Giáo án Ngữ văn 8 tiết 95 bài 26: Tiếng Việt: Hành động nói

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 95 bài 26: Tiếng Việt: Hành động nói

TIẾT 95 TIẾNG VIỆT

HÀNH ĐỘNG NÓI

1. Mục tiêu: Giúp HS:

 a) Về kiến thức: - Hiểu nói cũng là một thứ hành động.

 - Số lượng hành động nói khá lớn, nhưng có thể quy lại thành một số kiểu khái quát nhất định.

 b) Về kĩ năng: - Có thể sử dụng nhiều kiểu câu đã học để thực hiện cùng một hành động nói.

 c) Về thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc để lĩnh hội kiến thức và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

2. Chuẩn bị của GV và HS:

 a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV – nghiên cứu soạn giáo án.

 b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi – học bài cũ – chuẩn bị bài mới theo câu hỏi SGK.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 734Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 95 bài 26: Tiếng Việt: Hành động nói", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	Ngày dạy: Dạy lớp 8B
	Ngày dạy:.Dạy lớp 8C
TIẾT 95 TIẾNG VIỆT
HÀNH ĐỘNG NÓI
1. Mục tiêu: Giúp HS:
	a) Về kiến thức: - Hiểu nói cũng là một thứ hành động.
	- Số lượng hành động nói khá lớn, nhưng có thể quy lại thành một số kiểu khái quát nhất định.
	b) Về kĩ năng: - Có thể sử dụng nhiều kiểu câu đã học để thực hiện cùng một hành động nói.
	c) Về thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc để lĩnh hội kiến thức và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
	a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV – nghiên cứu soạn giáo án.
	b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi – học bài cũ – chuẩn bị bài mới theo câu hỏi SGK.
3. Tiến trình bài dạy:
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: ....
	 Sĩ số 8C: ...
a) Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra miệng.
	Câu hỏi: Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định? Lấy ví dụ nói rõ câu phủ định đó dùng để làm gì?
	Đáp án: - Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có), (4điểm)
	- Câu phủ định dùng để:
	+ Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả). (2 điểm)
	+ Phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ). (2 điểm)
	- Ví dụ: Hằng không đi chơi. (câu phủ định miêu tả thông báo, xác nhận không có sự việc Hằng đi chơi) (2 điểm)
	* Vào bài (1’): Trong giao tiếp, khi phát ra câu nói có mục đích nhất định là ta đã thực hiện một hành động nói. Tiết này, ta cùng đi tìm hiểu thế nào là hành động nói.
b) Dạy nội dung bài mới:
	I. HÀNH ĐỘNG NÓI LÀ GÌ? (11’)
	1. Ví dụ
	GV: Gọi HS đọc đoạn trích mục I. SGK trang 62.
	?TB: Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích chính là gì? Câu nào thể hiện rõ nhất mục đích ấy?
	HS: Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm đẩy Thạch Sanh đi để mình hưởng lợi. Câu văn thể hiện mục đích ấy là: “Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi.” 
	?TB: Lí Thông có đạt được mục đích của mình không? Chi tiết nào nói lên điều đó?
	HS: Có. Vì nghe Lí Thông nói, Thạch Sanh vội vàng từ giã mẹ con Lí Thông ra đi.
	?TB: Lí Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện gì?
	HS: Bằng lời nói.
	?KH: Nếu hiểu hành động là “việc làm cụ thể của con người nhằm một mục đích nhất định” thì việc làm của Lí Thông có phải là một hành động không? Vì sao?
	HS: Việc làm của Lí Thông là một hành động, vì nó là một việc làm có mục đích.
	?TB: Vậy, qua phân tích ví dụ, em hiểu thế nào là hành động nói?
	2. Bài học
	Ghi: Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
	II. MỘT SỐ KIỂU HÀNH ĐỘNG NÓI THƯỜNG GẶP(12’)
	1. Ví dụ
	* Ví dụ 1
GV: Gọi HS đọc lại đoạn trích ví dụ mục I.
	?TB: Lời của Lí Thông nói với Thạch Sanh gồm mấy câu? Câu nào chúng ta đã tìm hiểu?
	HS: Gồm 4 câu. Câu 3 đã tìm hiểu.
	?KH: Trừ câu 3, mỗi câu còn lại trong lời nói của Lí Thông đều nhằm một mục đích nhất định. Những mục đích ấy là gì?
	HS: Câu 1 dùng để trình bày. Câu 2 dùng đe dọa. Câu 4 dùng để hứa hẹn.
	* Ví dụ 2	
	GV: Gọi HS đọc đoạn trích thuộc mục 2. II. SGK. T. 63.
