Giáo án Ngữ văn 8 - Từ tuần 4 đến tuần 6

Giáo án Ngữ văn 8 - Từ tuần 4 đến tuần 6

Tiết 13, 14: Văn bản LÃO HẠC

 - Nam Cao -

I. Mục tiêu cần đạt

Giúp học sinh:

- Thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của Lão Hạc. Qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng của người ND trước CMT8.

 - Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của Nam Cao(thể hiện qua NVông giáo): thương cảm, xót xa và trân trọng những người LĐ nghèo khổ

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: soạn bài, tập truyện ngắn Nam Cao

- Học sinh: Soạn bài, tóm tắt tác phẩm

III. Tiến trình dạy học

 1. Kiểm tra bài cũ : Phân tích diễn biến trong hành động ứng xử của chị Dậu với bọn tay sai? Qua NV chị Dậu em hiểu gì về người NDVN trước CMT8?

2. Bài mới:

Khi viết văn Nam Cao luôn chủ trương: “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa ai có”. Bởi vậy, truyện ngắn Nam Cao luôn tiềm ẩn những yếu tố bất ngờ. “Lão Hạc” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nói trên.

 

doc 26 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 743Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Từ tuần 4 đến tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 4
Ngày soạn:././2011
Ngày dạy: .././2011 
Tiết 13, 14: Văn bản Lão Hạc
 - Nam Cao -
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
- Thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của Lão Hạc. Qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng của người ND trước CMT8.
 - Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của Nam Cao(thể hiện qua NVông giáo): thương cảm, xót xa và trân trọng những người LĐ nghèo khổ
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: soạn bài, tập truyện ngắn Nam Cao
- Học sinh: Soạn bài, tóm tắt tác phẩm
III. Tiến trình dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ : Phân tích diễn biến trong hành động ứng xử của chị Dậu với bọn tay sai? Qua NV chị Dậu em hiểu gì về người NDVN trước CMT8?
2. Bài mới:
Khi viết văn Nam Cao luôn chủ trương: “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa ai có”. Bởi vậy, truyện ngắn Nam Cao luôn tiềm ẩn những yếu tố bất ngờ. “Lão Hạc” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nói trên. 
HOạT ĐộNG CủA THầY Và TRò
NộI DUNG BàI HọC
Giới thiệu vài nét về tác giả?
Ông hy sinh trên đường công tác tại vùng sau địch
Được nhà nước truy tặng Giải thưởng HCM về VHNT 1996
H:Trình bày xuất xứ của tác phẩm?
Quan sát SGK
H:Đoạn trích được kể(chữ to) xoay quanh những sự việc chính nào? Dựa vào các sự việc đó hãy chia bố cục của VB?
Truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?
- Lão Hạc là nhân vật chính
H:Truyện được kể từ nhân vật nào? Việc lựa chọn ngôi kể, người kể như vậy có ý nghĩa gì?
Kể ở ngôi thứ nhất, ông giáo là người kể => giúp nhà văn vừa tự sự vừa kết hợp miêu tả và biểu cảm. Tác phẩm vì thế đậm chất trữ tình, triết lí.
GV hướng dẫn đọc: phân biệt giọng của các nhân vật
- GV đọc một đoạn -> gọi HS đọc tiếp
H:Hãy tóm tắt ND chính của VB?
