Giáo án Ngữ văn 8 tiết 93: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 93: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)

Tuần: 25

 Tiết 93

HỊCH TƯỚNG SĨ

( Trần Quốc Tuấn)

I/ Mục đích yêu cầu:

- Bổ sung thêm kiến thức về văn nghị luận trung đại.

- Thấy được chức năng, yêu cầu nội dung, hình thức của văn bản Hịch tướng sĩ.

- Cảm nhận được lòng yêu nước tha thiết, tầm nhìn chiến lược của vị chỉ huy quân sự đại tài Trần Quốc Tuấn.

1. Kiến thức :

- Sơ giản về thể hịch.

- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Hịch tướng sĩ.

- Tinh thần yêu nước, ý chí quyết thắng kẻ thù xâm lược của quân dân thời Trần.

- Đặc điểm văn chính luận ở Hịch tướng sĩ.

 2. Kỹ năng:

- Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ về lòng căm thù giặc và ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược của vị chủ soái Trần Quốc Tuấn.

- Xác định giá trị bản thân: Có trách nhiệm với vận mệnh đất nước, dân tộc.

- Tư duy phê phán: biết thẳng thắn, không ngại va chạm, không cả nể, biết phê phán những hành động sai trái.

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 624Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 93: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần: 25
 Tiết 93
HỊCH TƯỚNG SĨ
( Trần Quốc Tuấn)
I/ Mục đích yêu cầu: 
- Bổ sung thêm kiến thức về văn nghị luận trung đại.
- Thấy được chức năng, yêu cầu nội dung, hình thức của văn bản Hịch tướng sĩ.
- Cảm nhận được lòng yêu nước tha thiết, tầm nhìn chiến lược của vị chỉ huy quân sự đại tài Trần Quốc Tuấn.
1. Kiến thức :
- Sơ giản về thể hịch.
- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Hịch tướng sĩ.
- Tinh thần yêu nước, ý chí quyết thắng kẻ thù xâm lược của quân dân thời Trần.
- Đặc điểm văn chính luận ở Hịch tướng sĩ.
 2. Kỹ năng:
- Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ về lòng căm thù giặc và ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược của vị chủ soái Trần Quốc Tuấn.
- Xác định giá trị bản thân: Có trách nhiệm với vận mệnh đất nước, dân tộc.
- Tư duy phê phán: biết thẳng thắn, không ngại va chạm, không cả nể, biết phê phán những hành động sai trái.
 3. Thái độ: ( Tích hợp tấm gương đạo đức HCM)
- Giáo dục học sinh biết yêu nước, yêu độc lập dân tộc( Liên hệ với tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc của Bác Hồ).
II/ Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức, giáo dục kĩ năng sống, học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và tài liệu có liên quan, bảng phụ, phiếu học tập, tranh ảnh. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài
- Học sinh: Đọc SGK, soạn bài theo đinh hướng SGK và sự hướng dẫn của GV.
III/ Tiến trình hoạt động dạy và học:
* Hoạt động 1: Khởi động
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, bảng.
Kiểm tra bài cũ: - Nêu nội dung văn bản Chiếu dời đô? 
 Chiếu dời đô phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. Bài chiếu có sức thuyết phục mạnh mẽ vì nói đúng được ý nguyện của nhân dân, kết hợp hài hòa giữa lí và tình.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 2 : Giới thiệu
- GV: Giới thiệu bài mới:
