Giáo án Ngữ văn 8 trọn bộ đầy đủ

Giáo án Ngữ văn 8 trọn bộ đầy đủ

Tiết 1, 2

Văn Bản: TÔI ĐI HỌC

 ( Thanh Tịnh )

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích “ Tôi đi học”

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.

2. Kĩ năng

- Đọc hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Trình bày những suy nghĩ tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.

3. Thái độ

- Giáo dục HS biết rung động, cảm xúc với những kỉ niệm thời học trò và biết trân trọng, ghi nhớ những kỉ niệm ấy.

II. Các kĩ năng cơ bản được giáo dục

1.Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, trao đổi, ý tưởng của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản

2.Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích bình luận những cảm xúc của nhân vật chính trong ngày đầu đi học

3.Tự nhận thức :Trân trong kỉ niệm, sống có trách nhiệm với bản thân

III. Các phương pháp kĩ thuật dạy học

1. Động não

2.Thảo luận nhóm

3. Viết sáng tạo

IV. Chuẩn bị

1/ GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.

2/ HS: Đọc kĩ văn bản, soạn bài theo SGK.

 

doc 382 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 946Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 trọn bộ đầy đủ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
( Từ tiết 1 đến tiết 4)
- Tôi đi học
- Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
- Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
 Ngày soạn:17/8/2012 
 Ngày dạy :20/8/2012 
Tiết 1, 2
Văn Bản: TÔI ĐI HỌC
 ( Thanh Tịnh )
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích “ Tôi đi học”
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.
2. Kĩ năng
- Đọc hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Trình bày những suy nghĩ tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.
3. Thái độ
- Giáo dục HS biết rung động, cảm xúc với những kỉ niệm thời học trò và biết trân trọng, ghi nhớ những kỉ niệm ấy.
II. Các kĩ năng cơ bản được giáo dục
1.Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, trao đổi, ý tưởng của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản
2.Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích bình luận những cảm xúc của nhân vật chính trong ngày đầu đi học
3.Tự nhận thức :Trân trong kỉ niệm, sống có trách nhiệm với bản thân
III. Các phương pháp kĩ thuật dạy học 
1. Động não
2.Thảo luận nhóm
3. Viết sáng tạo
IV. Chuẩn bị
1/ GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
2/ HS: Đọc kĩ văn bản, soạn bài theo SGK.
V.Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
 1. Ổn định:
 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 3. Bài mới:
ĐVĐ: Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm của tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ. Đặc biệt là những kỉ niệm về buổi đến trường đầu tiên. Tiết học đầu tiên của năm học mới này, cô và các em sẽ tìm hiểu một truyện ngắn rất hay của nhà văn Thanh Tịnh. Truyện ngắn " Tôi đi học " Thanh Tịnh đã diễn tả những kỉ niệm mơn man, bâng khuâng của một thời thơ ấy.
 Hoạt động của thầy và trò
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
Chú ý đọc giọng chậm, dịu, hơi buồn và lắng sâu; cố gắng diễn tả được sự thay đổi tâm trạng của nhân vật " tôi ". ở những lời thoại cần đọc giọng phù hợp
Cho HS đọc kĩ chú thích và trình bày ngắn gọn về tác giả Thanh Tịnh? 
