Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 9, 10, 11, 12

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 9, 10, 11, 12

NS: Tiết 9 ,10,11, 12

ND : BÀI :3

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

· Thấy được sự tàn ác , bất nhân của xã hội TDPK , nỗi cục khổ của người nông dân bị áp bức và những phẩm chất cao đẹp của họ được thể hiện trong đọan trích Tức nước vỡ bờ

· Thấy được tài năng nghệ thuật của Ngô Tất Tố qua đọan trích này .

· Nắm và biết cách triển khai ý trong đọan văn này.

Vận dụng kiến thức và kỹ năng xây dựng đọan văn để làm tốt bài tập làm văn số 1

 Tiết 9 Tức nước vỡ bờ

 ( Trích Tắt đèn ) Ngô Tất Tố

I./ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp HS :

_ Thấy được sự tàn ác , bất nhân của chế độ XH đương thời và tình cảnh đau thương của người nông dân cùng khổ trong XH ấy ; cảm nhận được cái quy luật của hiện thực : có áp bức có đấu tranh ; thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông đân .

_ Thấy được nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của tác giả .

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 869Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 9, 10, 11, 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: Tiết 9 ,10,11, 12
ND : BÀI :3 
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Thấy được sự tàn ác , bất nhân của xã hội TDPK , nỗi cục khổ của người nông dân bị áp bức và những phẩm chất cao đẹp của họ được thể hiện trong đọan trích Tức nước vỡ bờ 
Thấy được tài năng nghệ thuật của Ngô Tất Tố qua đọan trích này .
Nắm và biết cách triển khai ý trong đọan văn này. 
Vận dụng kiến thức và kỹ năng xây dựng đọan văn để làm tốt bài tập làm văn số 1
 Tiết 9 Tức nước vỡ bờ
 ( Trích Tắt đèn ) Ngô Tất Tố
I./ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp HS :
_ Thấy được sự tàn ác , bất nhân của chế độ XH đương thời và tình cảnh đau thương của người nông dân cùng khổ trong XH ấy ; cảm nhận được cái quy luật của hiện thực : có áp bức có đấu tranh ; thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông đân .
_ Thấy được nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của tác giả .
II./ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC 
I ./ ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
II ./ KIỂM BÀI CŨ: 
?Qua hồi ký “ Trong lòng mẹ” hãy phân tích nhân vật người cootrong cuộc đối thoại giữa bà ta với bé Hồng.
? Tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng đ/v người mẹ bất hạnh được thể hiện như thế nào
III ./ BÀI MỚI 
Giới thiệu bài : Giới thiệu vài nét về nhà văn Ngô Tất Tố và tiểu thuyết Tắt đèn Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm và làm rõ vị trí đọan trích trong tác phẩm.
Hoạt động của GV
Họat động của HS
NỘI DUNG HỌAT ĐỘNG
Hướng dẫn đọc văn bản và tìm hiểu chú thích
Gv đọc mẫu 1 đọan và để vài HS đọc (đọc chính xác, có sắc thái biểu cảm , nhất là khi đọc ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật).
Hỏi : 
Thông tin quan trọng trong chú thích
Chuyển ý 
? Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị như thế nào
Gợi dẫn :
_ Thiếu sưu như thế nào ?
 -- Anh Dậu ra sao ?
-- Chị phải liệu tính gì ?
Chốt 3 ý 
Chuyển ý : Tìm hiểu về các nhân vật trong đoạn trích
Câu 2 SGK
? Phân tích nhân vật cai lệ .Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này và về sự miêu tả của tác giả
