Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 89 đến 92

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 89 đến 92

Tiết 89+90: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

 - Kiểm tra đánh giá quá trình học và làm bài của học sinh với thể loại văn thuyết minh

2. Kỹ năng

a. Kĩ năng chuyên môn:

 - Hs vận dụng các phương pháp thuyết minh để viết một bài văn cụ thể.

 - Đánh khả năng tự lập trong làm bài tại lớp.

b. Kĩ năng sống:

 - Kỹ năng tư duy sáng tạo.

 - Kỹ năng giải quyết vấn đề.

 - Kỹ năng quản lý thời gian.

 - Kỹ năng ứng phó với căng thẳng.

3. Thái độ : Ý thức tự giác, nghiêm túc làm bài.

 B. CHUẨN BỊ:

 GV: giáo án , đề, đáp án, biểu điểm.

 HS: chuẩn bị giấy làm bài.

 C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

 - Phương pháp: Thực hành.

 - Kỹ thuật dạy học: Hoàn tất một nhiệm vụ; viết tích cực; kỹ thuật động não,.

 

doc 7 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 942Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 89 đến 92", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Tiết 89+90: Viết bài tập làm văn số 5
Tiết 91:Câu cảm thán
Tiết 92: Câu trần thuật
Ngày soạn: 11/02/2012
Ngày dạy: 13/02/2012
Tiết 89+90: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức: 
 - Kiểm tra đánh giá quá trình học và làm bài của học sinh với thể loại văn thuyết minh
2. Kỹ năng 
a. Kĩ năng chuyên môn:
 - Hs vận dụng các phương pháp thuyết minh để viết một bài văn cụ thể.
 - Đánh khả năng tự lập trong làm bài tại lớp.
b. Kĩ năng sống:
 - Kỹ năng tư duy sáng tạo.
 - Kỹ năng giải quyết vấn đề.
 - Kỹ năng quản lý thời gian.
 - Kỹ năng ứng phó với căng thẳng.
3. Thái độ : Ý thức tự giác, nghiêm túc làm bài.
 B. CHUẨN BỊ:
 GV: giáo án , đề, đáp án, biểu điểm.
 HS: chuẩn bị giấy làm bài.
 C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
 - Phương pháp: Thực hành.
 - Kỹ thuật dạy học: Hoàn tất một nhiệm vụ; viết tích cực; kỹ thuật động não,...
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 3.Bài mới: 
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận thức
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
-Nắm được đoạn văn trong văn bản thuyết minh
-Cách làm bài văn thuyết minh.
-Các phương pháp thuyết minh thường gặp
-Yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh
-- 
Cách làm bài văn thuyết minh.
 - Phương pháp thuyết minh thường gặp
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %: 
Số câu 1
Só điểm:2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 8
Tỉ lệ: 80%
Số câu:2
Số điểm:10
Tỉ lệ 100%:
ĐỀ
Câu 1: Khi viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh cần lưu ý điều gì? 2đ)
Câu 2: Giới thiệu một đồ dùng trong sinh hoạt mà em yêu thích 8đ)
 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1: (2 điểm)
	-Khi viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh cần trình bày rõ ý chủ đề của đoạn,tránh lẫn ý của đoạn văn khác(1đ)
	- Các ý trong đoạn văn nên sắp xếp theo cấu tạo của sự vật,thứ tự nhận thức,thứ tự diễn biến sự việc trong thời gian trước sau theo thứ tự chính phụ. (1đ)
Câu 2: (8 điểm)
-Yêu cầu:
 + HS biết sử dụng kiến thức văn thuyết minh vào bài làm
 + Đối tượng thuyết minh là đồ dùng