 HS trả lời. GV lưu ý thêm
HS đọc kĩ những chú thích.
? Bất giác có nghĩa là gì?
? Lạm nhận có phải là nhận bừa nhận vơ không?
? Lớp 5 ở đây có phải là lớp năm em học cách đây 3 năm?
Xét về thể loại văn học, đây là một truyện ngắn và truyện ngắn này có thể xếp vào kiểu văn bản nào? Vì sao? - Văn bản biểu cảm - thể hiện cảm xúc, tâm trạng.
Mạch truyện được kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật " Tôi ", theo trình tự thời gian của buổi tựu trường đầu tiên. Vậy có thể tạm ngắt thành những đoạn như thế nào?
- Đoạn 1: Khơi nguồn kỉ niệm
- Đoạn 2: Tâm trạng....trên con đường cùng mẹ đến trường.
- Đoạn 3: Tâm trạng .....Khi đến trưưòng.
- Đoạn 4: ....Khi nghe gọi tên rời tay mẹ.
- Đoạn 5: Khi ngồi vào chỗ và đón nhận tiết học.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chi tiết
 ? Em hãy cho biết nhân vật chính của văn bản này là ai?
- Nhân vật " Tôi "
? Vì sao em biết đó là nhân vật chính?
? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
HS: Suy nghĩ trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung
? Nỗi nhớ buổi tựu trường được khơi nguồn từ thời điểm nào?
? Em có nhận xét gì về thời điểm ấy? 
? Cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt hiện lên như thế nào?
Tâm trạng của nhân vật tôi khi nhớ lại những kỉ niệm cũ như thế nào?
? Những từ đó thuộc từ loại gì? tác dụng của những từ loại đó?
- Từ láy diễn tả cảm xúc, góp phần rút ngắn khoảng cách thời gian giữa hiện tại và quá khứ
 Nội dung ghi bảng
I. Tìm hiểu chung 
1. Tác giả, tác phẩm:
2. Tìm hiểu chú thích:
 ( Sgk) 
 3. Tìm hiểu thể loại và bố cục:
- Thể loại: Truyện ngắn
- Bố cục: 5 đoạn
II. Tìm hiểu chi tiết về văn bản
1.Tâm trạng của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên:
 a) Khơi nguồn kỉ niệm:
- Thời điểm gợi nhớ: cuối thu
- Cảnh thiên nhiên: Lá rụng nhiều, mây bàng bạc
- Cảnh sinh hoạt: Mấy em nhỏ rụt rè.............
=> Liên tưởng tương đồng, tự nhiên giữa hiện tại - quá khứ.
- Tâm trạng: Nao nức, mơn man, tưng bừng rộn rã......
Tiết 2:
Vậy trên con đường cùng mẹ đến trường, nhân vật tôi có tâm trạng như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp ở đoạn 2.
HS đọc diễn cảm toàn đoạn.
? Thanh Tịnh viết: " Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần...hôm nay, tôi đi học ". Điều này thể hiện như thế nào trong Đ2?
Theo em những từ " thèm, bặm, ghì, xệch, chúi, muốn....." là những từ loại gì? - Động từ được sử dụng đúng chỗ -> Hình dung dễ dàng tư thế và cử chỉ ngộ nghĩnh, ngây thơ và đáng yêu.
HS đọc diễn cảm đoạn 3.
Nhân vật có tâm trạng và cảm giác như thế nào khi nhìn ngôi trường ngày khai giảng, khi nhìn mọi người và các bạn? 
? Em có nhận xét gì về cách kể và tả đó? tinh tế, hay
? Ngày đầu đến trường em có những cảm giác và tâm trạng như nhân vật " Tôi " không? Em có thể kễ lại cho các bạn nghe về kĩ niệm ngày đầu đến trường của em? 
? Qua 3 đoạn văn trên em thấy tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?
- So sánh.
? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? - Gợi cảm, làm nổi bật tâm trạng của nhân vật " tôi " cũng như của những đứa trẻ ngày đầu đến trường.
HS đọc đoạn 4:
Tâm trạng của nhân vật " Tôi ". Khi nghe ông Đốc đọc bản danh sách học sinh mới như thế nào? Theo em tại sao " tôi " lúng túng?
? Vì sao tôi bất giác giúi đầu vào lòng mẹ nức khóc khi chuẩn bị vào lớp.