Truyện kể về lão Hạc, một người ND gì, vợ chết, nghèo khổ, sống cô độc, chỉ biết làm bạn với con chó vàng. Con trai lão vì nghèo không lấy được vợ nên phẫn chí bỏ đi làm đồn điền cao su. Lão Hạc ở nhà ra sức làm thuê để sống, giành dụm tiền cho con trai, chờ con trở về. Nhưng sau một trận ốm, lại gặp phải năm thiên tai, mất mùa, không đủ sức làm thuê, vì hết đường sinh sống lão đành bán con chó vàng, mang hết tiền bạc cùng mảnh vườn gửi lại nhờ ông giáo trông coi hộ để khi con lão về giao lại cho nó. Rồi đến bước đường cùng, lão ăn bả chó tự tử, chết một cách đau đớn.
H: Lão Hạc sống trong tình cảnh ntn?
H:Em có nhận xét gì về tình cảnh đó?
H:Lão Hạc rất yêu quý “cậu Vàng”, vì sao?
Vì đó là kỷ niệm của người con trai để lại
H: “Cậu Vàng” được lão Hạc đối xử ntn?
- Gọi nó là “cậu Vàng” như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự
- Lão bắt rận cho nó, đem nó ra ao tắm
- Cho nó ăn cơm trong một cái bát, có gì ngon cũng chia cho nó, gắp thức ăn cho nó như con trẻ
- Nói chuyện với nó như với người
H:Lão Hạc yêu quý “cậu Vàng” như vậy tại sao lại bán nó đi?
H:Diễn biến tâm trạng của lão Hạc sau khi bán cậu Vàng ntn?
H: Khi miêu tả tâm trạng lão Hạc tác giả đã sử dụng những từ ngữ gì để miêu tả? Phân tích tác dụng của những từ ngữ ấy? 
Trong tâm trí lão, cái lão nhớ nhất khi bán cậu Vàng là nó kêu ưu ử nhìn lão như trách lạo đã lừa dối nó vậy
Cái hay của những từ ngư, hình ảnh vừa nêu là ở chỗ đã lột tả được sự đau đớn, xót xa, thương tiếctất cả đang dâng trào, như không thể kìm nén nổi. 
Đặc biệt động từ “ép” gợi lên một khuôn mặt già nua, khắc khổ. vẽ ra một tâm hồn đau khổ dường như đã cạn kiệt nước mắt.
H:Trong những lời kể , lời giãi bày với ông giáo, lão hạc còn nói những điều gì?
“- Kiếp con chó là kiếp khổ.chẳng hạn!” 
- “Nếu kiếp người cũng khổ nốtsung sướng” – giữa tr. 42
H: Qua đây ta thấy lão hạc là người ntn?
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả- Tác phẩm
* Tác giả(1915-1951)
- Tên thật: Trần Hữu Tri
- Quê: làng Đại Hoàng- Lí Nhân – Hà Nam
- Là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc
- Chủ yếu viết về 2 đề tài: nông dân lao động và trí thức nghèo
* Tác phẩm
- Đăng báo lần đầu năm 1943
- Là một trong những truyện ngắn xuất sắc về đề tài người ND của NC
2. Chú thích
3. Bố cục
- Đoạn 1: Từ “Hôm sau lão sangthế nào rồi cũng xong” -> Những việc làm của lão Hạc trước khi chết
- Đoạn 2: còn lại -> cái chết của lão Hạc
II. Tìm hiểu văn bản
1. Đọc- Tóm tắt
2. Tìm hiểu văn bản
a. Nhân vật lão Hạc
* Gia cảnh
- Vợ mất sớm, nhà nghèo, con trai bỏ đi đồn điền cao su
- Bản thân già yếu, sống lam lũ, cô độc chỉ biết làm bạn với “cậu vàng”
=> khổ cực, đáng thương
* Lão Hạc bán cậu Vàng
- Lí do: 
+ Lão ốm yếu, cuộc sống khốn khó, không nuôi nổi mình và “cậu Vàng”
+ Muốn giữ tài sản lại cho con trai
=> hoàn cảnh bất đắc dĩ
- Tâm trạng:
+ Cố làm ra vẻ vui
+ Cười như mếu
+ Mắt ầng ậng nước
+ Mặt lão đột nhiên co rúm lại
+ Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra
+ Đầu ngoẹo về một bên
+ Miệng móm mém mếu như con nít
+ Khóc hu hu
-> Sử dụng động từ, từ tượng láy tượng hình, tượng thanh, kết hợp TS- MT- BC để diễn tả tâm trạng vừ hối hận vừa đau đớn, xót xa, thương tiếc 
=> nghèo khổ, giàu tình yêu thương
H: Trước khi chết lão Hạc đã làm những việc gì?
(Giữa tr. 44)
H: Những việc làm trên cho thấy phẩm chất gì ở lão Hạc?
Coi trọng bổn phận làm cha, danh giá làm người
H: Chi tiết nào khiến người đọc bất ngờ về phẩm chất của lão Hạc?