Gợi dẫn :
_ Cai lệ là chức danh gì ?
_ Tư thế hắn như thế nào ?
So sánh với câu :
“ Người nách.....
Đầu trâu ........... như sôi”
_ Hắn nói năng ra sao?
? Phân tích diễn biến tâm lý của chị Dậu .Theo em, sự thay đổi thái độ của chị Dậu có được miêu tả chân thực, hợp lí không.
Qua đọan trích này ,em có nhận xét gì về tính cách của chị ?
Chuyển ý : Tìm hiểu tựa bài
Hỏi :
Nhận xét về cách đặt vấn đề ?
Gợi dẫn:
_ Người nông dân trong giai đọan 30- 45 đã phải sống như thế nào ? Tên nhan đè nói lean điều gì ?
Chuyển ý :
Tìm hiểu về những nhận xét của các nhà văn 
Hướng dẫn thảo luận 
 ?Hãy chứng minh nhận xét câu của nhànghiên cứu PBVH Vũ Ngọc Phan :” Cái đọan chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đọan tuyệt khéo” 
? Do đâu chị Dậu có sức mạnh lạ lùng khi quật ngã hai tên tay sai như vậy
GV cần làm cho HS cảm nhận được không khí hào hứng , thú vị đó 
? Nhà văn N.Tuân cho rằng , với Tắt đèn”, NT Tố đã “xui người nông dân nổi lọan”.Em hiểu thế nào về nhận xét đó , hãy làm sáng tỏ nhận địng trên?
Cho HS đọc ghi nhớ SGK/33
 .
 Hai HS đọc tiếp theo
Cá nhân đọc lướt tòan bộ chú thích
 Thảo luận nhóm Hs phát hiện ba thông tin quan trọng 
- Trình bày ý kiến
_ Phát biểu
Thảo luận nhóm 2
theo câu hỏi
Trình bày ý kiến 
Phát biểu
Ghi lại nội dung chính
_ Vụ thuế đang thời điểm gay gắt nhất
_ Chi Dậu phải chạy vạy , lo toan
_ Làm sao phải bảo vệ được chồng
HS trình bày ý kiến
Phát biểu
Ghi lại nội dung chính
Thảo luận nhóm
Trình bày ý kiến
Phát biểu
Ghi lại nội dung chính
Chị Dậu sống mộc mạc, hiền dịu nay vị tha, sống khiêm nhường , biết nhẫn nhục chịu đựng nhưng hòan tòan không yếu đuối, trái lại chị có 1 sức sống tiềm tàng 
Thảo luận nhóm 2
Trình bày ý kiến
Phát biểu
Ghi lại nội dung chính
Thảo luận nhóm
Trình bày ý kiến
Phát biểu
Ghi lại nội dung chính 
Thảo luận nhóm
Trình bày ý kiến
Phát biểu
Ghi lại nội dung chính
2HS đọc ghi nhớ
I ./ ĐỌC_ CHÚ THÍCH VĂN BẢN 
 1./ Đọc văn bản 
 2./ Đọc chú thích :
 II ./ ĐỌC _ HIỂU VĂN BẢN 
 1 ./ Tình thế của chị Dậu khi bọn tay sai xông đến 
 _ Vụ thuế đang trong thời điểm gay gắt nhất ( quan sắp về đến tận làng để đốc thuế; bọn tay sai hung hăng xông vào nhà đánh trói , cùm kẹp kẻ thiếu sưu )
 Chị Dậu dù phải bán con, bán chó ,bán cả gánh khoai vẫn không đủ tiền nộp sưu . Anh Dậu “đang ốm rề rề” tưởng như đã chết đêm qua,nếu lại bị chúng đấnh trói lần nữa thì mạng sống khó mà giữ được 
Þ Tất cả vấn đề đối với chị Dậu lúc bấy giờ là làm sao bảo vệ được chồng trong tình thế nguy ngập ấy.
2 ./ Cai lệ 
 Đây là tên tay sai chuyên nghiệp, sẵn sàng gây tội ác mà không chùn tay , vì hắn đại diện cho “nhà nước”, nhân danh “phép nước” để hành động .
“sầm sập” tiến vào trợn ngược hai mắt , đùng đùng giật phắt cái thừng , “bịch”luôn vào ngực chị Dậu , sấn đến để trói anh Dậu , tát vào mặt chị Dậu đánh bốp.) . 
Þ tàn bạo ,không chút tình người là bản chất tính cách của hắn .
3 ./ Diễn biến tâm lý , hành động chị Dậu 
 Ban đầu , chị Dậu cố “van xin tha thiết” ,cố khơi gợi từ tâm và lương tri của “ông cai”.
 Đến khi tên cai lệ không nghe chị nửa lời , đáp lại bằng những quả “bịch “ vào ngực và cứ xông đến anh Dậu , chị Dậu tức qua không chịu được đã “liều mạng cự lại”. 
 Sự “cự lại”của chị Dậu gồm 2 bước :