( Cảm giác lạ lùng, thấy xa mẹ, xa nhà, khác hẳn những lúc chơi với chúng bạn).
? Có thể nói chú bé này có tinh thần yếu đuối hay không?
HS đọc đoạn cuối:
Tâm trạng...của nhân vật " tôi" khi bước vào chỗ ngồi lạ lùng như thế nào?
Dòng chữ " tôi đi học " kết thúc truyện có ý nghĩa gì?
Dòng chữ trắng tinh, thơm tho, tinh khiết như niềm tự hào hồn nhiên trong sáng của " tôi "
Thái độ, cử chỉ của những người lớn ( Ông Đốc, thầy giáo trẻ, người mẹ....) như thế nào? Điều đó nói lên điều gì?
Em đã học những văn bản nào có tình cảm ấm áp, yêu thương của những người mẹ đối với con? ( Cổng trường mở ra, mẹ tôi..... )
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết
GV? Qua văn bản em hiểu được tâm trạng của tác giả trong buổi tựu trường đầu tiên như thế nào?
HS: Xung phong trả lời câu hỏi, lớp nhận xét, bổ sung.
GV? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì trong văn bản?
HS: Xung phong trả lời.
GV: Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ SGK.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố bài.
GV: Củng cố bài, yêu cầu học sinh đọc bảng phụ khoanh tròn vào câu đúng. Viết một đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ của bản thân ngày đầu đến trường.
b)Trên con đường cùng mẹ tới trường:
- Cảm thấy trang trọng, đứng đắn
- Cẩn thận, nâng niu mấy quyển vỡ, lúng túng muốn thử sức, muốn khẳng định mình khi xin mẹ cầm bút, thước.
c) Khi đến trường:
- Lo sợ vẩn vơ
- Bỡ ngỡ, ước ao thầm vụng
-Chơ vơ, vụng về, lúng túng
d Khi nghe ông Đốc gọi tên và rời tay mẹ vào lớp:
- Lúng túng càng lúng túng hơn
- Bất giác bật khóc
 e. Khi ngồi vào chỗ của mình đón nhận tiết học đầu tiên:
- Cảm giác lạm nhận
- Kết thúc tự nhiên, bất ngờ -> Thể hiện chủ đề của truyện
2. Thái độ, tình cảm của người lớn:
- Chăm lo ân cần, nhẫn nại, động viên.....
- Nhân hậu thương yêu và bao dung.
III/- Tổng kết
* Ghi nhớ( Sgk)
IV. Luyện tập, củng cố
GV: Treo bảng phụ, yêu cầu học sinh đọc và khoanh tròn vào câu đúng.
- Câu 1: Theo em, nhân vật chính trong tác phẩm “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được thể hiện chủ yếu ở phương diện nào?
A. Ngoại hình B. Lời nói C. Tâm trạng D. Cử chỉ
- Câu 2: Hình ảnh thân thương, in đậm nhất đối với em bé trong buổi tựu trường đầu tiên là?
 A. Mẹ hiền B. Ngôi trường C. Con đường D.Con chim non
4. Hướng dẫn tự học:
*Bài cũ:
- Nắm kĩ nội dung bài học.
- Đọc lại các văn bản viết về chủ đề gia đình và nhà trường đã học
- Ghi lại những ấn tượng, cảm xúc của bản thân về một ngày tựu trường mà em nhớ nhất.
*Bài mới: Soạn bài: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. Hiểu rõ các cấp độ khái quát của nghĩa từ .
 Ngày soạn:18/8/2012
 Ngày dạy :21/8/2012
Tiết 3:
CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
( Đọc thêm)
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Phân biệt được các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ
- Biết vận dụng hiểu biết về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ vào đọc- hiểu và tạo lập văn bản.
- Hiểu rõ các cấp độ khái quát của nghĩa từ .
2. Kĩ năng
- Thực hành so sánh ,phân tích các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ.
3. Thái độ 
- Giáo dục HS ý thức tự học
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục
1.Ra quyết định : Nhận ra và biết sử dụng từ đúng nghĩa theo mục đích giao tiếp cụ thể.
III. Các phương pháp kĩ thuật dạy học
1.Phân tích các tình huống
2. Động não 
3.Thực hành có hướng dẫn
IV. Chuẩn bị
1/ GV: Bảng phụ, soạn giáo án.
2/ HS:Xem trước bài mới.
V. Tiến trình tổ chức hoạt động dạv và học
1. Ổn định
2. Bài Cũ 
ở lớp 7 các em đã học về từ đồng nghĩa, trái nghĩa, hãy lấy một số ví dụ về 2 loại từ nay.
3.Bài mới
* Hoạt động 1: Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp: 
GV cho HS quan sát sơ đồ trong bảng phụ
Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ thú, chim, cá? Tại sao?
Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ voi, hươu? Từ chim rộng hơn từ tu hú, sáo?
Nghĩa của các từ thú, chim, cá rộng hơn đồng thời hẹp hơn nghĩa của từ nào?
Thế nào là một từ ngữ có nghĩa rộng? Thế nào là một từ ngữ có nghĩa hẹp?
Một từ ngữ có thể vừa có nghĩa rộng và nghĩa hẹp được không? Tại sao?
Em hãy lấy một từ ngữ vừa có nghĩa rộng và nghĩa hẹp?
HS đọc ghi nhớ: SGK
 I/ - Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp: 
 1 Quan sát sơ đồ:
 b.. Nhận xét:
- Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của từ thú, chim, cá
- Vì: Phạm vi nghĩa của từ động vật bao hàm nghĩa của 3 từ thú, chim, cá
- Các từ thú, chim, cá có phạm vi nghĩa rộng hơn các từ voi, hươu, tu hú....có phạm vi nghĩa hẹp hơn động vật.
Vì tính chất rộng hẹp của nghĩa từ ngữ chỉ là tương đối.
2. Ghi nhớ: SGK
* Hoạt động 2: II/ - Luyện tập, củng cố 
Cho HS lập sơ đồ, có thể theo mẫu bài học hoặc HS tự sáng tạo
Cho HS thảo luận 1 nhóm làm một câu
Cho 4 nhóm lên bảng ghi những từ ngữ có nghĩa hẹp của các từ ở BT3 trong thời gian 3 phút? ( Câu a, b, c, d)
Làm ở nhà
- HS nhắc lại thế nào là từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp?
II. Luyện tập, củng cố
- Bài tập 1: Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong một nhóm từ, ngữ cho trước
- Bài Tập 2: Tìm nghĩa của các từ ngữ sau
 a. Chất đốt.
 b. Nghệ thuật.
 c. Thức ăn.
 d. Nhìn.
 e. Đánh.
- Bài tập 3: Tìm từ ngữ có nghĩa rộng so với các từ, ngữ cho trước hoặc được bao hàm phạm vi nghĩa của từ cho trước
a. Xe cộ: Xe đạp, xe máy, xe hơi.
b. Kim loại: Sắt, đồng, nhôm.
c: Hoa quả: Chanh, cam.
d. Mang: Xách, khiêng, gánh.
- Bài tập 4, 5: Tìm nghĩa rộng, nghĩa hẹp của c ... t; Kéo gần khoảng cách của người sống và người đã khuất.
IV. Tổng kết
* Ghi nhớ ( SGK)
V. Luyện tập, củng cố
4. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc lòng bài thơ và nội dung, nghệ thuật toàn bài.
- Làm bài tập 2,3. Đọc thêm “ Tự khúc PhoThi”
Ngày soan:15/4/2012
Ngày dạy: 17/4/2012
Tiết 126.
Ôn tập phần tiếng việt
A. Mục tiêu:
1/. Kiến thức :
Các câu nghi vấn ,cầu khiến ,cảm thán,trần thuật, phủ định .
Các kiểu hành động nói
Cách thực hiện hành động nói bằng các kiểu câu khác nhau.
2/. Kĩ năng :
Phát hiện kiểu câu, kĩ năng xác định hành động nói và phân tích tác dụng của sự lựa chọn trật tự từ.
3/. Thái độ : Giáo dục HS ý thức ôn tập
B.Phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại
C. Chuẩn bị:
1/ GV:Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
2/ HS: chuẩn bị bài theo hệ thống sách giáo khoa.
D. Tiến trình lên lớp:
 1 :  ổn định lớp
 2 : Bài Cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 3 : Bài mới: ĐVĐ Giới thiệu trực tiếp.
 I/ - Kiểu câu :Ôn tập kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, tường thuật, phủ định
Em hãy nhắc lại những kiểu câu chúng ta đã học ở học kì II ?
Em hãy nhắc lại đặc điểm về hính thức và mục đích của các kiểu câu đó ?
Học sinh đọc kĩ những câu ở mục I1 và cho biết mỗi câu thuộc kiểu câu nào trong số những kiểu câu đã học ?
Dựa vào nội dung câu 2 trong bài tập 1, hãy đặt 1 câu nghi vấn ? ( Gợi ý học sinh thêm từ để hỏi hoặc đặt điểm hỏi vào những từ ngữ khác nhau nhưng phù hợp để hỏi của câu trần thuật.
? Hãy đặt câu cảm thán chứa một trong những từ như vui buồn, hay đẹp ? GV cho học sinh đặt những câu cảm thán khác nhau.
HS đọc đoạn trích mục II4 và trả lời những câu hỏi ở SGK ?
Giáo viên giải thích thêm : câu 7 là câu hỏi thực sự vì nội dung của nó là một vấn đề nghiêm túc, 1 băn khoăn : ăn hết tiền, lúc chết lấy gì mà ma chay ?
1/ Xác định kiểu câu :
Câu 1 : Câu trần thuật ghép có vế sau là dạng câu phủ định.
Câu 2 : Câu trần thuật đơn.
Câu 3 : câu trần thuật ghép, vế sau có một vị ngữ dạng phủ định.
2/ Tạo câu nghi vấn :
3/ Tạo câu cảm thán :
Chao ôi buồn !
Vui ơi là vui !
4 :
a). Câu trần thuật : 1, 3.
Câu cầu khiến 4.
Câu nghi vấn : 2, 5, 7.
Câu phủ định bác bỏ : 6.
b). Câu nghi vấn dùng để hỏi : câu 7.
c). Câu nghi vấn 2, 5 : Bộc lộ cảm xúc.
 II/ - Hành động nói
? Hành động nói là gì ?
em hãy nhắc lại những kiểu hành động nói đã học ? Hãy xác định hành động nói của câu đã cho theo gợi bảng ở sách giáo khoa ?
( Gợi ý học sinh căn cứ vào kiểu câu đã xác định và mục đích của những câu ấy để xác định hành động nói).
? có mấy cách thực hiện hành động nói ? 2 cách, trực tiếp và gián tiếp.
? Thế nào là cách trực tiếp và gián tiếp ? sau đó giáo viên cho học sinh tổng kết theo bảng ở sách giáo khoa>
Học sinh đọc nội dung bài tập 3 (SGK).
GV gọi HS đặt những câu theo nội dung.
Bài tập 1 :
Bài tập 2 :
Bài tập 3 : Hành động hứa hẹn, cam kết.
 III/ - Lựa chọn trật tự từ trong câu
Em hãy nhắc lại những tác dụng của trật tự từ ?
Trong những câu ở bài tập 2, việc sắp xếp các từ ngữ in đậm ở đầu câu có tác dụng gì ?
Học sinh đọc 2 câu văn ở bài tập 3, cho biết câu nào mang tính nhạc rõ ràng hơn ?
1/. Trật tự từ biểu thị thứ tự trước sau của hoạt động, trạng thái.
2/. 
a). Nối kết câu.
b). Nhánh mạnh đề tài của câu nói.
3/. 
 4 : Củng cố ::
- Nhắc lại các kiểu câu, các hành động nói đã học ? lựa chọn trật tự từ có những tác dụng nào ?
 5 :  Hướng dẫn dặn dò :
Bài cũ: 
Nắm kĩ những nội dung về phần tiếng việt đã học.
Viết đoạn văn có sử dụng những kiểu câu đã học.
Bài mới: Xem trước bài: “ Văn bản tường trình”.
Ngày soan:17/4/2012
Ngày dạy: 19/4/2012
Tiết 127-128:
 Viết bài tập làm văn số 7
A. Mục tiêu:
1/. Kiến thức:
- Giúp HS vận dụng kĩ năng đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào việc viết bài văn chứng minh hoặc giải thích một vấn đề xã hội.
- Tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân, từ đó rút ra những king nghiệm cần thiết để các bài làm văn sau đạt kết quả cao hơn.
2/. Rèn luyện HS:
- Lập luận, kĩ năng đưa yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự vào bài văn nghị luận.
3/. Giáo dục HS:
- Có thái độ tu dưỡng rèn luyện thành người toàn diện.
B. Chuẩn bị:
1/ GV:Soạn bài, ra đề, đáp án, biểu điểm.
2/ HS: Ôn tập kĩ về văn nghị luận.
C. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy:
1/ Hoạt động 1: Ổn định: 
 2/ Hoạt động2: Bài Cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 3/Hoạt động3 : Bài mới: Ổn định lớp và sau đó giáo viên ghi đề lên bảng.
A.Đề Bài
Câu 1: Yếu tố miêu tả,tự sự và biểu cảm có vai trò như thế nào trong văn nghị luận?
Đáp án: Gây được hứng thú cảm xúc cho người đọc.Làm cho bài văn sinh động rõ ràng và có sức thuyết phục người đọc người nghe.
Câu 2: Nhân dân ta vốn có truyền thống “ Tôn sư trọng đạo”. Tuy nhiên gần đây một số học sinh đã quên đi điều đó . Em hãy viết bài văn nghị luận để nói rõ cho các bạn ấy biết về truyền thống tốt đẹp đó của nhân dân ta.
Mở bài: Giới thiệu được câu tục ngữ, nêu ra được vấn đề ở đề bài cần giải thích.
Thân bài:
Giải thích được từ ngữ và nội dung của câu tục ngữ: Tôn sư trọng đạo.
 +Câu tục ngữ nói lên truyền thống cao đẹp của dân tộc ta: đề cao, tôn trọng, biết ơn thầy cô giáo, những người luôn dạy dỗ kiến thức, những điều hay lẽ phải, đạo lí cho học trò; đồng thời dạy con người ta phải biết tôn trọng đạo lí, những điều tốt đẹp trong truyền thống dân tộc.
Xây dựng hệ thống luận điểm để giải thích và thuyết phục một số bạn học sinh đã quên đi điều đó, giúp họ hiểu về truyền thống tốt đẹp “ Tôn sư trọng đạo”của dân tộc ta.
Triển khai luận điểm bằng hệ thống các luận cứ sau:
+ Tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay.( nêu ví dụ)
+ Hiện nay có một số bạn đang quên đi truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc, chính là biểu hiện của việc vi phạm đạo đức làm mất đi giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc ta (nêu ví dụ, phân tích những tai hại của việc vi phạm đạo đức đó).
+ Nên hiểu rõ, giữ gìn và tiếp nối truyền thống tốt đẹp “ Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta.
Kết bài:
Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ.
 Bài học rút ra cho bản thân trong việc học tập của mình.
* Lưu ý : Trên đây chỉ là những định hướng chung.Gv tùy vào bài làm cụ thể của học sinhđể cho điểm một cách chính xác , tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc ; không hạ thấp yêu cầu của đáp án và chuẩn cho điểm ; khuyến khích những bài viết sáng tạo và diễn đạt tốt.
+ Biểu điểm:
+ Điểm 9, 10: - Nắm phương pháp, biết đưa yếu tố biểu cảm, tự sự, có luận điểm phù hợp, lập luận chặt chẻ.
+ Điểm 7, 8: Như yêu cầu trên song vấp phải một số lỗi về diễn đạt
+ Điểm 5, 6: Chưa có luận điểm đầy đủ song biết đưa yếu tố biểu cảm, tự sự.
Điểm 3, 4: Chưa nắm được phương pháp làm bài, diễn đạt lũng củng.
+ Điểm 1,2: Hiểu sai yêu cầu của đề, bài làm yếu.
 4: Củng cố 
 GV thu bài và nhận xét giờ làm bài.
 5: Hướng dẫn dặn dò:
 Bài Cũ:
- Ôn lại văn nghị luận
Bài mới:
Soạn bài: Soạn kĩ phần- Tổng kết phần văn
 ĐỀ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
Câu 1: Yếu tố miêu tả,tự sự và biểu cảm có vai trò như thế nào trong văn nghị luận?
Câu 2: Nhân dân ta vốn có truyền thống “ Tôn sư trọng đạo”. Tuy nhiên gần đây một số học sinh đã quên đi điều đó . Em hãy viết bài văn nghị luận để nói rõ cho các bạn ấy biết về truyền thống tốt đẹp đó của nhân dân ta.
MA TRẬN ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 7
Cấp độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chủ đề 1
Vai trò của yếu tố tự sự,miêu tả và biểu cảm trong văn nghị luận 
Vai trò của yếu tố tự sự,miêu tả và biểu cảm trong văn nghị luận 
Số câu 1
Số điểm 2
Chủ đề 2
 Văn nghị luận kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm. 
Giải thích câu tục ngữ “Tôn sư trọng đạo”và chứng minh truyền thống tốt đẹp đó trong thời đại ngày nay. 
Số câu 1
Số điểm 8
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
Số câu 1
Số điểm 2
Số câu 1
Số điểm 8
Số câu 2
Số điểm 8
Tổng số điểm các mức độ nhận thức 
Số điểm :2
Số điểm : 8
Số điểm : 10
Phòng Giáo dục & Đào tạo Kôngpa 
 HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI HỌC SINH GIỎI
 NĂM HỌC 2011-2012
 MÔN NGỮ VĂN 8 
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1 
(8.0điểm)
* Yêu cầu: 
a. 
- Chép đúng bài thơ “Tức cảnh Pác bó” của Hồ Chí Minh
- Nếu sai một lỗi trừ 0.25 điểm
- Thể thơ : Thất ngôn tứ tuyệt
b. 
* Hình thức:
- Một đoạn văn ngắn
- Câu viết đúng chính tả, ngữ pháp
- Diễn đạt trôi chảy, giàu cảm xúc
* Nội dung:
Cơ bản trình bày được các ý sau:
Giống nhau: 
Đều thích thú khi được sống cùng thiên nhiên
Khác nhau:
Nguyễn Trãi gặp lúc thời thế đảo lộn, cảm thấy bất lực trước thực tế, tìm đến chốn ẩn dật làm bạn cùng núi rừng hoa cỏ để giữ tâm hồn trong sạch. Đó là lối sống “ lánh đục về trong ” “an bần lạc đạo” . 
 - Hồ Chí Minh sống hòa nhịp với núi rừng để hoạt động cách mạng. Cuộc sống lâm tuyền là một biểu hiện của cuộc đời cách mạng, cuộc đời của một người chiến sĩ (chứ không phải là cuộc đời của một ẩn sĩ như xưa). Vì thế thú lâm tuyền của Bác Hồ thể hiện cốt cách cao đẹp của một người chiến sĩ cách mạng.
1.0 điểm
1.0 điểm
điểm
5.0 điểm
1 điểm
2.0 điểm
2.0 điểm
Câu 2 : 
(12.0 điểm)
* Về kĩ năng:
+ Viết đúng kiểu bài nghị luận, giải thích, chứng minh.
+ Về hình thức: Bố cục phải có ba phần rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, chặt chẽ, đúng ngữ pháp.
+ Không sai các lỗi thông thường về hình thức.
* Về kiến thức:
Mở bài: Giới thiệu được câu tục ngữ, nêu ra được vấn đề ở đề bài cần giải thích.
Thân bài:
Giải thích được từ ngữ và nội dung của câu tục ngữ: Tôn sư trọng đạo.
 +Câu tục ngữ nói lên truyền thống cao đẹp của dân tộc ta: đề cao, tôn trọng, biết ơn thầy cô giáo, những người luôn dạy dỗ kiến thức, những điều hay lẽ phải, đạo lí cho học trò; đồng thời dạy con người ta phải biết tôn trọng đạo lí, những điều tốt đẹp trong truyền thống dân tộc.
Xây dựng hệ thống luận điểm để giải thích và thuyết phục một số bạn học sinh đã quên đi điều đó, giúp họ hiểu về truyền thống tốt đẹp “ Tôn sư trọng đạo”của dân tộc ta.
Triển khai luận điểm bằng hệ thống các luận cứ sau:
+ Tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay.( nêu ví dụ)
+ Hiện nay có một số bạn đang quên đi truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc, chính là biểu hiện của việc vi phạm đạo đức làm mất đi giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc ta (nêu ví dụ, phân tích những tai hại của việc vi phạm đạo đức đó).
+ Nên hiểu rõ, giữ gìn và tiếp nối truyền thống tốt đẹp “ Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta.
Kết bài:
Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ.
 Bài học rút ra cho bản thân trong việc học tập của mình.
* Lưu ý : Trên đây chỉ là những định hướng chung.Gv tùy vào bài làm cụ thể của học sinhđể cho điểm một cách chính xác , tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc ; không hạ thấp yêu cầu của đáp án và chuẩn cho điểm ; khuyến khích những bài viết sáng tạo và diễn đạt tốt.
1.5 điểm
10.5 điểm
1.5 điểm
2.0điểm
1.5 điểm
2.5 điểm
1.5 điểm
1.5 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN HOC 8(1).doc