 + Biết chọn phương pháp phù hợp
 + Biết lập dàn ý sau đó viết bài
-Mở bài: Giới thiệu về đồ dùng của mình. (1đ)
-Thân bài: (6đ) Triển khai các ý sau: (Mỗi ý 1,5đ)
 - Cấu tạo
 - Tác dụng
 - Cách sử dụng ,bảo quản.
-Kết bài: (1đ) Nêu thái độ của chúng ta với đồ dùng 
 - Lưu ý: Viết đúng lỗi chính tả, không viết tắt viết số trong bài, không gạch đầu dòng.
3. Đánh giá: 
 - GV thu bài của học sinh, kiểm tra số lượng 
4. Dặn dò: 
 - Về nhà xem lại bài văn thuyết minh.
 - Soạn bài “Câu cảm thán 
--------˜&™--------
Ngày soạn:12/02/2012
Ngày dạy: 14/02/2012
Tiết 91: CÂU CẢM THÁN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
- Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán.
- Biết sử dụng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
1. Kiến thức
- Đặc điểm hình thức của câu cảm thán.
- Chức năng của câu cảm thán.
2. Kỹ năng:
a. Kĩ năng chuyên môn:
- Nhận biết câu cảm thán trong các văn bản.
- Sử dụng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
b. Kĩ năng sống:
- Ra quyết định: nhận ra và biết s.dụng câu cảm thán theo mục đích g.tiếp cụ thể.
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách sử dụng câu cảm thán.
3. Thái độ : Giáo dục ý thức học tập
B. CHUẨN BỊ:
1/ GV:Nghiên cứu bài, soạn giáo án, phiếu học tập
2/ HS: Học bài cũ, xem trước bài mới.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phân tích các tình huống mẫu để hiểu cách dùng câu cảm thán .
- Động não: suy nghĩ phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về giữ gìn sự trong sáng trong sử dụng câu cảm thán . 
- Thực hành có hướng dẫn: tạo lập câu cảm thán theo tình huống giao tiếp.
- Học theo nhóm: thảo luận, trao đổi, phân tích về những đặc điểm, cách tạo lập câu cảm thán theo tình huống cụ thể 
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là câu cầu khiến? Lấy ví dụ câu cầu khiến có từ ngữ cầu khiến và một câu cầu khiến có ngữ điệu cầu khiến.
3. Bài mới : 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng.
-HS đọc VD SGK và trả lời câu hỏi.(Trang 43/44)
Hỏi :Trong những đoạn trích trên ,câu nào là câu cảm thán?
Hỏi:Đặc điểm hình thức nào cho biết đâu là câu cảm thán . 
(đều chứa các thán từ-từ ngữ biểu lộ cảm xúc , khi đọc giọng diễn cảm,kết thúc bằng dấu chấm than)
Hỏi: Qua VD trên hãy cho biết câu cảm thán dùng để làm gì? Khi viết đơn ,biên bản ,hợp đồng ..làm toán có được dùng câu cảm thán không ?Vì sao?
(Người nói và viết có thể dùng các kiểu câu khác để biểu thị cảm xúc nhưng câu cảm thán sẽ tạo được hiệu quả cao hơn cả vì nó có các phương tiện đặc thù.Khi viết đơn ,biên bản ,hợp đồng ,làm toán...không thể dùng câu cảm thán .Vì ngôn ngữ của các kiểu văn bản trên là ngôn ngữ tư duy logíc nên dùng câu cảm thán không thích hợp).
-HS đặt câu .cả lớp nhận xét .
Hỏi : Qua VD trên hãy cho biết đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán?
-GV kết luận và gọi HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2:Hướng dẫn luyện tập . 
-GV chia nhóm , giao nhiệm vụ.
-HS đọc bài tập 1.
Hỏi:Xác định yêu cầu của đề bài?
HS đọc bài tập 2 và xác định yêu cầu của bài tập.
-Phân tích tình cảm ,cảm xúc được biểu hiện trong tững câu .
-Xem xét đặc điểm hình thức của từng câu để nhận dạng kiểu câu.
