Giáo án Ngữ văn 8 tiết 97: Văn bản: Nước Đại Việt ta ( Trích “Bình Ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi)

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 97: Văn bản: Nước Đại Việt ta ( Trích “Bình Ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi)

Tiết 97 Văn bản: Nước Đại Việt ta

 ( Trích “Bình Ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi)

 H: Cảm nhận của em sau khi học xong Vb “Hịch tướng sĩ” của TQT?

 Hoạt động 1: Giới thiệu bài:

 Trong chương trình ngữ văn7, các em đã được làm quen với tác giả Nguyễn Trãi qua văn bản “Bài ca Côn Sơn”- được ông sáng tác trong thời gian ông lui về Côn Sơn ở ẩn. Hôm nay, chúng ta sẽ lại 1 lần nữa được gặp lại ông trong 1 cương vị, một sứ mạng lịch sử vô cùng quan trọng và mới mẻ qua việc tìm hiểu VB: “Nước Đại Việt ta”.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 928Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 97: Văn bản: Nước Đại Việt ta ( Trích “Bình Ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 97 Văn bản: 	Nước Đại Việt ta 
 	 ( Trích “Bình Ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi)
 H: Cảm nhận của em sau khi học xong Vb “Hịch tướng sĩ” của TQT?
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
 Trong chương trình ngữ văn7, các em đã được làm quen với tác giả Nguyễn Trãi qua văn bản “Bài ca Côn Sơn”- được ông sáng tác trong thời gian ông lui về Côn Sơn ở ẩn. Hôm nay, chúng ta sẽ lại 1 lần nữa được gặp lại ông trong 1 cương vị, một sứ mạng lịch sử vô cùng quan trọng và mới mẻ qua việc tìm hiểu VB: “Nước Đại Việt ta”.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
 Hoạt động 2:
? Dựa vào những kiến thức đã học ở lớp 7, em hãy giới thiệu ngắn gọn về Nguyễn Trãi?
-> HS
*: Nguyễn Trãi (1380 -1442) hiệu là Ức Trai, con của Nguyễn Phi Khanh, quê gốc ở thôn Chi Ngại, xã Cộng Hoà, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, sau dời đến làng Nhị Khê huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. ông tham gia khởi nghĩa lam Sơn và có vai trò rất lớn bên Lê Lợi. Nguyễn Trãi trở thành 1 nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn tài hiếm có. Nhưng cuối cùng ông đã bị giết hại rất oan khốc và thảm thương vào năm 1442. Mãi đến năm 1464, mới được vua Lê Thánh Tông giải oan. 
Nguyễn Trãi để lại 1 sự nghiệp văn chương đồ sộ ông là người VN đầu tiên được UNESCO công nhận là danh nhân văn hoá thế giơi (năm 1980).
? Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh nào? vào thời gian nào?
-> Tháng 11/1406 nhà Minh xâm lược nước ta. Đến năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống giặc Minh ở Lam Sơn- Thanh Hoá. Đến cuối năm 1427 thì giành thắng lợi. Nguyễn Trãi cùng Lê Lợi sát cánh bên nhau từ những ngày đầu khởi nghĩa cho đến ngày giành thắng lợi,-> Nguyễn Trãi đã thừa lệnh Lê Lợi viết bài “Bình Ngô đại cáo” vào khoảng năm 1428 để ban bố cho nhân dân cả nước biết sự nghiệp bình Ngô phục quốc của đất nước ta đã giành thắng lợi. 
S chiếu chân dung và các tác phẩm
S chiếu hướng dẫn đọc
* Đọc với giọng trang trọng, chậm rãi, nhấn mạnh một số từ ngữ quan trọng, nhịp 4/3, giọng khẳng định, tự hào.
GV đọc mẫu, gọi HS đọc lại
? VB này được viết theo thể loại nào?
? Hãy cho biết đặc điểm của thể cáo?
-> +Thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh soạn thảo để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả sự nghiệp.
 + Phần nhiều được viết bằng văn biền ngẫu (Không quy định gieo vần nhưng phải có đối)
 + Có tính chất hùng biện.
S chiếu so sánh Chiếu-Hịch-Cáo
* So sánh hịch với cáo: 
- Đều là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng, thường được viết bằng văn biền ngẫu...
-Chiếu: Dùng để ban bố mệnh lệnh
- Hịch được dùng để cổ động, thuyết phục, hoặc kêu gọi đấu tranh, 
