Tuần :1
Tiết :1 Văn bản: TÔI ĐI HỌC
( Thanh Tịnh)
A. MỤC TIÊU : Giúp học sinh :
- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi”ởbuổi tựu trường đầu tiên trong đời.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm văn bản hồi ức- biểu cảm, phát hiện
Phân tích tâm trạng nhân vật tôi- người kể chuyện; liên tưởng đến những kỉ niệm tựu trường của bản thân.
B. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1 .Ổn định :
2 .KTBC
3 .Bài mới : Giới thiệu bài.
- Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ lâu bền trong trí nhớ. Đặc biệt là những kỉ niệm về buổi đến trường đầu tiên Truyện ngắn Tôi đi học đã diễn tả những kỉ niệm mơn man, bâng khuâng của một thời thơ ấy.
Tuần :1 Tiết :1 Văn bản: TÔI ĐI HỌC ( Thanh Tịnh) MỤC TIÊU : Giúp học sinh : - Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi”ởbuổi tựu trường đầu tiên trong đời. - Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh. - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm văn bản hồi ức- biểu cảm, phát hiện Phân tích tâm trạng nhân vật tôi- người kể chuyện; liên tưởng đến những kỉ niệm tựu trường của bản thân. B. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1 .Ổn định : 2 .KTBC 3 .Bài mới : Giới thiệu bài. - Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ lâu bền trong trí nhớ. Đặc biệt là những kỉ niệm về buổi đến trường đầu tiên Truyện ngắn Tôi đi học đã diễn tả những kỉ niệm mơn man, bâng khuâng của một thời thơ ấy. Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung cần đạt BS Hoạt động 2: Giới thiệu tác giả -tác phẩm. GV gọi HS đọc chú thích * ở SGK. ? Trình bày những hiểu biết của em về Thanh Tịnh? ? Nêu những nét chính về sự nghiệp VH? ? Những tác phẩm chính? ?Đặc điểm thơ, truyện? ? Xuất xứ tác phẩm “Tôi đi học”? Hoạt động 3: Đọc – tìm hiểu chung văn bản. -GV đọc mẫu. -HS đọc –GV nhận xét cách đọc ? Xét về mặt thể loại, VB này thuộc thể thể loại gì? ? Mạch truyện được kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật tôi theo trình tự t/g của buổi tựu trường đầu tiên, vậy ta có thể tạm ngắt = những đoạn ntn? Hoạt động 4: Đọc – tìm hiểu chi tiết văn bản. ? Nỗi nhớ buổi tựu trường của tác giả được khơi nguồn từ thời điểm nào? Vì sao? Lí do? ? Tâm trạng của n/v tôi khi nhớ lại kỉ niệm cũ ntn? ? Phân tích giá trị biểu cảm của 4 từ láy tả cảm xúc ấy? ? Những cảm xúc ấy có trái ngược mâu thuẫn nhau không? I/ Tác giả- tác phẩm. 1.Tác giả: - Thanh Tịnh (1911-1988) tên khai sinh là Trần Văn Ninh, lên 6 tuổi đổi là Trần Thanh Tịnh. Quê: Gia Lạc, ven sông Hương (Huế). 1933 đi làm rồi vào nghề dạy học và bắt đầu sáng tác văn chương. - Thanh Tịnh sáng tác nhiều thể loại: Truyện ngắn, dài, thơ, ca dao, bút kí, giáo khoa - Nổi tiếng nhất là tập Quê mẹ (TN) và Đi giữa một mùa sen (Thơ). -Đậm chất trữ tình, toát lên vẻ đằm thắm, nhẹ nhàng, tình cảm êm dịu, trong trẻo. 2. Tác phẩm “Tôi đi học”: - In trong “Quê mẹ” –xuất bản 1941. II/ Đọc –tìm hiểu chung văn bản. 1.Đọc văn bản: 2.Thể loại và bố cục: -Truyện ngắn đậm chất trữ tình, cốt truyện đơn giản, kể lại những cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trong buổi tựu trường đầu tiên.