Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 94: Hịch tướng sĩ - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 94: Hịch tướng sĩ - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

A Mục tiêu . Giúp học sinh.

1. Cảm nhận được lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn , của nhân ta trong kháng chiến chống ngoại xâm thể hiện qua lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.

- Nắm được đặc điểm cơ bản của thể hịch và đặc sắc nghệ thuật của văn chính luận.

2. Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận, có sự kết hợp giữa tư duy lô- gíc và tư duy hình tượng, giưa lí lẽ và tình cảm .

3. GD học sinh tình yêu quê hương đất nước, lòng căm thù giặc.

B Chuẩn bị .

 I Giáo viên : Tượng Trần Quốc Tuấn , nghiên cứu nội dung bài giảng.

 II Học sinh : đọc lại bài sử cuộc kháng chiến Mông - Nguyên xâm lược thế kỉ XIII, soạn bài theo hướng dẫn của GV.

C Tiến trình lên lớp

 I Ổn định tổ chức:(1p)

 II Bài cũ: 5'

Giới thiệu vài nét về tác giả và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm ?

 III Bài mới

2' Giới thiệu bài : Giặc cậy thế mạnh ngang ngược , lòng ta sôi sục quyết tâm chiến đấu nhưng phải có sự đồng tâm hiệp lực,tư tưởng quyết chiến quyết thắng . Trần Quốc Tuấn đã thuyết phục như thế nào ? Tiết này chúng ta tìm hiểu .

 

doc 3 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 2285Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 94: Hịch tướng sĩ - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 27/2/07
Tiết 94 HỊCH TƯỚNG SĨ
 Trần Quốc Tuấn .
A Mục tiêu . Giúp học sinh.
1. Cảm nhận được lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn , của nhân ta trong kháng chiến chống ngoại xâm thể hiện qua lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.
- Nắm được đặc điểm cơ bản của thể hịch và đặc sắc nghệ thuật của văn chính luận.
2. Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận, có sự kết hợp giữa tư duy lô- gíc và tư duy hình tượng, giưa lí lẽ và tình cảm .
3. GD học sinh tình yêu quê hương đất nước, lòng căm thù giặc.
B Chuẩn bị .
 I Giáo viên : Tượng Trần Quốc Tuấn , nghiên cứu nội dung bài giảng.
 II Học sinh : đọc lại bài sử cuộc kháng chiến Mông - Nguyên xâm lược thế kỉ XIII, soạn bài theo hướng dẫn của GV.
C Tiến trình lên lớp 
 I Ổn định tổ chức:(1p)
 II Bài cũ: 5'
Giới thiệu vài nét về tác giả và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm ? 
 III Bài mới 
2' Giới thiệu bài : Giặc cậy thế mạnh ngang ngược , lòng ta sôi sục quyết tâm chiến đấu nhưng phải có sự đồng tâm hiệp lực,tư tưởng quyết chiến quyết thắng . Trần Quốc Tuấn đã thuyết phục như thế nào ? Tiết này chúng ta tìm hiểu .
.
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
 18
5
5
Hoạt động 1: 
Trước tội ác của giặc, lòng yêu nước và căm thù của Trần Quốc Tuấn thể hiện qua thái độ và hành động như thế nào ? 
Cảm xúc của em khi đọc đoạn văn này ? 
Vị chủ tướng tự nói lên nỗi lòng của mình sẽ có tác động ra sao đối với tướng sĩ ? 
Mối quan hệ ân tình giữa Trần Quốc Tuấn là mối quan hệ trên dưới theo đạo thần chủ hay quan hệ bình đẳng của người cùng cảnh ngộ ?
Mối quan hệ ấy đã khích lệ điều gì ở tướng sĩ ? 
Em có nhận xét cách nói của tác giả trong đoạn này ? 
Tác giả phê phán điều gì ? 
Dụng ý của tác giả khi phê phán tướng sĩ ? 
Sau khi phê phán, tác giả chỉ ra những điều gì ?
Hoạt động 2: Tổng kết
Bài văn thể hiện nội dung gì ?
Nghệ thuật chủ yếu của văn bản ? 
Hoạt động 3: Luyện tập
 GV yêu cầu học sinh vẽ lược đồ về kết cấu bài hịch.
2. Lòng yêu nước, căm thù giặc của tác giả.
- Lòng căm thù giặc của tác giả
Hành động : quên ăn, mất ngủ, đau đớn đến thắt tim, thắt ruột.
Thái độ : Uất ức, căm tức, sẵn sàng hi sinh để rữa mối nhục.
- Đó là tâm huyết, gan ruột, tấc lòng của tác giả một tấm gương yêu nước bất khuất có tác dụng động viên to lớn đối với tướng sĩ.
b. Tình cảm và ân nghĩa giữa chủ tướng và các tướng sĩ .
- Mối quan hệ giữa Trần Quốc Tuấn và tướng sĩ :
Quan hệ chủ tướng : tình cảm gắn bó yêu thương sâu nặng, quan tâm, chia sẽ khích lệ tinh thần trung quân ái quốc.
Quan hệ cùng cảnh ngộ để khích lệ ân nghĩa thủy chung của những người cùng hoàn cảnh.
=>khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ mỗi người đối với vua tôi như đối với cốt nhục.
- Cách nói khi nghiêm khắc mang tính chất sĩ mắng răn đe , chân thành.
- Tác giả phê phán nghiêm khắc hành động hưởng lạc, thái độ bàng quan trước vận mệnh đất nước
Tác giả dùng cách nói thẳng gần như sĩ mắng, mĩa mai chế giễu .
- Nêu ân tình rồi đánh mạnh vào lòng tự trọng làm cho họ phải xấu hổ, nhục nhã để thức tỉnh để thay đổi cách sống. 
- Việc nên làm : nêu cao tinh thần cảnh giác, tích cực luyện tập, trau dồi binh thư để sẵn sàng chiến đấu.
3 Tổng kết 
Nội dung :Bài văn phản ánh tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.
Nghệ thuật : Áng văn chính luận xuất sắc, lập luận chặt chẽ , cách dùng thủ pháp nghệ thuật tương phản, cách điệp từ điệp ý tăng tiến . 
IV Luyện tập
Khích lệ lòng căm thù giặc, nổi nhục mất nước.
Khích lệ lòng trung quân ái quốc, ân nghĩa thủy chung của người cùng cảnh ngộ .
Khích lệ ý chí lập công, xả thân vì nước.
Khích lệ lòng tự trọng, nhận ra điều đúng.
Khích lệ lòng yêu nước bất khuất, quyết chiến thắng kẻ thù 
D.Củng cố - Dặn dò:5' 
 1 Củng cố: Cảm nhận của em sau khi học xong văn bản này ?
 2 Dặn dò : Học bài. Phát biểu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài hịch.
 Chuẩn bị bài : Hành động nói . 

Tài liệu đính kèm:

  • docT94.doc