hoặc tình cảm của con người : lạnh ( anh ấy hơi lạnh ), ấm ( ấm áp ) - Phòng thủ : + Trường tự bảo vệ bằng sức mạnh của chính mình : phòng thủ, phòng ngự. + Trường các chiến lược, chiến thuật hoặc các phương án tác chiến đấu của quân đội : phòng thủ, phản công, tấn công. + Trường các hoạt động bảo đảm an ninh quốc gia : phòng thủ, tuần tra, canh gác 6/ Tác giả đã chuyển những từ in đậm từ trường quân sự sang trường nông nghiệp. * Củng cố : - Thế nào là trường từ vựng ? - Học bài, làm bài tập 7 * Dặn dò : - Học bài. - Soạn : Bố cục văn bản. + Thế nào là bố cục văn bản ? + Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 8 : BỐ CỤC VĂN BẢN I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS : - Nắm được bố cục văn bản, cách xắp xếp nội dung trong phần thân bài. - Biết xây dựng bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp với đối tượng và nhận thức của người đọc. II. CHUẨN BỊ : - Thầy : + Giáo án, SGK. + Xem kĩ những điều cần lưu ý ( SGV ) - Trò : Soạn bài. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : * Ổn định. * Kiểm tra bài cũ : - Thế nào là chủ đề của văn bản ? - Thế nào là tính thống nhất của chủ đề văn bản ? * Giới thiệu bài mới : Ở lớp 7 các em đã được học bố cục và mạch lạc trong văn bản. Các em đã nắm được văn bản thường phải có ba phần : Mở bài, Thân bài, Kết bài và chức năng , nhiệm vụ của chúng. Bài học này nhằm ôn lại kiến thức đã học, đồng thời đi sâu hơn tìm hiểu cách sắp xếp tổ chức nội dung phần Thân bài – phần chính của văn bản. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung hoạt động HOẠT ĐỘNG 1 : ÔâN LẠI KIẾN THỨC BỐ CỤC BA PHẦN CỦA VĂN BẢN. - Cho HS đọc văn bản trang 24 SGK - Văn bản trên có thể chia làm mấy phần ? Chỉ ra các phần đó. - Cho biết nhiệm vụ của từng phần trong văn bản trên ? - Hãy phân tích mối quan hệ giữa các phần trong văn bản trên ? - Từ việc phân tích trên, hãy cho biết bố cục văn bản thường gồm có mấy phần ? Các phần của văn bản có quan hệ với nhau như thế nào? GV chốt dẫn đến điểm 1, 2 phần Ghi nhớ. HOẠT ĐỘNG 2 : HƯỚNG DẪN CÁCH BỐ TRÍ, SẮP XẾP NỘI DUNG PHẦN THÂN BÀI. - Phần TB văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh kể về những sự kiện nào ? Các sự kiện ấy được sắp xếp theo thứ tự nào ? - Văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của cậu bé Hồng. Hãy chỉ ra những diễn biến của tâm trạng cậu bé trong phần TB. - Khi tả người, vật, phong cảnh em sẽ lần lượt miêu tả theo trình tự nào ? Hãy kể một số trình tự mà em biết. - Phần TB của văn bản Người thầy đạo cao đức trọng nêu các sự việc để thể hiện chủ đề người thầy đạo cao đức trọng. Hãy cho biết cách sắp xếp các sự việc ấy. - Từ các BT trên và bằng những hiểu biết của mình , hãy cho biết cách sắp sếp nội dung phần TB tùy thuộc vào những yếu tố nào ? Các ý trong phần TB thường được sắp xếp theo những trình tự nào ? HOẠT ĐỘNG 3 : HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP - Gọi HS đọc BT 1. - Hãy phân tích cách trình bày ý trong các đoạn trích. - Hướng dẫn làm BT 2, 3. - Đọc văn bản. - Tìm bố cục. - Nêu nhiệm vụ của từng phần. - Dựa vào những phần vừa nêu trên để trả lời . - Trình bày ý kiến. - Ghi phần Ghi nhớ điểm 1, 2. - Dựa vào văn bản trả lời. - Dựa vào văn