 _Thoạt đầu , chị cự bằng lí lẽ : “Chồng tôi đau ốm , ông không được phép hành hạ!”
 (không còn xưng cháu gọi ông , mà là tôi_ ông.
Bằng sự thay đổi đó , chị đã đứng thẳng lên , có vị thế của kẻ ngang hàng , nhìn thẳng vào mặt đối thủ.
Đến khi cai lệ “tát vào mặt chị 1 cái đánh bốp” rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu , thì chị đã vụt đứng dậy với niềm căm giận ngùn ngụt : 
“Chị Dậu nghiến hai hàm răng : _ Mày trói ngay chồng bà đi , bà cho mày xem !”
 Chị xưng bà gọi tên cai lệ bằng mày® thể hiện sự căm giận và khinh bỉ cao độ.
 _ Chống lại bằng hành động:
 Chị Dậu quật lại hai tên tay sai “túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa”, hắn đã “ngã chỏng quèo trên mặt đất”!
 Kết cục , anh chàng “hầu cận ông lí”yếu hơn chị chàng con mọn , hắn bị chị này “túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm” .
 Đọan văn đặc biệt sống động và toát lên 1 không khí hào hứng rất thú vị “làm cho độc giả hả hê 1 chút sau khi đọc những trang rất buồn thảm”.(Vũ Ngọc Phan)
 4 ./ Về nhan đề của đọan trích : Đọan trích diễn tả diễn biến tâm trạng chị Dậu từ chỗ cam chịu , van xin tha cho chồng , đến vùng dậy quật ngã tên cai lệ và người nhà lí trưởng . Ngòi bút của Ngô Tất tố đã làm tóat lên hiện thực :có áp bức , có đấu tranh , “tức nước vỡ bờ”.Con đường sống của quần
chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng , không có con đường nào khác.
 5 ./ Giá trị nghệ thuật của đọan trích:
_ “Cái đọan chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đọan tuyệt khéo”.(Vũ Ngọc Phan)
Tình huống bất ngờ , hai nhân vật chị Dậu và tên cai lệ được miêu tả rõ nét:
Từ giọng quát thét hống hách đến những lời xỏ xiên đểu cáng và những hành động hung hãn , từ cái giọng “khàn khàn vì hút nhiều xái cũ” và thân hình lẻo khổe” vì nghiện ngập đến tư thế ngã “chỏng quèo” mà miệng vẫn còn nham nhảm thét trói ..,
Þtên tay sai trắng trợn , tàn ác , đểu giả , đê tiện Chị Dậu :vừa thiết tha lễ phép, vừa ngỗ nghịch, “đanh đá”, quyết liệt , vừa chan chứa tình yêu thương vừa ngùn ngụt căm thù . Diễn biến tâm lí của chị Dậu được thể hiện tự nhiên, chân thực,đúng với tính cách của chị.
 Ngòi bút miêu tả linh hoạt, sống động: cảnh chi Dậu 
“liều mạng cự lại”2 tên tay sai, đúng là tuyệt khéo, các hoat động dồn dập mà vẫn rõ nét, không rối, mỗi chi tiết đều “đắt”, đúng như Vũ Trọng Phụng nhận xét, tác giả Tắt đèn có “óc quan sát rất tinh tường, rất chu đáo”.
_Ngôn ngữ kể chuyện , miêu tả của tác giả và ngôn ngữ đối thọai của nhân vật rất đặc sắc. Mỗi nhân ật đều có ngôn ngữ riêng , khiến tính cách nhân vật tự bộc lộ đầy đủ chủ yếu qua ngôn ngữ của mình .
 Ngôn ngữ cai lệ thì thô lỗ ,đểu cáng, của chị Dậu thì thiết tha mềm mỏng khi van xin trình bày và đanh thép,quyết liệt khi liều mạng cự lại..Khẩu ngữ của quần chúng nông dân được nhà văn sử dụng nhuần nhuyễn , khiến cho câu văn giản dị mà đậm đà, có hơi thở của đời sống.
6 ./ Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi lọan qua tác phẩm Tắt đèn.Nhận định này hòan tòan đúng vì trong tác phẩm Ngô Tất Tố tuy chưa chỉ ra cách dấu tranh nhưng đã làm toát lên cái chân lí hiện thực “tức nước ắt vỡ bờ”, ở đâu có áp bức , ở đó có đấu tranh và con đường tự giải phóng cứu lấy mình là con đường tất yếu của người nông dân dưới chế độ cũ.
Mặc dù kết thúc tác phẩm, NTTố chưa chỉ ra được con đường đấu tranh của người nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng vô sản , nhưng qua đọan trích có thể thấy chị Dậu đã dám đứng lên chống lại những người đại diện cho nhà nước , thể hiện sức sống kiên cường bất khuất của người nông dân . Và không lâu sau đó , chính những người nông dân đó đã làm nên cuộc CM vô cùng to lớn , GP mình khỏi ách nô lệ hàng ngàn năm của chế độ PK.
 GHI NHỚ (sgk tr 33)
LUYỆN TẬP:
 Giúp một nhóm hs 4 em đọc diễn cảm văn bản có phân vai.
D ./ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Ở NHÀ :
 _ Học bài, làm bài tập 5, 6
 _ Sọan bài mới “Lão Hạc”
 TIẾT 10 XÂY DỰNG ĐỌAN VĂN 
 TRONG VĂN BẢN
I./ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 Giúp HS :
 _ Hiểu được khái niệm của đoạn văn , từ ngữ chủ đề , câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung đoạn văn .
 _ Viết được các đoạn văn mạch lạc đủ sức làm sáng tỏ một nội dung nhất định .
II./ TIẾN TRÌNH 
A./ ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
B ./ KIỂM BÀI CŨ :
 ? ./ Nêu hiểu biết của em về bố cục của 1 văn bản
 ? ./ Em hãy nêu chức năng , n/vụ của mỗi phần của văn bản
 GV chú ý việc HS làm bài tập ở nhà
C ./ BÀI MỚI :
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
Nội dung họat động
GV cho HS đọc thầm văn bản về NTTố và trả lời câu hỏi 1, 2
Hình thành khái niệm về đọan văn
?Từ các nhận thức trên , em hiểu từ ngữ chủ đề và câu chủ đề là gì? Chúng vai trò gì trong văn bản ?
HS đọc đọan 1 của văn bản và trả lời câu hỏi ( a) để tìm từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng của đọan văn ?
Đọc đọan văn thứ 2 và tìm câu then chốt (câu chủ đề)?
?Từ các nhận xét trên , em hiểu từ ngữ chủ đề và câu chủ đề là gì ?Chúng đóng vai trò gì trong văn bản ?
Chuyển ý 
 GV tiếp tục ptích 2 đoạn văn của NTTố và trả lời câu hỏi 
?Đọan văn nào có câu chủ đề , đọan văn nào không có câu chủ đề .Vị trí của câu chủ đề trong mỗi đọan văn ?
?Cho biết cách trình bày ý ở mỗi đọan văn 
â
Gv chỉ định một HS đọc chậm , rõ ghi nhớ trong sgk
Hướng dẫn HS đọc văn bản 
Hỏi :
Văn bản sau đây có thể chia làm mấy ý?Mỗi ý được diễn đạt bằng mấy 
đọan văn ?
Hướng dẫn HS đọc bài tập 2 và trả lời câu hỏi
Hướng dẫn làm BT3 
Giúp HS xác định yêu cầu
Viết theo phương pháp diễn dịch, sau đó ùđổi thành quy nạp
BT4 : Viết đọan văn
Trong cuộc sống, nếu chúng ta từng vấp ngã thì sẽ đứng dậy vững vàng hơn, nếu từng that bại thì sẽ rút ra được bài học kinh nghiệm quí giá. Chính vì thế chúng ta mới thấy người xưa nói quả không sai “ Thất bại là mẹ thành công”. ( quy nạp )
 2 HS đọc văn bản
Thảo luận nhóm
Trình bày ý kiến 
Phát biểu 
Ghi lại nội dung chính
Cá nhân nêu khái quát
HS đọc đọan văn
Trình bày ý kiến cá nhân
Phát biểu
Ghi lại nội dung chính 
Thảo luận nhóm 2 
Trình bày ý kiến
Phát biểu
Ghi lại nội dung chính
Đọc câu hỏi và xác định yêu cầu của bài tập
Cá nhân trình bày ý kiến
Ghi lại nội dung chính
Thảo luận nhóm 
Trình bày ý kiến
Phát biểu
Ghi lại nội dung chính
HS chú ý lắng nghe, rút kinh nghiệm , về nhà làm 
I ./ THẾ NÀO LÀ ĐỌAN VĂN
 1 ./ Văn bản NTTố và tp Tắt đèn gồm 2 ý, mỗi ý được viết thành 1 đọan văn
 2 ./ Dấu hiệu hình thức để nhận biết đọan văn :có ý chủ đề , có dấu hiệu hình thức bắt đầu bằng chữ viết hoa và thụt đầu dòng , kết thúc bằng đấu chấm xuống dòng . 
3 ./ Khái quát đặc điểm của đọan văn .
 GHI NHỚ (sgk tr 36)
II ./ TỪ NGỮ VÀ CÂU TRONG ĐỌAN VĂN
 1./ Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đọan văn
 a./ Từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đọan văn thứ nhất :Ngô Tất Tố .
 b./ Câu chủ đề trong đọan văn thứ 2 :Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu của Ngô Tất Tố .
 c./ Từ ngữ chủ đề là các từ được lặp lại nhiều lần hoặc các đại từ , các từ đồng nghĩa nhằm duy trì đối tượng được nói đến.
 _ Câu chủ đề là câu mang nội dung khái quát , lời lẽ ngắn gọn , đủ hai thành phần chính và thường đứng ở đầu hoặc cuối đọan văn .
 2./ Cách trình bày nội dung đọan văn
 a./ Đọan 1 mục SGK không có câu chủ đề .
 b ./ Đọan 2 , mục I và đọan ở mục II.2 sgk có câu chủ đề.
 c./ Vị trí của câu chủ đề :
 _ Đọan2, mục I câu chủ đề nằm ở đầu đọan văn .
 _ Đọan ở mục II.2 câu chủ đề nằm ở cuối đọan văn .
Đọan 1 mục I :các ý được lần lượt trình bàytrong các câu bình đẳng với nhau .
Đọan 2 mục I ý chính nằm trong câu chủ đề ở đầu đọan văn , các câu tiếp theo cụ thể hóa ý chính .
 Đọan II . 2 :ý chính nằm trong câu chủ đề ở cuối đọan văn , các câu phía trước cụ thể hóa cho ý chính. 
 GV chốt :
 + Đọan I .1 : gọi là cách trình bày ý theo kiểu song hành (gọi tắt là đọan văn song hành).
 + Đọan I. 2 : gọi là cách trình bày theo kiểu diễn dịch (đọan văn diễn dịch ).
 + Đọan II .2 gọi là cách trình bày theo kiểu quy nạp ( đọan văn quy nạp )
 GHI NHỚ (Sgk tr 36)
III . LUYỆN TẬP :
 1 ./ Văn bản gồm 2 ý, mỗi ý được diễn đạt thành 1 đọan văn.
 2 ./ 
 a./ Đọan diễn dịch 
 b ./ Đọan song hành
 c ./ Đọan song hành
3./ Câu chủ đề đã cho trước)
+ Các câu sau triển khai:
 _ Kn Hai Bà Trưng
 _ Chiến thắng của Ngô Q
 _ Chiến thắng của nhà Trần
 _ Chiến thắng của Lê Lợi’
 _ Chiến thắng chống Pháp thành công
_ Chiến thắng chống Mỹ cứu nước tòan thắng
 4./ Có thể chọn 1 trong 3 ý để viết thành 1 đọan văn. Chẳng hạn ý 1 và 2 có thể viết theo lối diễn dịch , ý 3 có thể viết theo lối song hành . 
 D ./ HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ:
 _ Lầm bài tập 3 , 4
 -Chuẩn bị bài TLV số 1(Văn tự sự theo đề bài sgk tr 37 )
tiết 11,12 VIẾT BÀI : TẬP LÀM VĂN SỐ 1
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
_ Oân lại kiểu bài tự sự đã học ở lớp 6, có kết hợp với bài biểu cảm đã học ở lớp 7 
_ Luyện tập viết bài văn và đoạn văn .
YÊU CẦU :
 Làm tại lớp (2tiết )
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
A ./ ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC ;( 1’)
B./ KIỂM BÀI CŨ: ( 1’)
 Kiểm tra việc chuẩn bị làm bài viết của HS 
C./ BÀI MỚI :(80’)
 ĐỀ BÀI : (Có thể chọn một trong ba đề ở SGK )
 Đề 1 ; Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học 
 1./ Xác định ngôi kể : thứ nhất, thứ ba .
 2./ Xác định trình tự kể :
 _ Theo thời gian, không gian.
 _ Theo diễn biến của sự việc
 _ Theo diễn biến của tâm trạng 
 ( Có thể kết hợp các cách kể bằng thủ pháp đồng hiện ) 
 3./ Xác định cấu trúc của văn bản và cách trình bày các đoạn văn 
 4./ Thực hiện 4 bước tạo lập văn bản (đã học ở l7 ), chú trọng bước lập đề cương .
D./ THU BÀI :
Tổng số bài của các lớp : 8A1 : 8A2 8A5 :
Đ./ NHẬN XÉT 
 _ Tác phong, thái độ nghiêm túc ... khi làm bài
 _ Hướng dẫn học ở nhà :Soạn bài Liên kết các đọan văn trong văn bản 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet9,10,11,12.doc