- GV: Gọi HS đọc chú thích trang 58 và tóm tắt vài nét về tác giả và tác phẩm.
- GV: Nhấn mạnh một số nét về tác giả, tác phẩm.
Kêu gọi, khích lệ lòng yêu nước quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.
- GV: Hướng dẫn HS đọc văn bản: Giọng điệu cần thay đổi linh hoạt cho phù hợp với từng đoạn nhưng nhìn chung giọng điệu cần hùng hồn, tha thiết. 
 + Đoạn 1:Nêu gương sử sách đọc với giọng thuyết giảng ; 
 + Đoạn 2: Tình hình thực tế và nỗi lòng tác giả đọc giọng trữ tình, tự bạch, chậm rãi ; 
 + Đoạn 3: Phê phán phân tích thiệt hơnđọc giọng mỉa mai, chế giễu, khích động ; 
 + Đoạn 4 đọc với giọng dứt khoát, đanh thép. Câu cuối bài hịch lại đọc với giọng chậm,tâm tình .
 - GV đọc mẫu 1 đoạn -> Gọi 3-> 4 em đọc ( chú ý đọc cả đoạn in chữ nhỏ )
 - GV: Nhận xét . 
- GV: Kiểm tra đọc chú thích của hs. Chú ý các chú thích 17,18, 22, 23.
- GV: Dựa vào chú thích nêu những đặc điểm cơ bản của thể hịch?
- GV: Dựa vào chú thích * tìm 4 phần của bài Hịch tướng sĩ ? Nêu nội dung chính từng phần ?
- Đoạn 1: Từ đầu -> Lưu tiếng tốt: Nêu gương những trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để gây lòng tin tưởng. 
- Đoạn 2: Tiếp -> Ta cũng vui lòng: Lột tả sự ngang ngược và tội ác của giặc đồng thời thể hiện lòng căm thù giặc của tác giả.
- Đoạn 3: Từ các ngươi -> phỏng có được không?: Nêu mối ân tình giữa chủ và tướng; phân tích phải trái, làm rõ đúng sai.
 - Đoạn 4: Còn lại: Nêu nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu.
I/Đọc, tìm hiểu chung:
 1/Tác giả, tác phẩm: 
 a/ Tác giả: Trần Quốc Tuấn tước Hưng Đạo Vương (1231?-1300 ) 
 - Là người toàn đức, toàn tài công huân hiển hách.
- Có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên: Lần thứ hai (1285) và lần thứ ba(1287-1288).
 b/ Tác phẩm :
Viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ hai(1285).
 2/ Đọc – tìm hiểu chú thích
3/ Thể loại:
Hịch: Thể văn chính luận do vua chúa hoặc tướng lĩnh dùng để cổ động, thuyết phục, kêu gọi chiến đấu.
Đặc điểm: Kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén, dẫn chứng thuyết phục, giọng điệu hùng hồn.
Viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc văn biền ngẫu.
 4/ Bố cục: (4 phần)
Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản
- GV: Gọi HS đọc lại đoạn 1
- GV:Mở đầu bài hịch tác giả nêu lên những tấm gương nào?
 - Tướng: Do Vu, Vương Công Kiên
Gia thần: Dự Nhượng, Kính Đức
 - Quan nhỏ: Thân Khoái
- GV :Nhận xét cách nêu những tấm gương đó?
->Phép liệt kê->- Gương trong sử sách Trung Quốc, . - Cách nêu: xa ->gần, xưa-> nay, . - Ngắn gọn, tập trung
 - Gương có tướng cao cấp, bề tôi gần, bề tôi xa, gương đời xưa, gương rất gần.
 - GV: Tại sao tác giả không nêu gương sử sách dân tộc mà lại lấy gương Bắc sử, gương của những người trong hàng ngũ kẻ thù?
 -> + Các gương ấy được sử sách lưu truyền.
 + Các chứng cứ mang tính khách quan-> dễ thuyết phục.
- GV:Cách nêu gương như thế nhằm mục đích gì?
-> Gợi cho tướng sĩ phải suy nghĩ: gương hi sinh của người thì như vậy, còn ta như thế nào?-> Khích lệ được nhiều người, cũng có thể lập công danh, lưu trên trang sử sách.
- GV:Khi nêu các tấm gương đó tác giả đã dùng nghệ thuật gì ? Đem lại hiệu quả gì cho đoạn văn?
.-> Phép liệt kê -> Tôn vinh, ngưỡng mộ và khích lệ lòng trung quân, ái quốc. 
- GV: Sau khi nêu gương các trung thần nghĩa sĩ , theo bố cục của một bài hịch sẽ là phần gì ? 
-> Nhận định tình hình.
- GV: Gọi HS đọc lại đoạn 2
- GV:Tình hình của nuớc ta lúc đó được tác giả nhận định như thế nào ?
-> Đất nuớc loạn lạc, giặc dã tung hoành ngang nguợc.
- GV: Tội ác của giặc được tác giả miêu tả như thế nào ?
- GV: Biện pháp gì đã được sử dụng để miêu tả tội ác của giặc ? Việc sử dụng biện pháp đó đã mang lại hiệu quả gì ?
-> Ẩn dụ -> Bạo ngược, vô đạo, tham lam.
- GV: Tác giả đã bày tỏ nỗi lòng mình như thế nào trước tình hình đất nước ?
- GV: Tác giả đã sử dụng biện pháp gì để bày tỏ nỗi lòng của mình? Việc sử dụng biện pháp đó đã mang lại hiệu quả gì ?
-> Liệt kê, động từ, nói quá.-> Trạng thái căm uất, sôi sục, hận thù của một trái tim khao khát rửa nhục cho đất nước.
* Luyện tập
So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa thể Chiếu và thể Hịch ?
- Giốnh nhau:
 + Đều là thể văn ban bố công khai
 + Đều là thểvăn nghị luận có kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén.
 + Viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc văn biền ngẫu.
- Khác:
CHIẾU
HỊCH
- Dùng ban bố mệnh lệnh do vua chúa dùng.
- Dùng cổ động, thuyết phục, kêu gọi, khích lệ ngoài vua có thể do tướng lĩnh dùng.
II/ Tìm hiểu văn bản :
1/ Nêu gương những trung thần nghĩa sĩ 
 “Kỉ Tín đem mình chết thay 
 Do Vu chìa lưng chịu giáo
 Dự Nhượng nuốt than
 Thân Khoái chặt tay cho nước”
.-> Liệt kê -> Hết lòng phụng sự vương chủ và đất nước. 
=> Tôn vinh, ngưỡng mộ và khích lệ lòng trung quân, ái quốc. 
2/ Nhận định tình hình :
 a/ Sự ngang ngược và tội ác của giặc :
- Đi lạinghênh ngang ngoài đường .
- uốn lưỡi cú diều sỉ mắng triều đình .
- thân dê chó bắt nạt tể phụ .
- Đòi ngọc lụa, thu bạc vàng, vét của kho có hạn 
-> Ẩn dụ -> Bạo ngược, vô đạo, tham lam.
b/ Nỗi lòng của tác giả :
 - Ta thường: 
+ Tới bữa quên ăn, Xả thịt, lột da
+ Nửa đêm vỗ gối ->Nuốt gan, uống máu + Ruột đau như cắt Nghìn xác
+ Nước mắt đầm đìa . Trăm thân
 -> Liệt kê, động từ, nói quá.
-> Trạng thái căm uất, sôi sục, hận thù của một trái tim khao khát rửa nhục cho đất nước.
* Luyện tập
So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa thể Chiếu và thể Hịch ?
IV. Củng cố: 
 - Tội ác của kẻ thù được tác giả miêu tả như thế nào ?
 - Qua đó bộc lộc nỗi lòng gì của tác giả ?
V. Hướng dẫn về nhà:
 1/ Học bài:
 - Học thuộc đoạn 2 của văn bản
 - Tác giả kể rõ tội ác của kẻ thù như thế nào ?
 2/ Soạn bài: Hành động nói.
Đọc đoạn trích SGK
Lý Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích gì ? Câu nào thể hiện mục đích ấy ?
Lý Thông thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện gì ?
Chỉ ra các hành động nói trong đoạn trích sau và cho biết mục đích của mỗi hành động ?
Đọc tiếp đoạn trích, xét xem những câu nói ấy nhằm mục đích gì ?
Chuẩn bị phần luyện tập.
* Rút kinh nghiệm:
------------–--—----------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 93- Hich tuong si.doc