bản trả lời. - Đứng tại chỗ trả lời. - Đứng tại chỗ trả lời. - Chia nhóm thảo luận, đại diện nhóm trình bày. - Đọc BT 1. - Ba HS lên bảng trình bày. I. BỐ CỤC VĂN BẢN : 1/ Ba phần : - Phần 1 : Ông Chu Văn An danh lợi. - Phần 2 : Học trò theo ông vào thăm. -Phần 3 : Còn lại. 2/ Nhiệm vụ : - Phần 1 : Giới thiệu ông Chu Văn An. - Phần 2 : công lao, uy tín và tính cách của ông Chu Văn An. - Phần 3 : Tình cảm của mọi người đối với ông Chu Văn An. 3/ Mối quan hệ giữa các phần trong văn bản : - Luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, phần trước là tiền đề cho phần sau, còn phần sau là sự tiếp nối phần trước. - Các phần đều tập trung làm rõ chủ đề của văn bản là Người thầy đạo cao đức trọng. 4/ Kết luận chung : Bố cục văn bản thường gồm ba phần : MB, TB, KB các phần này luôn có quan hệ chặt chẽ với nhau để tập trung làm rõ chủ đề của văn bản. @ Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề. Văn bản thường có bố cục 3 phần MB, TB, KB. @ Phần MB có nhiệm vụ nêu ra chủ đề của văn bản. Phần B thường có một số đoạn nhỏ trình bày các khía cạnh của chủ đề. Phần KB tổng kết chủ đề của văn bản. II. CÁCH BỐ TRÍ, SẮP XẾP NỘI DUNG PHẦN THÂN BÀI 1/ Cách sắp xếp nội dung phần TB trong Tôi đi học. - Sắp xếp theo sự hồi tưởng những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên của tác giả. Các cảm xúc lại được sắp xếp theo thứ tự thời gian : những cảm xúc trên đường đến trường, khi bước vào lớp học. - Sắp xếp theo sự liên tưởng đối lập những cảm xúc về cùng một đối tượng trước đậy và buổi tựu trường đầu tiên. 2/ Diễn biến tâm trạng của bé Hồng : - Tình cảm và thái độ : + Tình cảm : thương mẹ sâu sắc. + Thái độ : căm ghét những kẻ nói xấu mẹ. - Niềm vui hồn nhiên khi được ở trong lòng mẹ. 3/ a. Tả người, vật ; - Theo không gian: từ xa đến gần hoặc ngược lại - Theo thời gian : quá khứ - hiện tại – quá khứ và hiện tại đan xen vào nhau. - Từ ngoại hình đến quan hệ, cảm xúc hoặc ngược lại b. Tả phong cảnh : - Theo không gian rộng – hẹp, gần – xa - Ngoại cảnh đến cảm xúc hoặc ngược lại. 4/ Hai sự việc về Chu Văn An trong phần TB : - Các sự việc nói về Chu Văn An là người tài cao - Các sự việc nói về Chu Văn An là người đạo đức, được học trò kính trọng. @ Nội dung phần TB thường được trình bày theo một thứ tự tùy thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết. Nhìn chung, nội dung ấy thường được sắp xếp theo trình tự thời gian và không gian, theo sự phát triển của sự việc hay theo mạch suy luận, sao cho phù hợp với sự triển khai chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc. III. LUYỆN TẬP : 1/ a. Trình bày ý theo thứ tự không gian : nhìn xa -> đến gần -> đến tận nơi -> đi xa dần. b. Trình bày ý theo thứ tự thời gian : về chiều, lúc hoàng hôn. c. Hai luận cứ được sắp xếp theo tầm quan trọng của chúng đối với luận điểm cần chứng minh. 2- 3/ HS tự làm ở nhà. * Củng cố : - Cho biết bố cục văn bản thường gồm có mấy phần ? Các phần của văn bản có quan hệ với nhau như thế nào ? - Hãy cho biết cách sắp sếp nội dung phần TB tùy thuộc vào những yếu tố nào ? Các ý trong phần TB thường được sắp xếp theo những trình tự nào ? * Dặn dò : - Học kỉ bài. - Làm BT 2, 3 - Soạn bài : Tức nước vỡ bờ.
Tài liệu đính kèm: