Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 99 đến 100 - Trường TH&THCS Húc Nghì

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 99 đến 100 - Trường TH&THCS Húc Nghì

ÔN TẬP VỀ LUẬN ĐIỂM

A/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Cũng cố, khắc sâu kiến thức đã học về luận điểm.

2. Kĩ năng: Nhận diện, tìm hiểu, phân tích luận điểm.

3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.

B/ CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên: Bảng phụ, mẫu văn bản nghị luận.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.

C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

I.Ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.

II. Bài cũ: Không.

III. Bài mới:

1. Đặt vấn đề: Giáo viên giới thiệu trực tiếp vào mục đích, nội dung bài học.

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 743Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 99 đến 100 - Trường TH&THCS Húc Nghì", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ 99
	 Ngày soạn:......../......./........... 
ôn tập về luận điểm
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cũng cố, khắc sâu kiến thức đã học về luận điểm.
2. Kĩ năng: Nhận diện, tìm hiểu, phân tích luận điểm.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, mẫu văn bản nghị luận.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Không.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Giáo viên giới thiệu trực tiếp vào mục đích, nội dung bài học.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc các giả thiết, thảo luận, lựa chọn câu trả lời đúng.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Hs: Đọc lại văn bản “Chiếu dời đô” và xác định luận điểm của văn bản.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2:
* Vấn đề nêu ra trong “Chiếu dời đô” là gì?
* Nếu chỉ có luận điểm thành Đại La là thắng địa thì văn bản có sức thuyết phục không? (không)
* Vậy trình bày luận điểm cần chú ý yêu cầu gì?
Hoạt động 3:
* Các luận điểm trong cùng một văn bản có liên quan gì với nhau?
Hs: Thảo luận, trình bày.
Hoạt động 4:
Hs: Đọc kỉ đoạn văn, xác định luận điểm của đoạn văn.
Gv: Nhận xét đánh giá.
I. Khái niệm luận điểm:
1. Khái niệm: Là những chủ trương, quan điểm, tư tưởng cơ bản mà người viết nêu ra trong văn bản nghị luận.
2. Ví dụ:
- Dời đô là việc trọng đại của vủa chúa từ lâu đời.
- Các nhà Đinh, Lê....
- Thành Đại La...
- Vậy vua sẽ quyết định dời đô về thành Đại La.
II. Mối quan hệ giữa luận điểm và vấn đề giải quyết:
* Ví dụ:
- Muốn dời đô về thành Đại La.
a 
- Luận điểm cần phải phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề.
- Luận điểm phải đầy đủ để làm sáng tỏ vấn đề.
III. Mối quân hệ giữa các luận điểm:
* Trong cùng một văn bản, luận điểm cần phải:
- Không lặp.
- Hổ trợ liên kết, phát triển chặt chẻ, hợp lý.
IV. Luyện tập:
NT là tinh hoa của đất nước, dân tộc và thời đại lúc bấy giờ.
IV. Củng cố: 
Gv Chốt lại kiến thức cơ bản cần nắm về luận điểm.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, tìm hiểu cách viết đoạn văn trình bày luận điểm.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 100
	 Ngày soạn:......../......./........... 
Viết đoạn văn trình bày luận điểm
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc trình bày luận điểm trong văn bản nghị luận.
2. Kĩ năng: Viết đoạn văn trình bày luận điểm theo cách quy nạp, diễn dịch.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, mẫu đoạn văn nghị luận.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Luận điểm trong văn nghị luận là gì? Trình bày luận điểm trong văn bản nghị luận phải đảm bảo yêu cầu như thế nào
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Giáo viên giới thiệu trực tiếp vào nội dung bài học.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc đoạn văn, thảo luận, bàn bạc, trả lời các câu hỏi.
* Xác định luận điểm trong đoạn văn?
* Xác định câu chủ đề của đoạn văn
* Căn cứ vào vị trí của câu chủ đề, xác định cách trình bày đoạn văn?
* Nhận xét về lập luận trong đoạn văn?
Hs: Đọc đoạn văn, xác định câu chủ đề và cách trình bày đoạn văn.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Hs: Thảo luận, khái quát về các điểm cần chú ý khi trình bày đoạn văn.
Gv: Nhận xét, chốt lại.
Hoạt động 2:
Hs: Căn cứ vào chủ đề, trình bày thành đoạn văn.
Gv: Nhận xét, đánh giá, bổ sung.
I. Tìm hiểu đoạn văn nghị luận:
1. Ví dụ 1:
- Thành Đại La là nơi thắng địa.
- Câu chủ đề: “Thật là .... muôn đời”
- Câu chủ đề nằm ở vị trí cuối đoạn văn g đoạn văn quy nạp.
- Luận cứ đầy đủ, xác thực, lập luận chặt chẽ có sức thuyết phục.
2. Ví dụ 2:
- Câu chủ đề nằm ở vị trí đầu đoạn g đoạn văn diễn dịch.
3. Kết luận:
Khi viết đoạn văn trình bày luận điểm cần chú ý:
-Thể hiện rỏ ràng, chính xác nội dung của luận điểm trông câu chủ đề. Trong đoạn văn trình bày luận điểm, câu chủ đề thường được đặt ở vị trí đầu tiên (đối với đoạn văn diễn dịch) hoaặc cuối cùng (đối với đoạn văn quy nạp).
- Tìm đủ các luận cứ cần thiết, tổ chức lập luận theo một trình tự hợp lý để làm nổi bật luận điểm.
- Diễn đạt trong sáng, hấp dẫn để sự trình bày luận điểm có sức thuyết phục.
II. Luyện tập:
IV. Củng cố: 
Gv Chốt lại kiến thức cơ bản cần nắm về cách viết đoạn văn trình bày luận điểm.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, làm bài tập, chuẩn bị cho bài luyện tập.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 101
	 Ngày soạn:......../......./..........
Bàn luận về phép học
	(Nguyễn Thiếp )
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu được nội dung ý nghĩa của văn bản. Rút ra bài học cho bản thân.
2. Kĩ năng: Tìm hiểu, phân tích luận điểm trong bài văn nghị luận cổ.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
1. Giáo viên: Tranh ảnh minh họa.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Phân biệt sự khác nhau giữa hịch và cáo?
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Học là công việc mà suốt cuộc đời con người phải theo nó, nhưng học phải xác định được mục đích cụ thể, và có phương pháp.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc chú thích sgk, trình bày hiểu biết của mình về tác giả, tác phẩm.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2:
Gv: Hướng dẫn hs đọc bài, gv đọc mẫu.
Hs: Đọc bài, cả lớp nhận xét.
Gv: Đánh giá, uốn nắn, hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích.
Hoạt động 3:
* Nhận xét về cách nêu vấn đề của tác giả?
* Qua câu châm ngôn ta hiểu việc học có vai trò như thế nào?
* Nhận xét cách giải thích khái niệm Đạo của tác giả?
* Qua đó cho thấy mục đích chân chính của việc học là gì?
 Hoạt động 4
* Tác giả phê phán lối học của mọi người như thế nào? Hậu quả của vấn đề đó?
* Tác giả nêu quan điểm của mình như thế nào? Nhận xét cách lập luận?
Hoạt động 5:
Hs: Thảo luận, khái quát về giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
Gv: Nhận xét, khái quát.
Hs: Đọc ghi nhớ.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm:
* Nguyễn Thiếp (1723-1804)là người thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu.
* Văn bản: trích từ bài tấu gởi cho vua Quang Trung.
2. Đọc bài:
II. Phân tích:
1. Mục đích chân chính của việc học:
- Tác giả đặt vấn đề bằng một câu châm ngôn g ngắn gọn, dể hiểu, gây ấn tượng.
- Việc học được so sánh cụ thể g dể hiểu, thể hiện tầm quan trọng của việc học.
- Đạo được giải thích ngắn gọn, chính xác
a Mục đích của việc học là học để làm người.
2. Sự phê phán và quan điểm của tác giả về việc học:
- Tác giả phê phán lối học hình thức, không vì mục đích chân chính g đất nước không bền vững.
- Quan điểm của tác giả: phương pháp học theo Chu Tử.
g Lập luận mạch lạc, rỏ ràng, chính xác.
III. Tổng kết: 
Ghi nhớ sgk.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về giátrị nghệ thuật và nội dung của văn bản.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, đọc lại văn bản, rút ra bài học cho bản thân, chuẩn bị bài Thuế máu.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 102
	 Ngày soạn:......../......./........... 
Luyện tập xây dựng và 
trình bày luận điểm
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cũng cố, khắc sâu những hiểu biết về cách thức xây dựng và trình bày luận điểm.
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức vào thực hành tìm, sắp xếp và trình bày luận điểm.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, bài văn mẫu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Thế nào là luận điểm? Các luận điểm có mối quan hệ với nhau như thế nào?
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: giáo viên giới thiệu mục đích của bài học.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc các luận điểm, thảo luận, sắp xép các luận điểm cho phù hợp.
Gv: Nhận xét, đánh giá, bổ sung.
Hoạt động 2:
Hs: Đọc bài tập, thảo luận theo nhóm, đại diện trình bày.
Gv: Nhận xét, đánh giá, bổ sung, yêu cầu hs trình bày luận điểm theo ý của mình.
Hs: Hoạt động nhóm, đại diện trình bày.
Gv: Nhận xét, đánh giá.
I. Xây dựng hệ thống luận điểm:
Cần sắp xếp lại theo thứ tự: 
a. Lớp ta có nhiều bạn học giỏi, lao động tốt, làm vui lòng thầy cô,cha mẹ, xưnhs đáng là tấm gương sáng cho mọi người noi theo.
c. Thế mà một số bạn trong lớp còn tỏ ra chểnh mảng trong học tập.
b. Các thầy, cô giáo và nhiều bậc phụ huynh của lớp ta đang rất lo buồn.
e. Các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống.
d. Vậy thì ngay từ lúc này, các bạn ấy hãy chuyên cần học tập hơn.
II. Trình bày luận điểm:
a. Hs tự chọn luận điểm.
b. Hs trình bày kết quả thảo luận của mình.
IV. Củng cố: 
Gv Chốt lại kiến thức cơ bản cần nắm về cách xây dựng và trình bày luận điểm.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, làm bài tập, chuẩn bị cho bài viết tập làm văn.
Quyết chí thành danh

Tài liệu đính kèm:

  • doct99-t102.doc