Hỏi:Qua bài tập trên ,cho biết có phải tất cả các câu chứa tình cảm ,cảm xúc đều là câu cảm thán không? 
Bài tập 3:HS làm cá nhân và trình bày trước lớp.GV lưu ýHS chú ý ngữ điệu khi trình bày .
I/ Đặc điểm hình thức và chức năng .
VD( SGK/43)
-Câu cảm thán:
“ Hỡi ơi lão Hạc!”
“Than ôi!”
ÞHình thức:Đều có chứa các thán từ ,kết thúc bằng dấu chấm than.Khi đọc giọng diễn cảm.
Chức năng:Bộc lộ cảm xúc.
Ghi nhớ:( SGK/44)
II/Luyện tập
Bài tập 1/44:Xác định câu cảm thán.
“Than ôi!”, “Lo thay!”, “Nguy thay!”
“Hỡi ................”
“Chao ôi.........”
Chỉ có những câu trên mới là câu cảm thán vì chúng có chứa các thán từ và kết thúc bằng dấu chấm than.
Bài tập 2/44.Phân tích tình cảm ,cảm xúc được thể hiện trong những câu sau đây.Có thể xếp những câu này vào kiểu câu cảm thán được không?Vì sao?
-Tất cả các câu trên đều bộc lộ tình cảm ,cảm xúc .
a.Lời than thở của người dân dưới chế độ phong kiến.
b.Lời than thở của chinh phụ trước nổi gian truân do chiến tranh gây ra.
c.Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cuộc sống.
d.Sự ân hận của Dế Mèn trước cái chết thảm thương ,oan ứac của Dế Choắt.
-Tuy nhiên các câu trên đều không phải là câu cảm thán vì không có đặc điểm hình thức của kiểu câu này .
Bài tập 3/Đặt câu cảm thán để thể hiện cảm xúc.
a.Mẹ ơi! Tình yêu mẹ dành cho con thiêng liêng biết bao!
b.Ôi! Cảnh bình minh đẹp quá.
3/Củng cố : Bảng Phụ: 1. Điền vào ô trống các thán từ.
2 Điền vào ô trống các kiểu câu đã học. 
4/Dặn dò : Viết đoạn văn có sử dụng câu cảm thán .Chuẩn bị bài mới.
Ngày soạn:15/02/2012
Ngày dạy: 17/02/2012
Tiết 92: CÂU TRẦN THUẬT
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
- Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật.
- Biết sử dụng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
1. Kiến thức
- Đặc điểm hình thức của câu trần thuật.
- Chức năng của câu trần thuật.
2. Kỹ năng:
a. Kĩ năng chuyên môn:
- Nhận biết câu cảm thán trong các văn bản.
- Sử dụng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
b. Kĩ năng sống:
- Ra quyết định: nhận ra và biết sử dụng câu trần thuật theo mục đích giao tiếp cụ thể.
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách sử dụng câu trần thuật 
3. Thái độ :Giáo dục ý thức học tập
B. CHUẨN BỊ:
 1/ GV:Nghiên cứu bài, soạn giáo án, phiếu học tập.
 2/ HS: Học bài cũ, xem trước bài mới.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phân tích các tình huống mẫu để hiểu cách dùng câu trần thuật .
- Động não: suy nghĩ phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về giữ gìn sự trong sáng trong sử dụng câu trần thuật . 
- Thực hành có hướng dẫn: tạo lập câu trần thuật theo tình huống giao tiếp.
- Học theo nhóm: thảo luận, trao đổi, phân tích về những đặc điểm, cách tạo lập câu trần thuật theo tình huống cụ thể.
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào câu cảm thán? cho ví dụ?
3. Bài mới : 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật .
-GV gọi HS đọc VD SGK(45/46)
-HS trả lời các câu hỏi SGK.
Hỏi: Những câu nào trong các đoạn trích trên không có đặc điểm của câu nghi vấn ,cầu khiến ,cảm thán?
Hỏi:Những câu này được dùng để làm gì?
GV:Những câu trên gọi là câu trần thuật.
Hỏi: Câu trần thuật có đặc điểm hình thức như thế nào và có chức năng gì ?
Hỏi:Trong 4 kiểu câu đã học thì kiểu câu nào được dùng nhiều nhất ?Vì sao ?
( Câu trần thuật.Vì chức năng của chúng rất phong phú, như kể ,thông báo, miêu tả ,nhận định...ngoài ra có thể được dung với chức năng cầu khiến, biểu hiện , cảm xúc.
_HS trả lời .GV nhận xét và KL.
-HS đọc ghi nhớ .
-HS đặt câu trần thuật.
Hoạt động 2: Luyện tập.
-HS đọc bài tập 1.Xác định yêu cầu của đề bài.
Y/cầu: Xác định kiểu câu trong các đoạn trích trên và chức năng của chúng.
-GV gọi HS trả lời và nhận xét bài làm cúaH.
-HS làm bài tập theo nhóm và cử đại diện báo cáo kết quả.Các nhóm đối chiếu đáp án để tìm ra đáp án đúng.
-GV củng cố thêm.
-HS xác định yêu cầu của đề bài.
-Thực hiện :HS làm việc cá nhân.Gv gọi HS trả lời.
-
I/ Đặc điểm hình thức và chức năng .
VD(SGK/ 45,46)
-Trừ câu “ÔiTào Khê!” là câu cảm thán ,còn lại cá câu trong đoạn trích đều không có đặc điểm của các kiểu câu đã học.
ÞCâu trần thuật.
-Hình thức:Chủ yếu kết thúc bằng dấu chấm ,nhưng có trường hợp bằng dấu chấm than hoạc chấm lửng.
Chức năng:
a.Trình bày suy nghĩ và yêu cầu .
b.Dùng để kể và thông báo.
c.Dùng để miêu tả.
d.Dùng để nhận định( câu 2) và bộc lộ cảm xúc ( câu 3). 
I/ Luyện tập :
Bài tập 1: Xác định kiểu câu và chức năng của chúng.
a.Cả 3 câu đều là câu trần thuật .
(1 ) ......Kể.
( 2/3 )...Bộc lộ tình cảm , cảm xúc.
b.Các câu (1/3/4) là câu trần thuật .
TT......Kể
Cảm thán.....Bộc lộ cảm xúc.
(3/4) TT...Bộc lộ cảm xúc, tình cảm (cảm ơn)
Bài 2/ 47:Đọc câu thứ 2 trong bài Ngắm trăng của Hồ Chí Minh.Đối chiếu phần dịch nghĩa và dịch thơ .Cho nhận xét về kiểu câu và ý nghĩa.
-Ở bản dịch nghĩa , đó là một câu nghi vấn ( Đối thử lương tiêu nại nhược hà?/Trước cảnh đẹp biết làm sao đây)
-Dịch thơ: Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.ÞCâu trần thuật.
Tuy nhiên cả hai câu đều biểu hiện một nội dung ,ý nghĩa , đó là tâm trạng bối rối ,xúc động ,băn khoăn trước ánh trăng. 
Bài tập 3/47.Xác định kiểu câu và chức năng của chúng.Nhận xét sự khác biết về ý nghĩa của những câu này .
a.Câu cầu khiến.
b.Câu nghi vấn.
c.Câu trần thuật.
-Cả 3 câu đều có cung chức năng:cầu khiến.Nhưng câu b, ý cầu khiến nhẹ nhàng nhã nhặn hơn.
4/ Củng cố :-HS làm bài tập 4.(đặt câu)
-GV dùng bảng phụ.
Câu nghi vấn
Câu cầu khiến 
Câu cảm thán
Câu trần thuật
Hình thức
-chứa tứ nghi vấn,quan hệ từ lựachọn(hay), thường kết thúc bằng dấu chấm hỏi(?)
Có chứa từ cầu khiến, ngữ điệu cầu khiến.Kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm. 
Có chứa các thán từ.Đọc giọng diễn cảm,kết thúc bằng dấu chấm than,
Không có các đặc điểm của cáckiểu câu trước đó .Kết thúc bằng dấu chấm , có khi dùng dấu chấm lững hoăïc chấm than.
Chức năng
Dùng để hỏi
Ra lệnh ,yêu cầu ,đề nghị ,khuyên bảo.
Biểu lộ cảm xúc .
Kể ,thông báo ,nhận định ,miêu tả.Ngoài ra có thể được dùng để bộc lộ cảm xúc ,yêu cầu ,đề nghị... 
5. Dặn dò
- Nắm kĩ nội dung bài học, phân biệt được câu trần thuật với các kiểu câu khác.
Làm bài tập 4, 6 SGK
 Đọc văn bản “ Chiếu dời đô”. Lưu ý chú thích.
Soạn bài theo câu hỏi SGK.
--------˜&™--------

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 8 Tuan 24 CKTKN.doc