(Không thể gọi là VBND đơn thuần vì đây là một tác phẩm văn chương thực sự có giá trị tư tưởng –NT, đã được XB từ lâu. -Truyện có 4 đoạn: +Từ đầurộn rã: Khơi nguồn nỗi nhớ. +Tiếpngọn núi: Cảm nhận của nhân vật tôi trên đường cùng mẹ đến trường. +Tiếpcác lớp: Cảm nhận của nhân vật tôi lúc ở sân trường. +Còn lại: Cảm nhận của nhân vật tôi khi ở trong lớp học. III. Đọc –tìm hiểu chi tiết văn bản 1.Khơi nguồn kỉ niệm. -Thời điểm gợi nhớ: Lúc cuối thu-thời điểm khai trường, lá rụng nhiều, mây bàng bạc, mấy em bé rụt rè cùng mẹ dến trường. - Lí do: Sự liên tưởng tương đồng giữa hiện tại và quá khứ của bản thân-Đó là thời điểm, nơi chốn quen thuộc, gắn liền với tuổi thơ của tác giả. - Tâm trạng: Nao nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã. - Những từ láy được sử dụng để tả tâm trạng, cảm xúc khi nhớ lại kỉ niệm tựu trường. Đó là những cảm giác nảy nở trong lòng. Chuyện đã xảy ra từ bao năm rồi mà như mới vừa xảy ra hôm qua, hôm kia - Không mâu thuẫn, trái ngược nhau mà gần gũi, bổ sung cho nhau nhằm diễn tả một cách cụ thể tâm trạng khi nhớ lại và cảm xúc thực của “tôi” khi ấy. Tác giả viết: Con đường này tôi đi học. ? Tâm trạng hồi hộp, cảm giác mới mẻ của nhân vật “tôi” khi trên đường cùng mẹ tới trường được diễn tả ntn? ? Có thể hiểu gì về nhân vật tôi qua tâm trạng và cảm giác ấy? ? Khi nhớ lại ý nghĩ chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước, t/g viết: “Ý nghĩ ấyngọn núi”.Hãy phát hiện và phân tích y/n của biện pháp NT được sử dụng trong câu văn trên? ? Cảnh sân trường làng Mĩ Lí lưu lại trong tâm trí tác giả có gì nổi bật? Cảnh tượng đó có y/n gì? ? Khi chưa đi học n/v tôi chỉ thấy ngôi trường ML cao ráo, nhưng lần đầu tới trường, cậu bé lại thấy trường xinh xắn, oai nghiêm như đình làng nên cảm thấy lo sợ vẩn vơ. Em hiểu y/n của h/a so sánh trên ntn? Qua đó em hiểu gì về tâm trạng n/v tôi? ? Khi tả những học trò nhỏ lần đầu đến trường t/g dùng h/ả so sánh nào nào? Y/n? ? H/ả mái trường gắn liền với ông đốc. H/ả ông đốc được t/g nhớ lại= các chi tiết nào? Từ đó cho thấy t/c gì của t/g với ông đốc? ? Em nghĩ gì về tiếng khóc của các cậu học trò nhỏ? ?Hãy nhớ và kể lại cảm xúc của em trong ngày đầu tiên đi học? HS đọc đoạn cuối cùng ? Những cảm giác mà nhân vật tôi có được khi bước vào lớp học là gì? ? Những cảm giác đó cho thấy t/c nào của n/v tôi đối với lớp học của mình? ? Đoạn cuối văn bản có những chi tiết: - Một con chim - Nhưng tiếng phấn của thầy Những chi tiết đó cho ta hiểu thêm gì về n/v tôi? ? Em có nhận xét gì về cách kết thúc truyện với dòng chữ Tôi đi học? Hoạt động 5: Tổng kết. ? Trong sự đan xen của các PT: TS, MT, BC, theo em PT nào trội lên để làm thành sức truyền cảm nhẹ nhàng mà thấm thía của TN? ? Những cảm giác trong sáng ấy là cảm giác nào? ? Từ đó em cảm nhận những điều tốt đẹp nào từ n/v tôi mà cũng là của t/g? ?Em học tập đc gì từ NT kể chuyện của t/g? GV tổng kết ở Ghi nhớ HS đọc Ghi nhớ 2.Cảm nhận của “tôi” trên đường tới trường. - Con đường rất quen, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, tự cảm thấy có sự thay đổi trong lòng mình. - Cảm giác thấy trang trọng, đứng đắn với mấy bộ quần áo và mấy quyển vở mới trên tay. - Cẩn thận nâng niu mấy quyển vở vừa lúng túng, vừa muốn thử sức . Đó cũng là tâm trạng và cảm giác rất tự nhiên của một đứa bé lần đầu được đến trường. - Nhận thức về sự nghiêm túc học hành, có