	?KH: Chỉ ra các hành động nói trong đoạn trích và cho biết mục đích của mỗi hành động?
	HS: Các hành động nói có trong đoạn trích là:
	- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu? (hành động hỏi)
	- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài. (hành động báo tin, tuyên bố)
	- U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? (hành động hỏi)
	- Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!... (hành động bộc lộ cảm xúc)
	?TB: Liệt kê các kiểu hành động nói mà em đã biết qua phân tích hai đoạn trích ở mục I và mục II? Dựa vào đâu để khẳng định các kiểu hành động đó?
	HS: Các hành động nói có ở hai đoạn trích là: trình bày, đe dọa, cầu khiến, hứa hẹn, hỏi, báo tin, bộc lộ cảm xúc. Dựa vào mục đích của hành động nói mà ta đặt tên cho hành động nói.
	?KH: Tìm hiểu các ví dụ, cho biết có những hành động nói nào thường gặp?
	2. Bài học
	Ghi: Người ta dựa theo mục đích của hành động nói mà đặt tên cho nó. Những kiểu hành động nói thường gặp là hỏi, trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán,), điều khiển (cầu khiến, đe dọa, thách thức,), hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.
	GV: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. T. 62, 63.
	GV: Trong khi sử dụng có trường hợp kiểu câu và chức năng của nó (hành động nói) trùng hợp với nhau. Ví dụ kiểu câu cầu khiến được dùng để thực hiện hành động hỏi. Dùng như vậy là dùng theo lối trực tiếp. Trường hợp không dùng đúng với chức năng vốn có của nó gọi là dùng theo lối gián tiếp. Ví dụ dùng câu nghi vấn để ra lệnh: Anh chuyển giùm quyển sách này cho ông Giáp được không?
	III. LUYỆN TẬP (15’)
	1. Bài 1 (T. 63)
	GV: Gọi HS đoc yêu cầu bài 1. 
	?: Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ nhằm mục đích gì?
	HS: Nhằm mục đích khích lệ tướng sĩ học tập Binh thư yếu lược do ông soạn ra và khích lệ lòng yêu nước của tướng sĩ.
	?: Hãy xác định mục đích của hành động nói thể hiện ở một câu trong bài hịch và vai trò của câu ấy đối với việc thực hiện mục đích chung?
	HS: Câu: “Ta thường tới bữa quên ăn nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắtquân thù.” Mục đích trình bày và bộc lộ cảm xúc. Câu này có vai trò khích lệ lòng yêu nước, căm thù giặc của các tướng sĩ.	
	Câu: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.” Mục đích hứa hẹn: tự chấp nhận điều kiện đưa ra. Câu này có vai trò khích lệ lòng yêu nước, căm thù giặc của các tướng sĩ.
	2. Bài 2 (T. 63, 64)
	?: Chỉ ra các hành động nói và mục đích nói của mỗi hành động nói trong những đoạn trích ở bài 2?
	a) - Hành động hỏi: “Bác trai đã khá rồi chứ?” 
	- Hành động bộc lộ cảm xúc (cảm ơn): “Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường.” 
	- Hành động trình bày: “Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.”
	- Hành động điều khiển: “Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn.” (Bà lão láng giềng khuyên chị Dậu bảo chồng chị đi trốn.)
	- Hành động trình bày (nêu ý kiến): “Người ốm rề rềhoàn hồn.”
	- Hành động hứa hẹn: “Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ.”
	- Hành động trình bày: “Nhưng để còn gì.”
	- Hành động điều khiển (khuyên bảo): “Thế thìrồi đấy!”
	b) - Hành động trình bày (nêu ý kiến): “Đây là Trời có ýviệc lớn.”
	- Hành động hứa hẹn: “Chúng tôi nguyện Tổ quốc”.
	c) – Hành động trình bày (báo tin): “Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!”
	- Hành động hỏi: “Cụ bán rồi?”
	- Hành động trình bày (kể): “Bán rồi! Họ vừa bắt xong.”
	- Hành động hỏi: “Thế nó cho bắt à?”
	- Hành động trình bày (kể, tả): “Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôinó lên.”
c) Củng cố, luyện tập (2’):
	GV: Gọi HS đọc lại toàn bộ ghi nhớ, lấy ví dụ có sử dụng lời thoại nói rõ hành động nói của lời thoại đó.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’):
	- Học thuộc ghi nhớ, làm bài 3 (T. 65). Tiết tới trả bài viết số 5. Yêu cầu: ôn kiến thức về văn bản thuyết minh về một phương pháp cách làm. Đọc phần gợi ý đánh giá bài làm SGK. T. 65. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 95 bai 26.doc