H: Cái chết của lão Hạc được MT ntn?
Vì sao lão lại lựa chọn cái chết?
H: Để đặc tả cái chết của lão tác giả sử dụng những từ ngữ ntn? Có tác dụng gì?
Đó là con đường cùng để bảo vệ danh dự, phẩm giá của mình
H:Cái chết đầy bi kịch của lão có ý nghĩa gì?
H: Ông giáo có MQH ntn với lão Hạc? Tình cảm của ông với Hạc ra sao?
H: Trước hoàn cảnh khốn cùng của lão Hạc(lão vận từ chối mọi sự giúp đỡ) ông giáo có suy nghĩ gì?“Chao ôi!...đáng thương” -> có như vậy thì sẽ tránh đi được những định kiến xấu không cần thiết
H: Xung quanh cái chết của lão Hạc, ông giáo có suy nghĩ ntn?
H: Em hiểu ntn về những suy nghĩ đó?
Khái quát lại những nét chính về nội dung và đặc sắc NT của VB?
Qua hai nhân vật chị Dậu và lão hạc em hiểu gì về số phận người NDVN trước CM?
* Cái chết của lão Hạc
- Trước khi chết
+ Nhờ ông giáo trông hộ mảnh vườn cho cọn 
+ Gửi ông giáo tiền lo ma chay
+ Từ chối mọi sự giúp đỡ của người khác
-> Thương con, lòng tự trọng cao, luôn sống trong sạch
+ Chi tiết: xin bả chó-> khiến người đọc nghi ngờ về bản chất trong sạch của lão
=> chi tiết nghệ thuật, đẩy tình huống truyện lên đỉnh điểm
- Cái chết:
Vật vã, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộ xệch, mắt long sòng sọc, tru tréo, bọt mép sùi ra, người giật lên
-> Sử dụng từ tượng hình, tượng thanh ->
gợi tả cái chết thê thảm, dữ dội, đau đớn, thương tâm
=> ý nghĩa: 
+ Phản ánh chân thực và sâu sắc về số phận bi thảm của người ND trước CM, ca ngợi phẩm giá cao đẹp của người LĐ
+ Phê phán, tố cáo XH phi nhân, tàn ác.
b. Nhân vật ông giáo
- Là một trí thức nghèo
- Là người hàng xóm, người chứng kiến, gần gũi, chia sẻ với lão Hạc
- Suy nghĩ:
+ “Chao ôi!...đáng thương” -> con người nên nhìn nhau thật gần bằng tình yêu thương và lòng thông cảm
+ Khi nghe Binh Tư nói về lão Hạc: “cuộc đời  đáng buồn” -> vì nghĩ rằng một người lương thiện lại biến thành xấu xa
+ Khi hiểu rõ: “cuộc đời chưakhác”
-> buồn vì người lương thiện bị đẩy vào đường cùng nhưng nhân cách không bị tha hoá
=> đó chính là quan niệm nhân đạo cao cả của Nam Cao
III. Tổng kết và luyện tập
1.Tổng kết
* Nội dung
* Nghệ thuật
2. Luyện tập
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà
 	1. Củng cố
 	- Nắm được diễn biến và ý nghĩa cái chết của lão Hạc
 	- Hiểu được những quan niệm sống và suy nghĩ của ông giáo ->của tác giả
 	2. Hướng dẫn về nhà
 	- Học thuộc nội dung- nghệ thuật của VB: lão Hạc
 	 - Xem trước bài: Từ tượng hình, từ tượng thanh
 3. Rút kinh nghiệm: .
******************
Ngày soạn:././2011
Ngày dạy: .././2011 
Tiết 15: Từ tượng hình, từ tượng thanh 
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
- Hiểu được thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh.
- Rèn kỹ năng sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: soạn bài, BP
- Học sinh: Xem trước bài ở nhà
III. Tiến trình dạy học
 1. Kiểm tra 15 phút
Đề bài
Câu 1(5 điểm) : Thế nào là trường từ vựng? Trường từ vựng có những đặc điểm gì? 
Câu 2(2 điểm): Tìm những từ thuộc trường từ vựng “ mặt” trong câu: “Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má
Câu 3(3điểm): Đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ dưới đây:
thìa, đũa, muôi, giuộc, gáo
dao, cưa, búa, liềm, hái
búa, vồ, dùi đục, dùi cui, chày
Đáp án- Biểu điểm
Câu 1(5 điểm) 
- Trường từ vựng là tập của các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa
- Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn và có thể bao gồm các từ khác biệt nhau về từ loại.
- Một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau
- Có thể chuyển từ vựng để tăng thêm tính NT của ngôn từ và khả năng diễn đạt
Câu 2(2 điểm): 
Các từ thuộc trường từ vựng mặt: mắt, da, gò má
Câu 3(3điểm):
 - Dụng cụ để xới, xúc
- Dụng cụ để chia, cắt
- Dụng cụ để nện, gõ
2. Bài mới:
HOạT ĐộNG CủA THầY Và TRò
NộI DUNG BàI HọC
Học sinh đọc
Chú ý vào các từ in đậm
Những từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật?
Những từ nào mô phỏng âm thanh?
Phân tích tác dụng của những từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn trên? 
Những từ tượng có t/d gợi tả hình ảnh một ông lão già yếu, trải qua cái chết vô cùng đau đớn, đáng thương - > hình ảnh lão Hạc như hiện ra trước mắt người đọc, người đọc như được chứng kiến cái chết của lão Hạc
 Những từ tượng thanh - > tâm trạng vô cùng đau đớn, ân hận của lão Hạc sau khi buộc phải bán cậu Vàng
Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Trong văn TS MT từ tượng hình, tượng thanh có tác dụng gì?
Học sinh làm bài tập nhóm
Làm cá nhân
Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt câu
I. Đặc điểm, công dụng
1. Ví dụ: trích đoạn trong VB “Lão Hạc”
- Những từ: móm mém, xồng xộc, vật vã, xộc xệch, rũ rượi, sòng sọc -> gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái 
=> từ tượng hình
- Những từ: hu hu, ư ử -> Mô phỏng âm thanh 
=> từ tượng thành
=> Tác dụng: gợi tả hình ảnh ông lão già yếu, đau khổ, với cái chết vô cùng đáng thương
2. Kết luận
- Từ tượng hình là những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái 
- Từ tượng thanh: Mô phỏng âm thanh 
- Tác dụng: gợi tả được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động và có giá trị biểu cảm
II. Luyện tập
Bài 1
- Các từ tượng thanh: soàn soạp, bịch, bốp
- Các từ tượng hình: rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo
Bài 2
Lò dò, khật khưỡng, ngất ngưởng, lom khom, dò dẫm, liêu xiêu
Bài 3
 - Cười ha hả: to, sảng khoái, đắc ý
 - Cười hì hì: vừa phải, thích thú, hồn nhiên
- Cười hô hố: to, vô ý, thô lỗ
- Cười hơ hớ: to, hơi vô duyên
Bài 4
 - Gió thổi ào ào nhưng vẫn nghe rõ tiếng những c ...  ta thấy thi thể em bé giữa những bao diêm. Không ai biết những điều kì diệu em bé đã trông thấy.
Qua phần đầu câu truyện, chúng ta được biết gì về gia cảnh của cô bé bán diêm?
Em có nhận xét gì về gia cảnh của em bé?
Câu chuyện xảy ra ở đâu, vào thời gian nào?
Đêm giao thừa là lúc mọi người chuẩn bị cho việc gì? Còn cô bé ra sao?
Thời tiết lúc này được miêu tả ntn? Cô bé được MT ntn?
Không khí đón giao thừa được MT ntn?
Lúc này hình ảnh cô bé hiện ra ntn?
Nhận xét về nghệ thuật diễn đạt trong đoạn văn này?
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả- Tác phẩm
 * Tác giả(1805-1875)
- Là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em
* Tác phẩm
VB trích gần hết truyện “Cô bé bán diêm”
2. Chú thích
3. Bố cục
- Đoạn 1: từ đầucứng đờ ra -> hoàn cảnh sống của cô bé
- Đoạn 2: còn lại -> những lần quẹt diêm và mộng tưởng của cô bé
- Đoạn 3: còn lại -> Cái chết của cô bé
II. Tìm hiểu văn bản
1. Đọc- Tóm tắt
2. Tìm hiểu văn bản
a. Hoàn cảnh của cô bé bán diêm
 * Gia cảnh:
 - Mồ côi mẹ, bà nội mất, sống với người cha lạnh lùng, tàn nhẫn
 - Sống chui rúc trong một xó tối tăm trên gác sát mái nhà
 - Phải đi bán diêm để sống
-> đáng thương
 * Đêm giao thừa
Em bé
Cảnh đón giao thừa
- Đi bán diêm
- Đầu trần, chân đất, bụng đói, đi dưới trời rét, đầy tuyết rơi
- Ngồi nép trong một góc tường
- Mọi người chuẩn bị đón năm mới
- Cửa sổ mọi nhà sáng rực ánh đèn, sực nức mùi ngỗng quay
-> NT: tương phản, đối lập-> làm nổi tình cảnh đáng thương, bất hạnh của em bé
Trong truyện có mấy lần cô bé quẹt diêm?
5 lần
Lần thứ nhất vì sao cô bé quẹt diêm? Khi quẹt diêm em bé thấy những gì?
Điều đấy cho thấy mơng ước nào của cô bé?
Cảnh thực và ảo đan xen: ngón tay cái cầm diêm cháy gần sát làm nóng bỏng lên, ngồi trước lò sưởi bóng loáng. Vì em đang rét cóng nên mơ ước đầu tiên của em, cái em cần nhất là một chiếc lò sưởi
Những lần quẹt diêm tiếp theo xuất phát từ cơ sở thực tế nào? Những hình ảnh kì diệu nào hiện ra? Có ý nghĩa gì?
Con ngỗng quay là hình ảnh được gợi ra từ cảnh thực. Nhưng cảnh con ngỗng quay, cắm thìa về phía em bé thì thật kì diệu. Nó hoàn toàn là do tưởng tượng của em bé vì giờ đây sau cái rét là cái đói. Ước mơ cháy bỏng nhất trong trong đầu em là được sưởi ấm và ăn no. Ngỗng quay là món ăn ngon phổ biến ở châu Âu và Đan Mạch. Nhưng khi que diêm phụt tắt em lại trở về với thực tế (tr 66)
Đón Giáng sinh là một trong những phong tục của các nước châu Âu và của những người Thiên chúa. 
Khi que diêm tắt, tất cả các ngọn nến bay lên biến thành những ngôi sao em lại trở về với thực tế
Lần thứ 4 quẹt diêm có gì khác so với các lần trước?
- Hình ảnh người bà đã mất hiện về
- Em bé cất tiếng nói với bà
Đó là những mong ước chân thành, chính đáng, giản dị của bất kì đứa trẻ nào.
Lần quẹt diêm thứ 5 có gì đặc biệt? Cảnh tượng trong lần cuối cùng này có ý nghĩa gì?
Nhận xét về NT sử dụng trong đoạn văn?
HS đọc đoạn văn cuối
Đoạn văn khắc hoạ cảnh tượng gì?
Tất cả những điều trên cho ta thấy đó là một em bé ntn? Em có cảm xúc gì trước số phận của em bé?
Qua đây em hiểu gì về XH Đan Mạch lúc bấy giờ? Và hiểu thêm điều gì về tác giả?
- XH hoàn toàn thờ ơ với nỗi bất hạnh của người nghèo
Hãy tóm tắt giá trị ND- NT chủ yếu của tác phẩm?
Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện “Cô bé bán diêm”?
b. Những lần quẹt diêm của cô bé
 Thực tế Mộng tưởng
- Lần 1: đang rét cóng - thấy lò sưởi bằng sắt
 -> Mong ước được sưởi ấm
- Lần 2: đang đói – phòng ăn sang trọng, bàn ăn thịnh soạn -> ước được ăn 
- Lần 3: cô đơn trong đêm giao thừa – cây thông Nô-el lộng lẫy
-> ước được vui đón Giáng sinh
- Lần 4: co ro một mình- bà nội hiện về, mỉm cười với em -> mong được mãi ở cùng bà, được bà che chở, yêu thương
- Lần 5: quẹt cả bao diêm- hai bà cháu nắm tay nhau bay lên trời -> thoát khỏi cảnh nghèo khổ, đói rách, được sống trong tình yêu thương
-> NT: kể truyện đan xen giữa thực- ảo
c. Cái chết của cô bé bán diêm
- Em bé đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa: Thi thể em ngồi giữa những bao diêm,
với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười
-> Đó là cái chết đáng thương của một sô phận vô cùng bất hạnh
-> Tác giả bộc lộ thái độ thương xót, đồng cảm, bênh vực.
III. Tổng kết và luyện tập
1. Tổng kết
* Nội dung
Kể về số phận bất hạnh, về những ước mơ của cô bé bán diêm trong đêm giao thừa, thể hiện qua 5 lần quẹt diêm
* Nghệ thuật
- Đan xen giữa thực và ảo
- Đối lập, tương phản
2. Luyện tập
D. Củng cố và hướng dẫn về nhà
1. Củng cố
 - Nắm được những cảnh thực và ảo-> ước mơ của cô bé qua các lần quẹt diêm
 - Thấy được số phận của người nghèo, trái độ của XH, sự đồng cảm của tác giả
2. Huớng dẫn về nhà
 - Học bài( phần b, c)
 - Xem trước bài: Trợ từ, thán từ
3. Rút kinh nghiệm: .
******************
Ngày soạn:././2011
Ngày dạy: .././2011 
Tiết 23 : Trợ từ, thán từ
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
- Hiểu được thế nào là trợ từ, thán từ. Tác dụng của trợ từ, thán từ 
- Rèn kỹ năng sử dụng trợ từ, thán từ 
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: soạn bài, bảng phụ
- Học sinh: xem trước bài ở nhà 
III. Tiến trình dạy học
 	1. Kiểm tra bài cũ: Phân biệt từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương? Cho ví dụ minh hoạ?
2. Bài mới 
Trong khi nói và viết, ngoài việc sử dụng những từ loại chính như: danh từ, động từ, tính từta còn sử dụng nhiều từ loại khác làm cho nội dung diễn đạt thêm sâu sắc. Một trong những từ loại đó là: trợ từ và thán từ
HOạT ĐộNG CủA THầY Và TRò
NộI DUNG BàI HọC
HS đọc
Ba câu văn trên giống và khác nhau ở điểm nào?
Ngoài thông tin sự kiện còn bộc lộ thái độ của người nói
Thái độ đó được bộc lộ qua những từ nào?
Trợ từ là gì?
HS đọc
Các từ in đậm trong VD trên có tác dụng gì?
Nhận xét về cách dùng các từ này bằng cách lựa chọn câu trả lời ở bên dưới?
Các từ này đứng ở vị trí nào trong câu? 
Đầu câu
Căn cứ vào tác dụng có thể chia thán từ làm mấy loại?
- Gọi đáp
- Bộc lộ cảm xúc
Em hiểu gì về thán từ?
GV hướng dẫn học sinh làm-> gọi HS lên bảng chữa= > nhận xét
GV hướng dẫn học sinh làm-> gọi HS lên bảng chữa= > nhận xét
I. Trợ từ
1. Ví dụ
- Giống nhau: thông tin sự kiện(nó ăn hai bát cơm)
- Khác nhau:
+ Câu 1: Chỉ có thông tin sự kiện
+ Câu 2: Thêm từ “những” -> nhấn mạnh việc ăn nhiều
+ Câu 3: Thêm từ “có”- > nhấn mạnh việc ăn ít
> “những, có” đi kèm các từ ngữ trong câu để nhấn mạnh, biểu thị thái độ đánh giá sự vật => trợ từ
2. Kết luận
Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá, sự vật, hiện tượng được nói đến trong ngữ cảnh đó.
II. Thán từ
1. Ví dụ
 - Này: gây sự chú ý của người nghe(hô ngữ)
 - A : thái độ tức giận(hoặc vui mừng)
 - Vâng: thái độ lễ phép
-> có thể tạo thành câu độc lập, có thể làm thành phần biệt lập của câu => thán từ
2. Kết luận
- Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc hoặc dùng để gọi đáp, thán từ thường đứng ở đầu câu hoặc được tách thành một câu đặc biệt
- Thán từ gồm hai loại:
+ Bộc lộ tình cảm, cảm xúc
+ Gọi đáp
II. Luyện tập
Bài 1
a. Chính-> trợ từ, nhấn mạnh hành động của thầu hiệu trưởng
c. Ngay -> nhấn mạnh đối tượng được nói đến là mình
g. là -> tỏ ý khen
i. Những -> nhấn mạnh là đã nhắc nhiều
Bài 2
- lấy: không có một lá thư, đồng qùa, một lời nhắn gửi
- nguyên: chỉ kể riêng tiền thách cưới đã quá cao
- đến: quá vô lí
- cả: nhấn mạnh việc ăn quá mức bình thường
- cứ: nhấn mạnh một việc lặp lại nhàm chán
Bài 3
a. Này, à -> bộc lộ cảm xúc
b. ấy -> bộc lộ cảm xúc
c. Vâng -> gọi đáp