chí học ngay từ đầu, muốn tự mình đảm nhiệm việc học tập, muốn chững chạc như bạn không thua kém bạn - NT so sánh : k/n đẹp, cao siêu; đề cao sự học của con người; sự ngộ nghĩnh , ngây thơ 3. Cảm nhận của “tôi” lúc ở sân trường. - Sân trường: rất đông người (sân trường dày đặc cả người), người nào cũng đẹp. Phản ánh k/k đặcbiệt của ngày hội khai trường; thể hiện tinh thần hiếu học của n/dân ta. - Phép so sánh diễn tả xúc cảm trang nghiêm của t/g về mái trường, cảm thấy mình bé nhỏ nên lo sợ vẩn vơ. -“Họ như con chim none sợ”. Miêu tả sinh động h/ả các em nhỏ lần đầu tới trường- Đề cao sức hấp dẫn của trường học. - Ông đốc đọc danh sách HS, động viên khích lệ HS học tập, nhìn HS với cặp mắt hiền từ, cảm động, tươi cười nhẫn nại Quý trọng, tin tưởng, biết ơn. - Khóc vì lo sợ (tách rời người thân) và vì sung sướng (đc học tập). Báo hiệu sự trưởng thành. (HS tự bộc lộ). 4. Cảm nhận của “tôi” trong lớp học. - Cảm thấy gần gũi với mọi vật, với người bạn ngồi bên cạnh.Là ý thức về sự gắn bó dài lâu - T/c trong sáng, gắn bó tha thiết. - Một chút buồn khi từ giã tuổi thơ; yêu thiên nhiên, yêu tuổi thơ nhưng yêu cả sự học hành để trưởng thành. - Dòng chữ Tôi đi học vừa khép lại bài văn, vừa mở ra một thế giới mới, 1 khoảng k/g, t/g mới, 1 gđ mới trong cuộc đời; Thể hiện chủ đề của TN. IV/ Tổng kết. - PT nổi trội:BC .TN ghi lai những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng n/v tôi ngày đầu cắp sách tới trường. - T/y, niềm trân trọng sách vở, bàn ghế, bạn bè, thầy giáo, gắn liền với mẹ và qh. - Giàu cảm xúc với tuổi thơ và mái trường quê hương. - Truyện đc kể theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của n/v, theo trình tự kg, tg; Sự kết hợp hài hòa giữa kể, tả với bộc lộ tâm trạng, cảm xúc. V/ Luyện tập. - 12 lần. - Chăm lo ân cần, chu đáo, vui vẻĐó là những tấm lòng nhân hậu, thương yêu và bao dung, tất cả vì con cái và học trò, vì thế hệ tương lai. 4 .Củng cố : Trong TN t/g sử dụng bao nhiêu lần biện pháp NT so sánh? Thái độ, cử chỉ của những người lớn (ông đốc, thầy giáo, phụ huynh) ntn? Nói lên điều gì?(HS làm theo nhóm). 5 .Dặn dò : Soạn bài : Trong lòng mẹ. Đọc tham khảo các bài thơ: Đi học, Em là bông hoa nhỏ 6 . Rút kinh nghiệm : Tuần : 1 Tiết : 3 CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ A. MỤC TIÊU : Giúp HS: - Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. - Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ trong mối quan hệ so sánh về phạm vi nghĩa rộng và hẹp. B. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1 .Ổn định : 2 .KTBC 3 . BM : Hoạt động của giáo viên và hs Nội dung BS Hoạt động 1:Ôn tập từ đồng nghĩa, trái nghĩa ? Ở lớp 7 các em đã học về từ trái nghĩa và từ đồng nghĩa. Em nào có thể lấy cho cô 1 số VD về từ ĐN và TN? ? Em có nhận xét gì về mqh ngữ nghĩa giữa các từ ngữ trong nhóm trên? Hoạt động 2: Hình thành khái niệm từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp. ? Quan sát sơ đồ và cho biết: + Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ: thú, chim, cá? Tại sao? + Nghĩa của từ thú rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ voi, hươu?Nghĩa của chim rộng hơn hay hẹp hơn tu hú, sáo? Tại sao? + Nghĩa của các từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của những từ nào, đồng thời hẹp hơn nghĩa của từ nào? BT nhanh: Cho các từ cây, cỏ, hoa. Tìm các từ ngữ có phạm vi nghĩa rộng và hẹp hơn 3 từ đó? ? Qua phân tích, tìm hiểu VD, em hiểu thể nào là một từ có nghĩa rộng và nghĩa hẹp? Một từ ngữ vừa có thể có nghĩa rộng vừa có nghĩa hẹp được không? Tại sao? GV gọi HS đọc Ghi nhớ. Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập. -Đọc và nêu y/c bài tập. - Đọc và nêu y/c BT. -VD: + Từ ĐN: Máy bay - tàu bay - phi cơ; Đèn biển -hải đăng. + Từ TN: Sống - chết; nóng - lạnh; tốt-xấu - Các từ có mqh bình đẳng về ngữ nghĩa, cụ thể: + Các từ đồng nghĩa trong nhóm có thể thay thế cho nhau trong 1 câu văn cụ thể. + Các từ TN trong nhóm có thể loại trừ nhau khi lựa chọn để đặt câu. I/ Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp. - Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của thú, chim, cá. Vì phạm vi nghĩa của từ động vật bao hàm nghĩa của 3 từ thú, chim, cá. - Các từ thú, chim, cá có phạm vi nghĩa rộng hơn các từ voi, hươu; tu hú, sáo; cá rô, cá thu. - Các từ thú, chim, cá có phạm vi nghĩa rộng hơn các từ voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu và có phạm vi nghĩa hẹp hơn từ động vật. - Thực vật > cây, cỏ, hoa > cây cam, cây dừa, cỏ gấu, cỏ gà, cỏ mật, hoa cúc, hoa hồng - HS trả lời dựa trên Ghi nhớ. -Có thể, vì: Tính chất rộng, hẹp của nghĩa từ ngữ chỉ là tương đối. 5 ( HS đọc Ghi nhớ) II/ Luyện tập. Bài 1: Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ: a/ Y phục > quần, áo > quần đùi, quần dài, áo dài, sơ mi. b/ vũ khí > súng, bom >súng trường, đại bác, bom ba càng, bom bi. Bài 2: Tìm từ ngữ có nghĩa rộng: a/ Chất đốt. b/ Nghệ thuật. c/ Thức ăn. d/ Nhìn. e/ Đánh. Bài 3: Tìm các từ ngữ có nghĩa được bao hàm: a/ Xe cộ > xe đạp, xe máy, b/ Kim loại ... ng mà bạn mình đang mặc, miêu tả bộ trang phục truyền thống Tự sự ? có thể kể câu chuyện về một người bạn luôn chạy theo mốt mà quên học tập Đề bài, phân tích đề. Đề bài: “Trang phục và văn hoá” Nội dung cần nghị luận: thuyết phục quan điểm bỏ thói đua đòi theo thời trang, ăn mặc không lành mạnh. Hệ thống luận điểm . + Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có sự thay đổi, không còn giản dị, lành mạnh như trước nữa. + Các bạn ấy lầm tưởng rằng ăn mặc như vậy sẽ làm cho mình trở thành văn minh “sành điệu”. +Việc ăn mặc cần phù hợp với thời đại, nhưng cũng cần phù hợp với truyền thống văn hoá, lứa tuổi, nhất là lứa tuổi học sinh chúng ta. + Việc chạy theo mốt làm mất thời gian, tiền bạc, ảnh hưởng tới việc học + Các bạn nên thay đổ thói quen ăn mặc: nên ăn mặc lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi, văn hoá Luyện tập đưa yếu tố miêu tả, tự sự vào đoạn văn nghị luận. Các nhóm đại diện trình bày luận điểm. Nhận xét của học sinh và giáo viên. Giáo viên trên cơ sở của bài viết của hs mà có sự nhận xét và điều chỉnh các lỗi (nếu có) cho phù hợp. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ. Viết một đoạn trình bày luận điểm khác với luận điểm đã trình bày ở lớp. Chuẩn bị bài “chương trình địa phương” bằng cách: + Tập hợp lại các văn bản nhật dụng đã học ở chương trình ngữ văn 8. + Xác định các nội dung mà các văn bản đó đề cập. + Tự chọn cho mình một vần đề tương tự và viết một bài luận. -------------------------------- TIẾT 121 ns: 18/4/07, nd: 19/4/07 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN VĂN) MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp hs: vận dụng kiến thức về các chủ đề trong văn bản nhật dụng đã học ở chương trình ngữ văn 8 học kì 1 để tìm hiểu một số vấn đề xung quanh và đang được nhiều người, nhiều ngành, nhiều quốc gia quan tâm như: dân số, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường Bước đầu tập làm quen với việc thiệt lập theo nhóm một bài luận có chủ đề, biết bày tỏ ý kiến trước một vấn đề trong bài luận của mình. CHUẨN BỊ. Gíao viên hướng dẫn học sinh các bước thiết lập một bài luận đơn giản (hướng dẫn sớm cách khoảng 2 tuần) Bao gồm: Lựa chọn đề tài cần bàn luận. Cả nhóm thống nhất chọn chung một vần đề. Thiết lập mối quan hệ giũa các thành viên trong nhóm và phân chia công việc cụ thể cho từng thành viên: ví dụ bạn A sưu tầm tranh ảnh hoặc trực tiếp chụp ảnh các vần đề liên quan, bạn B phỏng vấn một số người, bạn C tìm hiểu thực trạng tình hình (dân số có thể tìm hiểu qua cán bộ phụ nữ xã, tệ nạn xã hội có thể tìm hiểu qua công an xã, cán bộ văn hoá xã), bân D và các bạn còn lại tập hợp và tìm hướng giải quyết vấn đề Tổng hợp, chọn lọc và viết bài. Yêu cầu hs nạp bài trước thời điểm của tiết học chậm nhất là 2 ngày. giáo viên đọc và có những nhận xét cho bài viết của các nhóm. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. On định. Gv trả lại bài cho các nhóm. Các nhóm lần lượt trình bày phần bài của mình. Giáo viên nhận xét. Nhóm 1: TIẾT 122 TV: CHỮA LỖI DIỄN ĐẠT. (LỖI LOGIC) NS: 15/4/07 ND: 17/4/07 MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp hs: Hiểu thế nào là logic trong diễn đạt. Biết nhận ra lỗi logic khi diễn đạt câu, ý. Biết khắc phục và có ý thức khắc phục lỗi trong văn viết, văn nói. CHUẨN BỊ. bảng phụ. Gv chuẩn bị một số câu văn của học sinh trong quá trình làm bài tập làm văn đã mắc lỗi logic. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. ỔN ĐỊNH. KIỂM TRA BÀI SOẠN CỦA HS. BÀI MỚI. Giới thiệu bài. Giáo viên đưa ra một số lỗi trong khi nói và viết của học sinh, trong đó chú ý tới lỗi logic trong diễn đạt câu. Tiến trình bài học. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG Đọc các ví dụ trong sách giáo khoa, sau đó: Phát hiện lỗi trong câu này? Khi nói: A và B khác Thì A và B phải có quan hệ như thế nào? +/ A phải cùng trường với B và A thường “hẹp” hơn B về phạm vi nghĩa. Vd: Trong phòng học có bàn, ghế, bảng và một số vật dụng khác. Bàn, bảng, ghế có cùng trường nghĩa, một số vật dụng khác có phạm vi nghiã rộng và bao hàm bàn, ghế, bảng. Qua sự phân tích này, gv yêu cầu hs đưa ra các cách sửa khác nhau cho câu:1.a. Tương tự như cách phân tích câu 1, hãy thữ phân tích lỗi câu 2 và đặt ra yêu cầu trong cách đặt câu cho kiểu diễn đạt này? Tương tự: Hãy thảo luận và thực hiện theo các bước sau: Tìm lỗi sai trong mỗi câu. Phân tích nguyên nhân sai. Tìm ra quy tắc viết câu cho mỗi kiểu câu Thực hiện sữa lỗi cho câu đó? Báo cáo bằng bảng phụ. 4. Kểu “A hay B”? A và B có thể đối lập, hoặc không, A và B phải cùng trường nghĩa. Vd: Trường nghề nghiệp: Giáo viên hay bác sĩ? Trường dụng cụ học tập: Bút hay thước? 