- Cáo dùng để công bố một chủ trương hay một kết quả để mọi người cùng biết.
? Bằng kiến thức giải nghĩa từ ngữ, em nêu ý hiểu của em về nhân đề Bình Ngô đại cáo?
*: Tác giả đặt tên cho VB là “đại cáo” vì sự kiện mà bài văn nói đến là một sự kiện lớn.
- Tìm hiểu chú thích: Nhân nghĩa, điếu phạt, Đinh, Lí, Trần
*: “Bình Ngô đại cáo” nguyên văn gồm có 4 phần:
- P1: Nêu luận đề chính nghĩa
- P2: Lập bảng cáo trạng tội ác của giặc Minh
- P3: Phản ánh quá trình cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ ngày đầu gian khổ đến khi thắng lợi.
- P4: Tuyên bố kết thúc, khẳng định nền độc lập vẵng chãi, đất nước mở ra kỉ nguyên mới và nêu lên bài học lịch sử.
 Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” nằm ở phần đầu bài cáo.
? Căn cứ vào nội dung thì văn bản trích này có thể chia làm mấy phần, nêu rõ nội dung từng phần?
S Chiếu đáp án: Bố cục của đoạn trích: ba phần
+ Hai câu đầu: Nguyên lý nhân nghĩa
+ Tám câu tiếp: Chân lý chủ quyền, độc lập dân tộc Đại Việt
+ Sáu câu còn lại: Những chứng cứ lịch sử.
* Gọi HS đọc 2 câu đầu.
? Hãy cho biết nội dung 2 câu trên?
? Thế nào là nhân nghĩa?
? Với Nguyễn Trãi, cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa ở đây là gì?
? Em hãy giải thích rõ: yên dân, trừ bạo có nghĩa như thế nào?
? Nếu hiểu “Yên dân” là giữ yên cuộc sống cho dân, điếu phạt là thương dân trừ bạo, thì dân ở đây là ai? kẻ bạo ngược là ai?
-> Dân: là dân nước Đại Việt ta.
 Kẻ bạo ngược: là quân xâm lược nhà Minh.
*Yên dân, điếu phạt, trừ bạo là cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa, tất cả đều hướng về con người, về nhân dân đang bị lầm than. Thương dân, đánh có có tội (điếu phạt), tiêu diệt lũ tham tàn bạo ngược (trừ bạo), cứu dân thoát khỏi chết chóc đau thương, đem lại cuộc sống yên vui hạnh phúc cho dân (yên dân), đó là việc làm nhân nghĩa.
?: Em có nhận xét gì về tư tưởng nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi đề cập ở đây?
-> Rất rõ ràng nhưng cũng rất mới mẻ/tơ tưởng cao đẹp.
*bình Nhân nghĩa vốn là một học thuyết cuả nho gia, nói về quan hệ đối xử giưã người với người. Nhưng đến Nguyễn Trãi, nó được nâng lên, được mở rộng ra. Ông không coi nhân nghĩa là 1 vấn đề chung chung, mà rssts rõ ràng. Nó không còn ở trong phạm vi quan hệ người với người nữa, mà là giữa các quốc gia, các dân tộc. Nhân nghĩa trái với bạo ngược, nhân nghĩa là tình thương và lẽ phải hướng về phía đất nước, phía nhân dân.
? Từ việc xác định mục đích, bản chất của nhân nghĩa, em hiểu gì về cội nguồn của nhân nghĩa? (Nhân nghĩa gắn liền với điều gì?)
? Vậy cuộc kháng chiến này có tính chất như thế nào?
Chuyển ý: cũng chính vì tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với yêu nước, chống ngoại xâm mà mạch văn của bài cáo dường như đã được khơi, và đã bắt đầu tuôn chảy.
* Gọi HS đọc 8 câu tiếp theo.
? Những câu bạn vừa đọc khẳng định điều gì?
? Tác giả đã dựa vào những yếu tố nào để khẳng định chủ quyền độc lập của DT ta?
? Em có nhận xét gì về những yếu tố được đưa ra?
-> Rất cơ bản và chủ đạo để khẳng định 1 quốc gia độc lập.
? Những chứng cớ này đã tạo nên điều gì? 
? Những chứng cớ đó có sức thuyết phục không?
-> Có. Vì dựa vào lịch sử có sẵn, không hề mang tính hão huyền.
*: bình ngắn
? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì đặc sắc? Tác dụng của nó?
*bìn? Năm 1077, Lí Thường Kiệt đã viết bài thơ “Nam quốc sơn hà”- đây được coi là “bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên” của đất nước ta, trong đó, Lí Thường Kiệt đã khẳng định chủ quyền về mặt lãnh thổ và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. Và gần 400 năm sau, Vb “Bình Ngô đại cáo” - VB được coi là “bản tuyên ngôn độc lập thứ hai” đã ra đời.
 Nếu như trong “Nam quốc sơn hà” Lí Thường Kiệt mới chỉ khẳng đinh chủ quyền của DT ở lãnh thổ riêng, hoàng đế riêng và nền độc lập riêng thì ở “Bình ngô đại cáo” quan niệm về chủ quyền của DT đã có sự tiến bộ rất nhiều.....(chỉ bảng)
 Và hơn thế nữa, nếu trong “NQSHà”. LTKiệt cho rằng chủ quyền là do “Sách trời”, do thần linh, thì đến bây giờ N.Trãi đã khẳng định: Nó là do sức mạnh DT, dựa trên tư tưởng nhân nghĩa.
Chuyển ý: Và để minh chứng rõ hơn, để khẳng định độc lập chủ quyền của DT ta là do sức mạnh chính nghĩa, N.Trãi đã kể ra một loạt những chứng cứ lich sử thật tiêu biểu.
* Yêu cầu HS đọc thầm đoạn cuối .
? Nguyễn Trãi đã dẫn ra những sự kiện và chứng cớ lịch sử nào?
? Kết quả của các sự kiện đó?
-> Quân ta đều đại thắng.Bọn giặc đều thất bại nhục nhã.
? Việc dẫn ra một loạt các chứng cớ như trên nhằm mục đích gì?
? Sức mạnh ấy, lòng tự hào ấy đã được thể hiện qua biện pháp nghệ thuật nào?
*: Ở đây có 2 câu văn biền ngẫu, mỗi câu có 2 vế sóng đôi rất tương xứng. Các câu văn biền ngẫu này đã làm nổi bật các chiến công của ta và thất bại của địch; tạo sự cân đối nhịp nhàng cho câu văn.
? Hai câu cuối của trích đoạn này tiếp tục khẳng định với chúng ta điều gì?
-> Tiếp tục khẳng định độc lập của nước ta và tự hào về truyền thống đấu tranh vẻ vang được ghi lại đầy đủ trong sử sách nước ta.
=> Một DT có quốc hiệu, có nền văn hiến, lãnh thổ, phong tục, lịch sử...đều riêng biệt, tồn tại ngang hàng với các quốc gia, lãnh thổ khác. Điều hiển nhiên đó đã được tuyên bố 1 cách đầy tự hào. Vì vậy VB như 1 bản TNĐL
? Từ nội dung VB “Nước Đại Việt ta”, em hiểu được điều gì về tác giả Nguyễn Trãi? 
-> Yêu nước
 Có tư tưởng nhân nghĩa, tiến bộ
 Giàu tình cảm và lòng tự hào DT...
? Qua tìm hiểu, em đã nắm bắt được điều gì về ND-NT của đoạn trích?
- HS trả lời. GV đưa ra ghi nhớ.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
* bình Đoạn văn mở đầu bài “BNĐC” không dài. Tuy vậy, nó vẫn là điểm tựa, là nền móng lí luận cho toàn bài. Nó đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của kẻ dẫn đường từ nơi xuất phát. Đoạn văn ấy có sức khái quát rất cao: Biến những gì xảy ra thành quy luật vận hành. Ngươì thắng kẻ thua là do nghĩ và làm thuận chiều hay ngược chiều với nó. Khép lại đoạn văn bằng hai câu: ‘Việc xưa...ghi” Ng. Trãi muốn biến lời nói của mình thành lời của người chép sử, biến cái chủ quan thành khách quan, biến một hiện tượng cá biệt thành quy luật muôn đời. Bề nổi của lời văn chính là sự nghiêm khắc, răn dạy; còn chiều sâu thấm thía một đạo lí nhân nghĩa, một tư tưởng, một lẽ phải làm người.
GV hướng dẫn HS về nhà làm.
I/ Tìm hiểu chung
1. Tác giả.
-Nguyễn Trãi (1380-1442)
+quê:Chí Linh, Hải Dương.
+ anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
2. Văn bản.
-viết đầu xuân 1428.
-trích phần đầu “Bình Ngô đại cáo”
-Thể cáo: thể văn nghị luận cổ- do vua chúa, thủ lĩnh soạn thảo để trình bày chủ chương hay công bố kết quả sự nghiệp.
- Cấu trúc: 3 phần.
II/ Phân tích.
1. Nguyên lí nhân nghĩa:
Nhân nghĩa:
+Yên dân: làm cho dân sống yên ổn, hạnh phúc.
+trừ bạo: trừ diệt giặc Minh xâm lược.
-> Gắn liền với yêu nước, chống xâm lược.
=> Cuộc kháng chiến chính nghĩa, phù hợp với lòng dân.
2. Khẳng định chủ quyền, độc lập DT
- Quyền độc lập:
 + Quốc hiệu
 + Nền văn hiến lâu đời.
 + Lãnh thổ riêng
 + Phong tục riêng
 + Lịch sử riêng
 + Chế độ, chủ quyền riêng
 + Nhân tài
-> Tạo nên sức mạnh của chính nghĩa.
- NT: Liệt kê, so sánh đối lập
=> Nước Đại Việt tồn tại là hiển nhiên, như 1 chân lí khách quan.
3. Những chứng cớ lịch sử:
- Lưu Cung-> thất bại
- Triệu Tiết-> tiêu vong
- Toa Đô-> bắt sống
- Ô Mã-> giết tươi
-> Khẳng định sức mạnh của chính nghĩa, của độc lập, chủ quyền và lòng tự hào dân tộc.
- NT: Sử dụng câu văn biền ngẫu, lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn.
* Ghi nhớ (SGK – 69)
* Luyện tập: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 97 Nước Đại việt.doc