d. Chao ôi -> bộc lộ cảm xúc
e. Hỡi ơi -> bộc lộ cảm xúc
Bài 4
- Kìa: đắc ý
- Ha ha: khoái chí
- ái ái: tỏ ý van xin
- Than ôi: tiếc nuối
D. Củng cố và hướng dẫn về nhà
1. Củng cố
 - Nắm được khái niệm trợ từ, thán từ
 - Biết nhận diện và sử dụng trợ từ, thán từ 
2. Huớng dẫn về nhà
 - Học thuộc ghi nhớ
 - BTVN: 5,6- 72
3. Rút kinh nghiệm: .
******************
Ngày soạn:././2011
Ngày dạy: .././2011 
Tiết 24 : Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
- Nhận biết được sự kết hợp và tác động qua lại giữa các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong VB tự sự 
- Biết vận dụng các yếu tố này trong bài tập làm văn 
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: soạn bài
- Học sinh: xem trước bài ở nhà 
III. Tiến trình dạy học
 	1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: 
Trong các văn bản tự sự ta tường thấy có sự đan xen các yêu tố miêu tả- biểu cảm. Với sự kết hợp đó có tác dụng gì 
HOạT ĐộNG CủA THầY Và TRò
NộI DUNG BàI HọC
HS đọc
Chỉ ra các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn trên?
Các yếu tố miêu tả, biểu cảm đứng riêng hay đan xen với các yếu tố tự sự?
Bỏ hết các yếu tố miêu tả, biểu cảm-> đối chiếu đoạn văn đó với đoạn văn gốc và cho nhận xét:
ĐV tự sự: Mẹ tôi vẫy tôi. Tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ. mẹ tôi lên xe. Tôi oà khóc. Mẹ tôi khóc theo. Tôi ngồi bên mẹ, ngả đầu vào cánh tay mẹ, quan sát gương mặt mẹ.
Nếu không có các yêu tố MT-BC thì việc kể chuyện sẽ ntn?
Nếu bỏ hết các yếu tố kể, chỉ để lại yếu tố MT-BC thì đoạn sẽ ra sao?
Từ đó rút ra nhận xét về vai trò của yếu tố MT-BC trong VBTS và vai trò của yếu tố kể người, kể việc trong VBTS?
Trong VB TS các yếu tố kể, tả, biểu cảm thường kết hợp với nhau ntn?
Các yếu tố MT - BC có vai trò như thế nào trong VBTS?
HS làm bài độc lập
Gợi ý:
 Yêu cầu: Kể lại giấy phýt đầu tiên khi gặp bà 
Cách làm: 
 Không gian: từ xa đến gần(vóc dáng, mái tóc, gương mặt, nụ cười)
Hành động: lời nói, cử chỉ, ngôn ngữ.
I. Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự
1. Ví dụ
- Yếu tố tự sự:
+ Mẹ tôi vẫy
+ Tôi chạy theo
+ Mẹ kéo tôi lên xe
+ Tôi oà khóc, mẹ tôi khóc theo
+ Tôi ngồi bên mẹ ngả đầu vào tay mẹ.
- Yếu tố miêu tả:
+ Tôi thở...
+ Trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại
+ Mẹ tôi không còm cõi, gương mặt mẹ.
- Yếu tố biểu cảm:
+ Hay tại sự sung sướngsung túc
+ Tôi thấy những cảm giáclạ thường
+ Phải bé lạivô cùng
-> Các yếu tố này đan xen vào nhau một cách hài hoà
+ Nếu bỏ các yêu tố MT- BC đoạn văn sẽ khô khan, không gây xúc động cho người đọc
+ Nếu bỏ hết các yếu tố kể, đoạn văn trở nên vu vơ khó hiểu(vì không có cốt truyện)
=> các yếu tố MT- BC làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn
2. Kết luận
 - Trong VBTS thường có sự kết hợp hài hoà các yếu tố kể tả biểu cảm
 - Các yếu tố MT- BC khiến người đọc phải liên tưởng, suy nghĩ, làm choi bài văn trở nên hấp dẫn, sinh động
II. Luyện tập
Bài 1
- Đoạn văn trong “Tôi đi học”
- Đoạn văn trong “Tắt đèn”
- Đoạn văn trong “Lão Hạc”
Bài 2
D. Củng cố và hướng dẫn về nhà
1. Củng cố
 - Nắm được vai trò của MT BC trong VBTS
2. Huớng dẫn về nhà
 - Học thuộc ghi nhớ
 - BTVN: 2(74)
3. Rút kinh nghiệm: .
**********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4-6.doc