5. Kiểu “không chỉ A mà còn B”. A không được trùng lặp B, B là sự liệt kê nối tiếp của A, bổ sung cho A. A và B đẳng lập về cú pháp và cấp độ khái quát, từ loại. Vd: Bạn Nam không chỉ học giỏi mà còn ngoan. Giỏi và ngoan là tính từ cùng vị ngữ của câu, cùng cấp độ khái quát nghĩa. 8/ Kiểu “Nếu không A thì không B” Kiểu d8iều kiện hệ quả. A là tiền đề để phát sinh B. A phải khác B. Kết quả phải tương xứng với tiền đề: Vd: nếu tiền đề là “Sự phát huy những đức tính tốt đẹp của người xưa” thì kết quả không thể là “Nặng nề” Vì thế sửa lại là: “ Nếu không phát huy.thì người phụ nữ Việt Namcó được nhựng thành tích vinh quang đó” Mỗi nhóm trình bày phần sữa lỗi của mình. Giáo viên phân tích theo các định hướng trên. I. SỮA LỖI A và B khác. Yêu cầu: A , B cùng trường nghĩa. A thuộc B (thuộc phạm vi nghĩa) Chúng em đã giúp đỡ các bạn học sinh vùng lũ quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng sinh hoạt khác. A nói chung và B nói riêng. Yêu cầu: A và B cùng trường nghĩa, B có phạm vi nghĩa hẹp hơn A. Trong thể thao nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say. thành công. Kiểu “A,B và C đã” (hoặc A,B và C là) Yêu cầu: A,B, C đẳng lập nhau về cú pháp, từ loại; cùng phạm trù; cùng cấp độ khái quát nghĩa. ->Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan (ba tác giả cùng thời, cùng đề cập chung các vần đề hiện thực, cùng là những tác giả có tiếng) -> Lão Hạc, Tắt Đèn, Bước đường cùng (ba tác phẩm của ba tác giả cùng đề cập tới người nông dân, cùng có các giá trị tương đương) 6/ Kiểu “Một thì A một thì B”. A và B phải đối lập nhau về mặt nghĩa, cùng cấp độ khái quát, cùng từ loại. Vd: Một người cao gầy, một người thấp mập 7/ Kiểu “Vì ( bởi, do, tại, rất) A, B nên C.” A và B cùng trường, cùng cấp độ, cùng từ loại, cùng đẳng lập về cú pháp. C là kết quả của A và B tạo ra. Vd: An rất cần cù và chịu khó nên đạt học sinh giỏi. 9/ Kiểu “vừa A vừa B” A và B đối lập nhưng là sự đối lập bổ sung cho nhau, A và B là hai mặt của một vấn đề. Vd: Công nghệ hạt nhân vừa mang lại nguồn lợi lớn trong kinh tế, khoa học nhưng vừa là một thảm hoạ cho loài người. THỰC HÀNH Phần thực hành sẽ thực hiện ở nhà. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ. đọc lại bài tập làm văn của mình và tự nhận ra lỗi logic sau đó thực hiện sữalỗi vào vở bài tập. Chuẩn bị bài viết tập làm văn số 7 (nghị luận có yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm). ----------------------------------------------------- TIẾT 123 &124 Ns:13/4/07 Nd:17/4/07 BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 7 (Văn nghị luận có sự kết hợp với các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm) MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Đây là bài nghị luận có sự kết hợp các phương thức biểu đạt phụ trợ, vì thế: Hs xác định được trọng tâm của vấn đề cần nghị luận và đưa ra được một hệ thống luận điểm phù hợp. Kết hợp được với các phương thức biểu đạt, đưa ra được những quan điểm của mình với vấn đề. CHUẨN BỊ. Gv yêu cầu hs chuẩn bị tốt bằng cách ôn lại lí thuyết phần tập làm văn nghị luận ở lớp 7 và lớp 8. Gv chuẩn bị đề bài, thang điểm TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. ỔN ĐỊNH. Kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh ĐỀ BÀI Y kiến của em về câu nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người” YÊU CẦU BÀI VIẾT. THANG ĐIỂM THEO DÀN Ý. MB: (1,5 đ) Dẫn dắt vấn đề, trích dẫn câu nói trên (hoặc câu nói có nghĩa tương đương) Khẳng định vấn đề: dây là câu nói nhằm đề cao vai trò của sách đối với con người. TB: (7đ) Sách là nơi tập trung, ghi lại tri thức của loài người. Sách được thắp lên bằng ánh sáng của nhân loại và nó soi sáng cho nhân loại. Người xưa đã có những cách ghi lại những kinh nghiệm khác nhau để truyền lại cho đời sau như giáp cốt, thạch bản, ngày nay, khoa học phát triển, sách vẫn không thể thiếu đối với sự trưởng thành của mỗi con người. Sách được thắp bằng ánh sáng của tri thức. Tri thức của loài người không thể mất đi. Vì thế ánh sáng đó sẽ không tắt (phân tích biện pháp ẩn dụ). Liên hệ thêm: ngày nay, một số người không đọc sách (thật buồn), một số khác không quý sách ( miêu tả) Nói tóm lại: sách là tri thức, chỉ có tri thức mới là con đường sống. KB: (1,5đ) Liên hệ bản thân: là học sinh, mình đã đọc sách như thế nào?... Đưa ra lời khuyên cho mọi người: nên đọc sách. Bài viết đạt điểm 9 – 10: Có hệ thống luận điểm đầy đủ, xác đáng, luận cứ rõ ràng dễ hiểu. Thuyết phục người đọc bằng lập luận chặt chẽ, có yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả đúng đủ và phù hợp. Bài đạt điểm 7 -8. Hệ thống luận điểm chưa toàn diện như thang điểm 10, nhưng lập luận phải rõ ràng, sắc bén, có sức thuyết phục, có dẫn chứng cụ thể, biết đan xen các yếu tố biểu cảm, miêu tả và tự sự đúng thời điểm, đúng vị trí có tác dụng làm rõ vấn đề lập luận. Bài điểm 5 -6. Là những bài đã xây dựng được một hệ thống luận điểm. Tuy nhiên hệ thống luận điểm đó chưa được làm rõ vì có thể thiếu các dẫn chứng cần thiết, phần lập luận còn thiếu sắc bén, thiếu tính khoa học, thiếu lo gic.. Có yếu tố phụ trợ (miêu tả, biểu cảm, tự sự) nhưng chưa có hiệu quả cao. Bài có điểm 3 -4. Là những bài không có sự đầu tư, không có một hệ thống luận điểm rõ ràng. Trình bày thiếu khoa học. Các vấn đề còn chưa làm rõ. Các dẫn chứng thiếu sức thuyết phục song cũng đã thể hiện được quan điểm ở mức độ sơ lược. Không mắc quá nhiều lỗi như chính tả, đặt câu, dùng từ. Bài có điểm 0 đến dưới 3. Các trường hợp còn lại. Giáo viên có thể tuỳ vào khả năng viết của học sinh chung của lớp mà có điều chỉnh phù hợp khi chấm bài. Có thể có những sáng tạo của hs mà gv cần phát hiện và phát huy. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ. Hướng dẫn thực hiện tổng kết phần văn: Dùng hệ thống tổng kết ở học kỳ 1 để tiếp tục hệ thống lại các văn bản ở học kỳ 2: Cụ thể: Lập hệ thống các văn bản (bao gồm tên văn bản, tác giả, thể loại) Liệt kê các văn bản đó theo thứ tự như trong bảng tổng hợp học kỳ 1. Nắm lại các thể thơ đã học và lập thành một hệ thống khác. So sánh hai chặng thơ: “Thơ mới” và thơ trung đại. ( về vấn đề nói tới trong thơ, luật thơ) ------------------------------------------------------ TIẾT 125 TỔNG KẾT PHẦN VĂN (HỆ THỐNG VĂN BẢN) NS:20/4/07 ND:25/4/07 MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp hs: Củng cố, hệ thống hoá kiến thức văn học qua các văn bản đã học trong sgk nv 8 Nắm lại một số kiến thức trọng tâm của một số văn bản đã học. Rèn kỹ năng tổng hợp hoá, khái quát hoá các vấn đề trong tư duy cho học sinh.
Tài liệu đính kèm: